Một vài suy nghĩ về công tác dạy và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi thi quốc gia

5 935 6
Một vài suy nghĩ về công tác dạy và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi thi quốc gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một vài suy nghĩ về công tác dạy và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi thi quốc gia

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CÔNG TÁC DẠY BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THI QUỐC GIA Huỳnh Tấn Châu A. ĐẶT VẤN ĐỀ Một vài nét chung về tình hình công tác học sinh giỏi hiện nay Trong vài năm gần đây việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc Gia gặp không ít khó khăn. Nguyên do có một số thay đổi về chủ trương trong quyền lợi căn bản của học sinh. Việc đó có ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu, mục đích của cả người học lẫn người dạy. Học sinh thì chẳng mặn mà gì việc thi vào các đội tuyển (nhất là học sinh lớp 12, lực lượng nòng cốt của các đội tuyển) bởi một suy nghĩ rằng : Mình bỏ ra một quỹ thời gian không ít vào đó may ra có đạt giải thì chỉ được cái bằng khen ít tiền thưởng. Còn như với quỹ thời gian đó nếu dành cho việc ôn thi Đại học hoặc học ngoại ngữ … thì hiệu quả hơn nhiều. Bởi thế nên một số em giỏi cố tình thi trượt. Hoặc có chăng một số em vào đội tuyển là cũng vì bất đắc dĩ vì nể thầy, nể nhà trường, sự cố gắng cũng rất chừng mực. Còn như vào đội tuyển để rồi phấn đấu lấy một suất đi thi Quốc Tế thì quá xa vời, mấy khi mới có được một em. Khó khăn có khi còn ở các bậc cha mẹ học sinh, hầu hết trong số họ rất nhạy cảm với tình hình thực tế. Hơn ai hết họ là những người rất thức thời, thực dụng, thầy giáo nhà trường rất khó thuyết phục được lực lượng này. Cái thời mà học sinh chen nhau vào đội tuyển đâu còn nữa. Mỗi thời một khác, thôi thì người làm công tác học sinh giỏi phải nghĩ ra mọi cách làm sao để động viên được học sinh, làm sao có nhiều học sinh giỏi. Còn đội ngũ thầy giáo đang làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì sao? Phải nói rằng có một giai đoạn ở các tỉnh, các trường chuyên đã có một đội ngũ thầy giáo có năng lực rất tâm huyết, nhưng đến nay hầu hết trong số đó đã luống tuổi. Lực lượng giáo viên làm công tác học sinh giỏi cứ mỏng dần đi, cần có lực lượng mới thay thế dần. Thôi thì phải trông chờ vào một thế hệ giáo viên trẻ, khoẻ, thông minh năng động. Nhưng tưởng điều đó có thể có ngay được, nhưng quả thực cũng rất khó khăn. Trong hoàn cảnh hiện nay để xây dựng được một đội ngũ giáo viên đạt được những tiêu chuẩn: có năng lực về chuyên môn, tâm huyết có kinh nghiệm cũng không dễ mà làm ngay được. Trong những năm gần đây xu hướng những học sinh giỏi ở các trường phổ thông thi vào các trường SP ngày càng ít đi, điều đó càng làm khó khăn hơn cho việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên làm công tác học sinh giỏi. Cộng thêm vào đó là chính sách đối với người làm công tác học sinh giỏi, là kinh phí, là sự đãi ngộ… Tôi đã làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đội tuyển dự thi Quốc gia 15 năm nay. Trước đây học sinh cũng như thầy giáo cũng chẳng có quyền lợi gì đáng kể. Thế mà học sinh chen nhau thi vào đội tuyển Quốc gia. Các thầy giáo thì nhiệt tình năng nổ, vô tư, ngày đêm say mê với hàng đống tài liệu sách vở. Trong mười mấy năm qua tôi đã theo khá sát tình hình thực tế với những thăng trầm trong công tác học sinh giỏi ở phạm vi cả nước cũng như cụ thể ở tỉnh mình. 1 Điều mà tôi thấy quan trọng nhất là phải có những nòng cốt trong đội ngũ giáo viên trường chuyên các tỉnh. Chí ra trong một Tỉnh, một trường chuyên trong mỗi môn học cũng phải có vài ba thầy giáo thực sự giỏi về chuyên môn phải là những tâm gương về sự say mê nhiệt tình sự cống hiến, tạo ra được sư hấp dẫn lôi cuốn đồng nghiệp. Điều đó thật là khó bởi trong tình hình thực tế hiện nay, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phải là một quá trình nối tiếp bàn giao giữa các thế hệ. Việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phải là một quá trình liên tục, bền bỉ, theo sát tình hình, mà người trực tiếp phải chịu nhiều áp lực từ phía nhà trường phụ huynh học sinh. Phải chăng đó là cái ‘‘nghiệp’’ đã mang vào thân của những người làm công tác học sinh giỏi. B. MỘT VÀI SUY NGHĨ CỦA BẢN THÂN TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Việc phát hiện bồi dưỡng tài năng đã có từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Trung quốc từ thời nhà Đường (618 trước công nguyên) những trẻ em có tài năng đặc biệt được mời đến sân rồng để học tập được giáo dục bằng những hình thức đặc biệt. Châu Âu, trong suốt thời phục hưng, những người có tài năng về nghệ thuật, kiến trúc, văn học …đều được nhà nước các cá nhân bảo trợ giúp đỡ. Hiện nay Nước Mỹ có 38 bang có luật về học sinh giỏi, trong đó có 28 bang có thể đáp ứng đầy đủ cho việc giáo dục, phát triển tài năng. Nước Anh thành lập Viện hàn lâm quốc gia về phát triển tài năng trẻ Hiệp hội quốc gia về giáo dục học sinh giỏi. New – zealanh, từ năm 2001, Nhà nước đã phê chuẩn Kế hoạch phát triển chiến lược học sinh giỏi. Hàn Quốc, trong chương trình giáo dục phổ thông, có chương trình đặc biệt dành cho học sinh giỏi… Việt nam đã thành lập ban chỉ đạo ‘‘Chương trình Quốc gia bồi dưỡng nhân tài’’ giai đoạn 2008 – 20020 do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng làm trưởng ban. (Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng đáng để chúng ta tham khảo, Đảng Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến chiến lược bồi dưỡng nhân tài. Với các kì thi Toán Quốc tế: Trong 19 năm gần đây (1990 – 2008) Trung Quốc đã 14 lần chiếm ngôi đầu bảng, 5 lần dẫn đầu còn lại thuộc về 5 quốc gia là Mỹ, Nga, Rumani, Bungari, Iran. Đặc biệt là đội Mỹ đạt được số điểm tuyệt đối (252) tại kỳ thi năm 1994 tại Hồng Kông. Cho đến nay R.Barton của Mỹ là thí sinh duy nhất kiếm được 4 HCV tại IMO từ 1998 – 2001) Trong mười mấy năm lăn lộn với công tác học sinh giỏi tôi cũng rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân. Với tư cách là người trực tiếp giảng dạy đội tuyển dự thi Quốc gia trong nhiều năm liền tôi muốn trao đổi chia sẻ với mọi người một số suy nghĩ. 1. Người thầy phải tạo được niềm tin cho học sinh. 2 Điều này rất quan trọng, bởi vì nếu học sinh có niềm tin ở người thầy của mình thì mới tự nguyện, cố gắng đem hết sức mình để học tập, phấn đấu. Thường thì học sinh đòi hỏi đặt hy vọng nhiều ở người thầy của mình như là: người có thể chỉ bảo cho các em vượt qua những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống sự nghiệp. Chính niềm tin ở người thầy giúp cho các em có đủ nghị lực vượt qua mọi trở ngại. Muốn vậy người thầy cần phải chứng tỏ năng lực thực sự của mình trong mọi mặt, nhất là về chuyên môn. Không thể là sự khoe khoang, tâng bốc mình mà phải bằng một quá trình học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, say mê, hy sinh bền bỉ, bằng uy tín của mình trước học sinh, phụ huynh đồng nghiệp. Việc tạo niềm tin cho học sinh còn ở chỗ mình phải thể hiện được là người thầy thực sự của các em. Thường thì sau các buổi thi học sinh giỏi tôi thường yêu cầu tất cả các học sinh trình bày lại lời giải của mình, tôi chỉ ra cho các em những chỗ nhầm lẫn giải quyết những thắc mắc cho học sinh. Những bài toán học sinh không làm được tôi quyết tâm giải trong thời gian ngắn nhất để trả lời trước học sinh. Thực tế thì có những bài toán mình phải mất ăn, mất ngủ tốn rất nhiều thời gian. Song tôi cũng ít khi chịu khuất phục. Hình như mình cứ lặng lẽ âm thầm làm cái công việc mà mình đã tự nguyện vì nó, chẳng kêu ca phàn nàn gì. Cứ như thế tôi đã để lại những ấn tượng tốt trong học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp, để lại niềm tin cho nhiều thế hệ học sinh. 2. Lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo đức hy sinh của người thầy Phải nói rằng nếu làm công tác học sinh giỏi mà không say mê thì hiệu quả sẽ không cao, nếu không muốn nói là thấp. Không những thế mà người thầy cần truyền sự say mê đó cho nhiều học sinh. Thầy giáo làm sao cho học sinh thấy được nét đẹp, nét hay, cái thú vị của những bài toán, những công thức, những lời giải, nó như là những bông hoa muôn màu, muôn sắc của toán học. Tôi thiết nghĩ rằng hiện nay tài liệu, sách vở rất nhiều phong phú, phương tiện hiện đại giúp học sinh có thể tự học toán, tìm tòi, phát hiện. Song lại khó khăn cho người thầy trong việc tìm ra những vấn đề mới mẻ để dạy cho học sinh. Những vấn đề mới thầy dạy năm nay, thì năm sau lại trở thành cái cũ mất rồi, có khi lại có ở một tài liệu nào đó rồi, học sinh lớp trước truyền cho lớp sau cũng không cần thiết phải dạy nữa. Điều đó bắt buộc người thầy cũng phải luôn luôn tìm tòi, khám phá để tìm ra cái mới, có thế giờ dạy mới hấp dẫn được. Học sinh trường chuyên nhiều em có năng khiếu đặc biệt, rất nhanh nhạy tiếp thu kiến thức tốt. Đáng ra, với những học sinh như vậy, việc giảm tải thời lượng học tập cũng như sớm định hướng cho các em tiếp cận với tri thức hiện đại cập nhật với nền kinh tế xã hội là tối cần thiết. Nhưng đội ngũ Thầy giáo hiện tại của chúng ta chưa đáp ứng được những yêu cầu này. Nhiều người không có thói quen cập nhật kiến thức rất ít Thầy cô sáng tạo trong khoa học. Kết quả là nhiều giáo viên chỉ sưu tập bài tập một cách máy móc, thiếu liên hệ thực tế, không có tính thời sự. Dẫn đến học sinh phải học quá nhiều kiến thức chưa được chắt lọc, dẫn tới bảo hoà gây tổn thương đến sự đam mê tìm hiểu cái mới của các em. 3. Thầy giáo cần phải gần gũi với học sinh, biết cách động viên kích thích lòng say mê, sáng tạo của học sinh. 3 Nếu người thầy mà rời xa học sinh, không gần gũi để hiểu từng em học sinh thì rất khó thành công trong dạy học. Bởi vậy người thầy không nên đặt mình ở một vị thế để rồi học sinh rất ngại gặp thầy hoặc trao đổi với thầy. Phải làm sao để học sinh coi thầy như người anh, người bạn trong học tập. Tôi thường làm toán cùng các em học sinh giỏi. Nhiều khi học sinh đã có lời giải trước thầy, trong trường hợp như thế tôi thường khen ngợi khuyến khích học sinh. Điều tối kị trong việc dạy học sinh giỏi là tính tự ái, bảo thủ của người thầy. Tính tự ái, bảo thủ là nguyên nhân làm cho thầy giáo xa rời học sinh. Thầy có thể giải nhầm một bài toán khó là chuyện bình thường, học sinh có thể nhận ra điều đó. Có hai khả năng xảy ra: mộthọc sinh sẽ lặng im nếu thầy mình là người bảo thủ, hai là sẵn sàng chỉ ra chỗ sai của thầy để rồi thầy trò cùng tranh luận. Khả năng nào hay hơn, tôi nghĩ rằng chỉ có khă năng thứ hai thì người thầy mới trưởng thành lên được. C. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Từ thực tế triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh năng khiếu, chúng tôi xin có một số đề xuất sau đây: 1. Đề nghị Sở Giáo dục Đào tạo có chính sách tiếp tục duy trì đẩy mạnh chất lượng đào tạo của trường chuyên Lương Văn Chánh. Bởi trường chuyên là mảnh đất tốt cho năng khiếu tài năng phát triển là nơi cung cấp những sinh viên giỏi, những cán bộ quản lí, cán bộ khoa học các doanh nhân giỏi cho đất nước trong tương lai. Cần cho phép trường chuyên được chủ động bố trí kế hoạch đào tạo các môn Chuyên trong suốt 3 năm lớp 10, 11 12. 2. Thành tích thi học sinh giỏi của học sinh Phú Yên cần được tôn vinh, khích lệ hơn. Thành tích này đã góp phần khẳng định trí tuệ vị thế của nhân dân Phú Yên trong phạm vi cả nước cùng với các thành tích trên các mặt trận khác như kinh tế, văn hoá, thể thao, …Vì vậy Tỉnh Phú Yên Sở Giáo dục Đào tạo cần có chính sách ưu tiên đầu tư để trường chuyên Lương văn chánh có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 3. Cần có chính sách ưu tiên khuyến khích đối với các giáo viên giỏi các học sinh xuất sắc. Ví dụ như cấp học bổng cho các học sinh đạt giải Quốc gia học đại học. Sở Giáo dục Đào tạo cần kiến nghị với Bộ nên chăng, cần duy trì lại chế độ ưu tiên tuyển thẳng vào đại học với các học sinh giỏi trong kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia. Nếu chọn chưa đúng học sinh giỏi thì cần xem xét điều chỉnh ở quy chế tuyển chọn học sinh giỏi của Bộ. Thực tế năm 2007 cho thấy trong kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, với môn toán chỉ có 41 em được giải, năm 2008 chỉ có 39 em, trong khi có những môn có đến gần 200 em. 4. Mục tiêu đào tạo của trường Chuyên cần kết hợp hài hoà mục tiêu đào tạo toàn diện với mục tiêu bồi dưỡng năng khiếu, tài năng. Chúng ta phải tạo được môi trường học tập thân thiện phù hợp với lứa tuổi các em. 5. Tỉnh Phú Yên Sở Giáo dục Đào tạo sớm đầu tư để xây dựng trường Chuyên Lương Văn Chánh có thương hiệu trên phạm vi cả nước. Trường có thể thu hút học sinh giỏi từ các tỉnh khác đến học. Nhân dân Phú Yên ta vốn có truyền thống hiếu học, trọng nhân tài. Tiếp nối phát huy truyền thống quí báu đó, trường chuyên chúng ta cùng với các trường trong toàn tỉnh đang bước vào đầu thế kỉ XXI, thế kỉ của nền kinh tế trí thức hội nhập toàn cầu. Hơn lúc nào hết, giai đoạn này, cùng với nâng cao dân trí, 4 đào tạo nhân lực, sự nghiệp bồi dưỡng phát triển nhân tài cho tỉnh nhà phải được đặt lên một tầm cao mới, đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời kì đổi mới hội nhập quốc tế. Chắc chắn rằng chúng ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức, mới mong đạt được thành tựu trong tương lai. Song, bước vào giai đoạn mới với niềm phấn khởi mới, chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng rằng Thầy Trò các thế hệ của trường Chuyên Lương Văn Chánh được Tỉnh Phú Yên, Sở Giáo dục Đào tạo đặc biệt quan tâm, sẽ vươn lên cao hơn xa hơn, nâng cao uy tín chất lượng dạy học, đưa giáo dục mũi nhọn của tỉnh ta sớm đạt chuẩn trong khu vực từng bước đạt chuẩn quốc tế. Trên đây là những tâm sự của tôi về công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Những việc làm được của mình cũng thật là nhỏ nhoi, ít ỏi. Rất mong quý Thầy cô góp ý, phê bình chân tình cho bài viết này, tôi vô cùng cảm ơn. 5 . MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CÔNG TÁC DẠY VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THI QUỐC GIA . A. ĐẶT VẤN ĐỀ Một vài nét chung về tình hình công tác học sinh giỏi hiện nay Trong vài năm gần đây việc dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc Gia gặp không

Ngày đăng: 15/01/2013, 13:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan