đề án chuyên ngành Thực trạng giải ngân ODA ở Việt Nam giai đoạn 1993-2012

46 664 2
đề án chuyên ngành  Thực trạng giải ngân ODA ở Việt Nam giai đoạn 1993-2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích thực trạng giải ngân ODA ở Việt Nam trong những năm qua để tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ giải ngân ODA, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 DANH MỤC BẢNG 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4 LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CHÍNH THỨC (ODA) VÀ GIẢI NGÂN VỐN ODA 1 1.1.Lý luận cơ bản về ODA 1 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm vốn ODA 1 1.1.2.Phân loại vốn ODA 3 1.1.3.Vai trò của vốn ODA đối với các nước đang phát triển 5 1.2.Sự cần thiết phải tăng cường thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA Việt Nam 6 1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng nguồn vốn ODA 8 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước thành công: 8 1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước không thành công: 9 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2012 11 2.1.Đánh giá chung về tình hình giải ngân vốn ODA 11 2.1.1.Tình hình giải ngân chung qua các năm 11 2.1.2.Tình hình giải ngân theo ngành, lĩnh vực: 16 2.1.3.Tình hình giải ngân phân theo vùng, miền, thành phố 21 2.1.4.Tình hình giải ngân theo nhà tài trợ: 24 2.2.Đánh giá chung việc giải ngân nguồn vốn ODA trong thời gian qua 26 2.2.1.Những thành tựu đạt được 26 2.2.2.Những tồn tại trong việc giải ngân và nguyên nhân: 27 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ODA 34 1.Mở rộng diện thụ hưởng vốn ODA đối với các khu vực ngoài nhà nước. 34 2.Đồng bộ hóa khung pháp lý của Việt Nam cho việc thực hiện ODA 34 3.Nâng cao năng lực, trình độ của các cán bộ làm việc trong các ban quản lý dự án 35 4.Chuẩn bị tốt vốn đối ứng 36 5.Chính sách và công tác đền bù, giải phóng mặt bằng 37 6.Rút ngắn thời gian phê duyệt và thẩm định dự án 37 7.Thủ tục giải ngân cho các dự án 38 KẾT LUẬN 39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ ABD Ngân hàng Phát triển Châu Á AFD Cơ quan Phát triển Pháp ASIAN Hiệp hội Các nước Đông Nam Á EU Ủy ban Châu Âu FDI Vốn đầu tư trực tiếp JBIC Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản KEXIM Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc KFW Ngân hàng Tái Thiết Đức ODA Nguồn vốn hỗ trợ chính thức OEDC Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc WB Ngân hàng thế giới DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tình hình cam kết, ký kết, giải ngân ODA giai đoạn 1993-2012 12 Bảng 2.2. Tình hình kí kết, giải ngân ODA theo ngành, lĩnh vực 17 Bảng 2.3. Tỷ lệ giải ngân bình quân của nước ta so với các nước ASIAN 28 Bảng 2.4. Những điểm khác biệt chính trong mua sắm đấu thầu giữa Việt Nam- WB 29 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tình hình cam kết, ký kết, giải ngân ODA giai đoạn 1993-2012 13 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ ODA vùng so với cả nước 22 LỜI MỞ ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam khuyến khích cả hình thức đầu tư trực tiếp và hình thức đầu tư gián tiếp. Trong thời gian qua vốn đầu tư gián tiếp chủ yếu là các nguồn ODA. Nguồn ngoại tệ này đã góp phần quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn và cơ sở hạ tầng, khoa học kĩ thuật thấp kém nước ta. Trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời gian qua, mức giải ngân thấp luôn luôn là chủ đề thảo luận với nhiều nhà tài trợ song phương và đa phương nhằm tìm ra những nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự tiến bộ đáng kể mà còn xuất hiện xu hướng tốc độ giải ngân chậm lại trong thời gian gần đây. Giải ngân thấp thể hiện sự không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn ODA và là một sự lãng phí lớn, trong điều kiện nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế còn rất lớn như hiện nay. Xuất phát từ lý do đó, em đã chọn đề tài : “Những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” để tìm hiểu, nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài: Phân tích thực trạng giải ngân ODA Việt Nam trong những năm qua để tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ giải ngân ODA, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Nội dung của đề tài: - Chương I : Cơ sở lý luận chung về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và giải ngân vốn ODA. - Chương II : Đánh giá tổng quan về tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 1993-2012. - Chương III : Những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA giai đoạn tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình giải ngân vốn ODA tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Tình hình giải ngân ODA tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay. Đề án chọn thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm 1993 do năm 1993 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Việt Nam: bình thường hóa quan hệ với các tổ chức quốc tế và các tổ chức này chính thức nối lại cung cấp hỗ trợ cho Việt Nam. Vì thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn nên bài đề án này sẽ không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô nhằm giúp em hoàn thiện bài đề án này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Lê Thị Hiền CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CHÍNH THỨC (ODA) VÀ GIẢI NGÂN VỐN ODA 1.1. Lý luận cơ bản về ODA. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn ODA. 1.1.1.1. Khái niệm. ODA là tên gọi tắt của ba từ tiếng Anh Official Development Assistance có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. ODA ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khởi nguồn của tổ chức tiền thân của OECD là Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (Organisation for Europian Economic Cooperation). Tổ chức này hình thành nhằm quản lý nguồn viện trợ của Canada và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong khuôn khổ kế hoạch Marshall nhằm tái thiết lại Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1961, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Cooperation and Development) viết tắt là OECD ra đời thay thế cho Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu. Đến nay thuật ngữ ODA đã được sử dụng phổ biến. ODA được hiểu là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước (thường là các nước phát triển) dành cho chính phủ một nước (thường là các nước đang phát triển) nhằm phát triển kinh tế-xã hội. Năm 1972, tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra định nghĩa như sau: "ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%". Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức của chính phủ Việt Nam ghi rõ: “Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà 1 tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”. Như vậy vốn ODA phản ánh mối quan hệ giữa 2 bên: bên tài trợ gồm các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước phát triển và bên nhận tài trợ là Chính phủ một nước (thường là một nước đang phát triển) với mục đích giúp đỡ nước này phát triển kinh tế-xã hội. Bộ phận chính của nguồn vốn ODA là vốn vay ưu đãi, Chính phủ nước nhận tài trợ (vay nợ) phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ trong tương lai. 1.1.1.2. Đặc điểm vốn ODA. - ODA là một giao dịch quốc tế, thể hiện chỗ hai bên tham gia giao dịch này không có cùng quốc tịch. Bên cung cấp thường là các nước phát triển hay các tổ chức phi chính phủ. Bên tiếp nhận thường là các nước đang phát triển hay các nước gặp khó khăn về nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế hay môi trường. - ODA thường được thực hiện qua hai kênh giao dịch là kênh song phương và kênh đa phương. Kênh song phương, quốc gia tài trợ cung cấp ODA trực tiếp cho chính phủ quốc gia được tài trợ. Kênh đa phương, các tổ chức quốc tế hoạt động nhờ các khoản đóng góp của nhiều nước thành viên cung cấp ODA cho quốc gia được viện trợ. Đối với các nước thành viên thì đây là cách cung cấp ODA gián tiếp. - ODA là một giao dịch chính thức. Tính chính thức của nó được thể hiện chỗ giá trị của nguồn ODA là bao nhiêu, mục đích sử dụng là gì phải được sự chấp thuận và phê chuẩn của chính phủ quốc gia tiếp nhận. Sự đồng ý tiếp nhận đó được thể hiện bằng văn bản, hiệp định, điều ước quốc tế ký kết với nhà tài trợ. - ODA được cung cấp với mục đích rõ ràng. Mục đích của việc cung cấp ODA là nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước nghèo. Đôi lúc ODA cũng được sử dụng để hỗ trợ các nước gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh Do đó, có lúc các nước phát triển cũng được nhận ODA. Nhưng không phải lúc nào mục đích này cũng được đặt lên hàng đầu, nhiều khi các nhà tài trợ thường áp đặt điều kiện của mình nhằm thực hiện những toan tính khác. 2 - ODA có thể được các nhà tài trợ cung cấp dưới dạng tài chính, cũng có khi là hiện vật. Hiện nay, ODA có ba hình thức cơ bản là viện trợ không hoàn lại (Ggant Aid), vốn vay ưu đãi ( Loans Aid ) và hình thức hỗn hợp. 1.1.2. Phân loại vốn ODA. 1.1.2.1. Phân loại theo tính chất. - ODA không hoàn lại: Đây là nguồn vốn ODA mà nhà tài trợ cấp cho các nước nghèo không đòi hỏi phải trả lại. Cũng có một số nước khác được nhận loại ODA này khi gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn này thường được cấp dưới dạng các dự án hỗ trợ kỹ thuật, các chương trình xã hội hoặc hỗ trợ cho công tác chuẩn bị dự án. ODA không hoàn lại thường ưu tiên và cung cấp thường xuyên cho lĩnh vực giáo dục, y tế. Các nước Châu Âu hiện nay dành một phần khá lớn ODA không hoàn lại cho vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ rừng và các loài thú quý. - ODA vốn vay ưu đãi: đây là khoản tài chính mà chính phủ nước nhận phải trả nước cho vay, chỉ có điều đây là khoản vay ưu đãi. Tính ưu đãi của nó được thể hiện mức lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại vào thời điểm cho vay, thời gian vay kéo dài, có thể có thời gian ân hạn. Trong thời gian ân hạn, nhà tài trợ không tính lãi hoặc nước đi vay được tính một mức lãi suất đặc biệt. Loại ODA này thường được nước tiếp nhận đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng xã hội như xây dựng đường xá, cầu cảng, nhà máy Muốn được nhà tài trợ đồng ý cung cấp, nước sở tại phải đệ trình các văn bản dự án lên các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ nước tài trợ. Sau khi xem xét khả thi và tính hiệu quả của dự án, cơ quan này sẽ đệ trình lên chính phủ để phê duyệt. Loại ODA này chiếm phần lớn khối lượng ODA trên thế giới hiện nay. - Hình thức hỗn hợp: ODA theo hình thức này bao gồm một phần là ODA không hoàn lại và một phần là ODA vốn vay ưu đãi. Đây là loại ODA được áp dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Loại ODA này được áp dụng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. 3 1.1.2.2. Phân loại theo mục đích. - Hỗ trợ cơ bản: là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường. đây thường là những khoản cho vay ưu đãi. - Hỗ trợ kỹ thuật: là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư phát triển thể chế và nguồn nhân lực Loại hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. 1.1.2.3. Phân loại theo điều kiện - ODA không ràng buộc: Là việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng. - ODA có ràng buộc: + Ràng buộc bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là nguồn ODA được cung cấp dành để mua sắm hàng hoá, trang thiết bị hay dịch vụ chỉ giới hạn cho một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương). + Ràng buộc bởi mục đích sử dụng: Nghĩa là nước nhận viện trợ chỉ được cung cấp nguồn vốn ODA với điều kiện là phải sử dụng nguồn vốn này cho những lĩnh vực nhất định hay những dự án cụ thể. - ODA ràng buộc một phần: Nước nhận viện trợ phải dành một phần ODA chi nước viện trợ (như mua sắm hàng hoá hay sử dụng các dịch vụ của nước cung cấp ODA), phần còn lại có thể chi bất cứ đâu. 1.1.2.4. Phân loại theo hình thức: - Hỗ trợ dự án: Đây là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay ưu đãi. 4 [...]... thấy thực trạng hiện nay chúng ta chú 11 trọng nhiều đến công tác thu hút, vận động ODA tuy nhiên lại không quan tâm thích đáng đến quá trình thực hiện, sử dụng nguồn vốn này Bảng 2.1.Tình hình cam kết, ký kết, giải ngân ODA giai đoạn 1993-2012 ĐVT: Triệu USD Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ tăng Tỷ lệ giải Giải giải lệch vốn vốn giải Năm Cam kết Ký kết ngân/ cam ngân ngân/ký giải ngân ngân kết (%) kết (%) ODA( +/-) ODA. .. năm, quá trình xây dựng dự án và khai thác, vận hành các dự án sử dụng vốn ODA phải có cơ chế thu hút sự tham gia của công chúng Có như vậy mới tạo ra sự bền vững của dự án và hiệu quả lâu dài của vốn 10 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2012 2.1 Đánh giá chung về tình hình giải ngân vốn ODA 2.1.1 Tình hình giải ngân chung qua các năm Tính... cam kết, ký kết, giải ngân ODA giai đoạn 19932012 Đvt: Triệu USD Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư Giai đoạn 1993-2000: Theo biểu đồ ta thấy giai đoạn 1993-2000 lượng vốn giải ngân liên tục tăng, tình hình giải ngân nguồn ODA có sự tiến bộ dần qua các năm, đạt hơn 8 tỷ USD chiếm hơn 45% vốn ODA đã cam kết Có được kết quả này là nhờ chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đã giành được... dụng ODA còn nhiều vướng mắc đã làm chậm tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA vào đầu tư phát triển Mức giải ngân năm 2002 tăng lên là do một số nhà tài trợ lớn chuyển sang áp dụng cơ chế giải ngân nhanh các khoản vốn ODA Điều này đã bù lại cho mức giải ngân thấp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng sau khi hoàn thành một số dự án lớn về năng lượng trong giai đoạn 2000-2001 khiến cho mức giải ngân 2001 giảm đáng... cho Việt Nam 12.300 triệu USD, trong khi đó vốn giải ngân chỉ đạt 7.500 triệu USD (bao gồm các khoản vay chương trình), do đó phần vốn chưa giải ngân vẫn tăng lên khoảng 5.000 triệu USD Hiện số vốn ODA do nhóm 6 ngân hàng cam kết vẫn còn 20.000 triệu USD chưa được giải ngân Theo nhóm 6 ngân hàng, việc chậm trễ giải ngân nguồn vốn ODA sẽ khiến cho Việt Nam bỏ lỡ những cơ hội và lợi ích mà các dự án ODA. .. vốn chưa giải 27 ngân Vì thế, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, từ đó tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA vẫn là mục tiêu của Việt Nam, đồng thời là mong muốn của các nhà tài trợ trong thời gian tới Bảng 2.3 Tỷ lệ giải ngân bình quân của nước ta so với các nước ASIAN Nhà tài trợ Tỷ lệ giải ngân bình quân của một số nước ASIAN (%) Tỷ lệ giải ngân bình quân Việt Nam (%) Ngân hàng thế giới 22 12 Ngân hàng... chi cho chuyên gia ) trong giai đoạn từ năm 2001 đến hết năm 2005 đạt khoảng 7.882 triệu USD, bằng 71,9% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết và bằng 55% tổng lượng ODA đã cam kết trong thời kỳ này Nếu so với mức giải ngân kế hoạch của chính phủ Việt Nam đề ra thì việc giải ngân vốn ODA luôn luôn là thấp hơn so với cái mức mà nhà nước đặt ra (giải ngân 10 tỷ USD), năm 2001 mới giải ngân. .. Tính chung trong giai đoạn 1993 – 2012, tỷ lệ giải ngân vốn ODA chỉ đạt khoảng 63% vốn đã ký kết Còn nếu so với số vốn cam kết, có nhiều thời điểm giải ngân chỉ bằng 50%, cụ thể là: Vốn ODA đầu tư cho các ngành trọng điểm như giao thông vận tải, môi trường-đô thị chưa được sử dụng tốt, tỉ lệ giải ngân thấp (chỉ khoảng 50% số vốn ký kết được giải ngân) Tiến độ thực hiện và giải ngân ODA vẫn chưa đạt... trọng điểm khởi động chậm dẫn đến sự chậm trễ trong việc hưởng lợi từ dự án Nhiều dự án đã phải gia hạn nhưng tiến độ giải ngân vẫn chậm chạp Nguyên nhân chính chậm triển khai các dự án ODA giao thông là do thiếu vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam để thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định cư Điều đáng nói, dự án càng chậm tiến độ lại càng đội giá so với dự toán ban đầu, khiến giải ngân thêm khó... dự án Có thể hiểu, để đưa những đồng vốn ODA mà các nhà tài trợ đã cam kết vào thực hiện các chương trình, dự án chính là quá trình giải ngân vốn ODA Như vậy, muốn tận dụng tốt nguồn vốn ODA, biến những cam kết của các nhà tài trợ thành hiện thực, chúng ta phải giải quyết triệt để những yếu tố gây cản trở quá trình giải ngân nguồn vốn này Có tăng được tỷ lệ giải ngân thì việc thu hút nguồn vốn ODA . do đó, em đã chọn đề tài : “Những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” để tìm hiểu, nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài: Phân tích. để tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ giải ngân ODA, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Nội dung của đề tài: - Chương I : Cơ sở lý luận chung. và kiến thức có hạn nên bài đề án này sẽ không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô nhằm giúp em hoàn thiện bài đề án này. Em xin chân thành

Ngày đăng: 11/05/2014, 22:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CHÍNH THỨC (ODA) VÀ GIẢI NGÂN VỐN ODA

    • 1.1. Lý luận cơ bản về ODA.

      • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn ODA.

        • 1.1.1.1. Khái niệm.

        • 1.1.1.2. Đặc điểm vốn ODA.

      • 1.1.2. Phân loại vốn ODA.

        • 1.1.2.1. Phân loại theo tính chất.

        • 1.1.2.2. Phân loại theo mục đích.

        • 1.1.2.3. Phân loại theo điều kiện

        • 1.1.2.4. Phân loại theo hình thức:

      • 1.1.3. Vai trò của vốn ODA đối với các nước đang phát triển.

    • 1.2. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA ở Việt Nam.

    • 1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng nguồn vốn ODA.

      • 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước thành công:

      • 1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước không thành công:

  • CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2012

    • 2.1. Đánh giá chung về tình hình giải ngân vốn ODA.

      • 2.1.1. Tình hình giải ngân chung qua các năm.

        • Biểu đồ 2.1. Tình hình cam kết, ký kết, giải ngân ODA giai đoạn 1993-2012.

      • 2.1.2. Tình hình giải ngân theo ngành, lĩnh vực:

      • 2.1.3. Tình hình giải ngân phân theo vùng, miền, thành phố.

      • 2.1.4. Tình hình giải ngân theo nhà tài trợ:

        • EU: Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỉ đô la, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỉ đô la cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD). Từ 2007-2012, EU giải ngân 3,15 tỷ euro ODA không hoàn lại và các khoản vay tại Việt Nam. Năm 2012, đã có 395 triệu Euro được giải ngân cho Việt Nam (tương đương 513 triệu USD) và 743 triệu Euro (tương đương 965 triệu USD) được cam kết tài trợ trong năm 2013.

    • 2.2. Đánh giá chung việc giải ngân nguồn vốn ODA trong thời gian qua.

      • 2.2.1. Những thành tựu đạt được.

      • 2.2.2. Những tồn tại trong việc giải ngân và nguyên nhân:

  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ODA

    • 1. Mở rộng diện thụ hưởng vốn ODA đối với các khu vực ngoài nhà nước.

    • 2. Đồng bộ hóa khung pháp lý của Việt Nam cho việc thực hiện ODA.

    • 3. Nâng cao năng lực, trình độ của các cán bộ làm việc trong các ban quản lý dự án.

    • 4. Chuẩn bị tốt vốn đối ứng.

    • 5. Chính sách và công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

    • 6. Rút ngắn thời gian phê duyệt và thẩm định dự án.

    • 7. Thủ tục giải ngân cho các dự án

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan