Nghiên cứu xây dựng nội dung quản lý Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn thông

7 482 0
Nghiên cứu xây dựng nội dung quản lý Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu xây dựng nội dung quản lý Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn thông

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGCỤC VIỄN THÔNGBÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀINghiên cứu xây dựng nội dung quản Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn thôngMã số: 131-11-KHKT-QLChủ trì đề tài : Nguyễn Thành Chung Người tham gia : Đỗ Ngọc Hưng Đỗ Xuân Minh Lê Thị Thanh Hoa Hà Nội - 2011 1. Tên đề tài:“Nghiên cứu xây dựng nội dung quản Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn thông”Mã số: 131-11-KHKT-QLChủ trì: Nguyễn Thành Chung – chuyên viên Vụ Viễn thông2. Đơn vị chủ trìCục Viễn thôngĐịa chỉ liên hệ: Tòa nhà Cục Viễn thông – Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiĐiện thoại: (04).3943.6608E-mail: cucvienthong@vnta.gov.vn3. Kết quả chính của đề tàiNhóm chủ trì đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo yêu cầu tại đề cương khoa học công nghệ đã được duyệt. Nội dung và kết quả đạt được là:a. Nghiên cứu, đánh giá thị trường viễn thông, Internet tại Việt Nam.b. Nghiên cứu các quy định tại Luật Viễn thông và dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thôngc. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế.d. Đề xuất chính sách quản Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn thông và thực tiễn trong thời gian tới.Cụ thể, đề tài bao gồm 4 phần chính có nội dung tóm tắt như sau:Phần 1: Nghiên cứu và đánh giá thị trường viễn thông, Internet tại Việt NamTrong những năm vừa qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp viễn thông, Internet trên cả nước đã góp phần triển khai xây dựng một cách đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của Việt Nam, trong đó có sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng thông tin truyền thông. Internet tại Việt Nam từ một dịch vụ cao cấp đã trở thành một dịch vụ bình dân, phổ biến trong mọi gia đình, công sở, trường học; từ một dịch vụ bổ sung trở thành một dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống. Có thể nói, Internet đã làm thay đổi thực sự cuộc sống của người dân và xã hội. Internet cùng với các ứng dụng trên mạng không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mạnh hơn mà còn tạo ra một môi trường học tập, giải trí vô cùng tiện ích cho mọi người. Đánh giá:(*) Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet- Số lượng các DN được cấp phép nhiều, tuy nhiên, thực tế số DN có thể triển khai cung cấp dịch vụ được còn hạn chế2 - Một số DN hợp tác với DN hạ tầng, tồn tại dưới hình thức thực hiện công đoạn thu phí, chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại, (đây là công việc khó khăn nhất trong chu trình cung cấp dịch vụ).- Dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông (email, điện thoại Internet): Hầu hết DN bị lỗ.(*) Đối với đại Internet- Số lượng đại Internet phát triển nhanh, nhiều, tuy nhiên cũng mang lại nhiều hệ lụy.- Việc sử dụng Internet chủ yếu cho việc chat, online games (đối tượng trẻ em chiếm đa số).- Địa điểm, môi trường kinh doanh của nhiều đại không đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng.- Nhiều nội dung không lành mạnh chưa được kiểm soát truy cập tại đại Internet(*) Đối với dịch vụ trò chơi trực tuyến:- Trò chơi trực tuyến phát triển nhanh, mạnh, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm các quy định dẫn tới xuất hiện nhiều trò chơi bạo lực, không phù hợp với trẻ em và tầng lớp thanh thiếu niên.- Gây ra nhiều tác động xấu đến người sử dụng và xã hội.(*) Nội dung thông tin và vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin - Nhiều nội dung không lành mạnh chưa được quản chặt chẽ+ Trách nhiệm quản nội dung thông tin chưa rõ ràng (trách nhiệm ban hành danh sách các website “không lành mạnh”)+ Thực thi chưa đúng thẩm quyền (Sở TT&TT ban hành danh sách website bị cấm)+ Cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản nhà nước và doanh nghiệp trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin chưa rõ ràng, cụ thể- Nhiều tổ chức, doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn thông tin (hơn 200 website, máy chủ DNS bị tấn công)- Việc nhận thức và tuân thủ các quy định về an ninh thông tin của doanh nghiệp, cá nhân chưa đầy đủ- Mạng xã hội: Phát triển “bùng nổ”, số lượng người tham gia đông, tuy nhiên quy định quản điều chỉnh phạm vi hẹp (blog, chat, forum) và chưa có chế tài xử cụ thể. Ngoài ra, trong khi các doanh nghịêp trong nước phải chịu sự quản chặt chẽ củaquan quản thì các doanh nghịêp nước ngoài ít chịu ảnh hưởng do khung pháp chưa đầy đủ dẫn tới sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Trong khi doanh nghiệp trong nước khó có thể phát triển, thì doanh nghiệp nước ngoài với thế mạnh về công nghệ, dịch vụ đã thu hút phần lớn người sử dụng thích sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp nước ngoài, và từ đó càng khó khăn cho công tác quản lý.3 Phần 2. Chính sách quản Internet tại Việt Nam a) Hệ thống văn bản pháp về Internet: - Đã triển khai xây dựng và ban hành được nhiều Thông tư hướng dẫn về dịch vụ Internet, quản trang thông tin điện tử, mạng xã hội trực tuyến, quản tài nguyên Internet, xử tranh chấp tên miền. - Tuy nhiên, Thông tư hướng dẫn về an toàn, an ninh thông tin vẫn chưa được ban hành; chưa có quy định điều chỉnh đối với việc cung cấp dịch vụ qua biên giới của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam.b) Một số văn bản quản quan trọng mới đựơc ban hành: Luật Viễn thông và Nghị định số 25/2011/NĐ-CP đã thay đổi một số quy định về dịch vụ viễn thông, Internet như: loại hình dịch vụ Internet, không quy định về điều kiện hoạt động của đại viễn thông, cấp phép, sở hữu chéo, quản tài nguyên, …c) Đánh giá sự bất cập trong chính sách quản Internet hiện tại- Một số quy định chưa có tiêu chuẩn cụ thể và nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, chưa thực sự đồng bộ, thống nhất dẫn tới khó khăn trong việc áp dụng, đặc biệt liên quan đến dịch vụ trò chơi trực tuyến.- Chưa quy định rõ các nội dung cần thiết phải có trong hợp đồng đại của doanh nghiệp (đặc biệt trường hợp nào thì phải ngừng cung cấp) cũng như ràng buộc chặt chẽ nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các đại Internet của mình dẫn tới các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiến hành ngừng cung cấp dịch vụ của đại Internet trong trường hợp đại Internet vi phạm các quy định về quản Internet và cơ quan quản cũng không thể xử doanh nghiệp.- Chưa quy định trách nhiệm của các doanh nghịêp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, dẫn tới việc quản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi xử các vụ việc vi phạm pháp luật có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ của các doanh nghịêp này và cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghịêp trong nước và nước ngoài.- Chưa phân định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các Bộ, ngành trong công tác quản về Internet dẫn tới sự quản chồng chéo giữa các cơ quan, đơn vị cũng như bỏ sót một số nội dung không có đơn vị nào thực hiện như thông tin độc hại (sex trẻ em, bạo lực, …) và các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai.- Công tác tuyên truyền, định hướng người sử dụng chưa làm tốt, phối hợp chưa đồng bộ từ trung ương tới địa phương, giữa các bộ, ngành.- Vai trò của chính quyền địa phương, các đoàn thể còn yếu và công tác thanh tra, kiểm tra và xử vi phạm gặp khó khăn (nhân sự, thời gian).4 Phần 3. Kinh nghiệm quản Internet của một số nước trên thế giớia) Định hướng quản Internet của một số nước trên thế giới- Tại Mỹ, Anh, Úc: Các dịch vụ trên mạng Internet hay trao đổi dữ lịêu điện tử được coi như các dịch vụ giá trị gia tăng. Các cơ quan quản thay vì tập trung đưa ra các chính sách nhằm mục tiêu bảo vệ người sử dụng chống lại việc kinh doanh không công bằng theo quy định tại luật viễn thông, thì chuyển hướng sang tập trung bảo vệ quyền lợi của người sử dụng thông qua luật chống độc quyền. Việc quản nội dung thông tin trên mạng tại các nước này chủ yếu tập trung hướng vào người sử dụng, theo đó người sử dụng được tự do lưu chuyển thông tin và phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến thông tin mà mình đưa lên mạng hay sản xuất ra. Tuy nhiên, đây vẫn là các quốc gia hàng đầu về công nghệ mạng Internet, do vậy khả năng kiểm soát các thông tin của các nước là khá tốt và việc bảo vệ thông tin cá nhân cũng như bản quyền được quản rất chặt chẽ.- Tại Trung Quốc: Là một trong những nước có diện tích và dân số lớn nhất trên thế giới, do vậy việc phát triển viễn thông nói chung và phát triển Internet nói riêng tại Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn. Trong những giai đoạn đầu, Internet được Trung Quốc sử dụng để phát triển kinh tế, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trung Quốc đã đầu tư nhiều để phát triển công nghệ kỹ thuật mới, cơ sở hạ tầng truyền thông. Nhưng Internet càng phát triển thì sự quan ngại về an toàn, an ninh thông tin càng gia tăng. Vì vậy, chính quyền Trung Quốc đã ban hành các luật về Internet, các bộ lọc công nghệ, cảnh sát mạng, yêu cầu các công ty cung cấp Internet tự loại bỏ những nội dung độc hại trên mạng của mình. Cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc cũng tự đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát không gian mạng, các biện pháp quản thông dụng như : đăng ký tên thật, kiểm tra những hành vi không phù hợp với văn hoá mạng, cưỡng chế đối với những người sử dụng Internet vi phạm luật pháp… - Tại Malaysia và Singapore: Luật An ninh quốc gia được áp dụng chặt chẽ đối với các tội danh xúi giục bạo loạn, nói xấu, bôi nhọ và các hành động gây nguy hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của người sử dụng dịch vụ Internet hay các blogger, bất kể việc này được thực hiện ở trong hay ngoài lãnh thổ quốc gia.b) Quản các điểm truy cập Internet công cộngHiện nay đối với các nước đã phát triển trên thế giới, số lượng các đại Internet công cộng hay Cyber Café là không nhiều, chỉ mang tính chất phục vụ ở những nơi công cộng, tạo điều kiện cho các khách hàng tra cứu thông tin về dịch vụ, thời gian đi lại mà ít mang tính chất phổ cập truy cập Internet như tại các nước đang phát triển. Và do vậy, việc quản các điểm truy cập Internet công cộng tại các nước này cũng ít phức tạp hơn tại các nước đang phát triển. Mặc dù điều kiện hoạt động cho các đại Internetmỗi nước cũng tương đối khác nhau, tuy nhiên có điểm chung giữa các nước đang phát triển là điều kiện kinh 5 doanh điểm truy cập Internet công cộng ngày càng chặt chẽ hơn đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng. Các điều kiện chủ yếu tập trung vào địa điểm, mặt bằng, quy mô và giới hạn độ tuổi tham gia tại các điểm truy cập Internet công cộng.Phần 4. Đề xuất chính sách quản Internet tại Việt Nam4.1. Định hướng quản Internet trong thời gian tớia) Về mặt chính sách: Cần xây dựng hành lang pháp về Internet một cách đồng bộ, đầy đủ, điều chỉnh về các nội dung sau:- Doanh nghiệp hạ tầng, dịch vụ truy cập, tài nguyên Internet, đại Internet, an toàn, an ninh thông tin.- Doanh nghiệp nội dung và dịch vụ (mạng xã hội, video), trách nhiệm người sử dụng Internet, quảng cáo trực tuyến.- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến.b) Về quản thị trường:- Quy định chặt chẽ về việc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường đảm bảo cho các doanh nghiệp Internet mới có điều kiện cung cấp dịch vụ như yêu cầu phải công bố công khai thông tin về dịch vụ (mô tả dịch vụ, chính sách giá cước, các chương trình khuyến mại đi kèm, …); tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đựơc hoạt động kinh doanh dưới dạng bán lại dịch vụ; siết chặt hơn nữa về quản chất lượng dịch vụ Internet mà doanh nghiệp đã cam kết với khách hàng.- Quản các doanh nghịêp mạng xã hội nước ngoài: Yêu cầu các doanh nghịêp này khi cung cấp dịch vụ cho người sử dụng tại Việt Nam phải có trách nhiệm bảo vệ các thông tin riêng của người sử dụng,cung cấp cho cơ quan quản nhà nước của Việt Nam tên và địa chỉ liên lạc của người đại diện chính thức của mình để phối hợp khi cần thiết; tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo của Việt Nam; cung cấp thông tin, phối hợp vớiquan quản nhà nước tại Việt Nam trong trường hợp xử các hành vi vi phạm các điều cấm, vi phạm về an ninh quốc gia, tội phạm quốc tế, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ trẻ em theo các công ước quốc tế. Ngoài ra, trường hợp đặt máy chủ tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ, doanh nghịêp nước ngoài phải ký hợp đồng thuê máy chủ hoặc thuê chỗ đặt máy chủ với doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép cung cấp dịch vụ Internet và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại và đảm bảo quyền lợi của người sử dụng tại Việt Nam.c) Về tổ chức hệ thống đại Internet tuân thủ các quyền và nghĩa vụ như đối với đại viễn thông quy định tại Luật Viễn thông, tuy nhiên gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với các Bộ, ngành trong việc tuyên truyền, định hướng cho người sử dụng và đặc biệt là vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong việc bảo vệ trẻ em, học sinh.6 d) Tăng cường quản trò chơi trực tuyến: Để đảm bảo có thể quản được tất cả các loại hình trò chơi trực tuyến hiện nay một cách hợp lý, nên phân loại trò chơi trực tuyến thành 3 nhóm: (i) Trò chơi có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp; (ii) Trò chơi chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp; (iii) Trò chơi có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp. Khi cung cấp trò chơi loại (i), doanh nghiệp phải có giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và quyết định phê duyệt nội dung kịch bản cho từng trò chơi. Khi cung cấp các trò chơi loại (ii) và (iii), doanh nghiệp không cần phải có giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến nhưng phải tuân thủ các quy định về nội dung, kịch bản trò chơi trực tuyến. Đối với các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến công cộng phải tuân thủ quy hoạch của chính quyền địa phương và được Sở Thông tin và Truyền thông trên địa bàn cấp phép. Ngoài ra, để tăng cường công tác xét duyệt nội dung, kịch bản trò chơi trực tuyến, Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến để tư vấn trong quá trình thẩm định nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến, bao gồm các thành viên là đại diện cho các lĩnh vực có liên quan đến việc xem xét nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến, có trình độ chuyên môn phù hợp bảo đảm công việc tư vấn thẩm định chặt chẽ, khách quan và thực hiện xét duyệt nội dung, kịch bản của từng trò chơi.đ) Quản thông tin: - Định nghĩa rõ an toàn thông tin và an ninh thông tin, từ đó phân định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc tăng cường rà soát, kiểm duyệt, ngăn chặn các nội dung không lành mạnh trên mạng cũng như công tác đảm bảo an ninh thông tin, chống lại tội phạm, khủng bố, … - Để có thể quản Internet một cách hiệu quả, cần lấy “người sử dụng” là vai trò trung tâm và phương pháp quản quản cộng đồng. Việc xác định lấy người sử dụng Internet làm trung tâm sẽ tạo cho người sử dụng có nhiều cơ hội tiếp cận, nắm bắt được các thông tin hữu ích, từ đó xác định được đâu là nội dung thông tin mình cần và đâu là những thông tin “không lành mạnh” và làm chủ việc sử dụng Internet của mình.4.2. Phương thức tổ chức, phối hợp trong việc quản InternetCông tác quản Internet phải gắn liền với công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và định hướng sử dụng cho người dùng. Việc nghiên cứu tâm lý, sở thích, thói quen của người sử dụng và tạo điều kiện cho người sử dụng có thể truy cập các thông tin, ứng dụng một cách có ích, thuận lợi, hợp pháp là hết sức quan trọng trong chính sách quản Internet thời gian tới. Việc làm này cần có sự vào cuộc của các Bộ, ngành, đoàn thể và của toàn xã hội, đặc biệt chú trọng đến vai trò của chính quyền địa phương.7 . BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGCỤC VIỄN THÔNGBÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀINghiên cứu xây dựng nội dung quản lý Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn. Hà Nội - 2011 1. Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng nội dung quản lý Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn thông Mã số: 131-11-KHKT-QLChủ

Ngày đăng: 17/01/2013, 11:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan