ĐỀ THI THỬ MÔN HÓA 2013 LẦN 19

4 441 1
ĐỀ THI THỬ MÔN HÓA 2013 LẦN 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA LẦN 19 MOON.VN Câu 1 Cho 0,1 mol chất X có công thức phân tử là C 2 H 8 O 3 N 2 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím tẩm ướt và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Vậy giá trị của m bằng: A. 15,7 gam B. 12,5 gam C. 10,5 gam D. 11,8 gam Câu 2 Hãy cho biết bao nhiêu triglixerit (biết trong thành phần có glixêrin và 2 axit là axit oleic và axit stearic. A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 3 Thêm dung dịch NaOH từ từ đến dư vào dung dịch muối Cr 2 (SO 4 ) 3 , lúc đầu dung dịch bị đục, cuối cùng lại trong trở lại và tạo ra dung dịch A. Thêm H 2 O 2 vào dung dịch A thấy dung dịch biến thành màu: A. Vàng B. Da cam C. Xanh tím D. Không màu Câu 4 Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y đi qua dung dịch H 2 SO 4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro bằng 19. CTPT của X là:. A. C3H8 B. C3H6 C. C4H8 D. C4H6 Câu 5 Cho các chất sau : propen; isobutilen; propin, buta-1,3-đien; stiren và etilen. Hãy cho biết có bao nhiêu chất khi tác dụng với HBr theo tỷ lệ 1 : 1 cho 2 sản phẩm? A. 4 B 6 C. 5 D. 3 Câu 6 Hỗn hợp X gồm một axit no đơn chức và một axit no đa chức hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử. Lấy 14,64 gam X cho bay hơi hoàn toàn thu được 4,48 lít hơi X (ở đktc). Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 14,64 gam X rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 46 gam kết tủa. Vậy tên gọi của 2 axit trong X là: A. Axit axetic và axit maloic B. Axit fomic và axit oxalic C. Axit propionic và axit oxalic D. Axit propionic và axit succinic Câu 7 Trong tinh thể, nguyên tử crom chiếm 68% về thể tích. Khối lượng riêng của khối lượng riêng của kim loại crom là 7,19 g/cm 3 . Tính bán kính nguyên tử tương đối của nguyên tử Cr biết Cr = 52: A. 1,17.10 -8 cm B. 1,25.10 -8 cm C. 1,12.10 -8 cm D. 1,54.10 -8 cm Câu 8 Hỗn hợp A gồm 1 ankan và 1 anken. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A thu được a (mol) H 2 O và b (mol) CO 2 . Tỉ số T = a/b có giá trị trong khoảng: A. 1<T<2,5 B. 1 < T < 2 C. 1,2 < T < 1,5 D. 1<T<1,5 Câu 9 Cho 16,725 gam ClH 3 NCH 2 COOH tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 1,0 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 21,375 gam B. 29,925 gam C. 36,975 gam D. 45,525 gam Câu 10 Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Trùng hợp phenol và fomanđehit thu được poli(phenol-fomanđehit) B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna–N C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng D. Tơ lapsan, tơ capron, tơ visco, tơ olon (nitron) là tơ tổng hợp Câu 11 Nung 34,6g hỗn hợp gồm Ca(HCO 3 ) 2 , NaHCO 3 , và KHCO 3 , thu được 3,6g H 2 O và m gam hỗn hợp các muối cacbonat. Giá trị của m là: A. 31 B. 22,2 C. 17,8 D. 21,8 Câu 12 Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất: A. Nhựa rezit, chất diệt cỏ 2,4-D và thuốc nổ TNT. B. Nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 666. C. Poli(phenol-fomanđehit), chất diệt cỏ 2,4-D và axit picric. D. Nhựa poli(vinyl clorua), nhựa novolac và chất diệt cỏ 2,4-D. Câu 13 Cho m gam hỗn hợp X gồm Na 2 O và Al 2 O 3 vào nước dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn được một dung dịch Z. Cho từ từ dung dịch HCl 1,0M vào Z đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dừng, thể tích HCl đã dùng hết 100ml. Mặt khác để tác dụng hết m gam X cần 300ml dung dịch HCl 1,0M. Tính m? A. 14,4g B. 11,75 C. 7,2 D. 4,1 Câu 14 Hãy cho biết trật tự nào sau đây đúng với chiều tăng dần về khả năng phản ứng thế nitro vào vòng benzen với các chất sau: A. nitrobenzen < benzen < etylbenzen < toluen B. nitrobezen < benzen < toluen < etylbenzen C. benzen < toluen < nitrobenzen < etylbenzen D. nitrobenzen < etylbenzen < benzen Câu 15 Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là: A. 2,80 lít B. 1,68 lít C. 4,48 lít D. 3,92 lít Câu 16 Cho biết 1 mol hỗn hợp khí X gồm CH 4 và C 2 H 2 nặng 23,5 gam. Trộn V 1 lít X với V 2 lít hiđrocacbon Y (ở thể khí) được hỗn hợp khí E nặng 271 gam. Trộn V 2 lít X với V 1 lít Y được hỗn hợp khí E nặng 206 gam. Biết V 2 – V 1 = 44,8 lít. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử của Y là A. C 3 H 6 . B C 4 H 8 . C. C4H6. D. C3H4. Câu 17 Điện phân V ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 0,1M và dung dịch NaCl 0,2M. Điều nào sau đây là đúng ? A. Trong quá trình điện phân thể tích khí thoát ở catot luôn nhỏ hơn thể tích khí thoát ra ở anot B. Ban đầu ở catot có H2 thoát ra, sau đó ở anot mới có O2 thoát ra C. Ban đầu ở anot có O2 thoát ra, sau đó ở catot mới có H2 thoát ra D. Đến một lúc nào đó thấy H2 và O2 cùng thoát ra ở hai điện cực Câu 18 Cho sơ đồ chuyển hóa: CH 4 → C 2 H 2 → C 2 H 3 Cl → PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m 3 khí thiên nhiên (đktc). Giá trị của V là (biết CH 4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%) A. 358,4. B. 448,0. C. 286,7. D. 224,0. Câu 19 Cho 624 gam dung dịch BaCl 2 10% vào 200 gam dung dịch H 2 SO 4 (có dư). Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch cho tác dụng với lượng dư dung dịch Pb(CH 3 COO) 2 , thu được 144 gam kết tủa. Nồng độ % của dung dịch H 2 SO 4 lúc đầu là: A. 24,5% B. 14,7% C. 9,8% D. 37,987% Câu 20 Một dung dịch X có chứa a mol NH 4 + , b mol Ba 2+ và c mol Cl - . Nhỏ dung dịch Na 2 SO 4 tới dư vào dung dịch X thu được 34,95 gam kết tủa. Mối quan hệ giữa a và c là: A. c – a = 0,3 B. a = c C. a – c = 0,3 D. a + c = 0,3 Câu 21 Có thể dùng hóa chất nào để nhận biết được tất cả các chất sau: rượu iso propylic, axit acrylic, axit fomic, etanol, nước vôi trong: A. Dung dịch Br2 B. CuO C. dd AgNO3/NH3 D. Na2CO3 Câu 22 Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO 4 , ZnCl 2 , FeCl 3 , AgNO 3 . Nhúng vào mỗi dung dịch 1 thanh Ni. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là: A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 23 có 6 dung dịch loãng của các muối NaCl, Ba(NO3)2, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, FeCl2. Sục khí H2S vào dung dịch các muối trên, có bao nhiêu trường hợp xảy ra kết tủa? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24 Trong phản ứng chuẩn độ dung dịch CH3COOH bằng dung dịch NaOH chuẩn, chất chỉ thị cho sai số thấp nhất là: A. metyl da cam hoặc metyl đỏ B. chỉ có metyl da cam C. chỉ có phenolphtalein D. chỉ có metyl đỏ Câu 25 Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng thu được kết tủa X và dung dịch Y . lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Y lại thấy có kết tủa . Nếu thêm Al dư vào dung dịch Y thấy có khí bay ra và thu được dung dịch Z . Cho Na2CO3 vào dung dịch Z lại thấy có kết tủa . Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng xảy ra: A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 26 Trộn ba dung dịch HCl 0,3M ; H 2 SO 4 0,2M và H 3 PO 4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Dung dịch Y gồm KOH 0,1M và Ba(OH) 2 0,2M. Để trung hoà 150ml dung dịch X cần vừa đủ V ml dung dịch Y. Giá trị của V là: A. 300 B. 50 C. 30 D. 100 Câu 27 Cho các chất: etylenglicol, glyxylalanylglyxin, glixerol, ancol etylic, mantozơ, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 là: A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 28 Cho bột Fe vào dung dịch NaNO 3 và H 2 SO 4 . Đến phản ứng hoàn thu được dung dịch A, hỗn hợp khí X gồm NO và H 2 có và chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Trong dung dịch A chứa các muối: A. FeSO 4 , Fe(NO 3 ) 2 , Na 2 SO 4 , NaNO 3 B. FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , NaNO 3 , Na 2 SO 4 C. FeSO 4 , Na 2 SO 4 D. FeSO 4 , Fe(NO 3 ) 2 , Na 2 SO 4 Câu 29 Có 5 dung dịch sau : Ba(OH) 2 , FeCl 2 , Pb(NO 3 ) 2 , CuSO 4 , FeCl 3 . Khi sục khí H 2 S qua 5 dung dịch trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng sinh kết tủa? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 30 Vị trí các nguyên tố X,Y,R,T trong bảng tuần hoàn như sau : X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s 2 4p 2 . Tổng số proton của 3 nguyên tử X, R, T là: A. 56 B. 57 C. 40 D. 64 Câu 31 Cho các chất sau: KOH, Al, (NH 4 ) 2 SO 4 , CaCO 3 , NH 4 HSO 3 , H 2 SO 4 đặc, NaCl, FeS. Cho từng chất trên tác dụng với nhau từng đôi một, có thể thu được tối đa bao nhiêu khí khác nhau ? A. 5 B. 6 C. 4 D. 7 Câu 32 Cho tất cả các đồng phân đơn chức mạch hở có công thức phân tử C 2 H 4 O 2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, Na 2 CO 3 . Số phản ứng xảy ra là: A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 33 Trong dãy biến hóa sau: C 2 H 6 -> C 2 H 5 Cl -> C 2 H 5 OH -> CH 3 CHO -> CH 3 COOH -> CH 3 COOC 2 H 5 (LiAlH 4 , t o ) > C 2 H 5 OH Số phản ứng oxi hóa –khử là A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 Câu 34 Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,42 mol H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch 28,56 gam muối. Giá trị m là A. 8,4 gam B. 7,84 gam C. 7,9968 gam D. 23,52 gam Câu 35 Số phát biểu sai là: 1.Trong nhóm A chỉ có kim loại kiềm mới có mới có electron độc thân phân lớp s ở trạng thái cơ bản. 2.Trong bảng hệ thống tuần hoàn có bao gồm các nguyên tố phi kim, kim loại , khí hiếm. 3. Tất cả các phi kim ,kim loại tham gia phản ứng đều muốn đạt cấu hình có 8e lớp ngoài cùng(cấu hình bền). 4.Trong cùg ionố hiệu hóa thứ nhất tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. 5. Z=1,Z=2,Z=3,Z=4 lần lượt là s nguyên tử củang một chu kì, tất cả các nguyên tố đều có năng lượn các nguyên tố thuộc nhóm I, II, III, IV phân nhóm chính. A. 1 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 36 Tập hợp nào sau đây gồm các ancol đều tác dụng được với CuO đun nóng thu được chất có phản ứng tráng gương là ? A. etylic, iso-propylic, benzylic, etilenglicol, glixerol. B. metylic, neo-butylic, benzylic, etilenglicol, propenol. C. butan-2,3-điol, neo-butylic, benzylic, etilenglicol. D. etylic, iso-butylic, benzylic, etilenglicol, glixerol. Câu 37 Nung nóng một hỗn hợp gồm 2,8 gam bột Fe và 0,8 gam bột S (trong điều kiện không có không khí). Lấy sản phẩm thu được cho vào 200 ml dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B bay ra (giả sử hiệu suất các phản ứng là 100%). Khối lượng hỗn hợp khí B và nồng độ mol của dung dịch HCl cần dùng lần lượt là: A. 1,8g ; 0,25M. B. 0,9g ; 0,25M. C. 1,2g ; 0,5M. D. 0,9g ; 0,5M Câu 38 Cho V lít Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ ở điều kiện thường, cô cạn dung dịch thu được m1 gam muối khan. Cũng lấy V lít Cl2 cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng ở 800C, cô cạn dung dịch thu được m2 gam muối. Thể tích khí Cl2 đo ở cùng điều kiện. Tỉ lệ m1:m2 là A. 2:1. B. 1:2 C. 1:1. D. 1:1,5. Câu 39 Nhận xét nào sau đây sai ? A. Tính khử của các hiđro halogenua tăng dần theo thứ tự HF, HCl, HBr, HI. B. Cho H2SO4 đặc tác dụng với NaI rắn đun nóng, thu được hiđro iotua. C. Tính axit của các axit halogenhiđric tăng dần theo thứ tự HF, HCl, HBr, HI. D. Cho H2SO4 đặc tác dụng với hỗn hợp rắn (NaI và MnO2) đun nóng, thu được I2. Câu 40 Nếu một quốc gia tiêu tốn 7,5 tỉ galon (1 gallon = 37854 lit) xăng chứa chì ( cứ 1 gallon xăng cần pha thêm 2ml chì tetraetyl Pb(C 2 H 5 ) 4 , khối lượng riêng là 1,65 g.ml -1 thì quốc gai đó đã thải ra khí quyển bao nhiêu tấn chì? A. 2,5.102 T B. 4,7.103 T C. 1,58.104 T D. 2,5.104 T Câu 41 Có bao nhiêu đồng phân cis-trans(không kể tiểu đồng phân cis-trans của liên kết đơn) đối với hợp chất sau: R-CH=CH-CH=CH-R’ A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 42 Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 200ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 52,58 gam chất rắn khan E. Đốt cháy hoàn toàn E rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là: A. 48,19 B. 40,57 C. 44,89 D. 36,28 Câu 43 Cho m gam hỗn hợp X gồm HCOOCH=CH 2 ; CH 3 COOH; OHC-CH 2 -CHO phản ứng với lượng dư Cu(OH) 2 trong NaOH đun nóng, thu được tối đa 36 gam kết tủa đỏ gạch. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 0,28 lít khí H 2 . Giá trị của m là: A. 10,5 B. 15,0 C. 15,9 D. 19,5 Câu 44 Phản ứng nào sau đây không đúng? A. p-Cl-C 6 H 4 -CH=CH-CH 2 Cl + NaOH (loãng) p-Cl-C 6 H 4 CH=CH-CH 2 OH + NaCl B. CH 3 CH=CHCHO + Br 2 + H 2 O → CH 3 CH=CHCOOH + 2HBr C. 3CH 2 =CH-CH 2 OH + 2KMnO 4 + 4H 2 O → 3CH 2 OH-CHOH-CH 2 OH + 2KOH + 2MnO 2 D. CH 2 =CH-CH 2 Cl + H 2 O CH 2 =CH-CH 2 OH + HCl Câu 45 Cho 1,344 lít khí CO 2 từ từ vào 200 ml dung dịch chứa KOH (x) M và K 2 CO 3 0,3 M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B. Thêm dung dịch CaCl 2 dư vào B thu được 4 gam kết tủa. Giá trị của (x) là: A. 0,25 B. 0,1 C. 0,15 D. 0,2 Câu 46 Cho các chất sau: C 2 H 5 OH, C 6 H 5 OH, C 6 H 5 NH 2 , dd C 6 H 5 ONa, dd NaOH, dd CH 3 COOH, dd HCl. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau ở điều kiện thích hợp, số cặp chất có pư xẩy ra là A. 9 B. 8 C 12 D. 10 Câu 47 Hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ mạch hở, đơn chức có cùng công thức phân tử là C 3 H 4 O 2 . Đun nóng nhẹ 14,4 gam X với dung dịch KOH dư đến hoàn toàn thu được dung dịch Y (giả sử không có sản phẩm nào thoát ra khỏi dung dịch sau phản ứng). Trung hòa bazơ còn dư trong dung dịch Y bằng HNO 3 , thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư trong NH 3 thu được 43,2 gam kết tủa. Hỏi cho 14,4 gam X tác dụng Na dư thu được tối đa bao nhiêu lit H 2 ở đktc ? A. 2,24 lit B. 1,12 lit C. 3,36 lit D. 4,48 lit Câu 48 Tổng hệ số các chất (tối giản) của phản ứng giữa natri cromit (NaCrO 2 ) với brom trong dung dịch NaOH là: A. 42 B. 21 C. 25 D. 37 Câu 49 Cho 6,48 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,87 mol HNO3 tạo ra sản phẩm khử X duy nhất. Làm bay hơi dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m không thể là: A. 46,935 B. 49,632 C. 51,430 D. 56,592 Câu 50 Điện phân dung dịch X (chứa y mol Cu(NO 3 ) 2 và 2y mol NaCl) bằng điện cực trơ đến khi khối lượng catot không đổi thì ngừng và thu được dung dịch Z. Bỏ qua độ tan của khí trong nước. Đo pH của X (pH X ) và pH của Z (pH Z ), nhận thấy A. pH X < pH Z = 7 B. pH X < 7 < pH Z C. pH X = pH Z = 7 D. pH Z < pH X = 7 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 B B A C D A B B D C B C C B D B D B A A B D B B D 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 D A C B B B C A A C D D C B C C A A B D A B C C A

Ngày đăng: 29/04/2014, 14:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan