Một số phương pháp tiếp cận dạy học thơ Đường trong nhà trường phổ thông

18 2.8K 10
Một số phương pháp tiếp cận dạy học thơ Đường trong nhà trường phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số phương pháp tiếp cận dạy học thơ Đường trong nhà trường phổ thông

LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lý luận Đời Đường (618 – 907) là thời kỳ toàn thịnh của xã hội phong kiến ở Trung Quốc.Trong giai đoạn này văn học đời Đường đã phát triển hơn bất kỳ thời đại nào trước đó.Thơ Đường như một vườn hoa muôn màu muôn sắc nở rộ, nhiều nhà văn, nhà thơ xuất hiện, nhiều thể loại văn học phát triển, đã để lại những thành tựu rực rỡ ghi dấu ấn trong thơ ca.Giai đoạn này có nhiều tác giả đã đi vào lịch sử thơ ca như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị . . . Thơ Đường du nhập vào Việt Nam rất sớm, nó được Việt Nam chấp nhận như một nội sinh. Cho đến hôm nay, thơ Đường vẫn rất gần gũi với người Việt Nam, vì vậy, không gì khó hiểu khi ta thấy trong chương trình môn văn ở trường phổ thông, thơ Đườngmột vị trí đặc biệt. Số lượng không quá lớn nhưng quả đã đặt người giáo viên văn trước một thử thách lớn, đòi hỏi họ phải tìm cách vượt qua. 1.2. Cơ sở thực tiễn Ở trường phổ thông hiện nay, tình hình dạy thơ nhìn chung chưa đạt hiểu quả cao. Riêng đối với thơ Đường, chưa có nhiều giáo viên giúp học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của nó. Phần lớn giáo viên mới chỉ phân tích được nội dung tác phẩm mà chưa làm nổi bật các thủ pháp nghệ thuật cùng đặc trưng thi pháp thơ Đường, nhiều giáo viên chỉ biết thuyết giảng, ít đối thoại với học sinh vì sợ thiếu thời gian. Cách làm ấy vô hình dung đã đi ngược lại cái “phép” của thơ Đường là “nói ít gợi nhiều”. Mặt khác, việc dạy học thơ Đườngtrường phổ thông chưa đạt hiệu quả cao còn do việc cung cấp tri thức lý thuyết về thơ Đường còn thiếu nên tri thức làm nền tảng cho học sinh tiếp nhận còn nghèo nàn. Vậy nên khi học thơ Đường, học sinh có ấn tượng thơ Đường khó tiếp nhận. Xuất phát từ thực tế này, tôi thấy vấn đề nghiên cứu cách dạy học thơ Đườngtrường học phổ thông là rất quan trọng. Thực hiện đề tài này tôi hy vọng đưa ra cách hiểu khoa học về thơ Đường nhằm góp phần nhỏ bé vào việc cải tiến chất lượng dạy học thơ Đường trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện, tôi rất mong được sự góp ý từ phía các đồng nghiệp, những đồng chí quan tâm đến vấn đề này. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này tôi mong góp phần kinh nghiệm nhỏ bé vào việc dạy học thơ Đườngnhà trường phổ thông một cách có hiệu quả. Mặt khác có thể cùng đồng nghiềp rút ra một số kinh nghiệm bổ ích trong việc tổ chức dạy học thơ Đườngnhà trường phổ thông hiện nay. 1 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài Một số phương pháp dạy học thơ Đường trong nhà trường phổ thông, tôi đã tìm hiểu nhiều bài viết nghiên cứu về phương pháp dạy học về thơ Đường từ trước đến nay, tổng hợp lại làm chỗ dựa lý thuyết. Đồng thời tổ hợp, bổ sung các ý kiến đã có thành một hệ thống nhất quán toàn diện. Trên cơ sở tìm hiểu những khó khăn thuận lợi trong việc dạy học thơ Đườngtrường phổ thông, tôi đưa ra những phương pháp tiếp cận, khai thác giá trị các bài thơ Đường một cách phù hợp, khoa học. 2 NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1.1. Thuận lợi - Như chúng ta đã biết thơ Đường có ở cả hai cấp học THCS và THPT với những tác giả tiểu biểu như: Lý Bạch, Đỗ Phủ Bởi vì có cả ở hai cấp học cho nên học sinh có điều kiện tiếp xúc với thơ Đường một cách kỹ càng. Do vậy thơ Đường không còn mới mẻ và xa lạ đối với học sinh, đó là một điều kiện rất thuận lợi cho việc dạy học thơ Đườngtrường phổ thông. - Thơ Đường được đưa vào chương trình văn học phổ thông hầu hết là thơ cận thể (tứ tuyệt và thất ngôn bát cú). Đó là những thể thơhọc sinh đã được tiếp xúc nhiều khi học đến văn học Trung đại. Hơn nữa, thơ cận thể rất tiêu biểu cho đặc trưng thi pháp thơ Đường cho nên việc tìm hiểu các bài thơ không quá khó khăn. Những tác phẩm ngắn như bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng có 4 câu 28 chữ cũng giống như hình thức của những bài thơ khác trong văn học Trung đại Việt Nam như bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Bài Thu hứng của Đỗ Phủ về hình thức cũng giống như bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan với cấu trúc thơ cân đối hài hòa Mặt khác, tâm lý học sinh thích học những bài thơ ngắn, bởi những bài ngắn dễ phân tích, việc đọc hiểu cũng gọn gàng hơn. - Văn học nước ngoài nói chung và thơ Đường nói riêng đã được giáo viên nghiên cứu khá kỹ càng ở trường đại học qua các chuyên đề. Với thơ đường giáo viên đã có dịp tiếp xúc và tìm hiểu qua các chuyên đề: Lịch sử văn học Trung Quốc, Thi pháp thơ Đường Bởi lẽ đó, người giáo viên đã có kiến thức về chiều sâu của thơ Đường; trong những giờ lên lớp, họ có thể cung cấp thêm những kiến thức ngoài sách giáo khoa mà vẫn đảm bảo đi đúng trọng tâm bài giảng. - Thơ đườngthơ của nước ngoài nên khi đưa vào chương trình văn họctrường phổ thông phải được phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ cẩn thận. Đọc bản phiêm âm chữ Hán, học sinh đã phần nào lĩnh hội được sắc thái biểu cảm của từ ngữ. Còn với giáo viên, điều kiện thuận lợi đã được tạo sẵn từ khi còn ở giảng đường đại học, do đó có học ít nhiều về Hán Nôm. Đã có rất nhiều bản dịch khác nhau về các bài thơ Đường được dạy họcphổ thông, tuy vậy, khi soan sách, các tác giả sách giáo khoa đã thực sự chọn được những bản dịch tiêu biểu nhất, gây mỹ cảm đậm đà cho cả người dạy lẫn người học. - Hầu hết những bài thơ Đườngtrong chương trình văn học phổ thông đều được sáng tác theo thể bát cú Đường luật (thất ngôn, ngũ ngôn) và tứ tuyệt (thất ngôn, ngũ ngôn). Hai thể thơ này khá quen thuộc với học sinh. Thơ Đường có đặc trưng “lời ít ý nhiều” và bút pháp “họa vân xuất nguyệt” , càng phân tích kỹ càng thấy lý thú bởi nó như một khối càng bóc tách càng thấy rõ cốt lõi. Thơ 3 Đường chủ yếu làm theo luật nên có quy định của nó. Học sinh khi thấy những ý tưởng bí ẩn xuất lộ theo quy luật chắc chắn sẽ rất hứng thú. - Trong thơ Đường, các tác giả hay sử dụng những điển cố, đỉên tích nên khi dạy học, giáo viên có điều kiện mở rộng hiểu biết về văn hóa, văn học cho học sinh, làm cho nội dung của bài giảng có thêm chiều sâu. - Hơn nữa, trong thơ Đường, tần số xuất hiện các điạ danh rất cao. Do đặc điểm này, khi giảng dạy, giáo viên có thể dùng tranh ảnh để minh họa và cung cấp những thông tin liên quan đến các địa danh cho học sinh, làm tăng thêm sức thuyết phục của bài giảng. Phương pháp trực quan sinh động là một trong những phương pháp tạo được nhiều hứng thú trong học tập. 1.2 Khó khăn - Thơ Đườngmột mảng thơ quen thuộc nhưng chúng lại ra đời vào một thời điểm cách xa chúng ta ngày nay. Thi pháp thơ Đường thuộc thi pháp trung đại, vịnh cảnh để tả tình, nói đến cảnh vật nhằm gợi nỗi niềm tâm sự Ví dụ trong Thu hứng (Đỗ Phủ), không phải đơn thuần miêu tả về mùa thu mà ẩn đằng sau là tâm trạng là nỗi nhớ quê hương da diết của Đỗ Phủ. - Khi dạy học thơ Đường phần đông giáo viên và học sinh chỉ có thể tiếp xúc với nó qua bản dịch. Dịch giả các bài thơ mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không thể lột tả hết ý nghĩa của từng câu chữ. Trường hợp bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng ( Lý Bạch) là một ví dụ Phiên âm: Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu. Dịch thơ: Bạn từ lầu Hạc lên đường Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng Bóng buồm đã khuất bầu không Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời. Ngô Tất Tố đã dịch bài thơ theo thể lục bát – một thể thơ dân tộc để bạn đọc dễ tiếp nhận. Bản dịch tuy có mượt mà, uyển chuyển nhưng vẫn còn một số điểm bất cập. Ngô Tất Tố dùng từ bạn để dịch từ cố nhân là đúng nhưng chư đủ nghĩa. Cố nhân là bạn cũ, nhưng trong thơ cổ, từ cố nhân bao giờ cũng hàm nghĩa rất tha thiết. Hay từ yên hoa được dịch thành hoa khói cũng đúng, nhưng trong thơ Đường từ yên hoa còn hàm nghĩa nơi phồn hoa đô hội. Hai câu sau của bài thơ vẽ ra sự xa dần của cánh buồm, ban đầu còn rõ (cô phàm), rồi mờ dần, thấp thoáng như thực, như hư (viễn ảnh). Cho đến khi cánh buồm đã mất hút vào khoảng trời xanh thăm thẳm bao la (bích không tận), nhà thơ vẫn còn đứng để Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu (Chỉ thấy sông Trường Giang chảy ở bên trời). Không một chữ buồn, chữ trông, chữ luyến mà ta cứ thấy tâm hồn nhà thơ 4 dõi theo bóng buồm của bạn. Tiếc rằng bản dịch của Ngô Tất Tố chưa diễn tả được hình ảnh cách buồm đơn chiếc dần xa trông cái nhìn vời vợi trông theo của Lý Bạch. - Thơ Đườngmột mảng thơ hấp dẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Lượng sách nghiên cứu vì vậy có rất nhiều. Đứng trước số tài liệu lớn như vậy, việc xử lý, bao quát nó xem ra cũng là một vấn đề khó khăn. Giáo viên biết chọn tài liệu nào làm chuẩn mực? Đã nhiều tài liệu thì có nhiều cách hiểu khác nhau - Số lượng thơ Đường được đưa vào chương trình văn học phổ thông tuy không nhiều nhưng so với văn học các nước khác thì thơ Đường chiếm một vị trí đặc biệt. Nhưng vấn đề thời gian để dạy phần thơ đường theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục vẫn còn quá ít (như ở chương trình Văn học 10, thời gian dành cho việc dạy học thơ Đường là 3 tiết: có 2 tiết học chính và 1 tiết đọc thêm. mà trong 3 tiết đó, giáo viên phải giới thiệu qua 5 tác giả, 5 tác phẩm), nên đây cũng là một khó khăn đối với việc dạy học thơ Đường trong nhà trường phổ thông. - Muốn có sự cảm nhận sâu sắc về một bài thơ, trước hết ta phải hiểu cái gọi là “nội dung” của nó. Trong thơ Đường, điển tích, điển cố rất nhiều đòi hỏi người giáo viên phải hiểu sâu hiểu kỹ mới có thể cắt nghĩa lý giải được. - Để cảm nhận được cái hay cái đẹp của bài thơ, đòi hỏi tất cả chúng ta phải học thuộc lòng bài thơ. Học thuộc lòng ở đây không phải chỉ là học thuộc lòng phần dịch thơ mà còn phải thuộc cả phần phiên âm. Mặc dù trong vốn từ tiếng Việt, từ gốc Hán chiếm tới 70% thì việc học thuộc bản phiên âm một bài thơ chữ Hán cũng không dễ dàng chút nào. Đó cũng là một khó khăn của việc dạy học thơ Đường. 1.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên Năm học 2008 – 2009, tôi dạy lớp 10 A6 (Sĩ số lớp là 49 học sinh), trường THPT Nguyễn Mộng Tuân. Sau khi dạy xong các bài thơ Đường, tôi tiến hành kiêm tra 1 tiết. Nhìn chung , việc vận dụng của học sinh từ bài dạy vào thực tiễn chưa cao, số lượng bài đạt mức điểm từ trung bình đến trung bình khá còn nhiều, thậm chí còn có cả điểm dưới trung bình. Kết quả cụ thể như sau: Điểm SốHS 0.0 – 4.5 5.0 – 5.5 6.0 – 6.5 7.0 – 7.5 8.0 – 8.5 9.0- 10.0 3 6 % 23 47% 21 43% 3 6% 0 0% 0 0% 5 2. Phương pháp tiếp cậndạy học thơ Đườngnhà trường phổ thông Căn cứ vào thực trạng trên, để việc dạy học thơ Đường đạt kết quả cao hơn, tôi xin nêu ra một số phương pháp tiếp cậndạy học thơ Đườngnhà trường phổ thông. 2.1. Khai thác bài thơ Đường từ việc tìm hiểu kết cấu 2.1.1 Tìm hiểu kết cấu bài thơ luật thi Luật thi gồm ngũ luật (8 câu, mỗi câu 5 chữ) và thất luật (8 câu, mỗi câu 7 chữ).Có một số cách phân chia bố cục bài thơ như sau: - Phân tích bài thơ theo kết cấu 4 phần: đề, thực, luận, kết đồng thời gán cho mỗi phần một nhiệm vụ xác định. Hai câu đề: Câu 1 phá đề: mở ra ý của bài; Câu 2 thừa đề: tiếp ý để chuyển vào thân bài; Hai câu thực: giải thích rõ ý đầu bài; Hai câu luận: phát triển mở rộng ý của bài; Hai câu kết: kết thúc bài. Đây là cách chia bố cục truyền thống khi chúng ta phân tích bài thơ Đường luật. Cách phân chia này là của người đời sau chứ ở đời Đường chưa có. Người làm thơ chỉ chú trọng việc làm sao thể hiện được cái “tứ” mà mình từ sự “trầm tư” đã “diệu ngộ” được, nên mạch cảm hứng đi “một hơi” do sự nhập hứng. Vì vậy khi phân tích một bài thơ luật của thi nhân đời Đường không nhất thiết chia làm 4 phần. - Phân tích theo hai phần kết cấu của bài thơ. Mỗi bài thơ có 8 câu, chia làm hai phần: 4 câu đầu và 4 câu cuối. Khảo sát thực tế giảng dạy thơ Đường thể thất ngô bát cú đường luật được giới thiệu trong chương trình phổ thông hiện nay, tôi thấy nhiều giáo viên đã vận dụng công thức này để khai thác tác phẩm.Ví dụ như khi dạy bài thơ Thu hứng (Đỗ Phủ), nhiều giáo viên đã chia bố cục bài thơ làm hai phần. Bốn câu đầu tả cảnh, mà trong cảnh lại đượm tình thu đất khách với cách viết rất riêng. Trong 2 câu đầu tiên, cảnh thu được gợi lên bởi các hình ảnh: rừng phong sương móc trắng xóa tiêu điều, u buồn, tàn tạ, cảnh núi non hiu hắt, bi thương. Ở đây cảnh không còn mang tính chất ước lệ, là cảnh thực của hai địa danh thuộc thượng lưu sông Trường Giang hiểm trở, hùng vĩ, về thu, khí trời mịt mù. Ở hai câu 3,4, cảnh thu lại mang nét hoành tráng, dữ dội, với cảnh con sông sóng vọt lên đến tận trời và cảnh nơi quan ải mây xa sát mặt đất. Như vậy cảnh thu được tái hiện trong thơ rất sinh động: vừa có nét bi thương, vừa có nét hùng vĩ, vừa mang nét ước lệ, vừa mang nét hiện thực. 4 câu cuối tập trung thể hiện mối tình đối với quê hương: nhìn hoa cúc nở mà dòng lệ cứ tuôn rơi; hoa cúc thêm một lần nở, dòng lệ thêm một lần chứa chan, giọt lệ hiện tại cũng là giọt lệ năm trước, của quá khứ gần 2 năm và quá khứ xa (giọt nước mắt đã chảy từ rất lâu trong tâm tưởng của thi nhân). Tình cảm của nhà thơ được cụ thể qua hình ảnh con thuyền cô độc luôn hướng về bến quê. Thấm thía nỗi niềm của kẻ lưu lạc nơi đất khách, thi nhân vô cùng buồn bã. Hai câu thơ cuối tiến tục thể hiện tình cảm chủ quan của nhà thơ, nhưng cái khác ở đây là Đỗ 6 Phủ không bộc lộ tình cảm theo kiểu trực tiếp mà là gián tiếp, qua việc miêu tả một cảnh khách quan ngoài đời: Hàn y xứ thôi đao xích Bạch Đế thành cao cấp mộ châm. Hình ảnh mọi người nô nức may áo rét chuẩn bị cho mùa đông tới và âm thanh tiếng chày đập vải rộn rã, tiếng dao kéo như hối hả như dục lòng người, làm tăng thêm nỗi buồn của người phiêu dạt. Bài thơ thể hiện niềm mong mỏi khát khao một cuộc sống hòa bình, ẩn sau khát vọng chình đáng đó còn là lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy con người vào cuộc loạn ly. - Phân tích bài thơ theo kiểu kết cấu 2/4/2 Mô hình này do Phrăng xoa Trình (Francois Cheng) – nhà ký hiệu học người Pháp gốc Trung Quốc đề xuất, song khi áp dụng vào việc dạy học thơ Đườngtrường phổ thông, mô hình này lại ít được áp dụng. Đâymột số quan điểm về cách phân chia bố cục bài thơ thất ngôn bát cú và ngũ ngôn bát cú. Khi đưa các ý kiến trên chúng tôi muốn hướng tới một điều: bất cứ bài thơ bát cú nào cũng có một kết cấu chặt chẽ, song sự tổ chức sắp xếp thi phẩm đó như thế nào là do yêu cầu diễn đạt ý tứ quy định, chứ không phải là chuyện thuần túy hình thức. Bởi lẽ đó, khi dạy học tác phẩm thuộc thể loại này, người giáo viên cần lưu ý đến tứ của bài thơ để vận dụng các kiểu phân tích một cách linh hoạt. Khi giáo viên lựa chọn một trong các hình thức phân tích kết cấu đã nêu, thì phải giải thích được vì sao lại chọn cách khai thác theo mô hình này mà không theo mô hình kia. Một điều quan trọng khác trong phương pháp dạy học thơ luật là giáo viên không chỉ biết định hướng cho các em thâm nhập vào bài thơ theo mạch cảm xúc xuyên suốt. Với cách định hướng ấy chúng ta tránh được sự xơ cứng khi đi vào phân tích tác phẩm. Ví dụ khi dạy Thu hứng của Đỗ Phủ, mặc dù có thể chia bài thơ ra làm hai phần (phần đầu là bức tranh phong cảnh mùa thu, phần sau là nỗi niềm tâm trạng cuả thi nhân ) nhưng khi phân tích không thể tách bạch hoàn toàn hai phần để khai thác đơn thuần hoặc tình hoặc cảnh mà phải nhìn thấy được sự lồng ghép khéo léo, hài hòa giữa cảch và tình ở các phần. Cụ thể ở 4 câu đầu, đằng sau cảch thu với hình ảnh rừng phong tiêu điều, xơ xác, khí trời âm u bao trùm lên núi Vu, kẽm Vu cùng không gian sông nước hoành tráng , người đọc đã phần nào cảm nhận được nỗi buồn của tác giả (bi nhưng không lụy). Trong bốn câu sau, nỗi buồn được hiện rõ qua cảnh sinh hoạt cuối thu, đó là nỗi buồn của con người xa xứ, nặng tình với cố hương 2.1.2. Tìm hiểu kết cấu bài thơ tứ tuyệt Thơ tứ tuyệt gồm ngũ tuyệt (4 câu, mỗi câu 5 chữ) và thất tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ). Tuy dung lượng câu chữ ít hơn bài thơ bát cú nhưng tự nó là một kết cấu chỉnh thể có cấu trúc riêng. Do vậy khi dạy loại thơ luật chúng ta có thể vận dụng cách khai thác theo quá trình giàn dựng cấu tứ của bài thơ, tức là tìm hiểu tác phẩm theo kết cấu của nó. Bố cục một bài thất ngôn tứ tuyệt gồm có 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp. Câu khai là câu mở để tạo ra “duyên cớ” để triển 7 khai toàn bộ tứ thơ, nhưng ngay trong câu đầu đã hàm chứa nội dung, tình cảm của tác giả. Câu thừa có hai chức năng cơ bản: cùng với câu 1 hoàn thiện một ý, và “niêm” liên 1 với liên 2, vừa hé lộ nội dung tư tưởng của bài thơ. Câu chuyển là câu thơ thứ 3 – câu thơ có vị trí đặc biệt quan trọng trong bài thơ tứ tuyệt trong chương trình trung học phổ thông đều được các nhà viết sách định hướng phân tích theo kết cấu hai phần: hai câu đầu, hai câu cuối. Hai câu đầu chủ yếu tả cảnh mà trong cảnh có tình. Hai câu sau thể hiện tình cảm trên nền phong cảnh. Ví dụ bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch. Hai câu đầu nói về bối cảnh của cuộc tiễn đưa cùng nỗi niềm tâm sự và tình cảm của nhà thơ đối với người bạn quý. Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu (Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc ở phía tây, xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói) Giữa thời thái bình bạn đã đi từ một thắng cảnh (lầu Hoàng Hạc – một di chỉ thần tiên) đến một thắng cảnh (Quảng Lăng thuộc Dương Châu nơi phồn hoa đô hội nổi tiếng thời Đường) nên buổi tiễn đưa không đầm đìa giọt lệ. Nhưng trong quan hệ tình cảm ai cũng muốn xum vầy, vì thế, ai mà không sợ chia ly. Phong cảnh đẹp làm nỗi buồn chia ly thêm thấm thía. Hai câu thơ tưởng như chỉ tả cảnh, mà man mác tình ly biệt. Hai câu cuối: Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu. là sự bộc lộ cảm giác thiếu vắng bạn của thi nhân. Đọc câu thơ thứ ba trên bề mặt câu chữ, ta nhận thấy có sự chuyển đổi, nhưng trong mạch ngầm văn bản, sự chuyển đổi ấy rất tự nhiên, vì nó tiếp tục nói về tình cảm giữa kẻ ở và người đi. Tiễn bạn xuôi về Dương Châu, ánh mắt thi nhân cứ hút theo hình bóng của bạn. Đứng trên lầu cao mà hồn thi nhân gửi cả vào cánh buồm đang chuyển động dần vào không gian xa hút. Trên dòng Trường Giang tấp nập thuyền bè qua lại mà cái nhìn của nhà thơ chỉ hút vào một tiêu điểm duy nhất, đó là cánh buồm. Tình cảm phải sâu nặng lắm Lý Bạch mới cảm nhận được sự cô đơn của ai kia cũng giống như mình, như cánh buồm lẻ loi, cô độc (cô phàm). Chúng tôi thấy cách khai thác bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo mô hình kết cấu 2/2 là hợp lý. Bởi như ta đã biết, bài thơ thất ngôn tứ tuyệt có thể được cắt từ bài thất ngôn bát cú ra (gồm liên đầu và liên cuối; hai liên đầu; hai liên cuối, cũng có thể là hai liên giữa). Như vậy có một điều dễ nhận thấy đó là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt được cấu tạo bởi hai liên thơ.Mà liên thơmột đơn vị hết sức cơ bản của thơ luật đường. Do đó, khi phân tích bài thơ dựa vào kết cấu thì việc xuất phát từ đơn vị có tính chất cơ sở đó là điều cần thiết. Mặt khác, có nghiên cứu dòng thơ trong liên thơ ta mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp của nó. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng tôi sẽ nhất nhất áp dụng cách giảng 8 dạy thơ thất ngôn tứ tuyệt theo kết cấu hai phần 2/2 này, mà trong thực tiễn, trước một tác phẩm cụ thể, ta có thể vận dụng một cách linh hoạt các phương thức chiếm lĩnh để đat hiệu quả cao trong giảng dạy. Chỉ có điều cần phải lưu ý, dù vận dụng phương thức chiếm lĩnh nào, thì khi phân tích bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cũng phải định hướng cho học sinh chú trọng và việc tìm hiểu câu thơ thứ ba bởi đó là bản lề, trục nối kết cấu hai phần của bài thơ, đưa người đọc đi vào vấn đề chính yếu mà tác giả muốn đề cập thông qua bài thơ. 2. 2. Khai thác bài thơ Đường dựa vào niêm thơ và luật bằng trắc Niêm nghĩa đen là dính, chỉ quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau về âm luật giữa các câu theo hệ thống dọc của bài thơ. Trong mỗi cặp câu, tức mỗi liên thơ, các chữ tương ứng câu số lẻ, số chẵn phải có thanh trái ngược nhau (trừ chữ thứ 5 và chữ thứ 7 trong liên đầu). Ví dụ: bài Thu hứng (Đỗ Phủ) Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu sơn vu giáp khí tiêu sâm Giang gian ba lẵng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm Trong hai liên thơ trên, các chữ tương ứng ở câu số chẵn và câu số lẻ thanh trái ngược nhau, trừ chữ thứ 3 ở liên 1, chữ thứ 7 ở liên 1 và chữ thứ 3 ở liên 2. Điều này có thể chấp nhận được vì “nhất, tam, ngũ, bất luận – nhị, tứ, lục, phân minh” Trong hai cặp câu kề nhau, nhịp đi của liên trên phải khác nhịp đi của liên dưới. Muốn như vậy chữ thứ 2 của câu chẵn thuộc liên trên phải cùng thanh với chữ thứ 2 của câu lẻ thuộc liên dưới. Sự giống nhau như thế về thanh đã tạo nên cái gọi là niêm vì nó đã làm cho hai câu thơ thuộc hai liên dính vào nhau. Theo đó trong bài thơ thất ngôn bát cú câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7, còn ở bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3. Ví dụ bài Thu hứng (Đỗ Phủ). Xem xét các từ thứ 2, 4, 6 đi dọc suốt tác phẩm sẽ thấy: Liên 1: Câu 1+ câu 8: Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Bạch đế thành cao cấp mộ châm Liên 2: Câu 2 + câu 3: Vu sơn vu giáp khí tiêu sâm Giang gian ba lẵng kiêm thiên dũng Liên 3: Câu 4 + câu 5: Tái thượng phong vân tiếp địa âm Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Liên 4: Câu 6 + câu 7: Cô chu nhất hệ cố viên tâm 9 Hàn y xứ xứ thôi đao xích Luật bằng trắc : đã là một bài thơ Đường luật phải tuân thủ sự quy định về thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và trong cả bài thơ theo hệ thống hàng ngang. “Nhất, tam, ngũ, bất luận – nhị, tứ, lục, phân minh” nghĩa là trong một câu thơ luật các chữ 2, 4, 6 cố định (chữ thứ 4 ngược thanh với chữ thứ 2 và thứ 6), còn chữ thứ 1, 3, 5 có thể tùy ý thay đổi thanh bằng chắc (ngược lại). Nó quy định thể của bài thơ luật, muốn biết bài thơ luật bằng hay luật trắc thì phải căn cứ vào chữ thứ 2 của câu 1. Nếu chữ này thuộc thanh bằng thì bài thơ này thuộc luật bằng (và ngược lại). Trong một câu xu hướng chung là cặp bằng - trắc được bố trí lần lượt nhau. Khi tìm hiểu những bài thơ Đường làm theo luật ở trường phổ thông, tôi thấy những tài năng lớn luôn có xu hướng vươn tới sự sáng tạo độc đáo, thoát ra ngoài khuôn khổ. Chính vì vậy, điều quan trọng khi dạy học là phải chú ý xoáy sâu vào những điểm sáng nghệ thuật này, phân tích cho được tác dụng của nó trong việc chuyển tải tư tưởng của tác giả. 2. 3. Khai thác bài thơ luật Đường dựa vào tìm hiểu luật đối Trong bài thơ Đường làm theo luật, đối trở thành nguyên tắc bắt buộc, được quy định chặt chẽ, đòi hỏi phải có sự cân xứng cả thanh lẫn ý. - Về thanh: các từ đối nhau phải cùng loại, danh từ đối với danh từ. Ví dụ tích nhân đối với thử địa; tính từ đối với tính từ, ví dụ lịch lịch đối với thê thê; tên riêng đối với tên riêng, ví dụ Hán Dương đối với Anh Vũ; số từ đối với số từ; hư từ đối với hư từ - Về ý: trong thơ đường luật, thanh đi đôi với ý nên khi tìm hiểu thanh thì phải luôn chú ý đến ý, khi được cả thanh với ý thì mới “đắt”. Nếu gặp trường hợp cần giữ ý thì phải hi sinh từ. Trường hợp này có thể phải đổi từ loại này với từ loại kia dẫn đến hiền tượng đối không chỉnh. Ví dụ trong bài Hoàng Hạc lâu, Thôi Hiệu dùng động từ “khứ” đối với danh từ “lâu”. Theo nguyên tắc của luật đối, trong tác phẩm thơ luật thất ngôn bát cú thì hai liên giữa phải đối nhau. Đi vào thực tế sáng tác của các cá nhân ta thấy có nhà thơ sử dụng đối ở cả hai liên đầu liên cuối (Đăng cao – Đỗ Phủ). Vì thế, khi giảng dạy không nên chỉ dừng lại ở việc phát hiện cách khai thác luật đối theo quy định của thi nhân mà cần thiết phải lưu ý khai thác dụng ý nghệ thuật tạo điểm sáng trong sự phá cách, đồng thời định hướng cho học sinh vận dụng vốn hiểu biết tổng hợp để lý giải thấu đáo hình thức nghệ thuật mà tác giả sử dụng nhằm diễn tả đắc lực nội dung ý tứ của bài thơ. Ví dụ khi phân tích luật đối trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Phi đã có cách lý giải khá sâu sắc: ở ngay hai câu thơ đầu mà thơ đã sử dụng hình thức đối thể hiện sự phá cách đầy dụng ý tái hiện thực trạng cái còn và cái mất. Dùng “hoàng hạc” (loài chim) để đối với “Hoàng Hạc” (tên lầu) là một sự phá cách nữa, song cho hai từ đó va chạm nhau như vậy mới làm nổi bật được mối quan hệ giữa cái còn và cái mất, tâm trạng bàng hoàng 10 [...]... chuyên môn Có như vậy học sinh mới thấy ở người thầy một chỗ dựa vững chắc, một niềm tin để thực hiện những ước mơ trong tương lai 3 Kiến nghị, đề xuất Căn cứ vào nội dung SGK và thực tế giảng dạynhà trường phổ thông hiện nay, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau: - Trong dạy học thơ Đườngnhà trường phổ thông, giáo viên cần chú trọng đến phương pháp Quá trình dạy học cần giúp học sinh khai thác văn... quan, việc áp dụng phương pháp dạy học thơ Đường theo hướng đổi mới đã cho thấy chất lượng dạyhọc được nâng lên một bước 2 Bài học kinh nghiệm 14 Phương pháp dạy học của giáo viên Ngữ văn có ý nghĩa to lớn không chỉ trong việc tiếp nhận giá trị văn bản mà còn bồi dưỡng tâm hồn các em Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học thơ Đường nói riêng và thơ nói chung ở bậc THPT là một yêu cầu cần thiết,... Trung Thành, (1997), Về một giờ dạy tốt tác phẩm văn chương, tạp chí số 12 17 SỞ GD & ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT NGUYỄN MỘNG TUÂN ******************* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ : Trịnh Thị Ngọc CHỨC VỤ : Giáo Viên ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : Trường THPT Nguyễn Mộng Tuân SKKN thuộc môn : Ngữ Văn Năm học: 2010 - 2011 18 ... 3 Phương pháp nghiên cứu 2 B Nội dung 3 1 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3 1.1 Thuận lợi .3 1.2 Khó khăn 4 1.3 Kết quả, hiệu quả của thực trạng 5 2 Một số vấn đề về phương pháp tiếp cận và dạy học thơ Đườngnhà trường phổ thông .5 2.1 Khai thác bài thơ Đường từ việc tìm hiểu kết cấu 6 2.1.1 Tìm hiểu kết cấu bài thơ. .. Tìm hiểu bài thơ Đường dựa vào tìm hiểu tứ thơ, mục đích là giúp các em nhận biết được sáng tạo của các nhà thơ trước cùng một vấn đề hiện thực, và cho các em nhận biết được đặc điểm cách biểu hiện tứ thơ trong tác phẩm thơ đường Trong tác phẩm thơ Đường, tứ thơ được nâng đỡ bởi ngôn ngữ hàm súc, tinh luyện và được gửi gắm một cách kín đáo chứ không bộc lộ một cách trực tiếp như trong thơ hiện đại... tránh rập khuôn cứng nhắc, như vậy giờ học mới đạt hiệu quả mong muốn 1 Kết quả nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề về phương pháp dạy học thơ Đường kết hợp với quá trình thử nghiệm trong giảng dạy trực tiếp lớp 10A1 trường THPT Nguyễn Mộng Tuân – Đông Sơn, tôi đã thu được kết quả sau đây để làm bài học rút kinh nghiệm: - Trong các tiết học về những bài thơ Đường như: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh... giờ học, tránh tình trạng rập khuôn máy móc, gây cảm giác nhàm chán 13 KẾT LUẬN Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã hợp nhất các phương thức tiếp cận, khai thác bài thơ Đường dựa vào việc tìm hiểu những khía cạnh đặc trưng trong thi pháp của nó trên các phương diện như kết cấu, luật phối thanh, đối, vần, tứ thơ Có thể xem đây là điểm tựa lý thuyết, giúp cho việc dạy học thơ Đườngtrường phổ. .. hứng – Đỗ Phủ, học sinh rất hứng thú học tập, tích cực phát biểu hơn, nắm nội dung bài học nhanh hơn, đầy đủ hơn - Học sinh đọc – hiểu văn bản theo đúng đặc trưng thể loại - Học sinh có thói quen học tập nghiêm túc, khoa học Kết quả khảo sát chất lượng học sinh viết một bài văn cảm nhận sau khi học xong những bài thơ Đường theo cách tiếp cận mới như sau: Lớp 10A1 (Sĩ số 52 học sinh) Điểm Số HS 0.0-4.5... các bài thơ Đường tôi thấy tứ thơ trong bài thơ Đường thường ẩn dưới sự khái quát các mối quan hệ xưa – nay; không gian – thời gian; tình – cảnh Đặc biệt là mối quan hệ tình và cảnh được dùng nhiều trong khi chuyển tải tứ thơ Chính vì thế cảnh trong thơ Đường là tâm cảnh, nhà thơ mượn cảnh để tả tình, mượn ngoại giới để bộc lộ tâm trạng Đó chính là nét đặc sắc của thơ Đường - Khảo sát các bài thơ thất... Bích Hải, (2003), Văn học châu Á trong nhà trường phổ thông, NXB GD 2 Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT, (2007), Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB GD 3 Phan Trọng Luận, (1999), Phương pháp dạy học văn, NXB GD 4 Lê Đức Niệm, (1995), Diện mạo thơ Đường, NXB VHTT, Hà Nội 5 Nguyễn Khắc Phi, (1998), Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ, NXB GD 6 Nguyễn Quốc Siêu, (1996), Thơ Đường bình giải, NXB . theo cách tiếp cận mới như sau: Lớp 10A1 (Sĩ số 52 học sinh) Điểm Số HS 0. 0-4 .5 5. 0-5 .5 6. 0-6 .5 7. 0-7 .5 8. 0 -8 . 5 9. 0-1 0.0 0 0% 03 6% 23 44% 21 40% 05 10% 0 0% Có thể nói đó là kết quả. Tìm hiểu kết cấu bài thơ luật thi Luật thi gồm ngũ luật (8 câu, mỗi câu 5 chữ) và thất luật (8 câu, mỗi câu 7 chữ).Có một số cách phân chia bố cục bài thơ như sau: - Phân tích bài thơ theo kết. vậy khi phân tích một bài thơ luật của thi nhân đời Đường không nhất thi t chia làm 4 phần. - Phân tích theo hai phần kết cấu của bài thơ. Mỗi bài thơ có 8 câu, chia làm hai phần: 4 câu đầu và

Ngày đăng: 27/04/2014, 15:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan