CÂU hỏi ôn tập đường lối cách mạng ĐCSVN

15 895 0
CÂU hỏi ôn tập đường lối cách mạng ĐCSVN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU hỏi ôn tập đường lối cách mạng ĐCSVN

Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam Phụ lục Câu trang Câu 1. Tính chất xã hội VN từ khi thực dân Pháp xâm lược 2 Câu 2. Hội nghị thành lập đảng và luận cương 4 Câu 3. Nội dung luận cương chính trị tháng 10/1930 5 Câu 4. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược 6 Câu 5. Những đặc điểm cơ bản của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi 7 Câu 6. Quá trình đổi mới tư duy công nghiệp hóa của từng đại hội: V, VI, 8 Câu 7. Mục tiêu, quan điểm CNH, HĐH đất nước thời kỳ đổi 9 Câu 8. Nội dung CNH, HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.Liên hệ thực tế 11 Câu 9. Nội dung, quan điểm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp 12 Câu 10. nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm lịch sử của cách mạng tháng 14 Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam CÂU HỎI ÔN TẬPCâu 1: Tính chất xã hội Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược và những mâu thuẫn trong xã hội đó ? Ngày 1/9/1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Đến năm 1884 với việc ký hiệp định Patơnốt, triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng và câu kết với thực dân Pháp thống trị nhân dân VN. Xã hội VN trỏ thành xã hội giữa nhân dân VN với thực dân Pháp và mâu thuẫn giai cấp giữa nhân dân lao động chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến ngày càng phát triển gay gắt. Tính chất thuộc địa nửa phong kiến của Việt Nam từ khi Pháp xâm lược Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang giai đoạn độc quyền và nhu cầu về thuộc địa càng trở nên cấp thiết đối với tất cả các nước đế quốc. Bằng ưu thế của các nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển sớm, đế quốc Pháp (cũng như Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan…) đã nhanh chóng thôn tính nhiều vùng đất làm thuộc địa cho mình. Nhìn lại xã hội Việt Nam trước khi trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, chúng ta thấy nổi lên một số đặc điểm chủ yếu như: Thứ nhất, nền kinh tế tự nhiên (tự cấp, tự túc) chiếm địa vị chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Thứ hai, giai cấp thống trị duy nhất lúc đó là vua và địa chủ phong kiến (lực lượng chiếm hữu đại bộ phận ruộng đất trong xã hội). Giai cấp nông dân hầu như không có ruộng đất (chủ yếu là làm thuê cho địa chủ hoặc lĩnh canh). Ngoài hai giai cấp cơ bản đó xã hội Việt Nam lúc này đã có sự manh nha của những giai cấp mới như: địa chủ tư sản hoá hoặc nông dân, thợ thủ công mất việc (trở thành bộ phận đầu tiên của giai cấp vô sản). Thứ ba, quyền lực nhà nước tập trung trong tay vua, quan lại phong kiến và hệ thống bộ máy trấn áp nhân dân. Quyền chiếm hữu ruộng đất và bóc lột địa tô hoàn toàn do địa chủ, cường hào trực tiếp nắm giữ. Vào nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp thì quan hệ sản xuất TBCN cũng xâm nhập và dần làm biến đổi xã hội Việt Nam. Từ một nước phong kiến nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. So với xã hội phong kiến, đặc điểm chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc này là: 1. Quan hệ sản xuất TBCN đã xâm nhập vào, kinh tế hàng hoá và kinh tế tiền tệ được mở rộng, từng bước đẩy lùi và thu hẹp phạm vi của nền kinh tế tự cấp, tự túc. Một nền kinh tế không hoàn toàn là phong kiến cũng không hoàn toàn là TBCN, đó là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Để bóc lột, vơ vét nguồn lợi từ thuộc địa, Pháp thực hiện một chính sách kinh tế thực dân rất bảo thủ và phản động: “Duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất TBCN”. 2. Do sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của quan hệ sản xuất TBCN và chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp mà nền sản xuất trong nước đã có những biến đổi sâu sắc. Một số nghành công nghiệp đã ra đời như khai thác mỏ, giao thông vận tải…Quan hệ ruộng đất cũng không còn giữ nguyên được hiện trạng và hình thức bóc lột đặc thù vốn có của nó. Sự phân hoá rõ rệt và sâu sắc trong xã hội đã tạo nên một cơ cấu giai cấp mới. Ngoài giai cấp địa chủ và nông dân, bắt đầu xuất hiện các giai cấp khác là công nhân, tư sản, tiểu tư sản thành thị, thậm chí trong giai cấp nông dân còn phân hoá thành phú nông, trung nông và bần nông. Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam 3. Trong thời kỳ phong kiến, bộ máy nhà nước trong xã hội Việt Nam do giai cấp địa chủ độc quyền nắm giữ. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, quyền lực nhà nước chuyển sang tay bọn tư bản nước ngoài, chúng trực tiếp nắm bộ máy quân sự, hành chính và tư pháp. Mọi quyền hành đều ở trong tay quan lại thống trị từ Toàn quyền đến Thống sứ, Khâm sứ, Thống đốc, Công sứ …Viên chức thuộc địa là loại người ăn bám, là gánh nặng trên lưng nhân dân Việt Nam. Hãy xem một phép so sánh của Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”: Ở Ấn Độ thuộc Anh, dân số là 325 triệu người, có 4.898 viên chức người Âu. Ở Đông Dương thuộc Pháp, dân số 15 triệu người, có 4.300 viên chức người Âu ”. Với những đặc tính riêng trong bản chất đế quốc của mình, thực dân Pháp đã tạo nên một cơ sở xã hội làm chỗ dựa cho hệ thống cai trị thuộc địa bao gồm giai cấp địa chủ phong kiến và tầng lớp tư sản mại bản. Chúng biến bộ máy cai trị của giai cấp phong kiến thành hệ thống tay sai giúp chúng bóc lột và đàn áp nhân dân. 4. Trước đây, ở nước ta phương thức sản xuất phong kiến giữ địa vị thống trị thì lúc này đặc điểm đó không còn có thể duy trì được nữa trước sự mở rộng của kinh tế hàng hoá, tiền tệ và của ngành giao thông vận tải. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong lúc tiếp tục đối phó với hàng loạt cuộc khởi nghĩa và đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã bắt đầu triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Kết quả là một số yếu tố của thành phần kinh tế TBCN (như Ngân hàng Đông Dương, các công ty khai thác mỏ, một số đồn điền, hãng buôn, xí nghiệp và mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ…) đã xuất hiện. Nói đúng hơn là những thành phần này được ghép từ ngoài vào xã hội Việt Nam cổ truyền trong điều kiện vẫn bảo tồn ở một mức độ đáng kể những tàn dư của phương thức sản xuất phong kiến, ( thể hiện rõ nhất là sự bảo tồn chế độ ruộng công cùng các thiết chế thượng tầng phù hợp với nó trong các cộng đồng làng xã). Thủ đoạn của thực dân Pháp ở Việt Nam là vẫn tiếp tục sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến làm chỗ dựa cho nền thống trị của chúng. Vì thế, chúng tìm mọi cách để duy trì và cho phép phát triển mạnh thêm thành phần kinh tế của giai cấp này. Trên đây là những nét chính về tính chất thuộc địa nửa phong kiến của xã hội Việt Nam từ khi thực dân pháp đặt ách cai trị đến khi cách mạng tháng Tám thành công. Trong lòng xã hội Việt Nam nữa phong kiến xuất hiện những mâu thuẫn: - Toàn thể dân tộc Việt Nam - Đế quốc thực dân Pháp xâm lược - Nhân dân Việt nam mà chủ yếu là nông dân - Địa chủ phong kiến. Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội VN, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân VN đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. Trong đó, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc thực dân Pháp là mâu thuẫn cơ bản nhất. Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội VN trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản VN. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội VN lúc này điều mang thân phận người dân mất nước, và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội VN, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân VN với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất xã hội VN là xã hội thuộc địa, nữa phong kiến. Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam  Câu 2: Hội nghị thành lập đảng và luận cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng ? • Hội nghị thành lập đảng Đến cuối năm 1929 , những người cách mạng VN trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một ĐCS thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở VN. Điều này phản ánh quá trình tự ý thức của những người cộng sản VN về nhu cầu phải thống nhất các tổ chức CS thành một DCS duy nhất. Ngày 27-10-1929, Quốc tế CS gửi những người CS Đông Dương tài liệu về thành lập ĐCS Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các nhóm CS và thành lập một đảng của giai cấp vô sản. Quốc tế cộng sản chỉ rõ phương thức để tiến tới thành lập đảng là đảng phải bắt đầu từ việt xây dựng các chi bộ trong các nhà máy, xí nghiệp; chỉ rõ mối quan hệ giữa ĐCS Đông Dương với phong trào cộng sản quốc tế. Nhận đước tin sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc rời xiêm đến TQ. Người chủ trì hội nghị hợp nhất đảng, tại Hương Cảng, TQ. Trong báo cáo đến Quốc tế CS (ngày 18-02-1930), Nguyễn Ái Quốc viết: “ chúng tôi hợp vào ngày 6-1,… các đai biểu trở về An Nam ngày 8-2”. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đảng lao động VN (ngày 10-9-1960) quyết định lấy ngày 3-2 dương lịch hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập đảng. Thành phần hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của quốc tế cộng sản; 2 đại biểu của Đông Dương CSĐ; 2 đại biểu An Nam CSĐ. Hội nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm 5 điểm lớn: + Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thất hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương. + Định tên Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam. + Thảo chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng. + Định kế hoạch việc thực hiện thống nhất trong nước. + Cử ban chấp hành trung nương lâm thời gồm 9 người, trong đó có hai đại biểu chi bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương.Hội nghị thống nhất với năm điểm lớn của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợpnhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: chánh cương vắn tắt của Đảng, sách lược vắn tắt của đảng, chương trình tóm tắt của đảng và điều lệ vắn tắt của đảng cộng sản VN. Hội nghị quyết định phương châm, kế hoạch thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước, quyết định ra báo, tạp chí của Đảng cộng sản VN. Ngày 24-2-1930, theo yêu cầu của Đông dương cộng sản liên đoàn, ban chấp hànhtrung ương lâm thời họp và ra nghị quyết chấp nhân Đông dương cộng sản liênđoàn gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam. Như vậy, đến ngày 24-2-1930, ĐCS VN đã hoàn tất việt hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ở VN. Sự kiện ĐCS VN ra đời thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vân động của cách mạng VN - sự phát triển về chất từ Hội VN cách mạng thanh niên đến 3 tổ chức cộng sản, đến ĐCS VN trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm cách mạng Nguyễn Ái Quốc. • Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng như: chánh cương vắntắt của Đảng, sách lược vắn tắt của Đảng, chương trình tóm tắt của Đảng, hợpthành cương lĩnh chính trị đầu tien của Đảng cộng sản Việt Nam. Những vấn đề cơ bản của cương lĩnh: Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: tư sản dân quyền cáchmạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. - Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng: + Về chính trị: Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàntoàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. + Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (công nghiệp, vận tải, ngân hàng…) của đế quốc pháp để giao cho chín phủ công nông binh quản lý, tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của côngchia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp vànông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ. + Về văn hoá xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hoá. - Về lực lượng cách mạng: công nhân và nông dân là lực lượng cơ bản, là gốc; đồngthời phải mở rộng rãi hơn các lực lượng khác đó là: tư sản vừa và nhỏ, trung tiểu địa chủ. - Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Xác định mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thếgiới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận cấu thành của cách mạng thế giới, phải tranh thủ cách mạng thế giới.  Câu 3: Nội dung luận cương chính trị tháng 10/1930 của đảng ? Sau Hội nghị thành lập Đảng, cương lĩnh và điều lệ Đảng được bí mật đưa vào phong trào cách mạng của quần chúng, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ và tiến dần lên cao trào. Ban chấp hành trung ương lâm thời của Đảng vừa thành lập đã bước ngay vào một cuộc thử thách toàn diện trên cương vị đội tiên phong lãnh đạo cuộc đấu tranh mới của dân tộc. Tháng 4 -1930, đồng chí Trần Phú từ Mátxcơva về nước, đồng chí được bầu bổ sung vào ban chấp hành trung ương lâm thời và được phân công cùng ban thường vụ chuẩn bị soạn thảo luận cương chính trị Hội nghị ban chấp hành trung ương đảng. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng được tiến hành từ ngày 14 đến ngày 30 tháng 10/1930 tại Hương Cảng (TQ). Hội nghị đã quyết định đổi tên ĐCS VN thành ĐCS Đông Dương, thông qua luận cương chính trị của Đảng, bầu ra ban chấp hành trung ương chính thức gồm 7 thành viên, đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư. Hội nghị thông qua “Luận Cương chính trị” do đồng chí Trần Phú khởi thảo với những nội dung sau: - Xác định mâu thuẫn: ở Đông Dương, mâu thuẫn giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa. - Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu, cách mạng Đông Dương là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa và phản đế, “tư sản dân quyền cach mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đườnghội chủ nghĩa”. - Nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ khăn khít. Trong hai nhiệm vụ này, “Vấn đề thổ địa là cái cốt lõi của cách mạng tư sản dân quyền”. Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Về lực lượng cách mạng: giai cấp vô sản và giai cấp nông dân là 2 động lực chính, trong đó, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng. Các tầng lớp và giai cấp khác: tư sản thương nghiệp và công nghiệp đứng về phía đế quốc; bộ phận thủ công nghiệp trong giai cấp tiểu tư sản có thái độ do dự, tiểu tư sản thương gia không tán thành cách mạng, tiểu tư sản trí thức có xu hướng cải lương. - Về phương pháp cách mạng: Luận cương chỉ rõ phải sử dụng bạo lực cách mạng, khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. - Về vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng: sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt yếu đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng. Đảng đó phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng, có đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết với quần chúng, trưởng thành từ trong thực tiễn đấu tranh. - Về mối quan hệ giữa cách mạng VN với cách mạng thế giới: Luận cương nhấn mạnh¸ phải liên kết mật thiết với vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp, với quầnchúng cách mạng ở các nước thuộc địa, bán thuộc địa nhất là TQ,Ấn Độ. Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.  Câu 4: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của đảng trong thời kì 1939-1945 ? * Hoàn cảnh lịch sử - Tình hình thế giới: + Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. + Tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. + Ngày 22/6/1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô. - Tình hình trong nước: + Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1939 đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, mà còn đến những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bớp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ và thi hành khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta; Pháp cũng ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, đặt ĐCS ra ngoài vòng pháp luật. + Thực dân Pháp đã thi hành chính sách thời chiến rất trắng trợn. Chúng phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào Đảng cộng sản Đông Dương + Ngày 22/9/1940, phát xít Nhật tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23/9/1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đó, nhân dân chịu cảnh một cổ 2 tròng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp - Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. * Nội dung chủ trương chuyển hướng chiến lược của đảng ta trong thời kỳ 1939 - 1945: Kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, ban chấp hành trung ương đảng đã họp hội nghị lần t6 (11.1939), hội nghị lần t7 (11.1940), hội nghị lần t8 (5.1941). Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của chiến tranh thế giới t2 và tình hình trong nước cụ thể ban chấp hành đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: + Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Ban chấp hành trung ương nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu của nước ta đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn với bọn đế quốc, phát xít Pháp - Nhật. Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của cm, ban chấp hành trung ương quyết định tạm gác lại khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng khẩu hiệu " tịch thu ruộng đất của bọn Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam đế quốc và bọn việt gian cho dân nghèo" + Hai là, quyết định thành lập mặt trận việt minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cm nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc. + Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhân dân trong giai đoạn hiện tại. Để đưa cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi cần phải ra sức phát triển lực lượng. Ban chấp hành trung ương chỉ rõ việc " chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của đảng ta và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại". Ban chấp hành xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta, còn đặc biệt chú trọng xd đảng nhằm nâng cao nguồn lực tổ chức và lãnh đạo của đảng. * Ý nghĩa lịch sử: - Về lý luận: là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân. - Về thực tiễn: Ngày 25/10/1941, mặt trận Việt Minh tuyên bố ra đời. Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện trong đấu tranh chống Pháp - Nhật theo khẩu hiệu của mặt trận Việt Minh. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, lập các chiến khu và căn cứ địa cách mạngCâu 5: Những đặc điểm cơ bản của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới ? Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới Nhìn chung trong thời kỳ 1960-1985 chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ với các đặc điểm cơ bản sau đây: - Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng. - Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. - Việc thực hiện phân bổ các nguồn lực để công nghiệp hóa chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp, phi thị trường. - Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội. Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới đạt được một số kết quả: + Xây dựng được những cơ sở công nghiệp bước đầu có ý nghĩa quan trọng. + Đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế: + Cơ sở vật chất kỹ thuật còn sơ sài, trình độ lạc hậu, đất nước nghèo nàn mà còn rơi vào tình trạnh khủng hoảng kinh tê – xã hội. Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam + Về khách quan, chúng ta tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề vừa không thể tập trung sức người, sức của cho công nghiệp hóa. + Về chủ quan, chúng ta đã mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất, kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, … Đó là những sai lầm xuất phát từ tưởng tả khuynh, chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp.  Câu 6: Quá trình đổi mới tư duy công nghiệp hóa của từng đại hội: V, VI, VII,VII, IX, X ? Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960 - 1985 Với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", Đại hội VI của Đảng đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa. Đó là: - Sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, v.v Muốn xóa bỏ những bước đi cần thiết nên đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. - Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư: thiên về công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết các vấn đề căn bản về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp. - Không thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết Đại hội V: chưa thật sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ Đại hội V đến Đại hội X - Đại hội V của Đảng (tháng 3-1982) đã có sự điều chỉnh: “cần ra sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý”. - Đại hội VI của Đảng đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên thời kỳ quá độ là thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. - Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (tháng 1/1994) có bước đột phá mới, trước hết ở nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của khoa học - công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao". - Đại hội VIII của Đảng (tháng 6/1996) nhận định nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội nêu sáu quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa những năm còn lại của thế kỷ XX. Sáu quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: + Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài; xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. + Lấy việc phát huy yếu tố con người làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh, bền vững; động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng cường tích lũy cho đầu tư và phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. + Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. + Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển; lựa chọn dự án đầu tư công nghệ; đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực hiện có; trong phát triển mới, ưu tiên qui mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo việc làm, thu hồi vốn nhanh, + Kết hợp kinh tế với quốc phòng. - Đại hội IX (tháng 4/2001) và Đại hội X (tháng 4/2006) của Đảng tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về công nghiệp hóa: + Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Cần thực hiện các yêu cầu sau: phát triển kinh tế và công nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho công nghệp hóa. + Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. + Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.  Câu 7: Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới ? * Mục tiêu: Xây dựng nước ta thành nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vũng chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam Từ nay đến 2020 phải ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. * Quan điểm về CNH, HĐH thời kỳ đổi mới: - Một là, CNH gắn với HĐH và CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của CNH, HĐH. Từ thế kỷ XVII, XVIII, các nước Tây Âu đã tiến hành CNH. Khi đó CNH được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Nhưng trong đại hội ngày nay, đại hội đã nhận định: “khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn”. kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bậc trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng khoa hoc công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội như thách thức đối với đất nước. Trong bối cảnh đó nước ta cần phải và có thể tiến hành CNH theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp CNH với HĐH. Nước ta thực hiện CNH, HĐH khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển. Chúng ta có thể và cần thiết không trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Đó là lợi thế của các nước đi sau, không phải nóng vội duy ý chí. Vì vậy, Đại hội X của Đảng chỉ rỏ: đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nên kinh tế và của CNH, HĐH. Kinh tế tri thức là nên kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nên kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào các thành tựu của khoa học, công nghệ. Đó là những ngành kinh tế dựa trên công nghệ cao như CNTT, CN sinh học và cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học, công nghệ cao. - Hai là, CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Khác với CNH ở thời kỳ trước đổi mới, được tiến hành trong nền kinh tế tập trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lực lượng làm CNH chỉ có ở nhà nước, theo kế hoạch của nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh. Thời kỳ đổi, CNH, HĐH được tiến hành trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ, nhiều thành phần. Do đó, CNH, HĐH không phải chỉ là việc của nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Ở thời kỳ trước đổi mới phương thức phân bổ nguồn lực để CNH được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nhà nước, còn ở thời kỳ đổi mới được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường. CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường không những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế, mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Bởi vì, khi đầu tư vào lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô nào, công nghệ gì đều đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc kỹ càng, hạn chế đầu tư tràn lan, sai mục đích, kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát. CNH, HĐH nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghê hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý của thế giới… sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Hôi nhập kinh tế quốc tế còn nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ các sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, có Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - 10 [...]... Câu 9: Nội dung, quan điểm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ? Nội dung: Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Một là, về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là môt vấn đề lớn của quá trình CNH đối với tất cả các nươc tiến hành CNH trên thế giới, bởi vì CNH là quá trình thu hẹp khu vực công... ở nông thôn Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc cho nông dân, trước hết ở các vùng có sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới Chuyển dịch cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng làm công nghiệp và dịch vụ Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông... công ăn việc làm cho lao động nông thôn màkhông cần phải đào tạo công phu, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịchcơ cấu kinh tế nông thôn Hiện nay tỷ lệ hộ kinh tế làm dịch vụ trong nông thôn mới chỉ chiếm 11,2% Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàngloạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông... lịch mới tập trung chủ yếu ở hai thành phố du lịch lớn của đất nước là Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh (chiếm 62% tổng doanh thu), vì thế phát triển du lịch ở các vùng miềnnông thôn không những sẽ đánh thức những tiềm năng trên để phát triển kinh tế nông thôn, xâydựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà còn làm tăng thêm thu nhập cho đông đảo người dân sống ở nông thôn Câu 10 nguyên... Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - 12 Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa phù... lịch sử của cách mạng tháng 8/1945 ? M ùa t h u n ă m 1 9 4 5 , c u ộ c t ổ n g kh ở i n gh ĩ a c ủ a n h â n dâ n V i ệ t Na m đ ã d i ễ n r a thắng lợi đánh dấu một mốc lịch sử trong sự Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - 13 Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam nghiệp dựng nước và giữ nước củadân tộc: Cách mạng tháng 8, năm 1945 1.Nguyên nhân thắng lợi Cách mạng tháng... trên thế giới, bởi vì CNH là quá trình thu hẹp khu vực công nghiệp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và đô thị Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thưc, nguyên liệu, lao động cho công nghiệp và dịch vụ Nông thôn chiếm đa số dân cư ở thời điểm bắt đầu CNH Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của quá trình CNH Trong... triển nông thôn Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình nông thôn mới Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ như thủy lợi, giao thông, điện, nước, nước sạch, cụm công nghiệp, trường học, y tế, bưu điện, chợ,… Phát huy dân chủ ở nông thôn đi... máy móc Nhưng trong đại hội ngày nay, đại hội đã nhận định: “khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn” kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bậc trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất Cuộc cách mạng khoa hoc công nghệ hiện Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - 11 Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực... và ngoài khu vực nông thôn, kể cả lao động nước ngoài Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tóm lại, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chính là từng bước đểphát triển nông thôn Việt Nam theo hướng hiện đại, xóa dần khoảng cách giữa thành thị với nôngthôn Để làm được điều này, . soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: tư sản dân quyền cáchmạng và thổ địa cách mạng. của cách mạng tư sản dân quyền”. Người soạn: Tôn Văn Khánh – ĐH CNTT K3 - Tài liệu môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Về lực lượng cách mạng: giai cấp vô sản và giai cấp nông. cao.  Câu 9: Nội dung, quan điểm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ? Nội dung: Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. -

Ngày đăng: 07/05/2014, 19:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan