đánh giá dự án cứu trợ tiền mặt do irish aid tài trợ tại hà tĩnh - nghiên cứu trường hợp tại xã đức hương, huyện vũ quang

55 698 0
đánh giá dự án cứu trợ tiền mặt do irish aid tài trợ tại hà tĩnh - nghiên cứu trường hợp tại xã đức hương, huyện vũ quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai. Chỉ tính 11 năm gần đây (1995-2006), các loại thiên tai như: bão, lũ, lốc, đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản: làm chết và mất tích 9.416 người, bị thương 7.622 người; làm đổ, trôi, ngập, hư hỏng khoảng 7.966 tỷ ngôi nhà. Thiệt hại vật chất ước tính 61.479 tỷ đồng [1]. Trong những năm qua, khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai xảy ra với tần suất càng ngày càng nhiều và mạnh trên khắp cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, hội, tác động xấu đến môi trường của đất nước, đời sống người dân, nhất là người nghèo. Hiểu được những khó khăn của người dân vùng lũ, hàng triệu trái tim với lòng nhân ái cùng hướng về đồng bào vùng thiên tai, các cá nhân, tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước đã tích cực thực hiện các hoạt động cứu trợ sau lũ. Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động cứu trợ bằng hiện vật vẫn là chủ yếu. Cứu trợ bằng hiện vật đã giúp người dân giải quyết những khó khăn trước mắt, nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều bất cập lien quan đến hoạt động cứu trợ này. Nhiều khi hàng cứu trợ không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Cái người dân cần thì không có, cái được hỗ trợ có khi người dân không cần. Ngoài việc tốn nhiều chi phí cho vận chuyển, bốc vác và trao hàng cứu trợ, cán bộ địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức cấp phát do sự khác nhau và đa dạng về chất lượng, mẫu mã, chủng loại hàng hoá, Hơn nữa, do công tác tổ chức cứu trợ không tốt nên đôi khi bên cho đã đưa cả những hàng không thể dùng được đến vùng thiên tai, do vậy đã làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của hoạt động cứu trợ. Xuất phát từ thực tế đó, Cơ quan hợp tác Phát triển quốc tế - Irish Aid, Đại sứ quán Ireland đã thử nghiệm chương trình cứu trợ bằng tiền mặt cho người dân bị thiệt hại nặng nề trong đợt lũ kép lịch sử hồi đầu tháng 10 năm 2010 tại ba tỉnh: Tĩnh, Quảng Trị, thông qua dự án “Cứu trợ bằng tiền mặt 1 không điều kiện cho người dân vũng lũ”. Mục đích của dự án là: Cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt cho người dân; Kết hợp triển khai nghiên cứu về “Phương thức cứu trợ hiệu quả nhất sau thiên tai” nhằm kiến nghị với Nhà nước và chính quyền các cấp để tổ chức thực hiện tốt hoạt động này mỗi khi có thiên tai xảy ra. Do vậy việc đánh giá dự án này là cần thiết để hiểu rõ hơn thực tế của hoạt động cứu trợ và thu thập ý kiến của người dân nhằm góp phần hình thành cơ sở thực tiễn giúp các nhà hoạch định chính sách, các cá nhân và tổ chức nhân đạo có định hướng cho các hoạt động cứu trợ hiệu quả hơn trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã tiến hành đề tài “Đánh giá dự án cứu trợ tiền mặt do Irish Aid tài trợ tại Tĩnh - nghiên cứu trường hợp tại Đức Hương, huyện Quang” - một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề trong đợt lũ kép đầu tháng 10 năm 2010 và đã được tiếp nhận dự án do Irish Aid tài trợ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thiệt hại của người dân trong đợt lũ kép lịch sử đầu tháng 10 năm 2010. - Đánh giá tính thích hợp, hiệu quả và tác động ban đầu của dự án cứu trợ bằng tiền mặt không điều kiện của Irish Aid. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Những thiệt hại của người dân trong đợt lũ kép lịch sử đầu tháng 10 năm 2010 là như thế nào? - Dự án cứu trợ bằng tiền mặt có phù hợp với nhu cầu của người dân và điều kiện địa phương không? - Hiệu quả và tác động của DA như thế nào? 1.4. Giả thuyết nghiên cứu Chương trình cứu trợ bằng tiền mặt không điều kiện sau lũ là phù hợp với nhu cầu của người dân và điều kiện của địa phương. PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những khái niệm cơ bản về an sinh hội Khái niệm an sinh hội (ASXH) là một thuật ngữ được dịch ra từ cụm từ social security (tiếng Anh) hoặc từ sécurites sociale (tiếng Pháp). Đây là thuật ngữ xuất hiện trong một đạo luật của Mỹ năm 1935. Trong đạo luật này ASXH được hiểu là sự bảo đảm nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị cá nhân, đồng thời tạo lập cho mỗi con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển tài năng đến tột độ [9]. Thuật ngữ ASXH cũng được Tổ chức lao động quốc tế ILO ghi nhận: “an sinh hội là sự bảo vệ của hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và hội do bị ngừng hoặc bị giảm về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” [9]. Vậy ASXH là sự bảo vệ của hội đối với các thành viên của mình, trước hết và chủ yếu là những trường hợp bị giảm sút thu nhập đáng kể do gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, nghỉ thai sản, về già cũng như các trường hợp bị thiên tai, địch họa. Đồng thời, hội cũng ưu đãi những thành viên của mình đã có những hành động xả thân vì nước, vì dân, có những cống hiến đặc biệt cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam [9]. Ở Việt Nam hiện nay cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề an sinh hội và các bộ phận cấu thành. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hiện tại, ASXH ở Việt Nam là một vấn đề nghiên cứu tương đối mới mẻ được cấu thành gồm ba bộ phận chính là: Bảo hiểm hội, cứu trợ hội và ưu đãi hội. Song, trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến vấn đề cứu trợ hội. 2.1.2. Cứu trợ hội Có thể nói, cứu trợ hội là một hoạt động mang tính chất từ thiện, tương thân tương ái giúp đỡ nhau của con người trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Không phải lúc nào trong cuộc sống con người cũng gặp được 3 những điều kiện thuận lợi, những cơ may như mong muốn mà có những lúc họ phải đối mặt với rủi ro, bất hạnh, hiểm nguy và những bất trắc trong cuộc sống. Do đó, con người phải nương tựa vào nhau thông qua các hình thức trợ giúp phong phú. Có thể là trợ giúp trên cơ sở thông cảm, chia sẻ, có thể là sự trợ giúp bằng tiền hoặc hiện vật, có thể là sự phát chẩn cứu đói, có thể thông qua các hiệp hội [9]. Cứu trợ hội là khái niệm dùng để chỉ mọi hình thức và biện pháp giúp đỡ của nhà nước và hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên của hội trong những trường hợp bị bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình…giúp họ bảo đảm và ổn định cuộc sống hoà nhập vào cộng đồng [3]. Trong đó có: Cứu trợ hội thường xuyên và cứu trợ hội khẩn cấp. 2.1.3. Cứu trợ hội khẩn cấp, cứu trợ bằng tiền mặt sau lũ 2.1.3.1. Khái niệm Cứu trợ hội khẩn cấp là sự giúp đỡ, hỗ trợ về mặt vật chất, tinh thần cho những người gặp rủi ro do thiên tai và những lý do bất khả kháng nhằm giúp đỡ họ vượt qua hoàn cảnh hiểm nghèo, khắc phục hậu quả rủi ro để ổn định cuộc sống [9]. Theo như định nghĩa này, cứu trợ hội bằng tiền mặt là việc trợ cấp thường xuyên và khả đoán - thường dưới dạng tiền mặt – cho các gia đình hoặc cá nhân yếu thế. Việc cứu trợ bằng tiền mặt sau lũ lụt cho người dân là cứu trợ khẩn cấp. 2.1.3.2. Các loại hình thức cứu trợ bằng tiền mặt Các loại hình thức khác nhau của hỗ trợ bằng tiền mặt có thể được thông qua nhằm ứng phó với các thảm họa, xung đột và các tình huống khẩn cấp. một số hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt có thể là: - Hỗ trợ tiền mặt không điều kiện: có nghĩa là tiền mặt được cấp phát mà không có điều kiện nào kèm theo, người được nhận có thể chi tiêu vào việc gì là tùy ý. - Hỗ trợ tiền mặt có điều kiện là được cấp phát theo điều kiện mà người nhận phải tuân thủ. - Hỗ trợ tiền mặt phổ cập hay tập trung vào một nhóm đối tượng. 4 - Các hình thức khác của chương trình hỗ trợ bằng tiền mặt, như tín dụng và trả tiền cho việc làm, [4] 2.1.4. Khái niệm về đánh giáđánh giá dự án có sự tham gia Đánh giá là hoạt động rất quan trọng trong chu trình dự án. Đánh giá là xem xét một cách có hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức độ thành công và những tác động (về kinh tế, hội, môi trường, ) của dự án so với mục tiêu. Mục đích của đánh giá là nhằm tìm ra nguyên nhân tại sao dự án lại đạt hay không đạt được mục tiêu và các kết quả đề ra. Hoạt động đánh giá thực chất là trả lời các câu hỏi: Dự án đã và chưa làm được những gì? Tại sao làm được và chưa làm được? Những gì cần phải điều chỉnh hoặc tiếp tục thực hiện trong thời gian tới? [7] Đánh giá dự án có sự tham gia là hoạt động đánh giá mà trong đó đề cập đến sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong quá trình thực hiện dự án [7,186]. 2.1.5. Nội dung đánh giá dự án 2.1.5.1. Đánh giá tính thích hợp Đánh giá tính thích hợp là xem xét dự án có ý nghĩa và có phù hợp nhu cầu của các bên tham gia cũng như điều kiện cụ thể của địa phương không. Một dự án được coi là thích hợp khi: Dự án đáp ứng được nhu cầu người hưởng lợi. Dự án phù hợp với mục tiêu của nhà đầu tư. Dự án phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển của địa phương, của vùng và cao hơn là của nhà nước. Dự án phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - hội của địa phương [7,197]. Tóm lại, dự án được coi là thích hợp nếu như các mục tiêu và hoạt động của dự án phù hợp với các vấn đề nêu trên. 2.1.5.2. Đánh giá kết quả Đánh giá kết quả là xem xét dự án có đạt được các kết quả như mong muốn không. Các kết quả đạt được của dự án thể hiện qua chỉ tiêu sau: Mục tiêu trước mắt của dự án có đạt được như mong muốn không, mức độ đóng góp của đầu ra đối với mục tiêu trước mắt, ảnh hưởng của những giả định đối với mục tiêu của dự án [7,198]. 5 2.1.5.3. Đánh giá hiệu quả Đánh giá hiệu quả là xem xét việc sử dụng các nguồn lực đầu vào để tạo nên các đầu ra của dự án có hiệu quả không. Các kết quả đạt được của dự án có tương xứng với mức đầu tư không. Việc đánh giá hiệu quả của dự án cần chú ý đến các nội dung sau: Các đầu vào có được sử dụng triệt để không, các đầu vào có được phân bố và sử dụng theo đúng thời gian không, chất lượng và số lượng của các đầu vào có đúng yêu cầu không, dự án đã có những hiệu quả gì về kinh tế, hội, và môi trường [7,198]. 2.1.5.4. Đánh giá tác động Đánh giá tác động là xem xét dự án đã tạo được những tác động gì? Cả tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài, tới các đối tượng hưởng lợi của dự án trên các phương diện khác nhau, kinh tế, văn hóa, hội, môi trường, Cần xem xét trên 3 khía cạnh chính là: Dự án đã tác động đến ai? Dự án đã tác động đến cái gì? Dự án đã tác động như thế nào? Tức là, đối tượng tác động, các khía cạnh tác động, mức độ tác động [7,199]. 2.1.5.5. Đánh giá tính bền vững Đánh giá tính bền vững là xem xét các kết quả của dự án có thể bền vững sau khi dự án kết thúc không và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của dự án. Khi đánh giá tính bền vững, căn cứ để xem xét không chỉ là các mục tiêu (cụ thể và tổng thể) của dự án mà còn phải xem xét tính bền vững trên tất cả các thành phần khác của dự án (đầu vào, hoạt động, đầu ra/ kết quả) [7,199]. 2.1.6. Các phương pháp đánh giá Để đánh giá dự án, người ta thường so sánh để xem xét sự biến đổi các yếu tố kính tế, hội, môi trường do dự án mang lại. Theo PGS.TS Hoàng Mạnh Quân có 4 phương pháp chính để đánh giá các dự án phát triển nông thôn như sau: 2.1.6.1. So sánh giữa thực tế đạt được với kế hoạch của dự án 6 Đây là phương pháp rất thông dụng, được dùng chủ yếu để đánh giá kết quả đạt được của dự án. Khi so sánh, cần xem xét trong bối cảnh cụ thể. Các chỉ tiêu dùng so sánh phải đồng nhất giữa thực tế và kế hoạch của dự án 2.1.6.2. So sánh lợi ích và chi phí Đây là phương pháp rất cơ bản, thường được sử dụng để đánh giá tác động của dự án. Chi phí là những gì mà cá nhân hay hội bị mất đi hay phải chi tốn khi tiến hành dự án. Khi xem xét chi phí, cần phải chú ý đến cả 3 loại chi phí, đó là chi phí ban đầu, chi phí duy trì và chi phí hoạt động. Ngoài ra còn có các chi phí phát sinh do tác động xấu của dự án tới môi trường sinh thái và hội cần phải tính đến. Lợi ích của dự án là những gì mà cá nhân hay hội được lợi khi tiến hành dự án. Trong đó có lợi ích về kinh tế, về hội và môi trường. 2.1.6.3. So sánh trước và sau khi có dự án Đây là phương pháp so sánh cơ bản trong khi đánh giá, thực chất là xem xét những lợi ích mà dự án đã tạo ra sau khi thực hiện so với trước khi có dự án. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng khi dự ánđủ số liệu cơ bản ban đầu trước khi thực hiện ở tất cả các cấp (hộ, cấp cộng đồng và cấp vùng). 2.1.6.4. So sánh vùng có dự án và vùng không có dự án Phương pháp này thường được dùng để đánh giá những dự án có quy mô nhỏ, được thực hiện trên phạm vi một thôn hay một xã, vì kết quả sẽ chính xác hơn là so sánh trên một phạm vi rộng. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình mưa lũ và thiệt hại tại Tĩnh trong đợt lũ kép 2010 Trận lũ chồng lũ từ cuối tháng 9/2010 đến ngày 19/10/2010, gây hậu quả hết sức nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản nhân dân và tình hình phát triển kinh tế - hội của tỉnh tĩnh, theo báo cáo của UBND tỉnh Tĩnh cụ thể như sau: Mưa lớn làm cho mực nước trên các sông đều vượt trên báo động 3, gây ngập lụt 182/262 ( gần 70% tổng số trên toàn tỉnh ); Đặc biệt có 105 bị ngập sâu 2 đến 3m, cá biệt ở Hương Khê, Quang có nơi ngập sâu 4-5m. Mưa lớn trên lưu vực hồ chứa nước Kẻ Gỗ và Sông Rác làm cho mực nước trong hồ tăng nhanh đột biến, phải tràn với lưu lượng đảm bảo an toàn hồ 7 chứa cùng với ngập úng ở nội đồng trên vùng hạ du các hồ chứa nước gồm các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc và thành phố Tĩnh bị ngập sâu trên diện rộng từ 5-7 ngày [10]. Lũ lụt đã gây thiệt hại hết sức nặng nề cho nhân dân Tĩnh, làm 30 người chết, 1 người mất tích, 175 người bị thương; 396 nhà bị sập đổ, cuốn trôi; 5754 nhà bị tóc mái, xiêu vẹo; 151.033 nhà bị ngập sâu trong nước lũ. Sản xuất nông nghiệp thiệt hại nghiêm trọng, hư hỏng hoàn toàn trên 23.000 ha, 907 con Trâu Bò, Hươu; 36.758 con Lợn; 928.751 con Gia Cầm. Bị sạt lở 2.489.000 m 3 đường giao thông; 1809 cầu, cống; 397.000 m 3 công trình đê điều, kênh mương, hồ đập bị sạt lở; 97 trạm bơm; 297 điểm trụ sở; 508 điểm công trình văn hóa bị ngập; 2.625 cột điện bị đổ, 265 km đường dây điện bị đứt; 98 trạm bơm biến áp bị hỏng; 166 điểm bệnh viện trạm xá; 476 điểm trường học bị ngập; 8.870 bộ sách vở bị ướt, 5.934 bộ bàn ghế bị hỏng. Ước tính tổng thiệt hại toàn tỉnh là 6.373.826 triệu đồng [10]. 2.2.2. Các hoạt động cứu trợ bằng tiền mặt sau thiên tai ở Việt Nam Hoạt động cứu trợ bằng tiền mặt sau thiên tai của Việt Nam trong những năm gần đây mới được chú ý và hầu hết các chương trình được thực hiện bởi sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài đang mang tính chất thử nghiệm. Ngày 29/09/2009, cơn bão Ketsana tấn công vào miền Trung nước ta, quét qua 12 tỉnh bao gồm: Bình Định, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Cơn bão đã gây ra thiệt hại to lớn về người và của trên diện rộng làm gần 200.000 người mất nhà cửa và cướp đi sinh mạng của 163 người cùng với nhiều thiệt hại về kinh tế hội. Với hai tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đây là cơn bão tồi tệ nhất trong 45 năm qua tại việt nam (tính đến thời điểm năm 2009) [16]. Để giúp cho người dân các vùng lũ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và hồi phục lại sản xuất một cách nhanh chóng, ý tưởng chuyển giao tiền mặt trong cứu trợ đã được thực hiện, trong đó có các dự án đi đầu trong việc thử nghiệm hình thức cứu trợ này bao gồm một số dự án sau: 8 Dự án cứu trợ bằng tiền mặt không điều kiện do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ phối hợp với Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ tài trợ và được thực hiện bởi Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã cứu trợ cho 4 tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất là Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, với 8500 hộ gia đình được hỗ trợ. Các hộ gia đình đã được lựa chọn bởi tiêu chí rằng họ là những gia đình bị ảnh hưởng nhiều bởi cơn bão Ketsana năm 2009, những gia đình được ưu tiên khi họ thuộc vào những hộ có các điều kiện dễ bị tổn thương nhất. Số tiền cứu được chia làm 3 mức sau: Gia đình có 1 thành viên được 300 ngàn đồng; 2 thành viên được 600 ngàn đồng; lớn hơn hoặc bằng 3 thành viên được nhận 1 triệu đồng. Tại Quảng Ngãi đã giảm thành 2 mức là: Hộ gia đình 1 đến 3 thành viên được nhận 500 ngàn đồng, từ 4 thành viên trở lên được nhận 1 triệu đồng [16]. Kết quả dự án chuyển tiền vô điều kiện này đã giúp cho những người nghèo nhất và có điều kiện dễ tổn thương ở các tỉnh mà họ thực hiện có thể mua được các thực phẩm cơ bản và các nhu cầu cấp thiết khác trong bối cảnh sau thiên tai. Tuy nhiên, ngoài những thành công mà dự án mang lại, thì dự án đang còn những điểm yếu như: Việc đánh giá thì trường tại các địa phương chưa được tiến hành chặt chẽ, đang còn dùng giả định để đánh gái thị trường; Việc đào tạo và tập huấn cho cán bộ thôn trước khi tiến hành chọn hộ hưởng lợi chưa được chú trọng; Theo nhận định của người dân thì thời gian cấp phát hơi muộn một chút; Thứ hai là dự án cứu trợ bằng tiền mặt có điều kiện do tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the children) tại Việt Nam thực hiện với sự tài trợ của tổ chức Viện trợ Nhân đạo của Ủy Ban Châu Âu (ECHO) và Cơ quan hợp tác Phát triển quốc tế - Irish Aid, cộng hòa Ai-Len nhằm giúp đỡ đồng bào hai tỉnh Quảng Trị và Phú Yên để phục hồi sinh kế và xây dựng lại nhà ở. Với tiêu chí chọn hộ như: Hộ gia đình bị thiệt hại nặng nề như nhà bị hư hỏng từ 50% trở lên theo đánh giá của xã; Là hộ nghèo có giấy chứng nhận của chính quyền; Hộ bị mất tài sản lớn như trâu bò, tàu thuyền; Các hộ gia đình chưa nhận được hỗ trợ đáng kể từ các tổ chức khác; Ưu tiên những gia đình dễ bị tổn thương như phụ nữ có thai, cho con bú, phụ nữ là chủ hộ, có trẻ em dưới 5 tuổi, có người già, có người khuyết tật. Mức hỗ trợ cho gói hồi phục sinh kế là 9 1 triệu đồng/hộ, mức cho sửa chữa nhà ở là 6.400.000 đồng/hộ [14]. Đối với dự án do tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam thực hiện đã có đóng góp vào một mức độ nào đó để người dân xây dựng lại đời sống, mặc dự án chuyển tiền tổng thể là có điều kiện nhưng trong gói cứu trợ sinh kế là không điều kiện vì vậy người dân đã mua được những gì họ cho là cần thiết với họ. Việc cấp tiền để sửa chữa nhà ở đã góp phần tích cực giải quyết một phần gánh nặng cùng người dân và nhà nước. Nhưng bên cạnh những thành công đó thì dự án cũng còn gặp phải nhiều điểm yếu như: Tiêu chí chọn hộ chưa linh động theo vùng; Việc cấp tiền với điều kiện sửa nhà, người dân phải mua vật liệu tại nơi đã được định trước không phải hộ nào cũng thuận tiện để đi mua được và dễ xảy ra sự hợp đồng giữa cán bộ với nhà cung cấp vật liệu xây dựng để rút bớt tiền cứu trợ, Từ 2 dự án đã được thực hiện có thể thấy rằng, hoạt động cứu trợ tiền mặt đã nhận được sự đánh giá cao từ người dân và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, các dự án theo sự đánh giá của cơ quan thực hiện rằng vẫn còn những nhược điểm cần phải sửa chữa và thay đổi do đây là những lần đầu của việc thử nghiệm các chương trình cứu trợ bằng tiền mặt tại Việt Nam. 10 [...]... trình cứu trợ bằng tiền mặt - Kế hoạch sử dụng tiền của hộ - Thực tế sử dụng tiền của hộ - Kết quả của việc sử dụng tiền của hộ - Tính thích hợp của dự án - Các tác động ban đầu của dự án 3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hộ hưởng lợi từ dự án cứu trợ tiền mặt của Irish- Aid Đức Hương, bao gồm: Các hộ nghèo và cận nghèo bị thiệt hại do đợt... Phạm vi nghiên cứu Dự án cứu trợ tiền mặt của Irish- Aid được thực hiện tại 7 của 2 huyện: Quang và Hương Khê Trong đó, Đức Hương được chọn làm điểm nghiên cứu, đây là một nông nghiệp còn nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt năm 2010 và được các chương trình cứu trợ của các tổ chức nhân đạo ủng hộ, trong đódự án cứu trợ tiền mặt của Irish- Aid Do vậy Đức Hương là có những... của dự án cứu trợ bằng tiền mặt của dự án do Irish- Aid tài trợ 4.5.1 Tình hình sử dụng tiền cứu trợ của hộ 4.5.1.1 Kế hoạch sử dụng tiền của hộ trước khi nhận tiền từ dự án Dự án cứu trợ tiền mặt không điều kiện đã được các hộ đánh giá rất cao, bởi nó đã đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của hộ Cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt cho người dân vùng lũ đã được hộ sử dụng đúng với yêu cầu và mục tiêu của dự. .. sách và thu nhận ý kiến Xây dựng phương án phát tiền Tổ chức phát tiền Đánh giá hiệu quả sử dụng Viết báo cáo Sơ đồ 1: các bước trong tiến trình cứu trợ của dự án 4.4 Đánh giá sự thích hợp của dự án cứu trợ bằng tiền mặt do Irish- Aid tài trợ 4.4.1 Sự phù hợp của mô hình cứu trợ bằng tiền mặt 4.4.1.1 Đáp ứng nhu cầu của các hộ hưởng lợi Thực tế hiện đang có nhiều hình thức cứu trợ cho người dân vùng thiên... PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu 3.1.1 Thiệt hại của người dân do lụt kép năm 2010 - Thiệt hại trên phạm vi toàn do đợt lũ lụt kép cuối năm 2010 - Thiệt hại của hộ do lũ lụt kép cuối năm 2010 3.1.2 Tình hình thực hiện dự án cứu trợ của Irish Aid - Khái quát về dự án cứu trợ của Irish Aid - Tính hợp lý và khả thi trong tiến trình thực hiện dự án 3.1.3 Kết quả dự án cứu trợ của Irish Aid - Thực... như lần cứu trợ này (tức cứu trợ của dự án do Irish Aid tài trợ) , họ không cần phải ngóng tin các chuyến hàng cứu trợ về rồi chen lấn để lấy hàng cứu trợ nữa Các cán bộ lãnh đạo thôn cũng đã có một nhận xét tương tự và họ cho rằng cách thức tổ chức đã không mất nhiều thời gian và đảm bảo trât tự hơn so với những lần cấp cứu trợ trước 4.4.3 Thời gian phát tiền của dự án do Irish- Aid tài trợ Nhận... hình cơ bản Đức Hương 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Đức Hương là thuộc diện miền núi của huyện Quang, cách huyện lỵ 10 km về phía Nam Ranh giới hành chính của như sau: - Phía Bắc giáp Tân Hương, huyện Đức Thọ - Phía Nam giáp Hương Minh và thị trấn Quang - Phía Đông giáp Hương Thọ - Phía Tây giáp Đức Bồng Đức Hương có con sông Ngàn Sâu chảy dọc ở giữa dài 10... là cứu trợ bằng hiện vật (cung cấp lương thực, thực phẩm, đồ dùng gia đình, cá nhân, ) và cứu trợ bằng tiền mặt hoặc hỗ trợ phiếu mua hàng (để đổi lấy hàng hóa) 24 Dự án của Irish- Aidcứu trợ tiền mặt không điều kiện, tức là người dân có quyền được sử dụng bất cứ việc gì họ muốn Đây là một hoạt động cứu trợ mới ở Việt Nam, vì vậy việc để chính người dân đánh giá mức độ cần thiết của dự án cấp tiền. .. hỗ trợ đồng bào vùng lũ 4.3 Khái quát quy trình dự án cứu trợ của Irish Aid Để giúp người dân một số tỉnh Bắc Miền Trung khắc phục hậu quả của 2 trận lũ kép lịch sử hồi đầu tháng 10 năm 2010, được sự tài trợ của cơ quan 23 hợp tác và phát triển Quốc tế - Irish Aid, cộng hòa Ai-Len Từ tháng 11/2010 đến tháng 1/2011, trung tâm phát triển nông thôn miền Trung (CRD) thực hiện dự án Cứu trợ bằng tiền mặt. .. phù hợp của mức cứu trợ phụ thuộc vào đánh giá của người dân trong việc sử dụng số tiền cứu trợ của DA để mua các mặt hàng cần thiết Biểu đồ 2 và bảng 16 (phụ lục 3) thể hiện nhận định của hộ về sự phù hợp mà mức tiền dự án cứu trợ có dễ dàng hay không đủ để hộ có thể mua các mặt hàng cần thiết 32 Đơn vị:% N=70 hộ Biểu đồ 2: Sự phù hợp về mức tiền cứu trợ của dựa án Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011 Kết quả . động cứu trợ hiệu quả hơn trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã tiến hành đề tài Đánh giá dự án cứu trợ tiền mặt do Irish Aid tài trợ tại Hà Tĩnh - nghiên cứu trường hợp tại xã Đức. thực hiện dự án cứu trợ của Irish Aid - Khái quát về dự án cứu trợ của Irish Aid - Tính hợp lý và khả thi trong tiến trình thực hiện dự án 3.1.3. Kết quả dự án cứu trợ của Irish Aid - Thực trạng. ra. 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu Dự án cứu trợ tiền mặt của Irish- Aid được thực hiện tại 7 xã của 2 huyện: Vũ Quang và Hương Khê. Trong đó, xã Đức Hương được chọn làm điểm nghiên cứu, đây là một xã nông nghiệp

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU

  • PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • PHẦN 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan