BÀI tập lớn học kỳ môn HÀNH CHÍNH

8 2.1K 8
BÀI tập lớn học kỳ môn HÀNH CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Pháp chế là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước. Nguyên tắc này đảm bảo cơ sở pháp lý bền vững cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước được hiệu quả. Cho nên nhà nước ta đã đưa ra những biện pháp pháp lý cần thiết để bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Một trong những biện pháp đó là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước. Đây là một hoạt động quan trọng, cần thiết và hiệu quả. Nó đã góp phần tích cực vào việc phát hiện những sai trái của cơ quan, tổ chức cơ sở trong việc chấp hành pháp luật và trên cơ sở đó kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết xử lý kịp thời. Để có thể hiểu hơn về vấn đề này, trong bài tiểu luận này, với vốn kiến thức ít ỏi, em xin tìm hiểu và đi phân tích Vai trò của hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. B. NỘI DUNG I. Khái quát chung. 1. Khái niệm bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, của cơ quan hành chính nhà nước khác và các tổ chức được nhà nước ủy quyền quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành các quá trình xã hội của nhà nước. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước chính là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp – được thực ít nhất bởi một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành điều hành Pháp chế được coi là nguyên tắc quản lý nhà nước cực kì quan trọng. Thiếu nó quản lý nhà nước sẽ rơi vào tình trạng rối loạn. Pháp chế còn được hiểu là chế độ hoạt động của nhà nước mà trong đó mọi qui định của pháp luật đều được mọi cơ quan nhà nước, tỏ chức và công dân thực hiện nghiêm túc. Nguyễn Cẩm Tú – Nhóm A3 – Lớp 3721 1 Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước có nghĩa là bằng những cơ chế và hoạt động pháp lý làm cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong thực tế và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước mà trước hết là hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước phải thực sự vì dân, khơi dậy trí tuệ và tinh thần, ý chí tự lực, tự cường của nhân dân, đem lại những tiện ích và thủ tục thực hiện thực sự dễ hiểu, dễ làm và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân theo một trật tự nhất định. 2. Khái niệm giám sát và hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước. Giám sát: tức theo dõi, xem xét, kiểm tra và nhận định về một việc làm nào đó đúng hay sai với những điều đã quy định. Giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định. Giám sát luôn gắn với đối tượng cụ thể. (giám sát ai, giám sát cái gì) Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước: là việc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, ủy ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội theo dõi xem xét đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội” 3. Thực trạng chung về hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ta hiện nay. a) Thành tựu: - Hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đã đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chinh sách của nhà nước. - Hoạt động giám sát không chỉ thực sự đảm bảo cho chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống mà còn góp phần phát triển phát triển Nguyễn Cẩm Tú – Nhóm A3 – Lớp 3721 2 kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống nhân dân được nâng lên. - Nội dung giám sát đã tập trung vào nhiều vấn đề bức xúc trong cuộc sống, có tác động tích cực đến hoạt động lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn trật tự kỷ cương của đất nước. b) Hạn chế - Hiệu quả hoạt động giám sát mặc dù đã đạt những kết quả nhất định nhưng mới đáp ứng ở mức thấp so với yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống, từ nguyện vọng của nhân dân và quy định của hiến pháp, pháp luật. Một số nội dung giám sát quan trọng chưa được tập trung cao; giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh chưa làm được nhiều và thường xuyên; giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn còn lúng túng, hiệu quả chưa cao; chưa chú trọng theo dõi, đôn đốc đến cùng việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị để đánh giá đúng kết quả, hiệu lực giám sát, hoạt động giám sát về phòng, chống tham nhũng cũng chưa thu được kết quả như mong muốn. - Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương thức giám sát còn bị động, nhiều cuộc giám sát mới dừng lại ở việc nghe báo cáo, nắm tình hình và chủ yếu dựa vào thông tin do chính các cơ quan chịu sự giám sát cung cấp, các công cụ phục vụ hoạt động giám sát chưa đủ mạnh. II: Vai trò của hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động giám sát là chức năng hiến định của các cơ quan quyền lực nhà nước. Chức năng này xuất phát từ quyền giám sát tối cao của cơ quan lập pháp Nguyễn Cẩm Tú – Nhóm A3 – Lớp 3721 3 nước ta đối với mọi cơ tổ chức khác. Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm hoạt động giám sát của quốc hội, của các đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp được quy định trong hiến pháp và nhiều văn bản khác. 1. Hoạt động giám sát của Quốc hội. Đây được coi là một trong hai chức năng chủ yếu nhất của Quốc hội (Khoản 4 điều 83 và khoản 2 điều 84 hiến pháp 1992) Hoạt động giám sát của Quốc hội còn mới được quy định riêng bởi một luật – luật giám sát của Quốc hội ban hành 2003. Theo điều 1 về chức năng giám sát của Quốc hội của Luật nói trên thì “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước”. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội. Hoạt động giám sát của Quốc hội được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau:  Thực hiện trên kỳ họp qua nghe báo cáo của Chính phủ, Bộ, các cơ quan ngang Bộ, thảo luận và đánh giá các báo cáo đó.  Thông qua quyền chất vấn của đại biểu Quốc Hội với Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng chính phủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ, Chánh tòa án nha nhân dân tối cao và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc Hội, hoặc trả lời bằng văn bản. Nguyễn Cẩm Tú – Nhóm A3 – Lớp 3721 4  Các Ủy ban, Hội đồng của Quốc hội giúp Quốc hội thực hiện quyền giám sát và trên các kỳ họp báo cáo trước Quốc hội về hoạt động của mình trong các bản báo cáo, thẩm tra, thuyết trình.  Các tổ đại biểu và từng đại biểu, một mặt giúp Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, mặt khác còn giám sát trực tiếp hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ quản lý, có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp và khắc phục việc vi phạm pháp luật, chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước. Cơ chế thực hiện quyền giám sát của Quốc hội  Ở góc độ thực tiễn, Quốc hội không thể và không cần thiết phải tự mình trực tiếp thực hiện hoạt động giám sát đó. Quốc hội giao một phần quyền lực thực hiện hoạt động giám sát của mình cho các cơ quan khác và giám sát kiểm tra các cơ quan đó thực hiện sự ủy quyền của mình như thế nào.  Quốc hội trực tiếp thực hiện quyền giám sát của mình trong những phạm vi mà Quốc hội thấy cần thiết và quan trọng nhất. Ví dụ như Quốc hội trực tiếp giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động của chủ tịch nước. Ta thấy, trong việc thực hiện quyền giám sát tối cao với hoạt động của các cơ quan nhà nước, Quốc hội thực hiện quyền này Quốc hội thực hiện quyền này tập trung trước hết đối với cơ quan hành chính nhà nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tức thực hiện quyền lực nhà nước về mặt tổ chức đối với bộ máy hành chính nhà nước. 2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Xuất phát từ vai trò vị trí của nó theo hiến pháp 1992, thực hiện giám sát hoạt Nguyễn Cẩm Tú – Nhóm A3 – Lớp 3721 5 động của Ủy ban nhân dân các cơ quan chuyên môn của Ủy ban và các xí nghiệp cơ quan, đơn vị trực thuộc mình cũng như trực thuộc cấp trên đóng tại địa phương. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân được thực hiện thông qua hình thức:  Thực hiện trên kỳ họp hội đồng nhân dân bằng cách nghe, báo cáo, đánh giá báo cáo và thảo luận của Ủy ban nhân dân của cơ quan chuyên môn bằng cách chất vấn trên kỳ họp đối với chủ tịch và cách thành viên của Ủy ban nhân dân.  Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi có dấu hiệu trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và các văn bản khác.  Giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, cử tri kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật. Phạm vi giám sát. Toàn diện mọi vấn đề, lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước đối với mọi cơ quan, tổ chức trên đơn vị hành chính tương ứng, bất luận cơ quan, tổ chức đó trực thuộc cơ quan nào. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước nhưng hoạt động của nó mang tính đặc thù của chính quyền địa phương chấp hành hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh. Hội đồng nhân dân nằm dưới sự kiểm tra hướng dẫn của pháp luật. 3. Một số phương pháp tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. - Đổi mới hoạt động giám sát để đạt được tính linh hoạt và hiệu quả cao hơn. Nguyễn Cẩm Tú – Nhóm A3 – Lớp 3721 6 - Sớm ban hành Luật giám sát của Hội đồng nhân dân để thể chế hóa chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân trong một văn bản thống nhất. - Nâng cao hiệu quả giám sát, giám sát các ban, các đại biểu của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. - Tăng cường mối qua hệ gắn bó, sự phân công hợp lý, phối hợp điều hòa giữa các cơ quan thực hiện hoạt động giám sát để hoạt động này thực sự phát huy hiệu quả. B: KẾT LUẬN Một trong những biện pháp đảm bảo pháp chế quan trọng nhất chính là hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước. Thực hiện tốt hoạt động này là một điều cần thiết bởi nó đảm bảo cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong thực tế, đem lại lợi ích cho xã hội. cùng với việc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân để mọi công dân có quyền phát hiện đề xuất, kiến nghị, giúp cho xã hội được phát triển hơn, đất nước ngày càng giàu mạnh và hưng thịnh hơn. DANH MỤC THAM KHẢO  Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB Công an nhân dân năm 2008.  Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – Đại học Quốc gia khoa Luật – PGS.TS: Nguyễn Cửu Việt.  http://ebook.ringring.vn/xem-tai-lieu/phan-tich-vai-tro-hoat-dong-giam-sat-cua-co- quan-quyen-luc-nha-nuoc-doi-voi-viec-dam-bao-phap-che-tr/59611.html  http://luatkhaiphong.com/Van-ban-phap-luat/Luat-to-chuc-HDND-va-UBND-so- 11/2003/QH11-1261/Page-3.html Nguyễn Cẩm Tú – Nhóm A3 – Lớp 3721 7  http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=1&_page=2&mode=detail&document_id=93603  http://luanvan.co/luan-van/hoat-dong-giam-sat-cua-hoi-dong-nhan-dan-cac-cap- thuc-trang-va-phuong-huong-hoan-thien-9324/ Nguyễn Cẩm Tú – Nhóm A3 – Lớp 3721 8 . quản lý hành chính nhà nước. B. NỘI DUNG I. Khái quát chung. 1. Khái niệm bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của. điều hành các quá trình xã hội của nhà nước. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước chính là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp – được thực ít nhất bởi một bên có thẩm quyền hành chính. MỤC THAM KHẢO  Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB Công an nhân dân năm 2008.  Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – Đại học Quốc gia khoa Luật – PGS.TS:

Ngày đăng: 27/04/2014, 10:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan