đánh giá tình hình phát triển hội nghề cá vùng đầm phá tam giang - cầu hai

75 732 1
đánh giá tình hình phát triển hội nghề cá vùng đầm phá tam giang - cầu hai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đầm phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là một hệ sinh thái nhân văn đặc trưng, một loại hình thuỷ vực nước lợ tiêu biểu, lớn nhất Đông Nam Á. Đầm phá có diện tích hơn 22.000 ha, kéo dài hơn 68 km, là nơi sinh sống của gần 35% dân số toàn tỉnh. Đây là một hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, thành phần nguồn gen khá phong phú, với hơn 714 loài, nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, là đối tượng sinh kế chủ yếu của hàng vạn người dân sống ven và ngay trên phá.[1] Tuy nhiên, nguồn tài nguyên sinh vật tái tạo này đang gánh chịu hậu quả của quá trình khai thác thiếu phương pháp, thiếu khoa học, thiếu tổ chức quản lý của con người. Gần đây do sức ép của việc gia tăng dân số, dẫn đến các hoạt động khai thác thỷ sản quá tải, có tính huỷ diệt nguồn lợi thủy sản và đã gây ra nhiều biến động lớn về môi trường, sinh thái và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên phá. Theo thống kê của Sở Thuỷ Sản, ba thập niên qua sản lượng khai thác thuỷ sản trên đầm phá Tam Giang giảm gần một nữa. Từ 4.500 tấn trước năm 1980, nay chỉ xấp xỉ 2.500 tấn. Hiện có 2.500 chiếc thuyền đang xuôi ngược khai thác thuỷ sản trên đầm phá. Phương thức khai thác thuỷ sản trên phá diễn ra theo hai hướng chính: Nghề khai thác cố định bao gồm: nò sáo (trên 2.000 trộ), đáy (trên 1.200 miệng), rớ giàn (gần 250 cái) …Nò sáo giăng dày đặt trên phá thực sự trở thành nỗi bức xúc, một áp lực lớn đối với đầm phá Thừa Thiên Huế. Khẩu độ mắc lưới của nò sáo là 5 mm nên có thể bắt được cả những loài tôm, rất nhỏ. Khai thác bằng cách dùng rà điện, chất nổ…đã huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản và làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường phá. Tam Giang - Cầu Hai không chỉ bị khai thác hủy diệt đe doạ, nó còn bị phong trào nuôi tôm lấn chiếm. Qua 10 năm, việc nuôi tôm hạ triều và nuôi chắn sáo của người dân đã lấn 10% diện tích đầm phá, với khoảng 3.000 ha. Mỗi vụ 1 nuôi tôm, phá Tam Giang - Cầu Hai còn phải hứng chịu hàng triệu m 3 nước thải. Thực trạng làm đau đầu các cấp ban ngành chức năng ở Thừa thiên Huế là hiện nay hàng vạn người dân sống dọc theo vùng đầm phá Tam GiangCầu Hai chỉ biết dựa vào tài nguyên của vùng đầm phá mà sinh sống. Thế nhưng tất cả các hộ dân đó đều có chung khái niệm: nguồn lợi thuỷ sản được xem là sở hữu công cộng, sở hữu nhà nước, chưa thật sự quán triệt trong việc khai thác, bảo vệ và sử dụng. Người dân khai thác, sử dụng mà chưa có khái niệm quản lý, bảo vệ tài nguyên trên phá. Chính vì vậy việc khuyến khích thành lập nhóm những cộng đồng đánh cá, nuôi trồng (hay còn gọi là chi hội nghề cá) và chỉ những thành viên của chi hội nghề cụ thể mới có quyền đánh bắt, nuôi trồng trong ngư trường, thuỷ vực đó là rất cần thiết. Hơn nữa qua chi hội nghề cá, ngư dân cón có trách nhiệm chủ động xây dựng và thực hiện chương trình quản lý nghề trong ngư trường của họ thay vì chỉ dựa dẫm vào các lực lượng nhà nước như trước đây. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách để giữ phá Tam Giang - Cầu Hai tránh bị huỷ diệt hoàn toàn. Xuất phát từ thực tiễn nói trên tôi đã tiến hành đề tài "Đánh giá tình hình phát triển Hội nghề vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành với các mục tiêu sau: Tìm hiểu tình hình phát triển Hội nghề tại Thừa Thiên Huế. Đánh giá vai trò của hội nghề trong quản lý tài nguyên và hỗ trợ phát triển sinh kế đối với cộng đồng ngư dân ven phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu về Hội nghề Việt Nam Hội nghề Việt Nam (Vietnam Fisheries Society (VINAFIS)) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, được thành lập từ năm 1992 theo sự tự nguyện của những người làm nghề thuộc mọi thành phần kinh tế, đang hoạt động trong các khu vực: tư nhân, hợp tác xã và nhà nước. Hội đóng vai trò như là một tổ chức làm cầu nối giữa nhà nước và ngư dân, luôn bám sát các mục tiêu định hướng của nhà nước để tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy nghề phát triển, mang lợi ích thiết thực cho mọi hội viên và cộng đồng ngư dân.[6] Mục đích thành lập Hội: Hội tập hợp những nhân và tổ chức thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và hậu cần dịch vụ nghề với các mục đích sau: Hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất – kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa. Phòng tránh thiên tai, ngăn ngừa dịch bệnh. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường. Đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên. Góp phần phát triển nghề cả nước nói chung, của từng địa phương, cơ sở nói riêng, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người làm nghề cá.[6] Cơ sở pháp lý của Hội nghề Việt Nam: Công dân Việt Nam muốn thành lập Hội nghề phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật. Không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động với hội đã thành lập trước đó trên cùng một địa bàn lãnh thổ. 3 Có điều lệ Hội. Có đủ số hội viên đăng ký tham gia.[4] Địa vị pháp lý của Hội: Là tập hợp tất cả quyền và nghĩa vụ của Hội theo quy định của pháp luật hiện hành.[4] Quyền của Hội: Tuyên truyền mục đích của Hội. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Hội. Bảo vệ quyền, lợi ích của hội viên. Tổ chức phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội, hoà giải tranh chấp trong nội bộ Hội. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của hội theo đề nghị của các tổ chức nhân; Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Hội và lĩnh vực hoạt động. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội; Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. Được công nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.[4] Nghĩa vụ của Hội: Hoạt động theo đúng điều lệ đã được phê duyệt. Hội hoạt động ở lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước về ngành, lĩnh vực đó. 4 Trước khi đại hội 30 ngày, ban lãnh đạo hội phải có văn bản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập hội và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hội hoạt động. Khi đặt văn phòng đại diện của Hội ở địa phương khác, phải xin phép uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện và báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập Hội. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập Hội về việc thay đổi chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư ký của hội, thay đổi trụ sở, sửa đổi bổ sung điều lệ Hội. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 02 hàng năm, báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội và cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật. Danh sách hội viên, chi hội các đơn vị trực thuộc Hội, các chứng từ về tài chính của Hội, biên bản các cuộc họp Hội phải lập thành hồ sơ và lưư trữ tại trụ sở Hội. Hội phí, các khoản tài trợ mà hội thu được phải dành cho hoạt động Hội, không được chia cho hội viên, việc sử dụng kinh phí của Hội phải chấp hành quy định của pháp luật. Hàng năm Hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của nhà nước và gửi cho cơ quan tài chính cung cấp.[4] Hội viên: Hội viên của Hội là những nhân và tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến tiêu thụ và dịch vụ hậu cần nghề cá, tán thành Điều lệ Hội, tự ngyện xin gia nhập Hội và được Ban chấp hành Hội công nhận.[6] Lĩnh vực và phạm vi hoạt động: Lĩnh vực hoạt động: Tất cả các lĩnh vực liên quan đến nghề như: Khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Phạm vi hoạt động: Trên toàn lãnh thổ Việt Nam.[6] 5 Chức năng và nhiệm vụ: Là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người làm nghề thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự lo liệu và tự trang trải về kinh phí, được sự hướng dẫn và bảo trợ của ngành thuỷ sản các cấp từ TW đến địa phương.[6] Tuyên truyền giáo dục và vận động mọi hội viên đoàn kết giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển nghề cá. Tổ chức đào tạo huấn luyện nhằm áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến về nghề cho các hội viên và cộng đồng ngư dân. Mở rộng mối quan hệ và hợp tác quốc tế về nghề để hội nhập và phát triển. Cơ cấu tổ chức: Ở TW: Hội nghề Việt Nam. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc TW có Hội nghề tỉnh. Việc thành lập do UBND tỉnh quyết định theo theo quy định của pháp luật. Nếu tự nguyện xin gia nhập Hội nghề Việt Nam, có đơn xin gia nhập thì được công nhận là Hội thành viên. Các Hội thành viên hoạt động theo điều lệ của mình, tuân thủ điều lệ của Hội TW và chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Hội TW. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnhHội nghề huyện. Ở cơ sở: Đối với nghề nuôi trồng thuỷ sản có chi hội nghề theo đối tượng nuôi (tôm, cá, thuỷ đặc sản), theo chuyên ngành dịch vụ (giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản). Đối với nghề khai thác có chi hội theo thuyền nghề, đối tượng đánh bắt, loại hình dịch vụ. Các Hiệp Hội nghề chuyên ngành nếu được thành lập và tự nguyện xin gia nhập hội thì được công nhận là Hội thành viên.[6] Quá trình phát triển của Hội nghề Việt Nam: Hội được thành lập vào năm 1992 theo sự tự nguyện của những người làm nghề thuộc mọi thành phần kinh tế, đang hoạt động trong các khu vực: tư nhân, hợp tác xã và nhà nước.[6] 6 Ngày 31/3/2001 tại thủ đô Hà Nội đã tiến hành Ðại hội hợp nhất Hội nuôi Thuỷ sản Việt Nam và Hội nghề Việt Nam thành Hội nghề Việt Nam (VINAFIS) theo quyết định số 33/2000/QÐ-BTCCBCP ngày 05/05/2000 của Bộ trưởng Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính Phủ (nay là Bộ Nội Vụ). Hiện nay Hội Nghề Việt Nam là thành viên chính thức của liên đoàn nghề ASEAN (AFF) và thông qua tổ chức khu vực này Hội nghề Việt Nam cũng là thành viên của liên minh quốc tế các Hội nghề (IFCA). Thời gian qua dưới sự bảo trợ của Bộ Thuỷ Sản, Hội nghề Việt Nam đã tranh thủ được sự giúp đỡ và tích cực tham gia đóng góp vào hoạt động chung có hiệu quả của Trung tâm phát triển nghề Ðông Nam Á (SEAFDEX) về công tác đào tạo cho hội viên trên các lĩnh vực: Khai thác, chế biến, nuôi trồng, quản lý và bảo vệ nguồn lợi. Với việc tiếp tục kế thừa tổ chức của hai Hội cũ (Hội nuôi thủy sản và Hội nghề cá), hệ thống tổ chức của Hội nghề từ TW đến cơ sở có bước củng cố. Từ 8 tỉnh Hội, 7.000 hội viên năm 2001. Năm 2003 đã có 22 tỉnhHội nghề tỉnh. Các tỉnh thành lập hội nghề cấp huyện, 23 huyện thị có Hội nghề hoặc Liên chi hội nghề huyện, có 466 chi hội nghề cơ sở với 16.707 hội viên. Đến nay 29 tỉnh, thành phố đã có tổ chức Hội đến cấp cơ sở, với 27.000 hội viên (tăng gần bốn lần so với năm 2001); đã thành lập được hơn 800 chi hội tập thể trực thuộc TW HộiTỉnh Hội, đại diện cho hàng vạn nông, ngư dân sản xuất với nhiều tên gọi và nghề nghiệp khác nhau như các chi hội: nuôi tôm sú, nuôi tôm càng xanh, nuôi tra, ba sa, nuôi thủy đặc sản Hoạt động của Hội đã có bước chuyển từ hành chính sang mô hình hoạt động thiết thực hơn là hỗ trợ các thành viên là chính, đẩy mạnh một bước về hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư của ngành. Từ đó, sản lượng nuôi trồng và giá trị xuất khẩu của các thành viên trong Hội ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu của ngành; tạo nhiều việc làm, thực hiện xóa đói, giảm nghèo và là nguồn thu nhập chủ yếu của hàng triệu nông, ngư dân; Một bộ phận nông, ngư dân đã giàu lên nhanh chóng; nhiều hộ sản xuất giỏi có quy mô sản xuất lớn đã trở thành chủ trang trại, chủ doanh nghiệp. Ðây là những điển hình, nhân tố mới, là nòng cốt để xây dựng mô hình tổ chức sản 7 xuất gắn với chế biến và tiêu thụ từ mặt hàng thủy sản trong cơ chế thị trường. Các chi hội cơ sở không ngừng tăng lên về số lượng.[10] Với mục tiêu phát triển của ngành Thủy Sản trong giai đoạn 2006 - 2010 và phương hướng của nhiệm kỳ 2006 - 2010 của Hội nghề Việt Nam, Hội đang tập trung vào: Kiện toàn tổ chức Hộiphát triển tổ chức mới của Hội gắn với phát triển của từng địa phương; Xây dựng Hội thành tổ chức nòng cốt của nông - ngư dân và doanh nghiệp, cung cấp các chương trình dịch vụ cho hội viên, đào tạo tay nghề, kỹ thuật, kiến thức quản lý cho hội viên dể phát triển sản xuất, có khả năng hội nhập thị trường quốc tế; chủ động tạo nguồn kinh phí, tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo và từng bước chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ Hội ở các cấp; Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật, gắn sản xuất với tiêu thụ, thực hiện xúc tiến thương mại và xuất khẩu.[10] 2.2. Một số nét về hoạt động của Hội từ ngày thành lập đến nay 2.2.1. Tham gia chương trình hành động lớn của ngành thủy sản Hội đã tham gia chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chương trình khai thác hải sản xa bờ, chương trình phát triển chế biến xuất khẩu thuỷ sản và một số chương trình kế hoạch khác của Bộ Thuỷ sản và của địa phương để tổ chức triển khai thực hiện, cụ thể như sau: Về nuôi trồng thuỷ sản: TW Hội tham gia quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của ngành thuỷ sản đến năm 2010, quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Ðồng bằng sông Cửu Long. Các Tỉnh hội tham gia quy hoạch các vùng nuôi tôm, nước lợ, nước mặn và nước ngọt của địa phương. Tổ chức hoạt động dịch vụ sản xuất con giống, thức ăn, thuốc phòng trừ bệnh, chế phẩm sinh học, các trang thiết bị nghề nuôi. Tổ chức thực hiện một số mô hình nuôi tôm sú, tôm càng xanh, chim trắng, chép lai, nuôi một số đối tượng tôm, lồng trên biển, thuỷ sản nước ngọt. 8 Chỉ đạo việc nuôi sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi, nghiêm cấm việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh bị cấm theo quy định của Bộ Thuỷ Sản; chống việc ép giá, ép cân trong thu mua, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; Tham gia các chiến dịch phòng trị bệnh cho tôm, cá. Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Với sự hỗ trợ của Dự án dạy trong 3 năm 2000, 2001, 2002nghề cho ngư dân nghèo vùng Ðồng bằng sông Cửu Long do Ðài Loan tài trợ. Trong 3 năm 2000, 2001, 2002 trung tâm dạy nghề NTTS Ðồng Bằng sông Cửu Long đã đào tạo huấn luyện về kỹ thuật và quản lý nuôi thuỷ sản cho 4.000 ngư dân, giúp cho một số ngư dân làm Dự án và vay vốn sản xuất sau khi được tập huấn. Cử 4 cán bộ của Hội tham gia chương trình phát triển NTTS, góp phần xoá đói giảm nghèo (Chương trình SAPA). Thực hiện chương trình phát triển nuôi rô phi xuất khẩu. Hội nghề Việt Nam đã ký kết với Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam bản thỏa thuận hợp tác về nuôi và tiêu thụ rô phi đơn tính xuất khẩu giai đoạn 6/2002- 6/2005, tham gia triển khai thực hiện chương trình nuôi ở 2 khu vực phía Bắc và phía Nam. Tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp Ðài Loan về NTTS khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long (ở Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh); ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác nghề với Hội nghề Cơ Long (Ðài Loan), Hiệp Hội giống và nuôi thuỷ sản Ðài Loan; chuẩn bị hợp tác với một số nước khác. Về vụ tra, basa: các tuyên bố của Hội nghề Việt Nam phản đối Hiệp Hội da trơn Hoa Kỳ và Bộ Thương mại Mỹ về việc vu cáo một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam bán phá giá tra, basa phi lê đông lạnh. Hội đã phối hợp với một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội, Hội nông dân Việt Nam và cơ quan báo chí để làm rõ vấn đề này, kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng của các hộ nuôi tra và basa đồng bằng Sông Cửu Long. Phản đối Dự luật yêu cầu đình chỉ mọi khoản tài trợ của Chính phủ Mỹ cho 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam bị Mỹ vu cáo đã bán phá giá của sản phẩm tôm vào thị trường Mỹ. 9 Về khai thác thuỷ sản: Tham gia với các cấp, các ngành về việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp đánh bắt, chuyển một số nghề khai thác ven bờ có tính chất huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang một số nghề khơi hoặc trên bờ như nghề nuôi thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoặc làm thương mại dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo công ăn việc làm và thu nhập bảo đảm đời sống ngư dân ven biển. Du nhập một số nghề mới, cải tiến một số khâu trong nghề lưới kéo (theo tầng nước, tàu có công suất lớn), nghề vây rút chì, nghề câu mực, câu ngừ, mập. Mời chuyên gia nước ngoài đến hướng dẫn kỹ thuật một số nghề đánh bắt thuỷ sản, tổ chức cho các thuyền trưởng phía Nam tham quan, khảo sát một số nghề đánh bắt hiệu quả của ngư dân đảo Cát Bà (Hải Phòng). Xây dựng một số Dự án, chương trình về khai thác vươn lên, phương án tổ chức tập đoàn đánh miền Trung, dự án di chuyển ngư trường của ngư dân miền Trung xuống phía Nam Việt Nam, Nam Thái Bình Dương (Quần đảo Solomon). Tham gia việc giải quyết tàu của ngư dân một số tỉnh đi đánh bắt bị lạc vào hải phận một số nước láng giềng. Tổ chức tuyên truyền, học tập Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, sắp tới là Luật thuỷ sản, các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Bộ Thuỷ sản và UBND tỉnh về bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản. Tham gia xây dựng làng các kiểu mẫu, quỹ nhân đạo nghề Việt Nam, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt. Tham gia giải quyết việc hoàn vốn của ngư dân vay đóng tàu khai thác xa bờ.[3] 2.2.2. Tham gia Hội chợ Vietfish Hội nghề Việt Nam cùng Bộ Thuỷ sản, UBND tỉnh Cần Thơ tổ chức Hội chợ hợp tác phát triển nghề Việt Nam tại TP.Cần Thơ (4/2002). Ðây là Hội chợ chuyên đề đầu tiên về nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ nội địa 10 [...]... lệ Hội nghề Việt Nam, củng cố các chi hội, liên chi hội Huyện hội đã thành lập các chi hội mới, tiến tới thành lập Hội nghề tỉnh Ðến nay đã có 22 tỉnhHội nghề tỉnh Căn cứ điều 8, Ðiều lệ Hội nghề Việt Nam, các tỉnh đã thành lập Hội nghề huyện, liên chi hội nghề huyện Ðến nay đã có 23 huyện thị có Hội nghề huyện hoặc liên chi hội nghề huyện Thành lập các chi hội nghề cơ... chi hội nghề tỉnh Thừa Thiên Huế, báo cáo về tình hình hoạt động của từng chi hội cụ thể, biên bản đại hội của các chi hội, quy chế hoạt động của từng chi hội, Điều lệ Hội nghề Việt Nam, điều lệ Hội nghề Thừa Thiên Huế, điều lệ chi hội nghề Lộc Bình I và Quảng Thái… 24 + Phương pháp thu thập: Phỏng vấn người am hiểu: chủ tịch tỉnh hội nghề cá, các chủ tịch chi hội nghề cơ sở, các cán... của chi hội 23 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Vùng nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là đánh giá tình hình phát triển của hội nghề thuộc khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế Do vậy việc chọn điểm phải mang tính đại diện cho vùng Các tiêu chí chọn điểm được xác định như sau: Điểm nghiên cứu phải có chi hội nghề thành lập lâu năm Chi hội nghề của điểm nghiên cứu phải có các hoạt... nguyên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Hoạt động sinh kế của cộng đồng chủ yếu được tiến hành ven và trên phá Tam Giang - Cầu Hai 3.3.2 Chọn mẫu Chọn 30 hộ là thành viên của chi hội nghề cá, mỗi chi hội chọn 15 hộ Chọn hộ có chủ đích: các hộ thuộc các nhóm/phân hội khác nhau trong chi hội 3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin Đối với thông tin cấp cộng đồng: + Loại thông tin: Báo cáo về tình hình phát triển. .. chi hội nghề • Người đề xướng hình thành chi hội • Các bước thành lập chi hội nghề • Số chi hội nghề cơ sở đã đại hội, số chi hội đã có hoạt động 3.2.2 Đặc điểm hội viên hội nghề • Đặc điểm kinh tế, xã hội và sinh kế • Nhận thức của hội viên về mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia vào hội nghề 22 3.2.3 Hoạt động của Hội nghề • Các hoạt động thực tế mà chi hội nghề đã làm từ... hành đại hội và đi vào hoạt động 4.2 Một số chỉ tiêu phát triển chi hội nghề Quảng Thái và Lộc Bình I Chi hội nghề Quảng Thái và Lộc Bình I đều được tỉnh Hội nghề đánh giá là những chi hội có hoạt động mạnh trên hai lĩnh vực khai thác 31 và nuôi trồng thủy sản Đây cũng là hai chi hội thành lập sớm nhất và có số hội viên tương đối lớn 32 Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển chi hội nghề Quảng... DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chi hội nghề Quảng Thái thuộc xã Quảng Thái - huyện Quảng Điền và chi hội nghề Lộc Bình I thuộc xã Lộc Bình - huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế có tham gia vào việc quản lý, sử dụng tài nguyên ven và trên phá Tam Giang - Cầu Hai 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Tình hình phát triển của Hội nghề Thừa Thiên... quản lý đầm phá của chính mình Thực hiện hợp phần "đồng quản lý, hội nghề cá" cũng tạo ra mô hình về đồng quản lý trong quản lý hội nghềđầm phá, hội viên chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất gắn với việc bảo vệ và quản lý đầm phá tốt hơn Hội đã giao quyền sử dụng khai thác mặt nước đầm phá cho chi hội nghề cơ sở Các chi hội cơ sở đã tiến hành quy hoạch diện tích mặt nước, phân vùng. .. đến nay + Các hoạt động của chi hội liên quan đến vấn đề quản lý, bảo vệ tài nguyên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tuần tra, xây dựng quy chế/điều lệ để quản lý khai thác, nuôi trồng thủy sản…) + Các hoạt động của chi hội liên quan đến phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân ven phá Tam Giang - Cầu Hai (tập huấn kỹ thuật, sắp xếp nò sáo, quy hoạch vùng nuôi, khoang vùng bãi giống, bãi đẻ…) + Các hoạt... Chi hội với 16.707 hội viên Năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ về thăm làng (đảo Cát Bà, Hải Phòng) TW Hội sẽ tổ chức khen thưởng các cấp hộihội viên đạt thành tích xuất sắc Các Tỉnh hội đã tiến hành phổ biến, học tập Ðiều lệ Hội và chuẩn bị phát thẻ hội viên Trong năm 2002 các Tỉnh hội phát khoảng 7.000 thẻ hội viên, Thông qua đợt học tập Ðiều lệ và phát thẻ hội viên để củng cố các . tránh bị huỷ diệt hoàn toàn. Xuất phát từ thực tiễn nói trên tôi đã tiến hành đề tài " ;Đánh giá tình hình phát triển Hội nghề cá vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai& quot;. 1.2. Mục tiêu nghiên. được tiến hành với các mục tiêu sau: Tìm hiểu tình hình phát triển Hội nghề cá tại Thừa Thiên Huế. Đánh giá vai trò của hội nghề cá trong quản lý tài nguyên và hỗ trợ phát triển sinh kế đối. Nam, các tỉnh đã thành lập Hội nghề cá huyện, liên chi hội nghề cá huyện. Ðến nay đã có 23 huyện thị có Hội nghề cá huyện hoặc liên chi hội nghề cá huyện. Thành lập các chi hội nghề cá cơ

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Xã, Huyện

  • Số hội viên

  • Ngành nghề sản Xuất

  • Ban đầu *

  • 28/02/07

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan