Bài báo cáo khao học Vài nét nhìn về tác phẩm Cái nhìn khắc khoải

12 1.5K 5
Bài báo cáo khao học Vài nét nhìn về tác phẩm Cái nhìn khắc khoải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.Vài nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm “ Cái nhìn khắc khoải”. 1.1. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, ở xã Tân Duyệt-Đầm Dơi-Cà Mau, là nhà văn trẻ có tài. Tuy số lượng tác phẩm chưa được gọi là sự nghiệp sáng tác đồ sộ nhưng đã cho ra đời những đứa con tinh thần được độc giả đó nhận một cách nồng hậu, với nhiều giải thưởng thật xứng đáng cho quá trình lao động của chị. Đa phần những tác phẩm của chị đều viết về người dân Nam Bộ, có thể nói Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của “ruộng đồng sông Cửu Long”. Chị miêu tả rất thực, rất chi tiết về người Nam Bộ, và không bỏ qua dù chỉ là một chi tiết nhỏ, đơn sơ, bình dị, điều này đã mang đến thành công cho sự nghiệp văn chương của chị. Từ nhỏ Nguyễn Ngọc Tư học rất giỏi từng là học sinh giỏi của trường chuyên Phan Ngọc Hiển-Cà Mau. Ngọc Tư là người sống giản dị, mộc mạc, sống chan hòa với mọi người. Cũng như nhận xét của giáo sư Trần Hữu Dũng “ Đó là một phụ nữ rất trẻ, dung dị, bình thường nhưng kiên cường và bản lĩnh” ( diễn đàn số 154, tháng 9-2005) và không muốn mọi người nghĩ mình là “một nhà văn nổi tiếng”. Nguyễn Ngọc Tư cũng tự nói “ngay cả chính tôi nhiều lúc cũng không biết vì sao mình có thể làm được như vậy. Đôi lúc cũng cảm thấy mệt mỏi, nhưng riết rồi quen!”. Hiện nay chị đang sống hạnh phúc cùng gia đình ở Cà Mau. 1.2.Tác phẩm Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thường gắn liền với cuộc sống của người dân Nam Bộ vùng sông nước. Các nhân vật trong tác phẩm của chị thường mang đặc điểm tính cách và hình ảnh của người dân vùng quê sông nước, nơi với những con người chân chất, bình dị, hiền lành, bộc trực mà thẳng thắng. Như hình ảnh của ông Hai trong tác phẩm “cái nhìn khắc khoải” như một người điển hình cho người nông dân lao động ở đây. Cái nhìn khắc khoải là một cái nhìn với một tâm trạng bồn chồn lo lắng không yên về một việc gì đó, đó là một cái nhìn kéo dài không dứt, dường như là sự chờ mong. Với nhan đề này Nguyễn Ngọc Tư lột tả toàn bộ về tính cách, lối sống của người Nam Bộ. Trong câu chuyện xoay quanh về nhân vật ông Hai làm nghề nuôi vịt chạy đồng, ông thường lùa vịt đi khắp nơi trên những cánh đồng đã thu 1 hoạch lúa. Khi lũ vịt đã ăn hết lúa mót còn sót lại trên đồng này thì ông lại lùa chúng sang cánh đồng khác. Trong bầy có con vịt Xiêm tên Cộc nó rất khôn, bầu bạn cùng ông và nó hiểu những gì ông nói, khi ông gọi “Cộc biểu! con Cộc chạy lại, vẫy nước và cọ đầu vào bắp đùi đen bóng của ông”. 2. Hình ảnh con người Nam Bộ qua “cái nhìn khắc khoải” của Nguyễn Ngọc Tư 2.1. Đời sống nghèo khó và đầy vất vả Nguyễn Ngọc Tư có lẽ nơi chị sinh ra và lớn lên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của chị. Vùng đất Nam Bộ cuối trời của tổ quốc, nơi của những con người chân chất bình dị, hiền lành, bộc trực mà thẳng thắng. Đặc điểm của Nam Bộ là sông ngòi chăn chịt và hình ảnh sông nước đã được Nguyễn Ngọc Tư đưa vào tác phẩm của mình thật nhẹ nhàng như chính dòng chảy của nó vậy, chứ không cuốn xiết dữ dội. Điều đó đã tô điểm thêm cho nếp sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Và có lẽ đặc điểm thiên nhiên nơi đây đã tạo nên những con người với lối sống hào phóng, chăm chỉ và hiếu khách ấy! Chính vì hiểu rõ về con người nơi đây mà Nguyễn Ngọc Tư đã có được những câu văn xuất sắc nhanh chóng đi vào lòng đọc giả. Chỉ với những việc bình dị mỗi ngày nhưng khi đi vào những câu chuyện của chị thật sinh động, gần gũi, với những từ ngữ lời văn đã làm cho câu chuyện của chị càng sóng động và thu hút người đọc. Đọc chuyện của chị người ta có thể hình dung được những sự việc đang diễn ra hằng ngày về hình ảnh của con người, vùng đất nơi chị sống. Hình ảnh ông Hai trong câu chuyện “cái nhìn khắc khoải” như một đại diện cho những con người vùng Cực Nam tổ quốc này. Hình ảnh đầu tiên mà Ngọc Tư miêu tả là “một người đàn ông trầm lặng và sâu sắc”. Nỗi buồn của ông hằng lên sóng mắt, một sự cô đơn trống vắng trong tâm hồn. Một người trầm tĩnh và ít nói cũng là đặc điểm của người Nam Bộ, họ điềm đạm mà khẳng khái. Có lẽ cuộc sống hằng ngày đã làm nên dáng vẻ của họ, ông Hai, cũng chính cuộc sống hằng ngày đã tạo cho ông có vẽ trầm tư sâu lắng và ta tìm thấy trong mắt ông “hình như… trong mắt ông già này có nước, mầy ơi!?”. Ánh mắt ấy như ẩn chứa những suy tư trong cuộc sống, trong tâm hồn, là hình ảnh của người lao động vất vả quanh năm. 2 Hình ảnh của ông Hai còn là nỗi cô đơn, lẻ loi những lúc như vậy người ta thường hút thuốc như một thói quyen khó bỏ, dường như để thả hồn theo từng làng khói mỏng tựa màng sương trắng hòa tang trong gió như giúp họ sua đi nỗi buồn, nỗi mệt nhọc trong những giây phút làm việc căng thẳng “ông ngồi bệt trên bờ mẫu, khăn sọc cũ quấn đầu, nón vải nâu lốm đốm mủ chuối. Ông ngó lũ vịt, vấn điếu thuốc, những bệt mủ chuối dính trên nón, hay chiếc khăn quấn đầu… Họ làm việc cả ngày và ít khi chú ý đến bản thân, chính bệt mủ chuối và chiếc khăn quấn trên đầu trong lúc lao động là một hình ảnh rất quen khó lẫn vào đâu được của người Nam Bộ Ở vùng đất Nam Bộ này, nơi có cuộc sống khắc nghiệt thời tiết với hai mùa mưa nắng, đôi khi cái nắng như cháy da thịch người ta nhưng khi mưa thì như trúc nước, có khi trời đang nắng bổng đổ mưa mà không ai biết trước được, có những cơn mưa đầy khắc nghiệt “mưa lúc này gầm dữ quá, sét nhiều”. Không những vậy ở đây còn là một nơi nước mặn đồng chua và “ở đây chỉ có nước mặn thôi”. Phần lớn đất ở Cà Mau là đất phèn và đất ngặp mặn. Với đặc điểm “sáu tháng nắng, sáu tháng mưa mà. Mùa mưa bầu trời như se lại, bất kỳ lúc nào trời cũng có thể mưa to. Các cánh đồng kể cả rừng đước, vẹt, kể cả rừng tràm xứ U Minh Thượng, U Minh Hạ đều như dầm chân trong nước” (Bức Thư Cà Mau_ Anh Đức). Người dân sống ở đây đôi khi đến mùa khô lại không có nước sạch sinh hoạt, họ phải mua từng khối nước đắt đỏ để sử dụng. Những nơi trồng lúa hiếm khi được mùa bội thu như những nơi khác. Chính sự vất vả ấy mà buộc con người nơi đây phải thích nghi với cuộc sống cơ cực này. Họ vẫn không buôn xuôi cho số phận định đoạt, mà vẫn bám đất bám rừng để làm ăn sinh sống. Trong con người họ đã s{n có tính cần lao, dũng cảm chịu thương chịu khó của người Việt Nam. Ông Hai cũng vậy, cuộc đời gắn liền với cuộc sống nay đây mai đó, và công việc của ông là nuôi vịt chạy đồng. Dân gian có câu “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt”, có ai lại muốn mình nghèo bao giờ đâu thế nhưng họ vẫn nuôi vịt, và hình thức của nuôi vịt chạy đồng, nay thì ở cánh đồng này mai lai đến cánh đồng khác, họ đi quanh năm suốt tháng thỉnh thoảng mới về thăm nhà một lần ở dăm ba ngày rồi lại đi. Một công việc vất vả của nhà 3 nông nhưng nó cũng có cái thú vui của nó những ai đã từng gắn bó với công việc này thì thật khó mà bỏ được. Và ông Hai “đời của ông là một cuộc đời lang bạt. Cuộc sống trên đồng khơi” và có khi vừa đến cánh đồng này lại nhón nhén đến cánh đồng khác “hôm nay ở đồng Rạch Mũi, ngày mai ở Nhà Phấn Ngọn, xa nữa lại dạt đến Cái Bát không chừng”. Chính vì công việc và sự thích nghi nhanh chóng của họ đã làm cho con người ở đây dễ thích ứng mà không cần cầu kỳ trong sinh hoạt của mình nó thật bình dị và đơn giản đôi khi chỉ cần “chòi cặm ở đâu cũng được, miễn có chỗ khô ráo cho ông nằm”. Ở họ luôn có niềm tin niềm lạc quan và luôn tin tưởng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống cũng như Ông Hai đã tin tưởng và có những lời lẽ đầy cảm thông cho chồng cô }t “tôi biết cô còn nặng lòng cùng ảnh. Qua bển hỏi đầu đuôi gốc ngọn ra làm sao. Nói có tình, mình ở lại, biết đâu người ta có nỗi khổ gì…”. Đó còn là sự cảm thông của ông đối với mọi người, và luôn tin vào cái tình cái lý trong cuộc sống. 2.2. Đời sống tình nghĩa và thủy chung 2.2.1 Đời sống tình nghĩa Dù cuộc sống cơ cực, vất vả nhưng con người Nam bộ rất hào phóng. Họ là người nổi tiếng tiêu xài rộng rãi là đặc điểm thường được nhắc tới về người Nam Bộ và là những người thật sự mến khách. Cuộc sống của họ dù thiếu thốn vất vã nhưng với những vị khách họ rất trân trọng, họ luôn nồng nhiệt trong đón tiếp, và chiêu đãi trọng hậu. Dù không phải là sơn hào hải vị mà đó chỉ là “cây nhà lá vườn”, nhưng được chuẩn bị rất chu đáo và đối đãi hết lòng. Trong “bức thư Cà Mau” Anh Đức viết về người dân Cà Mau “anh sẽ gặp bà má Năm Căn ngày đêm mong mỏi được ra thăm Hồ Gươm, anh sẽ gặp những ông già cao niên nhứt ở Viên An chuyên sống nghề hạ bạc, nghề làm củi. Các ông già ấy thế nào cũng cầm giữ anh lại ở trại đáy, cho anh ăn cua biển gạch son hoặc tôm lóng lớn bằng ngón chân cái luộc dấm. Các cụ không quên đãi anh một vài ly rượu nhất tự (ở đây thì gọi là rượi mắt mèo, vì nó trong lắm, trong như mắt con mèo vậy)”. Còn Nguyễn Ngọc Tư với từ ngữ bình dị 4 của người Nam Bộ cô dã viết “người Đất Mũi sao mà hiền từ, mến khách thấu trời thấu đất vậy không biết, dường như sống giữa bao la trời, bao la biển nầy, người ta phải học cách thương nhau để khỏi cô độc” (Đất Mũi mù xa-tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, nhà xuất bản trẻ, 2006) Họ rất thân thiện, luôn giành những gì quý nhất, tốt đẹp nhất cho hàng xóm láng giềng, bạn bè và người thân của mình. Đối với người dân vùng sông nước này thì hàng xóm láng giềng “ tối lửa tắc đèn có nhau”, họ yêu thương nhau và cư xử như anh em trong gia đình. Đôi lúc vị khách của họ chỉ là người mới gặp lần đầu tiên thì họ vẫn hết lòng. Nguyễn Ngọc Tư hiểu điều đó nên trong “cái nhìn khắc khoải” của chị không bỏ qua điều này khi chị nói đến hành động của ông Hai khi cho cô }t ở nhờ trong nhà và nhường những gì tốt đẹp nhất cho cô. Còn ông ngủ ngoài nhà xuồng cặp mé kinh. Nhà mục, đêm đêm nằm nghe tiếng mói mọt gậm nhấm khắp các góc nhà. Rồi ông sợ chị ngại, ông nói: “Tánh tôi ở đồng quen rồi, ngủ có gió mới ngon”. Điều đáng trân trọng trước hết ở ông đó là việc tình cờ gặp cô }t vào một buổi chiều đang ngồi ở bờ kinh khóc mà xứ lạ quê người không biết đi đâu về đâu khi ánh chiều đã buông xuống, không đành lòng ông Hai đã cho cô }t quá giang và về nhà mình ở tạm. Qua đó ta thấy được người dân tuy họ có cuộc sống cơ cực vất vã nhưng họ luôn sống có tình nghĩa với tấm lòng chân thành và nhân hậu, s{n sàng giúp người khác mà không cần suy tính mải mai. Một người đàn ông sống độc thân thì thế nào cũng dễ nhưng trong nhà có thêm người mà đó lại là người phụ nữ thì không dễ chút nào bởi “phụ nữ hơi phức tạp”! Và ông hiểu điều đó “mình là đàn ông gì cũng được, bây giờ có thêm người…” dù đây là lời đối thoại giữa ông và chú vịt Xiêm nhưng nó cũng nói lên con người ông chu đáo và nhiệt tình. Dù chỉ là việc dựng nên cái nhà tắm cho cô }t đã thấy được ông Hai là một con người rất t• mĩ chu đáo chứ không phải tềnh toàn như cuộc sống của ông chỉ cần “một chổ khô ráo để nằm” mà thôi. 5 Ông nhiệt tình từ việc mời cô ở lại nhà mình khi biết cô }t không biết đi đâu về đâu vào lúc này. Với lời nói chân thành, mộc mạc của ông “cô }t không ngại, cứ ở lại đây, chừng nào có hướng đi đâu, mần ăn gì thì đi, nghen”. Lời nói chân chất của người đàn ông này làm cho người ta không khỏi xúc động, nhất là đang trong tình cảnh khó khăn như cô }t bấy giờ, đó là nghĩa khí của Lục Vân Tiên giúp người trong cảnh khốn cùng mà không mong người ta trả ơn mình. Đó là một người mới gặp thôi mà có biết gì về họ đâu nhưng họ vẫn nhiệt tình giúp đ‚ nhau. Không cần bận tâm suy tính là bởi họ thiệt thà và có trái tim nhân hậu, có s{n tình yêu thương giữa người với người với nhau. Ông làm như vậy do ở ông có tấm lòng nhân hậu, điều này có ở hầu hết con người Việt Nam nhưng đây là điểm nổi bật của dân Nam Bộ. Bởi họ rất quý trọng và tin cậy mọi người. Nhất là những lúc khó khăn thì họ lại càng quý trọng hơn, cư xử với nhau càng tế nhị hơn để người gặp khó khăn đ‚ mặc cảm và không làm họ phải tổn thương thêm. Với họ “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, người dân Nam Bộ luôn gắn bó với người nghèo và lương thiện, họ ghét những người giàu sang mà không có tình nghĩa. Cuộc sống của họ có thể cùng cực nhưng họ không chấp nhận làm việc cho những người như vậy. Họ giao tiếp với nhau mến nhau rồi thì làm giúp nhau mà không cần trả công và họ gọi đây là hình thức “dằng công” với nhau. Như trong chuyện “nhà cổ” Ngọc Tư viết “tôi mấy bận khổ lây, có bữa mưa gió lớn, bỏ nồi cơm nấu dở chạy qua, thấy anh Tứ Hải một tay vịn quần một tay chạy đi đốn cây chống đ‚, tôi nhào vô cùng chị Thể lấy dây chằng mấy cây cột cái. Rồi bưng thau đi hứng dột, rồi tiếp chị đùm mấy bọc nước trên nóc mùng, lúc về tới nhà nhìn tôi loi ngoi ướt,…”. Người Nam Bộ là vậy không tính toán với nhau trong cuộc sống, họ luôn bão bọc nhau trong lúc khó khăn là vậy. Họ giúp nhau không phải chỉ có tinh thần mà cả vật chất trong cuộc sống, họ quan tâm nhau dù chỉ là những việc nhỏ nhặt nhất. Còn cô }t hiểu mình ở nhờ nhà người ta nên đã hết lòng chăm lo cho ông Hai, cô không ngần ngại chiên từng lu nước, bẻ từng đọt lụa đi bán,lo cơm nước, sửa sang cho ông Hai chiếc khăn, cái áo chu đáo cho ông Hai. Ông Hai, trước sự quan tâm của 6 cô }t ông đã có tình cảm với cô, khi cô }t chuyên nước bị đôi dép mòn chợt té ông Hai đã ra chợ mua cho cô đôi dép khác “ông đi chợ huyện mua thuốc cho chị, s{n mua đôi dép mới làm chị cảm kích đứng tần ngần”. Của cải thì họ vất vả làm ra nhưng họ rất coi trọng sức khỏe, không gì quý trọng bằng sức khỏe cũng như qua lời ông hai “đôi dép cô mỏng thiếu điều cạo râu được rồi, tiếc làm chi, để té nữa thì khổ”. Tình cảm là thế nhưng khi nghe tin tức chồng cô }t ông đã không ngần ngại nói cho cô biết mặt dù trong lòng chạnh buồn. “- Ảnh tên Sinh phải không cô }t? Ờ, Sinh, ảnh… cũng đang gặt bên đó, cô }t à. -Anh hai ! -(…) - Tàu từ xã chạy nông trường lúc năm giờ ngang đây chắc c‚ sáu rư‚i. Cô ráng đón chuyến đó. Để l‚ tới bữa sau, sợ mấy ảnh chuyển đồng, kiếm cực lắm. Thôi, tính vậy nghe cô }t”. Đọc đến chi tiết này ai không khõi xúc động trước tấm lòng của ông Hai. Tuy ông là người nông dân nghèo nhưng lại giàu tình cảm, như người dân Nam Bộ họ sống đẹp và tấm lòng vì mọi người, ở họ là cái tình đói đãi với nhau. Ông Hai đã nén tình cảm của mình đến lúc cô }t ra đi ông vẫn như là người chạy trốn “sáng sau, ông lùa vịt ra đồng khi trời còn tối mịt tối mò”, ông có thể nén cảm xúc trước người khác nhưng với ông làm sao ông tự lừa mình được đây. Dù ông cố tình lùa vịt ăn ở đồng xa nhưng vẫn nghe “tàu đò ghé bến nào rất gần”. Và ông nói “bỏ quên bịch thuốc trong nhà thèm quá”. Cô út đã đi ông như bừng tĩnh cho sự im lặng của mình nhưng vẫn không nói thật cảm xúc của mình. Qua “lời” của Cọc “trời, tới c‚ nầy cũng còn giấu giếm tui là vịt, nói thiệt với tui cũng đâu xấu hổ gì”. Và khi cô đi rồi ông nghe tiếng gió lùa những chiếc lá khô mà nghĩ là bước chân của ai đó trở lại “gió lùa lao xao trên những tàu lá chuối. Tiếng lá khô v‚ giòn giống hệt bước chân ai vây. Ông không nén được, mắc ngoái nhìn”. Người dân Nam Bộ, họ 7 sống tình cảm nhưng những tình cảm của họ không ôn ào mà nó đầm thắm chân tình. Họ trân trọng những gì gắn bó với cuộc sống của họ, những gì gắn bó thì họ luôn xem như huyết mạch là một phần của cuộc sống của họ. Và không muốn người khác phải bận tâm vì bản thân họ, họ rất ngại điều đó. Ông Hai, ông thà sống vì người khác chứ không muốn người khác phải khổ sở vì cuộc sống của mình, dù sống một mình cô đơn chật vật “nghề nuôi vịt mà, nghèo, lang thang, đeo mang người nữa, không đành”. Ông khổ ông không đành lòng để người khác phải chịu khổ cùng ông. Tâm trạng nhân vật được tác giả khắc họa thật tinh tế trong đời sống nội tâm của họ và hiểu cảm xúc của họ. 2.2.2. Sự thủy chung Ngoài ra Nguyễn Ngọc Tư còn cho người đọc thấy được người dân Nam Bộ còn là những người chân thành và chung thủy với những gì đã gắng bó với họ từ đất đến người. Cuộc sống độc thân và vất vả của ông Hai, bao phen người con của ông kêu ông bán bầy vịt để sống cùng con nhưng ông nào có đi, ông vẫn nuôi vịt chạy đồng, vẫn sống trong ngôi nhà tàn mục nát mà đêm đêm nghe mối mọt ăn kêu gạo gạo. Ông nào có quên hình ảnh những người thân của ông, ông nhớ từng k• niệm gắng liền với ông “ở căn nhà củ mèm nầy, ông có nhiều k• niệm. Mỗi khi trở về nó chảy thành dòng dịu ngọt trong ông, nó chảy khe khẽ giữa những mạch máu. Những khuôn mặt thân thuộc như vẫn còn đây.” Hay khi thấy từng chùm lá lụa trắng ông đã nhớ tới vợ mà “ứa nước mắt”, Ông Hai là vậy dù biết mình vất vả nhưng ông không muốn xa rời nơi thân yêu với những ký ức đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Không nhưng thế ông còn có sự gắn bó thủy chung trong tình bạn tri k• của ông với chú vịt Xiêm tên Côc. Giữa hai mảnh cô đơn góp thành một khối giữa một ông lão chăn vịt và chú vịt Xiêm. Còn cô }t một người phụ nữ hiền lành hết lòng vì tình yêu, cô đã yêu và đặt niềm tin vào một anh thợ gặt, bỏ nhà theo anh cuối cùng vì nợ nần anh đã bỏ cô mà cô nào có nữa lời than trách “ai cũng nói em ngu, cực cở nào em cũng chịu miễn là 8 mình thương người ta”. Người phụ nữ Nam Bộ họ yêu và luôn hết lòng với tình yêu của mình, với tấm lòng vị tha đáng trân trọng. Cô ở nhờ nhà ông Hai, biết mình ăn nhờ ở đậu nên cô đã hết lòng chăm sóc cho ông nhưng lúc nào cô cũng mong ngóng tin của chồng và vẫn nhớ nhưng thói quen sở thích của chồng “… ôm cái áo người cũ ngồi khóc, chị thường kho cá bỏ me, ông vốn không ưa (nhưng chắc người ta nào đó thích)” hay “không di chợ thì thôi, đã đi y như rằng mua xách về chai rượi”. 3. Nét độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư khi thể hiện hình ảnh người nông dân Nam Bộ trong “Cái nhìn khắc khoải” Giọng văn quen thuộc theo nhịp sống của người dân Nam Bộ một giọng điệu dân dã mộc mạc êm đềm không ồn ào, nhẹ nhàng mà tinh tế kết hợp với lối trần thuật, “giọng văn Nguyễn Ngọc Tư lan tỏa, sưởi ấm tâm hồn, tâm trạng chồng chéo nhiều ký ức tạc ngang trang viết, chợt trở nên sinh động có hồn dù tác giả không miêu tả gì nhiều. Đông thời nó còn lột tả, khám phá được suy tư thầm kín, những trăn trở dằn vặt trong tâm hồn của từng nhân vật” (Đào Thị Thúy An_ luận văn tốt nghiệp_ từ khẩu ngữ trong chuyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, khóa 7, năm 2010). Đúng như vây bởi chỉ với “hình như… trong mắt ông già này có nước, mầy ơi!?” ta đã hình dung được tâm trạng nhân vật. Từng câu từng từ trong câu chuyện của chi thật gần gủi đơn giản ngắn gọn chứ không cầu kỳ trao chuốt, điều này làm cho văn của chị thật sự gần gũi với người đọc. Và đồng thời câu văn của chị không dài dòng mà tập trung vào một vấn đề, câu văn vừa vặn không thiếu mà không thừa một chi tiết nào, đủ làm người ta thấy được dáng dấp của một vùng quê, tất cả vẻ đẹp của một vùng đất và con người đều được xoáy sâu rất sâu sắc, “không biết gốc gác, cội nguồn người ta mà thương gì ác nhơn vậy không biết”. Ngôn ngữ ở đây là từ khẩu ngữ quen thuộc trong sinh hoạt hằng ngày nó được sử dụng một cách sáng tạo khi đưa vào trong tác phẩm làm tăng sức hút cho tác phẩm. 4.Kết luận Ông Hai, một người nông dân vùng sông nước của miền Nam Bộ dưới ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư hiện lên hình ảnh của một người dân lao động nghèo, thẳng thắng sống có tình có nghĩa với một trái tim nhân hậu với sự nhiệt tình mà không bận 9 tâm toan tính thiệt hơn. Ông là một người sâu sắc trong suy nghĩ và việc làm. Ông sống bình dị và luôn trân trọng những k† niệm với những gì gắn bó với ông trong cuộc sống… Có thể nói ông Hai là một hình ảnh điển hình của người nông dân Nam Bộ vùng quê hương sông nước. Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ta thấy hình ảnh của người nông dân Nam Bộ hiện lên trên từng câu chữ, nó như một lát cắt về hình ảnh của con người và vùng đất này với cách miêu tả các nhân vật từ lối sống của người Nam Bộ, chăm chỉ cần cù và hiếu khách, sống tình cảm, chân thành, thẳng thắng… qua ông Hai trong “Cái Nhìn Khắc Khoải” Nguyễn Ngọc Tư cho người đọc thấy tất cả phẩm chất tốt đẹp đó đồng thời còn nói lên sự lao động cơ cực vất vã của người Nam Bộ. Với hình thức nuôi vịt chay đồng, hay bữa cơm với cá khô đạm bạc, hay từng làn khói thuốc bay… càng tô đậm hình ảnh người Nam Bộ. Nguyễn Ngọc Tư, với chấc liệu ngôn ngữ bình dị, mộc mạc. Chị hiểu được cuộc sống, những sinh hoạt của con người vùng đất mà chị gắn bó, nên từ ngôn ngữ đến hình ảnh đậm nét Nam Bộ. Thật đúng với nhận xét của Trần Hữu Dũng nói về Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản Miền Nam”- (Trần Hữu Dũng_diễn đàn 137 tháng 2, 2004). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luận văn tốt nghiệp- từ khẩu ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư- Đào Thị Thúy An- năm 2010. 10 . Đất Mũi sao mà hiền từ, mến khách thấu trời thấu đất vậy không biết, dường như sống giữa bao la trời, bao la biển nầy, người ta phải học cách thương nhau để khỏi cô độc” (Đất Mũi mù xa-tạp văn. Mau “anh sẽ gặp bà má Năm Căn ngày đêm mong mỏi được ra thăm Hồ Gươm, anh sẽ gặp những ông già cao niên nhứt ở Viên An chuyên sống nghề hạ bạc, nghề làm củi. Các ông già ấy thế nào cũng cầm giữ. gian có câu “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt”, có ai lại muốn mình nghèo bao giờ đâu thế nhưng họ vẫn nuôi vịt, và hình thức của nuôi vịt chạy đồng, nay thì ở cánh đồng

Ngày đăng: 30/04/2014, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan