hiệu quả sản xuất sắn của các nông hộ trên địa bàn xã thọ sơn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

52 627 0
hiệu quả sản xuất sắn của các nông hộ trên địa bàn  xã thọ sơn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Article I. PHẦN 1 Article II. MỞ ĐẦU Section II.1 Section II.2 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây sắn đã từng được xem là một loại cây lương thực quan trọng cho một bộ phận nông dân Việt Nam [6]. Nhân dân ta trồng sắn đã từ nhiều năm nay, sắn là cây lương thực của cư dân nhiều vùng, nhất là các vùng đồi trung du và miền núi. Tuy nhiên, hiện nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cây sắn đã và đang đóng những vai trò rất quan trọng. Trong những năm gần đây quan niệm đối với cây sắn đã có những thay đổi. Một số người cho rằng cây sắn là cây mang lại nhiều lợi ích và đang có nhiều hứa hẹn [1]. Sắn không chỉ là một loại cây lương thực, cây thực phẩm mà còn là cây công nghiệp để tạo ra các sản phẩm như: cồn, đường, bột ngọt, tinh bột… Cùng với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong nhiều năm qua nhiều tỉnh miền trung đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng nguyên liệu công nghiệp, sản xuất chuyên canh gắn với nhà máy chế biến nông sản [7]. Đưa nông nghiệp nông thôn phát triển, từng bước thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống của người dân. Tuy nhiên, cũng có một số người cho rằng cây sắn là loại cây có nhiều nhược điểm và chủ trương không nên mở rộng việc trồng sắn [1]. Họ cho rằng sắn là cây làm kiệt đất, làm tăng rửa trôi, xói mòn đất ở các sườn dốc. Giá trị dinh dưỡng của sắn không cao vì nghèo protein và vitamin. Hiện nay, ở một số nước Nam Mĩ, Châu Phi, Nam Á nhiều nhà khoa học đang chú ý đến việc nghiên cứu cây sắn trên cả các phương diện trồng trọt, thâm canh cũng như trên các phương diện nông nghiệp chế biến [1]. Ở một số nước nạn đói đang là mối đe dọa hầu như thường xuyên đối với dân cư. Người ta chú trọng phát triển cây sắn là loại cây có thể sinh trưởng tốt trên các loại đất nghèo kiệt, là loại cây cho năng suất tương đối ổn định trong khi chỉ yêu cầu một lượng lao động rất ít. Vì vậy sắn là loại cây chống đói 1 có hiệu quả nhất, bên cạnh đó nó cũng được coi là một cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Anh Sơn là một huyện miền núi thuộc miền Tây tỉnh Nghệ An. Huyện nằm dọc theo đôi bờ sông Lam và Quốc lộ 7, phía Đông giáp với huyện đồng bằng Đô Lương, phía Bắc giáp với huyện miền núi Tân Kỳ và huyện vùng cao Quỳ Hợp, phía Tây giáp với huyện vùng cao Con Cuông và Lào, phía Nam giáp với huyện miền núi Thanh Chương. Cách thành phố Vinh 100km về phía Tây. Thọ Sơn là một của huyện Anh Sơn, miền núi đặc biệt khó khăn đất sản xuất chủ yếu là đất đồi, nghèo chất dinh dưỡng, hiện nay chỉ phát triển cây sắn là phù hợp nhất, mang lại năng suất cao. Ở đây người dân đã trồng sắn từ lâu đời. Trước đây cây sắn được người dân nơi đây dùng như một loại cây lương thực có vai trò chỉ sau cây lúa, có thể dùng để cứu đói. Ngày nay hoạt động sản xuất đã có nhiều thay đổi, người dân đã sản xuất đủ lúa để ăn, cây sắn đã từ vai trò là một loại cây lương thực dùng để cứu đói đã chuyển thành một loại cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, dùng làm nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn Thanh Chương của tỉnh Nghệ An và nhiều nhà máy sắn khác trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Tuy nhiên cây sắn ở đây vẫn chưa được phát huy hết vai trò vốn có của nó. Article III. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả sản xuất sắn của các nông hộ trên địa bàn Thọ Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” Section III.1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình sản xuất sắn trên địa bàn Thọ Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất sắn của các nông hộ trên địa bàn Thọ Sơn. Article IV. - Đánh giá những tiềm năng, hạn chế trong việc phát triển sản xuất sắn trên địa bàn Thọ Sơn. 2 Article V. PHẦN 2 Article VI. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Section VI.1 2.1. Cơ sở lý luận (a) 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Trong cơ chế thị trường một vấn đề luôn được các nhà sản xuất quan tâm hàng đầu là hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất là điều kiện để tích lũy và tái đầu tư mở rộng, là động lực thúc đẩy việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Hay nói một cách khác nó chính là yếu tố sống còn của không riêng bất cứ nhà sản xuất nào. Chính vì vậy hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là của toàn hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế. Đây là đòi hỏi khách quan trong nền sản xuất hội do nhu cầu vật chất của cuộc sống con người tăng lên trong khi nguồn lực có hạn, chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh: Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lự, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Quan điểm này được đánh giá tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế. Trong hiệu quả kinh tế sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến đổi khác nhau của chúng [4]. Theo tác giả Hồ Vĩnh Đào: Hiệu quả kinh tế còn gọi là “hiệu ích kinh tế” so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao động vật hóa và lao động sống) với các thành quả có ích đạt được. 3 Còn theo Farell(1957), Fchultz(1964), Rizzo(1979) và Ellis(1993) cho rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân tài, vật lực, tiền vốn ). Để đạt được kết quả đó các học giả trên đều cho rằng cần phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế [4]. Hiệu quả kỹ thuật là sản lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm. Hiệu quả này thường được phản ánh trong các mối quan hệ về các năm sản xuất. Như vậy hiệu quả kỹ thuật thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính toán để phản ánh giá trị sản phẩm thu trên 1 đồng chi phí tăng thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra. Vì vậy nó còn được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định hiệu quả này cũng như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của các sản phẩm phải bằng chi phí biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều này có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều được xem xét khi sử dụng nguồn lực. Chỉ khi nào sử dụng nguồn lực đạt cả về hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Sự khác nhau trong các hiệu quả của các doanh nghiệp có thể là sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả hội là phản ánh những tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến các yếu tố hội. Một trong những yếu tố quan trọng là khả năng giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tác động đến cơ cấu lao động, sự di cư. Thông qua đó có những tác động tích cực hay tiêu cực để đánh giá phù hợp với tình hình sản xuất. Ở đây đi xem xét hoạt động trồng sắn có tác động như thế nào đến khả năng tạo công ăn việc làm. 4 Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được ở cả hai mặt kinh tế và hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển hội. Vì thế hiệu quả kinh tế và hiệu quả hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải hiểu trên quan điểm kinh tế-xã hội. Qua nội dung đã trình bày trên ta có thể kết luận rằng: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu. Tùy vào mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn… Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng vốn bỏ ra [1]. Article VII. 2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quảhiệu quả sản xuất: - Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được hộ nông dân sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đây là chỉ tiêu tổng hợp nói lên quy mô, cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ. GO = Qi*Pi Trong đó : Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i Pi: Đơn giá sản phẩm thứ i - Giá trị gia tăng (VA): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt động trồng sắn. VA = GO – IC Trong đó: VA: Là giá trị gia tăng GO: Là tổng giá trị sản xuất IC: Là chi phí trung gian 5 - Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Là chỉ tiêu phản ánh về lượng số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đơn vị chi phí trung gian đầu tư sản xuất. - Giá trị gia tăng tính chi một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Là chỉ tiêu phản ánh về lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để đầu tư cho sắn thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được. - Giá trị gia tăng/lao động (VA/LĐ): Là chỉ tiêu phản ánh thu nhập tăng thêm cho một lao động. Article VIII. 2.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế song điều quan trọng là chúng ta cần xác định chính xác kết quả thu được và chi phí phải bỏ ra cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà chúng ta xác định kết quả thu được sao cho phù hợp. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu hội là chủ yếu thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản xuất (GO), nhưng với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê mướn nhân công thì kết quả thu được cần quan tâm lại là lợi nhuận, còn đối với các nông hộ kết quả được quan tâm là thu nhập hoặc thu nhập hỗn hợp. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, tư liệu sản xuất, lao động, tiền vốn, trình độ và công nghệ. Tuỳ theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toán toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí. Thông thường chi phí bỏ ra được tính là tổng chi phí, tổng chi phí trung gian. Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng giữa kết quả và chi phí sản xuất. Ta có công thức: H = Q/C Trong đó: H: hiệu quả kinh tế Q: kết quả thu được C: chi phí bỏ ra 6 (a) Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này cho phép chúng ta so sánh hiệu quảcác quy mô khác nhau. Article IX. 2.2. Cơ sở thực tiễn. Article X. 2.2.1. Vị trí kinh tế của cây sắn Article XI. 2.2.1.1. Giá trị sử dụng Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn được dùng để chế biến tinh bột, sắn lát khô, bột sắn nghiền hoặc dùng để ăn tươi. Từ sắn củ tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công nghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền, gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm. Củ sắn cũng là nguồn nguyên liệu chính để làm thức ăn gia súc. Thân sắn dùng để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô, làm nấm, làm củi đun. Lá sắn non dùng làm rau xanh giàu đạm. Lá sắn dùng trực tiếp để nuôi tằm, nuôi cá. Bột lá sắn hoặc lá sắn ủ chua dùng để nuôi lợn, gà, trâu bò, dê,… Hiện tại, sản phẩm sắn ngày càng thông dụng trong buôn bán, trao đổi thương mại quốc tế (P.Silvestre, M.Arraudeau, 1991) 2.2.1.2. Lợi ích của trồng sắn: Sắn dễ trồng, hợp nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp, hợp khả năng kinh tế với nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao động, tận dụng đất để lấy ngắn nuôi dài. Cây sắn cũng có khả năng cạnh tranh cao vì sử dụng hiệu quả tiền vốn, đất đai, tận dụng tốt các loại đầt nghèo dinh dưỡng. Sắn đạt năng suất cao và lợi nhuận khá nếu biết dùng giống tốt và trồng đúng quy trình canh tác sắn bền vững. Sắn đựơc nông dân ưu tiên trồng vì: Có khả năng sử dụng tốt các đất đã kiệt: Cho năng suất cao và ổn định, chi phí đầu tư thấp và sử dụng ít nhân công, thời gian thu hoạch kéo dài nên thuận rải vụ. Nghề trồng sắn thích hợp với những hộ nông dân nghèo, ít vốn. Nhược điểm của nghề trồng sắn làm kiệt đất; Củ sắn nghèo đạm và vitamin, có độc tố HCN trong sắn củ tươi; Chế biến sắn gây ô nhiễm môi trường [2]. 7 Article XII. 2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam Article XIII. 2.2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới Sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới (www. TTTA. Food market, 2009). Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm. Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol). Năm 2008, Trung Quốc đã sản xuất một triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận với một số quốc gia lân cận để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ethanol. Tại Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn đã được xây dựng năm 2008. Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ năm 2010. Các nước như Lào, Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng đang nghiên cứu thử nghiệm cho sản xuất ethanol (TTTA. Outlook for 2009) [3] Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng gia tăng từ năm 1995 đến nay. Sản lượng sắn thế giới năm 2006/07 đạt 226,34 triệu tấn củ tươi so với 2005/06 là 211,26 triệu tấn và 1961 là 71,26 triệu tấn. Năm 2008, sản lượng sắn thế giới đạt 238,45 triệu tấn củ tươi so với 223,75 triệu tấn. Nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế giới là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Việt Nam đứng thứ mười trên thế giới về sản lượng sắn (7,71 triệu tấn). Nước có năng suất sắn cao nhất hiện nay là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,16 tấn/ha (FAO, 2008). 8 Trên thế giới, sắn được trồng bởi những hộ nông dân sản xuất nhỏ để làm lương thực- thực phẩm, thức ăn gia súc và để bán. Sắn chủ yếu trồng trên đất nghèo và dùng kỹ thuật canh tác truyền thống. Mức tiêu thụ sắn bình quân toàn thế giới khoảng 18 kg/người/năm. Sản lượng sắn của thế giới được tiêu dùng trong nước khoảng 85% (lương thực 58%, thức ăn gia súc 28%, chế biến công nghiệp 3%, hao hụt 11 %), còn lại 15% (gần 30 triệu tấn) được xuất khẩu dưới dạng sắn lát khô, sắn viên và tinh bột (CIAT, 1993). Nhu cầu sắn làm thức ăn gia súc trên toàn cầu đang giữ mức độ ổn định trong năm 2006 (FAO, 2007). Sắn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lương thực ở châu Phi, bình quân khoảng 96 kg/người/năm. Zaire là nước sử dụng sắn nhiếu nhất với 391 kg/người/năm (hoặc 1123 calori/ngày). Nhu cầu sắn làm lương thực chủ yếu tại vùng Saharan châu Phi cả hai dạng củ tươi và sản phẩm chế biến ước tính khoảng 115 triệu tấn, tăng hơn năm 2005 khoảng 1 triệu tấn. Buôn bán sắn trên thế giới năm 2006 ước đạt 6,9 triệu tấn sản phẩm, tăng 11% so với năm 2005 (6,2 triệu tấn), giảm 14,8% so với năm 2004 (8,1 triệu tấn). Trong đó tinh bột sắn (starch) và bột sắn (flour) chiếm 3,5 triệu tấn, sắn lát (chips) và sắn viên (pellets) 3,4 triệu tấn. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới để làm cồn sinh học (bio ethanol), tinh bột biến tính (modify starch), thức ăn gia súc và dùng trong công nghiệp thực phẩm dược liệu. Địa điểm chính tại tỉnh Quảng Tây. Năm 2005, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,03 triệu tấn tinh bột, bột sắn và 3,03 triệu tấn sắn lát, sắn viên. Năm 2006, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,15 triệu tấn tinh bột, bột sắn và 3,40 triệu tấn sắn lát và sắn viên. Thái Lan chiếm trên 85% lượng xuất khẩu sắn toàn cầu, kế đến là Indonesia và Việt Nam. Thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cộng đồng châu Âu với tỷ trọng xuất khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn, 25% là sắn lát và sắn viên (TTTA, 2006; FAO, 2007). Năm 2006 được coi là năm có giá sắn cao đối với cả bột, tinh bột và sắn lát. Việc xuất khẩu sắn làm thức ăn gia súc sang các nước cộng đồng 9 châu Âu hiện đã giảm sút nhưng giá sắn năm 2006 vẫn được duy trì ở mức cao do có thị trường lớn tại Trung Quốc và Nhật Bản (FAO, 2007) Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới (IFPRI), đã tính toán nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn đến năm 2020. Năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước đã phát triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắncác nước đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%. Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4%. Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1993-2020, ước tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3%, so với châu Phi là 2,44% và châu Á là 0,84 - 0,96%. Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước châu Á, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và ngô và tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía. Chiều hướng sản xuất sắn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh cây trồng. Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng cách áp dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiến bộ [2]. 10 [...]... vốn sử dụng trong sản xuất sắn 3.2.3.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn của các nhóm hộ - Quy mô sản xuất sắn của các nhóm hộ - Tình hình tiêu thụ sắn của các nông hộ - Tình hình đầu tư sản xuất của các nhóm hộ khảo sát - Kết quả hiệu quả sản xuất sắn của các nông hộ được khảo sát 18 3.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hiệu quả sản xuất 3.2.4.1 Giống 3.2.4.2 Quy mô sản xuất 3.2.4.3 Khí hậu... nhập của nông hộ sau khi lấy tổng thu (giá trị sản xuất) trừ đi chi phí vật chất, trừ tiền công thuê ngoài và trừ chi phí khác Như vậy tổng phần thu nhập của nông hộ bao gồm tiền công lao động của nông hộ và phần lãi của nông hộ Thu nhập của nông hộ là kết quả cuối cùng vừa phản ánh kết quả sản xuất vừa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của nông hộ Để biết được tình hình thu nhập của nhóm hộ sản xuất sắn. .. Article XXV 3.2.2.1 Tình hình sản xuất sắn trên địa bàn Thọ Sơn Article XXVI 3.2.2.2 Đặc điểm kinh tế hội của hộ trồng sắn - Nhân khẩu và lao động - Tình hình sử dụng đất trồng trọt - Thông tin về hoạt động tạo thu nhập của hộ Article XXVII 3.2.3 Hiệu quả sản xuất sắn của các hộ khảo sát Article XXVIII 3.2.3.1 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ trồng sắn Article XXIX Article XXX... LII 4.3.3.1 Qui mô sản xuất của các nhóm hộ khảo sát Hiệu quả của sản xuất là điều được quan tâm đầu tiên của người sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất sắn nói riêng, ngoài việc mở rộng quy mô diện tích canh tác cần phải biết tìm mọi cách nâng cao năng suất và sản lượng nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất Kết quả sản xuất sắn được thể hiện như... đồng /hộ Qua đó ta thấy nguồn vốn cho các nhóm hộ đầu tư sản xuất sắn rất dồi dào, chỉ có nhóm hộ nghèo thấp hơn so với nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình Như vậy điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất sắn của các nhóm hộ, nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sắn của các nhóm hộ sẽ cao hơn Article LI 4.3.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn của các nhóm hộ Article LII 4.3.3.1 Qui mô sản. .. thêm nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành với công suất 50 tấn tinh bột sắn/ ngày Năm 2003, toàn tỉnh đã xuất khẩu được 63.808 tấn tinh bột sắn Nghệ An đang triển khai hai dự án sản xuất và chế biến tinh bột sắn tại Thanh Chương và Yên Thành [8] Article XVI 2.2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn huyện Anh Sơn Anh Sơn huyện miền núi, sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính Trước đây người dân... trạng sản xuất Sắn của Thọ Sơn Article XLIII 4.2.1 Tình hình sản xuất sắn trên địa bàn Thọ sơn Bảng 5: Tình hình sản xuất sắn trên địa bàn Thọ Sơn qua 3 năm 2008 -2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 +/% +/% Diện tích Ha 90,30 145,20 270,35 + 60,80 + 86,20 Năng suất Tấn/ha 30,30 33,30 24,50 + 9,90 26,43 Sản lượng Tấn 2736,09 4835,20 6082,88 + 76,72 25,80 Giá trị sản xuất Trđ... Sơn, Anh Sơn, Nghệ An Article XX 3.2 Nội dung Article XXI 3.2.1.Thông tin chung về Thọ sơn huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An Article XXII 3.2.1.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý, địa hình + Khí hậu thời tiết Article XXIII 3.2.1.2 Điều kiện kinh tế hội - Tình hình dân số và lao động - Tình hình sử dụng đất đai Article XXIV 3.2.2 Thực trạng sản xuất sắn của Thọ Sơn Article... 45 hộ gia đình sản xuất sắn trong Thọ Sơn huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An theo tiêu chí 15 hộ khá, 15 hộ trung bình và 15 hộ nghèo Chọn mẫu ngẫu nhiên theo tiêu chí không lặp lại theo danh sách mà trưởng thôn cho: 15 hộ khá, 15 hộ trung bình, 15 hộ nghèo Article XXXIII 3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo về tình hình phát triển kinh tế hội của các. .. động nông nghiệp Lao động 1590 + Lao động phi nông nghiệp Lao động 175 - Hộ nông nghiệp Hộ 700 + Hộ trồng Sắn Hộ 603 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 45 - Tỷ lệ hộ nghèo % 28,6 (Nguồn: Báo cáo của Thọ Sơn) Qua bảng số liệu ta thấy: Thọ Sơn với tổng số nhân khẩu là 3.711 người với 745 hộ dân, trong đó có 213 hộ trung bình và khá, chiếm 72,4 % trong tổng số hộ trên địa bàn Trong những năm trước tỷ lệ hộ . Hiệu quả sản xuất sắn của các nông hộ trên địa bàn xã Thọ Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An Section III.1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình sản xuất sắn trên địa bàn xã Thọ Sơn huyện. huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất sắn của các nông hộ trên địa bàn xã Thọ Sơn. Article IV. - Đánh giá những tiềm năng, hạn chế trong việc phát triển sản xuất sắn trên. tượng nghiên cứu là các hộ tham gia trồng sắn ở xã Thọ Sơn, Anh Sơn, Nghệ An. Article XX. 3.2. Nội dung Article XXI. 3.2.1.Thông tin chung về xã Thọ sơn huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An Article XXII.

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Article I. PHẦN 1

  • Article II. MỞ ĐẦU

    • Section II.2 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    • Article III. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả sản xuất sắn của các nông hộ trên địa bàn xã Thọ Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”

      • Section III.1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu

      • Article IV. - Đánh giá những tiềm năng, hạn chế trong việc phát triển sản xuất sắn trên địa bàn xã Thọ Sơn.

      • Article V. PHẦN 2

      • Article VI. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

        • Section VI.1 2.1. Cơ sở lý luận

          • (a) 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế

          • Article VII. 2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất:

          • Article VIII. 2.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

            • (a) Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này cho phép chúng ta so sánh hiệu quả ở các quy mô khác nhau.

            • Article IX. 2.2. Cơ sở thực tiễn.

            • Article X. 2.2.1. Vị trí kinh tế của cây sắn    

            • Article XI. 2.2.1.1. Giá trị sử dụng

            • Article XII. 2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam

            • Article XIII. 2.2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới

            • Article XIV. 2.2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam

            • Article XV. 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thị sắn tỉnh Nghệ An

            • Article XVI. 2.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn huyện Anh Sơn

            • Article XVII. PHẦN 3

            • Article XVIII. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • Article XIX. 3.1. Đối tượng

              • Section XIX.1 Đối tượng nghiên cứu là các hộ tham gia trồng sắn ở xã Thọ Sơn, Anh Sơn, Nghệ An.

              • Article XX. 3.2. Nội dung

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan