hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại – xây dựng đông quang

86 498 0
hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại – xây dựng đông quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hà 1 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung LỜI MỞ ĐẦU Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hà 2 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Hiện nay để phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đang xây dựng và phát triển, thì ngành xây dựng Việt Nam nói chung và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Xây dựng Đông Quang nói riêng cũng cần phải có những thay đổi cho phù hợp. Với mục đích đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ khả năng phản ứng trước các biến động của môi trường kinh doanh một cách có hệ thống, doanh nghiệp buộc phải tự chủ động hoạch định, xây dựng một chiến lược kinh doanh cơ bản, xuyên suốt, lâu dài, ổn định và phù hợp. Thực tế cũng đã chứng minh nếu không xác định một chiến lược phát triển đúng, doanh nghiệp rất có thể tự mình lao vào những cạm bẫy không thể rút ra được, dẫn tới tình hình kinh doanh sa sút và thậm chí phá sản. Công ty chưa có chiến lược kinh doanh chưa thể hiện rõ ràng, chủ yếu vẫn là hoạt động nhằm đảm bảo doanh thu theo kế hoạch. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với nhiều áp lực cạnh tranh thì công ty cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả, đây cũng chính là tình hình chung của các doanh nghiệp Việt Nam. Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế nêu trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Xây dựng Đông Quang ”. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu -Mục tiêu Trên cơ sở khoa học là lý luận chung về chiến lược kinh doanh; tuân thủ và áp dụng các chủ trương, chính sách quản lý, phát triển kinh tế hiện hành của Nhà nước, luận văn đi sâu vào các mục tiêu nghiên cứu: + Sự hình thành và phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Xây dựng Đông Quang; + Phân tích thực trạng tình hình sản xuất; + Phân tích những chiến lượcdoanh nghiệp đã áp dụng; Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hà 3 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung + Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp, các thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp phải vượt qua để phát triển bền vững. + Hoạch định và xây dựng chiến lược các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Xây dựng Đông Quang. Đối với bản thân em khi thực hiện đề tài này, đây chính là việc áp dụng các lý thuyết quản trị kinh doanh vào một tình huống cụ thể của cuộc sống, qua đó vừa kiểm nghiệm và nâng cao kiến thức, vừa giúp ích cho công việc kinh doanh cụ thể được bài bản hơn, hiệu quả hơn. -Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, các số liệu cụ thể về thực trạng phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Xây dựng Đông Quang để xây dựng chiến lược phát triển đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm thực hiện chiến lược phát triển công ty. Phạm vi số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài từ khi thành lập công ty đến năm 2008. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đi tập trung vào nghiên cứu, phân tích các thông tin và số liệu thứ cấp thu thập được qua các phương tiện đại chúng và trực tiếp từ nội bộ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Xây dựng Đông Quang ở những nội dung cơ bản nhất. Trong quá trình giải quyết các vấn đề của đề tài, luận văn đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp phân tích, so sánh. - Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch. 4. Kết cấu của đề tài Nội dung của đề tài gồm những phần chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lượcxây dựng chiến lược kinh doanh: Phần này nêu một cách cơ bản nhất khái niệm về chiến lược kinh doanh và các loại chiến lược kinh doanh. Đồng thời cũng nêu lên một số ma trận giúp Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hà 4 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung lựa chọn chiến lược kinh doanh và một số kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh. Chương 2: Thực trạng kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Xây dựng Đông Quang trong thời gian qua : Phần này giới thiệu sự ra đời và phát triển của công ty, đánh giá tóm tắt quá trình kinh doanh chính trong thời gian gần đây. Từ đó tìm ra những cơ hội, những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty làm cơ sở cho việc phân tích môi trường bên trong, bên ngoài, xây dựng các ma trận phù hợp. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp để thực hiện chiến lược có hệ thống, góp một phần vào công tác cải tiến và hoàn thiện hoạt động kinh doanh của đơn vị. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Vận dụng các kiến thức nền tảng về Quản Trị Chiến Lược nhằm phân tích và tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp. Những giải pháp cho chiến lược kinh doanh được áp dụng cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Xây dựng Đông Quang cũng có thể áp dụng xây dựng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp khác có đặc điểm tương tự. Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài SVTH: Trần Thị Thanh Hà 5 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài SVTH: Trần Thị Thanh Hà 6 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC 1.1.1 Khái niệm của Quản Trị Chiến Lƣợc -Về chiến lược: Thuật ngữ “ chiến lược” được các nhà kinh tế quan niệm theo nhiều cách khác nhau: Về khía cạnh “ cạnh tranh” có quan điểm coi chiến lược là một nghệ thuật để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Là xác định mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được mục tiêu đó. Là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp để đảm bảo các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp được thực hiện. Là tập hợp những quyết định và hành động hướng tới mục tiêu để các năng lực và nguồn lực đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài. Có thể hiểu chiến lược phát triển của doanh nghiệp nói chung nhất là công việc ấn định các nhiệm vụ và hệ thống các mục tiêu dài hạn, lựa chọn đưa ra các chính sách phù hợp với xu thế biến động của môi trường, phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đề ra và giành thắng lợi trong cạnh tranh. -Về quản trị chiến lược: Doanh nghiệp muốn đi đến thành công không còn con đường nào khác là phải có chiến lược kinh doanh cụ thể. Trên thực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về chiến lược kinh doanh nhưng có thể nêu một khái niệm chung nhất về quản trị chiến lược theo tác giả Garry D.Smith: "Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp.” Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài SVTH: Trần Thị Thanh Hà 7 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung Quản trị chiến lược bao gồm việc xây dựng, thực hiện và đánh giá chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi trường hiện tại cũng như tương lai. 1.1.2 Vai trò của Quản Trị Chiến Lƣợc Chúng ta sẽ không thấy được mối liên hệ trực tiếp tác động của quản trị chiến lược đến lợi nhuận vì trên thực tế có nhiều biến số tác động. Nhưng doanh nghiệp cũng không phủ nhận đóng góp gián tiếp vào lợi nhuận đó là: khai thác cơ hội và giành ưu thế cạnh tranh. Ưu điểm của Quản trị chiến lược: -Cung cấp cho doanh nghiệp một phương hướng kinh doanh cụ thể, có hiệu quả làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh tăng cường sức mạnh cho doanh nghiệp phát triển thêm thị phần. -Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những bất trắc rủi ro đến mức thấp nhất, nắm bắt và tận dụng những cơ hội tốt tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định lâu dài và phát triển không ngừng. -Quản lý chiến lược với môi trường giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với những thay đổi trong môi trường và làm chủ được diễn biến tình hình. Nhược điểm của Quản trị chiến lược: - Thiết lập quá trình quản trị chiến lược cần nhiều thời gian và nổ lực. -Các kế hoạch chiến lược sẽ cứng nhắc nếu không thay đổi khi điều kiện môi trường biến đổi. -Hạn chế sai sót trong việc dự báo dài hạn, ngắn hạn là không tránh khỏi vì còn nhiều nhân tố bất biến ảnh hưởng. Nhưng thực ra, chúng ta không nhất thiết là phải đúng từng chi tiết. -Một số doanh nghiệp nghi ngờ tính hữu ích của quá trình quản trị chiến lược, thế nhưng vấn đề ở đây là họ chỉ đề ra kế hoạch chứ không thực hiện, hay do Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài SVTH: Trần Thị Thanh Hà 8 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung môi trường thay đổi mà vẫn áp dụng chiến lược cũ là không đúng tiêu chí của quản trị chiến lược rồi chứ đừng nói đến hiệu quả. Trên thực tế do nhiều nhược điểm như vậy nên doanh nghiệp vẫn không vận dụng qui trình quản trị chiến lược. Nhưng những vấn đề này nhìn chung có thể khắc phục được nếu biết vận dụng qui trình một cách đúng đắn. Những ưu điểm của việc vận dụng quá trình quản trị chiến lược rõ ràng là có giá trị lớn hơn nhiều so với nhược điểm. (Theo tác giả Nguyễn Thị Liên Diệp ) 1.1.3 Các hình thức phân loại chiến lƣợc 1.1.3.1 Phân loại theo cấp độ chiến lƣợc  Chiến lược cấp công ty: Là chiến lược tổng thể của Công ty nhằm đạt được mục tiêu của công ty. Cụ thể như:  Chiến lược cấp kinh doanh: Đó là các chiến lược bộ phận các đơn vị kinh doanh của Công ty, mỗi đơn vị chiến lược bộ phận sẽ nhằm đạt được mục tiêu cho đơn vị chức năng đó và tổng các đơn vị chiến lược nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu của công ty.  Các chiến lược cấp chức năng: Đó là chiến lược theo chức năng của Công ty, ví dụ: chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược tài chính,… 1.1.3.2 Phân loại theo phạm vi chiến lƣợc  Chiến lược chung hay còn gọi là chiến lược tổng quát: Đề cập đến những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.  Chiến lược bộ phận: Là chiến lược cấp hai như: chiến lược dựa vào khách hàng, chiến lược dựa vào đối thủ cạnh tranh, chiến lược dựa vào thế mạnh của công ty Chiến lược chung và chiến lược bộ phận liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. Để đạt được mục tiêu tổng quát có thể Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài SVTH: Trần Thị Thanh Hà 9 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung vạch ra và tổ chức thực hiện các chiến lược bộ phận. Chiến lược bộ phận lại bao gồm rất nhiều loại như chiến lược dựa vào bản thân doanh nghiệp hay khách hàng để đạt được mục tiêu tổng quát, hoặc chiến lược marketing. Đây thực chất là tìm kiếm cách thức hành động mà mỗi doanh nghiệp đều phải hoạch định để đạt được mục tiêu đã định. 1.1.3.3 Phân loại theo hƣớng tiếp cận chiến lƣợc  Chiến lược tập trung: Chỉ tập trung vào những điểm then chốt có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh chứ không dàn trải các nguồn lực.  Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối: Tư tưởng hoạch định chiến lược là dựa trên sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh, tìm ra điểm mạnh của mình để làm chỗ dựa cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Nhưng doanh nghiệp phải tận dụng điểm mạnh chứ không quá phụ thuộc vì ngày mai nó sẽ là điểm yếu. Cụ thể hơn so sánh giữa cửa hàng thức ăn nhanh KFC và Lotteria thì khách hàng sẽ chọn KFC với logan “ Ghét trễ ”.  Chiến lược sáng tạo tấn công: Chiến lược kinh doanh dự trên sự khai phá mới để giành ưu thế trước đối thủ cạnh tranh. Như công ty Vinamilk sử dụng công nghệ tiên tiến tạo ra dòng sữa tươi thanh trùng cạnh tranh với các nhãn hiệu lâu đời Long Thành, Đà Lạt.  Chiến lược tự do: Là chiến lược không nhắm vào các yếu tố then chốt mà khai phá những nhân tố bao quanh nhân tố then chốt. Ngoài ra, bốn chính sách marketing cũng là những chiến lược bộ phận theo cách phân loại Marketing Mix. Mỗi chiến lược bộ phận dù đứng trong cách phân loại nào thì cũng nhằm định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai chú trọng vào mặt đó. Cùng lúc doanh nghiệp có thể áp dụng những chiến lược bộ phận được theo nhiều cách khác nhau hay trong cùng một cách phân loại. Chẳng Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài SVTH: Trần Thị Thanh Hà 10 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung hạn có thể hoạch định chiến lược giá cùng với chiến lược phân phối, chiến lược dựa vào đối thủ cạnh tranh kết hợp với chiến lược khai thác các khả năng tiềm tàng. (Theo tác giả Nguyễn Thị Liên Diệp ) 1.2 MÔ TẢ VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH 1.2.1 Qui trình hoạch định chiến lƣợc kinh doanh Qui trình hoạch định kinh doanh được thể hiện qua 8 bước sau: - Bước 1: Nhận thức một số cơ hội trên thị trường. - Bước 2: Thiết lập các mục tiêu. - Bước 3: Phát triển tiền đề hoạch định. - Bước 4: Xác định các phương án. - Bước 5: So sánh và đánh giá các phương án. - Bước 6: Lựa chọn phương án - Bước 7: Lựa khóa bằng hoạch định ngân quỹ. - Bước 8: Xác định ngân sách cho chương trình hành động, các kế hoạch. Ngân sách này bao gồm phần dự toán các chi phí như sau: thuê mướn người lao động; chi phí mua sắm vật tư, trang thiết bị, nhà xưởng, văn phòng; chi phí bán hàng, chi phí thất nghiệp. 1.2.2 Xác định mục tiêu kinh doanh Mỗi doanh nghiệp đều có nhiệm vụ hay sứ mạng nhất định, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều phải hướng tới đến nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy chiến lược sản xuất kinh doanh cũng phải bắt nguồn từ nhiệm vụ của doanh nghiệp, nhiệm vụ là cơ sở cho chiến lược kinh doanh và mục đích của chiến lược cũng nhằm hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp. Do đó việc đầu tiên của quá trình hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh là phải xác định được nhiệm vụ hay sứ mạng của doanh nghiệp là gì? Bước tiếp theo của quá trình hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh chính là xác định được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu chính là kết quả hay là cái đích mà một doanh nghiệp hướng đến, nó chính là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh. [...]... hoạt động kinh doanh 2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY 2.1.1 Lịch sử hình thành Đƣợc thành lập từ năm 2005 theo quyết định số 4102027234 cấp lần đầu ngày 04/01/2005 dƣới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn, sau 5 năm hoạt động công ty đã đầu tƣ thêm trang thiết bị, máy móc thiết bị và các phần mềm ứng dụng Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐÔNG QUANG Tên giao dịch: DONG QUANG. .. cũng như đặc thù của lĩnh vực kinh doanh để có cách tiếp cận phù hợp SVTH: Trần Thị Thanh Hà 27 GVHD: ThS Phạm Thị Kim Dung Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài Trong quá trình phân tích và tìm hiểu tài liệu về xây dựng chiến lược kinh doanh, chúng ta có thể rút ra các kinh nghiệm cho việc xây dựng chiến kinh doanh phù hợp:  Trước hết cần phải có qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp - Mục... quả đạt đƣợc -Nhà hàng Thanh Trà TP HCM (Hoàn thiện xây lắp Trang trí nội thất) -Biệt thự LK-L04 khu du lịch Sinh Thái An Viên (Hoàn thiện xây lắp Trang trí nội thất) -Trụ sở công ty Quảng Cáo Đất Việt TP HCM (Xây dựng Trang trí) -Bar The Corner 45 Lê Thánh Tôn, Quận 1- TP HCM (Cải tạo và trang trí nội thất) -Trụ sở công ty đầu tƣ xây dựng thƣơng mại Sài Gòn 129 Pasteur, Quận 3 (Cải tạo... : Cơ sở lý luận của đề tài Việc đánh giá công tác tổ chức của một doanh nghiệp thường được ẩn dưới dạng câu hỏi: Phải chăng công tác tổ chức trong doanh nghiệp đã phù hợp với yêu cầu của chiến lược doanh nghiệp chưa? Việc khả năng tổ chức tập trung vào: - Chiến lược tổng quát, chiến lược bộ phận và chiến lược chức năng hỗ trợ của doanh nghiệp có phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp không?... bố trí các nguồn lực của công ty để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã lựa chọn, như:  Sắp xếp cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cho phù hợp  Phân bổ, duy trì và phát triển nguồn nhân lực  Phân bổ nguồn tài chính  Xây dựng một mô hình quản lý khoa học và hiệu quả 1.2.5 Đánh giá hiệu quả chiến lƣợc kinh doanh Một chiến lược kinh doanh hiệu quả khi nó phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, phù... BRUETTE TP HCM (Trang trí) SVTH: Trần Thị Thanh Hà 30 GVHD: ThS Phạm Thị Kim Dung Chƣơng I I: Phân tích hoạt động kinh doanh Sau quãng đƣờng 5 năm xây dựng và trƣởng thành, bản thân Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thƣơng Mại Xây Dựng Đông Quang cũng đã tự tích lũy đƣợc một khối tài sản quý báu làm hành trang trên con đƣờng vững bƣớc phát triển, đó là: -Tạo vị thế nhất định trong ngành -Tập hợp và xây dựng. .. bị, phƣơng tiện thi công hiện đại - Có của hàng kinh doanh vật liệu xây dựng - Mở thêm xƣởng sản xuất đồ gỗ, nội thất 2.1.4 Cơ cấu tổ chức 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH TM- XD Đông Quang Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng kế hoạch Phòng tổ chức-hành chính Phòng thiết k xây lắp Đội thi công Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty đƣợc xây dựng trên mô hình trực... W (WEAK) KẾT HỢP W-O: Các điểm yếu của doanh Khắc phục điểm yếu để tận nghiệp dụng cơ hội KẾT HỢP W-T: Khắc phục điểm yếu để né tránh nguy cơ ĐiỂM MẠNH: S(STRONG) Các điểm mạnh của doanh nghiệp 1.3.2 Một số kinh nghiệm trong lựa chọn chiến lƣợc Chiến lược kinh doanh là một yếu tố có ý nghĩa sống còn đối với tổ chức kinh doanh, nhưng việc xây dựng chiến lược kinh doanh không hề đơn giản vì nó phụ thuộc... cấu tổ chức của doanh nghiệp có phù hợp với chiến lược không? - Quá trình ra quyết định của doanh nghiệp có hiệu lực trong việc thực hiện chiến lược không? - Phong cách làm việc của doanh nghiệp có phù hợp với chiến lược không? c, Phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là toàn bộ những khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó trên... phần trước, chiến lược kinh doanh có tính quyết định đến thành bại của doanh nghiệp, do đó nó cần phải được thẩm tra cẩn thận - Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo từng giai đoạn thực hiện chiến lược kin h doanh nhằm tìm ra những khiếm khuyết, những thiếu sót của chiến lược từ đó có sự chỉnh sửa và bổ sung kịp thời 1.3 SỬ DỤNG MA TRẬN SWOT VÀ KINH NGHIỆM LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH 1.3.1 . pháp hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp. Những giải pháp cho chiến lược kinh doanh được áp dụng cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại – Xây dựng Đông Quang. lược kinh doanh và một số kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh. Chương 2: Thực trạng kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại – Xây dựng. phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại – Xây dựng Đông Quang để xây dựng chiến lược phát triển đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm thực hiện chiến lược phát triển công ty. Phạm

Ngày đăng: 27/04/2014, 20:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan