NCKH - ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

61 5.5K 24
NCKH - ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI NGÀNH NGỮ VĂN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM ( ( C C A A Ù Ù C C T T H H E E Å Å L L O O A A Ï Ï I I T T Ư Ư Ï Ï S S Ư Ư Ï Ï ) ) NGƯỜI THỰC HIỆN: TS. NGUYỄN THỊ THU VÂN NĂM 2009 1 MỤC LỤC PHẦN DẪN LUẬN PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Khái quát về văn học dân gian Việt Nam 6 Chương 2: Thần thoại 14 Chương 3: Truyền thuyết 20 Chương 4: Sử thi 28 Chương 5: Truyện cổ tích 37 Chương 6: Truyện thơ 45 Chương 7: Truyện cười 52 Chương 8: Truyện ngụ ngôn 57 PHẦN KẾT LUẬN 2 DẪN LUẬN 1. Tên học phần: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 2. Số đơn vò tín chỉ: 3 (45 tiết) 3. Trình độ: đại học sư phạm Ngữ Văn 4. Phân bố thời gian: học trong 15 tuần, 3 tiết/tuần 5. Điều kiện tiên quyết: Nắm được những nội dung kiến thức nền tảng của chương trình Văn học dân gian ở phổ thông 6. Mục tiêu của học phần: Giúp sinh viên hiểu sâu về bản chất xã hội và các đặc trưng văn hóa, thẩm mỹ của văn học dân gian. Từ đó, sinh viên nhận thức được sự khác biệt của văn học dân gian so với văn học thành văn, mối quan hệ của văn học dân gian với văn hóa. Trên cơ sở được trang bò kiến thức về thể loại, sinh viên có thể chủ động tìm hiểu, đánh giá các hiện tượng văn học dân gian biểu hiện qua văn bản trong đời sống, sinh hoạt của nhân dân, trong điều kiện sống cụ thể, trong lóõnh vực hoạt động của người học. Nắm được ý đồ cấu tạo chương trình văn học dân gian trong nhà trường phổ thông. Từ những hiểu biết sâu sắc trên, chương trình còn giúp sinh viên hình thành một số kó năng khai thác kiến thức về các thể loại, áp dụng vào việc giảng dạy văn học dân gian ở trường phổ thông trung học và tìm hiểu sưu tầm văn học dân gian ở đòa phương. 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Học phần gồm 14 chương. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận khái quát nhất về khoa học nghiên cứu văn họcvăn hóa dân gian (đối tượng nghiên cứu, những lónh vực nghiên cứu, phân loại văn học dân gian trên thế giới …). Phân biệt sự khác nhau về mối quan hệ giữa văn học dân gianvăn học viết trên cơ sở một số đặc tính cơ bản. Cung cấp cho học sinh các đặc trưng của các thể loại văn học dân gian và phương pháp tiếp cận tác phẩm của từng thể loại. Học phần cũng trang bò cho sinh viên những kó năng cơ bản về thao tác thực tế điền dã, thao tác phân tích trực tiếp các tác phẩm văn học dân gian, khả năng nhận thức giá trò phản ánh, giá trò thẩm mỹ và lòch sử phát triển văn học dân gian. 8. Tài liệu học tập: 3  Giáo trình chính : 1. Đỗ Bình Trò (1991), Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.  Sách tham khảo : 1. Ngọc Anh, Đỗ Thiện, Đinh Văn Thành (1961), Truyện cổ Tây nguyên, NXB Văn hóa, Hà Nội. 2. Nguyễn Đổng Chi & nhiều tác giả (1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, NXB Văn Sử Đòa, Hà Nội. 3. Đào Tử Chí (1959), Bài ca chàng Đam San, NXB Văn hóa, Hà Nội. 4. Trương Chính (1986) Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 5. Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng (2002), Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội. 6. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang , Phương Tri (1975), Tục ngữ Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội. 7. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (TB 2000), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Phan Minh Hạnh (1993), Truyện ngụ ngôn Việt Nam và thế giới, NXB KHXH, Hà Nội. 9. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB KHXH, Hà Nội. 10. Nguyễn Xuân Kính (1995), Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 11. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2002), Tuyển tập Văn học dân gian người Việt , NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 12. Nguyễn Xuân Kính (2004), Kho tàng tục ngữ người Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 13. Mã Giang Lân, Lê Chí Quế (1977), Tục ngữ, câu đố, ca dao dân ca Việt Nam, Đại học Tổng hợp, Hà Nội. 14. Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1998), Thi ca bình dân Việt Nam, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 15. Võ Quang Nhơn (1976), Dân ca Tây nguyên, NXB Văn hóa, Hà Nội. 16. Võ Quang Nhơn (1998), Sử thi anh hùng Tây nguyên, NXB Giáo dục, Hà Nội. 17. Bùi Mạnh Nhi (chủ biên 2001), Văn học dân gian, Những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 18. Bùi Mạnh Nhò (chủ biên 2000), Văn học dân gian – Những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 4 19. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội. 20. Mạc Phi (1961), Tiễn dặn người yêu (dòch), NXB Văn hóa, Hà Nội. 21. Lê Chí Quế (chủ biên) (1996), Văn học dân gian, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 22. Vũ Quỳnh, Kiều Phú (1990), Lónh nam chích quái, NXB Văn học, Hà Nội. 23. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề về phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội. 24. Hoàng Tiến Tựu (1986), Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 25. Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 26. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn, Hà Văn Cầu (chủ biên) (2003), Tổng tập Văn học dân gian người Việt, Tập 17 (Kòch bản Chèo), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 27. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn, Kiều Thu Hoạch (chủ biên) (2004), Tổng tập Văn học dân gian người Việt, Tập 4, 5, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 28. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn, Nguyễn Thò Huế (chủ biên) (2004), Tổng tập Văn học dân gian người Việt, Tập 6, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 29. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn, Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2002), Tổng tập Văn học dân gian người Việt -Tập 15 (Ca dao), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 30. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn (2002), Tổng tập Văn học dân gian người Việt, Tập 16 (Ca dao tình yêu đôi lứa), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 31. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn - Viện Văn học (1999), Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 32. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn - Viện Văn học (1999), Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập 5, NXB Giáo dục, Hà Nội. 33. Nguyễn Văn Trung (1986), Câu đố Việt Nam, NXB TP. HCM. 34. Lý Tế Xuyên (1990), Việt điện U Linh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 35. Uỷ ban KHXH Việt Nam (1980), Lòch sử văn học Việt Nam, Tập I, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 36. Uỷ ban KHXH Việt Nam ( Bản dòch và chú thích của Ngô Đức Thọ)(1983), Đại Việt sử kí toàn thư, Tập I, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 37. Sách giáo khoa và giáo viên Ngữ Văn lớp 10 Tạp chí: 1. Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian - Tạp chí Văn hóa dân gian . 2. Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian - Tạp chí Nguồn sáng dân gian . 5 9. Giới hạn nghiên cứu: Vì khuôn khổ trong một năm học nên trong báo cáo này, chúng tôi chỉ khảo sát 8 thể loại tự sự dân gian. 10. Kết cấu của báo cáo Báo cáo gồm các phần sau: Phần Dẫn luận: giới thiệu khái quát về học phần và tài liệu học tập cho sinh viên. Phần Nội dung: gồm 8 chương về 8 thể loại cụ thể. Phần kết luận 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT NHẬP MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN (VHDG) 1.1.1. Vấn đề thuật ngữ Từ xa xưa nhân dân gọi những sáng tác dân gian bằng những tên nôm na: chuyện đời xưa, câu hát, câu hò như hát phường vải, hát giặm, hát quan họ, hò khoan, hát ru, hát ghẹo, vè, câu đố nhưng tên chung để gọi nó thì chưa có. Các nhà nghiên cứu tìm cách đònh danh cho nó bằng những tên gọi khác nhau để phân biệt với văn học viết (văn chương bác học): Trên phương diện sáng tác và lưu truyền: văn học (hay văn chương) truyền miệng (truyền khẩu) Trên phương diện chủ thể sáng tạo: văn học bình dân (hay văn học đại chúng). Sử dụng thuật ngữ này cần đề phòng khuynh hướng đồng nhất văn học dân gian với văn học và khuynh hướng tiếp cận sáng tác truyền miệng của nhân dân hoàn toàn theo quan điểm của nghiên cứu văn học. Các thuật ngữ trên vẫn chưa khái quát đầy đủ bản chất của sáng tác dân gian. + Từ những năm 50 của thế kỉ 20 có hai thuật ngữ được lưu hành rộng rãi hơn cả là văn học dân gian và folklore. 1.1.1.1. Thuật ngữ văn học dân gian có nguồn gốc từ một thuật ngữ của Trung Quốc là dân gian văn học. Thuật ngữ này vẫn mang những nhược điểm của các thuật ngữ cũ. 1.1.1.2. Thuật ngữ folklore do hai từ tiếng Anh ghép lại folk (nghóa là nhân dân, dân tộc, người thân thuộc) và lore (nghóa là trí khôn, kiến thức, học thức, cẩm nang, kho, vốn hiểu biết ). Thuật ngữ do nhà sử học người Anh William Thoms đưa ra năm 1846 đã sớm trở thành một thuật ngữ quốc tế. Nhưng khoa học các nước hiểu về nó rất khác nhau, theo 3 cách: • Văn hóa dân gian (folk culture): trường hợp này hiểu folklore theo nghóa gốc: chỉ tất cả các loại hình của nghệ thuật dân gian, tín ngưỡng tập tục dân gian, toàn bộ những biểu hiện của ý thức dân gian còn lưu truyền trong những hình thức cổ truyền dân gian. Nói như GS. Trần Quốc Vượng: “Nói folklore Việt Nam là nói tổng thể mọi sáng tạo, mọi thành tựu văn hoá của dân gian ở mọi nơi, mọi thời, của mọi thành phần dân tộc… Sáng tạo dân gian bao trùm mọi lónh vực đời 7 sống, từ đời sống làm ăn thường ngày (ăn, mặc, ở, đi lại) đến đời sống ăn chơi buông xả (thể thao dân gian) hát hò…đến đời sống tâm linh…”. (Folklore Việt Nam, trữ lượng và viễn cảnh, Văn hoá Nghệ thuật, số 5/ 1990). Quan niệm này thònh hành ở các nước Âu – Mỹ. • Văn nghệ dân gian: trường hợp này hiểu folklore là toàn bộ các loại hình nghệ thuật dân gian, trong đó có cả các loại hình nghệ thuật không có yếu tố ngôn từ như nhảy múa, hội hoạ, điêu khắc, mó nghệ. Quan niệm này thònh hành ở các nước xã hội chủ nghóa cũ. • Văn học dân gian: Ở một số nước, từ folklore có hàm nghóa hẹp hơn: được dùng để chỉ riêng hình thức ngôn từ – nhạc – vũ – kòch của sáng tác dân gian tập thể. Tóm lại: 1- Hiểu theo cách nào là vấn đề giới hạn đối tượng nghiên cứu và sử dụng thuật ngữ quốc tế để biểu thò đối tượng ấy. 2- Trong các giáo trình vẫn dùng ba cách gọi văn học dân gian, văn học truyền miệng, folklore với hàm nghóa tương đương. Nhưng cũng cần ngầm hiểu là nó không đồng nhất. 1.1.2. Văn học dân gian là gì ? Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật mang tính nguyên hợp, trong đó thành phần nghệ thuật ngôn từ chiếm vò trí quan trọng, song bao giờ nó cũng có mối quan hệ hữu cơ với các thành phần nghệ thuật và phi nghệ thuật khác, sinh thành phát triển trong đời sống nhân dân theo phương thức truyền miệng và tập thể. Tồn tại và phát triển cho đến ngày nay cùng với mọi sinh hoạt của đời sống con người. - Tỉ lệ và vai trò của thành phần ngôn từ ở các thể loại không giống nhau - Các thành phần phi ngôn từ, phi nghệ thuật thẩm thấu trong nghệ thuật ngôn từ 1.1.3- Đối tượng nghiên cứu 1.1.3.1- Xét về phương tiện diễn đạt (hay phương diện chất liệu): Là toàn bộ các hiện tượng thuộc lónh vực nghệ thuật ngôn từ trong những sáng tác dân gian. Gồm ba hiện tượng: • Tác phẩm tức thành phần nghệ thuật ngôn từ :Yếu tố chính. • Những sinh hoạt văn học dân gian của nhân dân. • Tác giả và công chúng 8 1.3.2- Xét về phương diện chức năng (tức phương diện hình thái ý thức): là chức năng nghệ thuật do thành phần ngôn từ trong sáng tác dân gian. Nếu không sẽ dễ trở thành nghiên cứu văn hóa dân gian. • Người nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học dân gian cần phải có kiến thức cơ bản ở ba lónh vực: văn học, folklore họcdân tộc học. Cần lưu ý mối quan hệ: tín ngưỡng - tập tục – văn học. 1.2- Những thuộc tính cơ bản của văn học dân gian 1.2.1- Những thuộc tính đặc trưng của văn học dân gian 1.2.1.1- VHDG là một loại hình nghệ thuật mang tính nguyên hợp Nguyên hợp: gốc tiếng Hi Lạp nghóa là “sự dính liền nhau ngay từ đầu của các loại hình khác nhau trong sáng tạo văn hóa”. Theo PGS.Chu Xuân Diên là: sự hòa trộn của nhiều yếu tố với nhau một cách tự nhiên, những yếu tố này chưa bò phân hóa. Biểu hiện:  Nguyên hợp về hình thái ý thức: ra đời từ thời nguyên thủy, thời kì tư duy của con người chưa phân biệt đâu là khoa học, nghệ thuật, lòch sử, triết học, tôn giáo. Tất cả các hình thái này hoà trộn với nhau một cách tự nhiên, vô ý thức hay nói cách khác là ý thức con người còn ở dạng nguyên hợp nên nội dung văn học dân gian cũng có sự nguyên hợp: Văn học dân gian là một pho “bách khoa toàn thư của mấy ngàn năm, bao gồm các mặt sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ giáo, kinh nghiệm sống về vật chất và tinh thần” – [Nguyễn Khánh Toàn – Những ý kiến về văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học, Hà Nội, 1966.]  Nguyên hợp về các loại hình nghệ thuật: nghệ thuật ngôn từ trong VHDG luôn gắn liền với các loại hình nghệ thuật dân gian khác như âm nhạc, vũ đạo, tạo hình (hò kéo lưới, kéo gỗ gắn liền với động tác, chèo gắn liền với vũ đạo và hóa trang).  Nguyên hợp về phương pháp sáng tác: vừa hiện thực, vừa lãng mạn.  Nguyên hợp về phương thức biểu hiện: các yếu tố tự sự, trữ tình, kòch kết hợp với nhau. 1.2.1.2. VHDG là một loại hình nghệ thuật mang tính đa chức năng trong đó chức năng sinh hoạt thực hành là quan trọng nhất  Nguồn gốc và phương thức tồn tại: Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân. Mảnh đất nảy sinh, nguồn nuôi dưỡng VHDG là những nhu cầu của sinh hoạt nhân dân.  Ngược lại, VHDG là một yếu tố để duy trì những sinh hoạt truyền thống: mỗi lónh vực sinh hoạt truyền thống cũng không thể hoạt động bình thường mà lại thiếu yếu tố văn học dân gian của nó. 9 Tìm hiểu tác phẩm VHDG phải gắn chặt với những hình thức truyền thống của nếp sinh hoạt, với tổng hòa những quan hệ gia đình, lao động sản xuất, quan hệ sinh hoạt – xã hội. VHDG là một yếu tố của một cơ cấu thực hành sinh hoạt của một cộng đồng và người ta chỉ thật sự hiểu nó khi ở trong cơ cấu ấy, nghóa là nó đang sống một cách tự nhiên nơi diễn xướng (tộc người nào, xã thôn nào, phường hội nào, ngôn ngữ, tập tục, văn hóa, lòch sử của mỗi đòa phương…). 1.2.1.3- Tính tập thể, tính truyền miệng và tính dò bản  Tính tập thể (phương thức sáng tác và lưu truyền) - Quá trình sáng tác: ban đầu do một người sáng tác. Trong quá trình lưu truyền, vai trò của cá nhân dần dần bò phai mờ, vai trò của tập thể tăng dần lên vì qua nhiều đối tượng, nhiều đòa phương và nhiều thời đại khác nhau nó đã được chỉnh sửa bởi một tập thể. Tác phẩm VHDG trở thành tác phẩm của quần chúng nhân dân. Tập thể này có thể là một quốc gia, một cộng đồng, một bộ tộc, bộ lạc cũng có thể chỉ là một làng xã, một nhóm người có cùng chung cảnh ngộ. - Tính tập thể tạo nên tính vô danh nhưng không vô chủ, không có nghóa là không có tác giả, mà là tác giả không để tên. Những trường hợp có tên người sáng tác: Anh đi anh nhớ của Trần Tuấn Khải, Gió đưa canh trúc của Dương Khuê, Hỡi cô tát nước của Bàng Bá Lân, Tháp mười đẹp nhất bông sen của Bảo Đònh Giang… vì vậy cần lưu ý vai trò của nghệ nhân sáng tác. - Lưu ý khái niệm của nhân dân: không phải chỉ có ý nghóa nguồn gốc mà là một tác phẩm được lưu truyền và tồn tại trong dân gian. Những tác phẩm được lưu truyền có nghóa là đã thành tựu, đã được công nhận.  Tính truyền miệng - tính diễn xướng (phương thức sáng tác và lưu truyền) - Khi chưa có chữ viết thì đây là phương thức duy nhất để sáng tác và lưu truyền nền văn học dân tộc. - Sinh ra, lớn lên và tồn tại sinh động nhất trong diễn xướng. Cái làm nên sự hồn nhiên, sinh động mà văn học viết không thể có được (do việc dùng khẩu ngữ một cách tự nhiên). Tức là sự giao tiếp một cách trực tiếp: có âm điệu, ngữ điệu, điệu bộ, động tác… - Tính truyền miệng không đơn thuần chỉ có tính phương tiện hay kó thuật, mà nó có ý nghóa là bản chất của hiện tượng. Nó chỉ ra cái đời sống khác nhau của hai loại hình VH: VHDG gắn liền với nghệ thuật diễn xướng (VHV là thuần túy ngôn từ) có khâu trung gian là người diễn xướng. Vì vậy tác phẩm luôn được nhào nặn lại, loại bỏ, bổ sung cho phù hợp, luôn vận động. [...]... buổi bình minh của lòch sử dân tộc, phản ánh quá trình hàng nghìn năm làm chủ một bờ cõi của cộng đồng người Việt Người Việt bắt đầu đã có một số đặc tính ổn đònh, thể hiện ở ngôn ngữ, ở nền văn minh vật chất, văn hóa tinh thần, ở ý thức dân tộc… đó là tiền đề để chúng ta hiểu vì sao người Việt luôn giữ được bản sắc văn hóa và nền độc lập của mình - Đối với người Việt, nền văn hóa cổ truyền của ông... các tên gọi khác nhau: - Đào Tử Chí, năm 1957, khi dòch và giới thiệu tác phẩm Đăm Săn trên tạp chí Văn nghệ đã dùng khái niệm truyện Sau đó khi in thành sách, người dòch lại dùng tên gọi Bài ca chàng Đăm Săn, ghi chú thêm Truyện thơ dân tộc Ê Đê và các nhà soạn sách cũng thống nhất dùng tên gọi truyện thơ - Cuốn Lòch sử văn học Việt Nam, tập I của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì biên soạn gọi... Ống, Ai, Lẫm, Yến, Rặc, Dồ, La Khơn Hai ông chọn văn bản sưu tầm ở Mường Yến làm cơ sở để chỉnh lý, phiên âm, dòch ra tiếng Việt - Văn bản thứ ba sưu tầm ở bốn Mường: Bi, Vang, Thàng, Động, Nxb Văn học, 1976, do Bùi Văn Kín viết lời tựa - Văn bản thứ tư do ba soạn giả: Vương Anh, Hoàng Anh Nhân, Đặng Văn Lung sưu tập trên cơ sở các văn bản trước đó Đây là văn bản đã có sự chọn lọc, tổng hợp, đối chiếu,... đời, từng số phận con người Có khoảng thời gian xác đònh như thời gian của cuộc đời nhân vật nhưng cũng có khoảng thời gian không xác đònh đó là thời gian thời kỳ hồng hoang, thời kỳ hình thành dân tộc Như vậy là ở sử thi có hai loại thời gian: thời gian thần thoại là thời gian không xác đònh và thời gian truyền thuyết là thời gian xác đònh, tất cả đều là thời gian quá khứ 4.3.5 Ngôn ngữ sử thi Ngôn ngữ...Tính dò bản - Là hệ quả của tính tập thể và tính truyền miệng - Thể hiện khả năng biến đổi, biến thiên, không cố đònh về mặt văn bản - Tạo cho nó ưu thế: theo sát lòch sử, gắn với thực tế cuộc sống - Làm cho văn học dân gian phong phú, phức tạp 1.2.2 Những thuộc tính khác 1.2.2. 1- Tính quốc tế Đó là những hiện tượng trùng lặp hoặc tương tự nhau về đề tài, cốt truyện, loại kiểu nhân... ba, Tấm cám…) 1.2.2. 2- Tính dân tộc Tuy có những điểm giống nhau nhưng văn học dân gian dân tộc nào cũng in đậm bản sắc dân tộc của mình trong mỗi tác phẩm, đó là: cảnh sắc quê hương đất nước, tâm tư, tình cảm, ước vọng, tâm lí, đời sống, tinh thần, ý thức dân tộc, tư duy, ngôn ngữ, thể loại… nó thể hiện cái riêng ngay trong cái chung 1.2.2. 3- Tính truyền thống: Trong VHDG của mỗi dân tộc lại có những... lời còn có ý nghóa của nhạc, điệu bộ, văn cảnh - Vậy nên, muốn nghiên cứu một tác phẩm VHDG: • Cần phải đặt nó trong môi trường diễn xướng thì mới nắm bắt hết thần thái, ý nghóa của tác phẩm • Phải nghiên cứu một khối lượng tài liệu lớn • Phải có kiến thức tổng hợp của nhiều chuyên ngành liên quan, đặc biệt là văn hóa dân giandân tộc học - Văn học viết là lời văn: • Đònh hình và ổn đònh • Ngôn từ... công lao động rạch ròi, khoa học phát triển, đặc biệt là nền văn học viết phát triển, một số thể loại dần mất đi như thần thoại, truyền thuyết Tóm lại: - Đều là nghệ thuật sử dụng ngôn từ - Đều là văn học Chúng có thể giống nhau về mặt phân chia: phương thức sáng tác, biểu hiện, các loại và thể loại sáng tác - Hai loại sáng tác này có quan hệ với nhau về nhiều phương diện: thi - pháp, thi liệu… VHDG là... Không gian truyền thuyết là không gian đời thường, không gian chiến trường và không gian xã hội, đất nước Trong truyền thuyết Thánh Gióng có không gian đời thường khi Gióng còn nhỏ và không gian chiến trường khi Gióng ra trận Truyền thuyết An Dương Vương vừa có không gian đất nước bao quát một vùng đất vừa có không gian đời thường trong phạm vi gia đình Vua, vừa có không gian chiến trường Không gian. .. thoại các dân tộc Việt Nam, dù có đôi nét khác nhau nhưng đều thể hiện một quan điểm, nhận thức thống nhất rằng tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam đều có cùng nguồn gốc, cùng nền văn hóa thông qua hình tượng Bọc trăm trứng (Mường,Tày, H’Mông…), Bọc trăm con, Quả bầu mẹ Đây là hình thức sơ khai của tôn giáo nguyên thủy về vật linh, vật tổ Khởi đầu cho phong tục thờ cúng tổ tiên - Ý thức . tập Văn học dân gian người Việt, Tập 16 (Ca dao tình yêu đôi lứa), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 31. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn - Viện Văn học (1999), Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI NGÀNH NGỮ VĂN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM ( ( C C A A Ù Ù C C . vực: văn học, folklore học và dân tộc học. Cần lưu ý mối quan hệ: tín ngưỡng - tập tục – văn học. 1. 2- Những thuộc tính cơ bản của văn học dân gian 1.2. 1- Những thuộc tính đặc trưng của văn học

Ngày đăng: 10/05/2014, 10:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan