nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố hồ chí minh

127 1.2K 11
nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG TÁI CHẾ VỎ HỘP GIẤY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : TS. Thái Văn Nam Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hàn Huyên MSSV : 0951080032 Lớp : 09DMT1 TP. Hồ Chí Minh, 7/2013 Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh. Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Xã hội loài người ngày càng phát triển, lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều. Môi trường không còn đủ sức chứa đựng, tự làm sạch lượng thải này. Cuộc sống con người đã, đang đối diện với những thách thức: tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, không gian xanh ngày càng bị thu hẹp, Việt Nam là nước có tỉ lệ gia tăng dân số cao với 1,06% (năm 2012). Rác thải ở Việt Nam đang là một hiện trạng đáng lo ngại. Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, rác thải có số lượng ngày một tăng, thành phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khoẻ con người. Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2011, từ năm 2003 đến 2008, lượng chất thải rắn phát sinh trung bình tăng từ 150 – 200%, chất thải rắn sinh hoạt đô thị tăng trên 200%. Ước tính đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc ước đạt 44 triệu tấn/ năm, trong đó chất thải rắn đô thị chiếm 22,4 triệu tấn. Trong khi các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật, Mỹ, Anh đầu tư hàng triệu USD tái chế rác thải. Các quốc gia đó đẩy mạnh và thành công lưỡng việc: chống ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và tận thu lợi ích kinh tế qua tái chế chất thải, đặc biệt là chất thải rắn, xem rác là tài nguyên, nghiêm cấm việc chôn rác, họ thu gom rác thải đem tái chế một cách dễ dàng, thuận lợi, hình thành trong dân chúng một lối sống văn minh, hữu ích khi xử lý rác thải. Trong khi đó, Việt Nam lại nằm trong top những quốc gia đang lãng phí nguồn tài nguyên này. Sử dụng bao bì giấytái chế bao bì giấy đã qua sử dụng đem lại nhiều lợi ích to lớn. Mặt khác, giấy có thể tái chế tới sáu lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ. Vì vậy, việc làm này đạt được mục tiêu về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Đồng thời, đây cũng hoạt động đúng đắn thực hiện theo chương trình phân loại rác tại nguồn do Sở TN&MT phát động. Rác sinh hoạt thường được thu gom từ đường Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh. Trang 2 phố, chợ, hộ dân, nhà hàng, quán ăn, công sở… bao gồm rác hữu cơ (rau, củ, quả, lá cây…), rác cơ (lon, chai nhựa…). Trong đó một lượng lớn là vỏ hộp sữa bằng giấy. Chúng có thể được tái chế thành những vật phẩm được sử dụng hằng ngày như ly giấy, thùng rác, bao bì, mái lợp… Do đó, không có gì là lãng phí nếu chúng ta biết tận dụng, thu gom, tái chế Tình hình trong thời gian gần đây đã trở nên bức xúc, đặc biệt ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Theo thống kê tại Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt tăng trung bình 15 %/năm, vởi tổng lượng ước tính 5.000 tấn/ngày đêm. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần 235 tỷ đồng để xử lý. Tại sao chúng ta không tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào này? Để sản xuất ra 1 tấn giấy phải mất hàng trăm USD. Đây là một quy trình tốn kém và ảnh hưởng xấu đến môi trường.Thay vì làm vậy,ta có thể tái chế giấy từ rác thải. Một trong những loại rác phổ biến cung cấp nguồn nguyên liệu làm giấy tái chếvỏ hộp sữa/nước trái cây bằng giấy. Sữa hộp là thức uống tiện lợi, phổ biến của mọi người, đặc biệt là là trẻ em nên nguồn cung cấp nguyên liệu rất dễ dàng và dồi dào.Việc tái chế này là một hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Hiện nay,vấn đề tái chế vỏ hộp giấy còn khá mới ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Nó chỉ được một số ít công ty áp dụng. Tiêu biểu ở Việt Nam là Công ty giấy và bao bì Đồng Tiến. Tuy nhiên công ty này lại hoạt động với hiệu quả không cao do nguồn cung thiếu ổn định về số lượng. Ông Hoàng Trung Sơn – Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Giấy và bao bì Đồng Tiến cho biết: “ Công suất hoạt động của nhà máy tái chế vỏ hộp sữa là 50 tấn / ngày, nhưng nhà máy chỉ sản xuất được 10 tấn / ngày”. Điều này cho thấy mạng lưới thu gom vỏ hộp sữa hiện nay còn yếu, chưa thu gom triệt để. Người dân cũng chưa có ý thức về lợi ích nhiều mặt của việc tái chế những phế thải này. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nghiên cứu tình hình tái chế vỏ hộp giấy, đề xuất những biện Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh. Trang 3 pháp chất lượng về thu gom vỏ hộp giấy trên địa bàn thành phốtái chế chúng thành những sản phẩm hữu ích. 2. Mục tiêu và nội dung của đề tài 2.1. Mục tiêu Đồ án tập trung giải quyết 4 mục tiêu cụ thể sau đây: • Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng sử dụng, phát sinh, thu gom, tái chế vỏ hộp giấy (sữa, nước trái cây,…) tại thành phố Hồ Chí Minh. • Mục tiêu 2: Đề xuất những biên pháp để tăng cường thu mua triệt để vỏ hộp giấy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. • Mục tiêu 3: Nghiên cứu, lựa chọn quy trình tái chế vỏ hộp giấy. Từ quy trình đó, thực hành tái chế giấy. • Mục tiêu 4: Đề xuất xây dựng nhà máy tái chế vỏ hộp giấy cho thành phố Hồ Chí Minh, niên hạn 10 năm. 2.2. Nội dung Để đạt được 4 mục tiêu trên, cần phải thực hiện các nội dung sau: • Tổng hợp, biên hội một số tài liệu liên quan:  Các thông báo số 2568/GDĐT – MN, số 449/GDĐT – TH của Sở GD & ĐT thành phố Hồ Chí Minh.  Các tài liệu về quy trình tái chế vỏ hộp giấy, các thông số kỹ thuật của tấm lợp sinh thái của Công ty Giấy và bao bì Đồng Tiến (Bình Dương).  Các báo cáo tổng hợp của tập đoàn Tetra Pak: Tetra Pak in figures 2011, Tetra Pak – Development in brief (5/2013) và một số tài liệu khác của tập đoàn. • Nghiên cứu tổng quan tình hình sử dụng, phát sinh, tái chế vỏ hộp sữa giấy trên thế giới. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng, phát sinh, tái chế, đặc biệt là hiện trạng thu gom cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. • Đề xuất những biện pháp thu gom triệt để đối với lượng phát sinh vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh. • Tái chế vỏ hộp sữa thành giấy bằng phương pháp thủ công. • Tính toán, đề xuất nhà máy tái chế vỏ hộp giáy đã qua sử dụng tại TP HCM. Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh. Trang 4 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Sơ đồ nghiên cứu 3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể • Phương pháp thu thập số liệu: Thông tin về tình hình sử dụng, phân phối, phát thải, thu gom, qui trình tái chế, các sản phẩm hữu ích được lấy từ sách báo, mạng internet, công ty Đồng Tiến. • Phương pháp đi tham quan thực tế: Tham quan nhà máy tái chế vỏ hộp giấy của Công ty Giấy và bao bì Đồng Tiến, địa chỉ Ấp 3 – xã Tân Định – huyện Tổng hợp, biên hội các tài liệu Khảo sát, điều tra tình hình sử dụng, phát thải, thu gom vỏ hộp giấy tại TP.HCM Đánh giá hiện trạng sử dụng, phát sinh, thu gom, tái chế vỏ hộp giấy (Mục tiêu 1) Đề xuất các giải pháp tăng cường thu gom (Mục tiêu 2) Làm thực nghiệm tái chế giấy từ vỏ hộp sữa (Mục tiêu 3) Ước tính lượng vỏ hộp giấy phát sinh tại TP HCM Đề xuất xây dựng nhà máy tái chế vỏ hộp giấy cho TP .HCM Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh. Trang 5 Bến Cát – tỉnh Bình Dương. Tìm hiểu quy trình tái chế vỏ hộp giấy để cho ra 2 sản phẩm chính là giấy và tấm lợp sinh thái. Chụp hình các sản phẩm, máy móc, thiết bị, công đoạn,… • Phương pháp điều tra – khảo sát: Khảo sát ý kiến người dân, trường học  Làm phiếu khảo sát điều tra về tình hình phát thải vỏ hộp sữa, cách thu gom xử lý chúng.  Đối tượng khảo sát: Hộ gia đình và các trường mầm non, tiểu học ở địa bàn quận Bình Thạnh - thành phố Hồ Chí Minh.  Số lượng điều tra: Hộ gia đình: 50 phiếu; Trường mầm non, tiểu học: 10 phiếu.  Mẫu phiếu (phụ lục A và B) • Phương pháp xử lý số liệu: Từ những số liệu sơ cấp thu được, đem thống kê, phân loại để từ đó đưa ra được đặc điểm chung, phục vụ cho quá trình đề xuất nhà máy tái chế vỏ hộp giấy cho toàn thành phố Hồ Chí Minh. • Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng các loại vỏ hộp sữa khác nhau như TH Truemilk,Vinamilk,Yomost, Từ mỗi loại vỏ, thu hồi bột giấy và ép thành tấm giấy thông qua các công đoạn:  Xử lý vỏ hộp sữa bằng nước  Nghiền nhỏ, tách giấy và nhôm / nhựa  Xử lý bột giấy  Định hình cho bột giấy thu được  Ép, gia nhiệt để ép thành tấm giấy Đánh giá thành phẩm. Rút ra kết luận. • Phương pháp dự báo: Dự báo dân số và số lượng học sinh của thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. Công thức tính toán: Trong đó: N: Số học sinh hoặc dân số năm bất kì Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh. Trang 6 N 0: Số học sinh hoặc dân số của năm được chọn làm gốc r: Tỉ lệ gia tăng dân số hoặc số học sinh hàng năm n: Khoảng cách năm so với năm gốc 4. Phạm vi nghiên cứu: • Thời gian: 18/4/2013 – 16/7/2013 • Nội dung: Tìm hiểu về sự ra đời, sản xuất và phân phối vỏ hộp giấy (loại vỏ đựng sữa, nước trái cây,…). Nghiên cứu quy trình tái chế vỏ hộp giấy. Đánh giá hiện trạng thu gom hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất các giải pháp thu gom hiệu quả. Làm thí nghiệm tái chế giấy từ vỏ hộp sữa. Đề xuất xây dựng nhà máy tái chế giấy qui mô công nghiệp cho toàn thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh. Trang 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỎ HỘP GIẤY VÀ HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ VỎ HỘP GIẤY 1.1. Tổng quan về vỏ hộp giấy 1.1.1. Lịch sử hình thành và sản xuất vỏ hộp giấy Tr ước kia, khi người ta chưa phát minh ra các dụng cụ để đựng và bảo quản sữa bò hoặc sữa động vật khác, sữa nhanh chóng bị hư hỏng do nhiệt độ và vi khuẩn. Tại châu Âu, người bán sẽ mang con bò của mình trực tiếp đến trước cửa nhà của khách hàng, và sữa được cho vào một thùng chứa của hộ gia đình. Ở một số nơi, sữa được bán ra từ một cửa hàng bên cạnh các khu nuôi bò sữa. Trong cả hai trường hợp, sữa chỉ có thể được lưu trữ một cách an toàn trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, sau đó chúng sẽ bị hư hỏng. Một thùng chứa sữa lớn bằng kim loại đã được phát triển ở châu Âu giữa những năm 1860 và 1870. Loại thùng này có thể chứa được 21,12 galon (khoảng 80 lít). Sữa trong thùng này được vận chuyển bằng tàu hỏa từ các nông trại vào các thị trấn - những nơi có nhu cầu về sữa rất cao. Sau đó sữa được phân phối đến từng nhà. Các chai thủy tinh đựng sữa được phát minh vào năm 1884. Điều này đem đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng, vì chai tiệt trùng có thể được giữ sữa không bị hỏng cho đến khi sử dụng. Sữa đã được tiệt trùng (đun nóng đến một cách nhanh chóng cho đến khi sôi, sau đó làm lạnh) có khả năng chống nhiễm khuẩn và hư hỏng trong vài ngày. Sữa đóng chai đã trở nên phổ biến trên khắp Hoa Kỳ và châu Âu thông qua Thế chiến II, mặc dù lọ thủy tinh hiếm khi được nhìn thấy bây giờ. Tuy nhiên, chai thủ y tinh nặng, khó vận chuyển, dễ vỡ và phải mất rất nhiều thời gian để làm sạch chúng để tái sử dụng. Vì thế, người ta bắt đầu tìm kiếm các lựa chọn thay thế tốt hơn bình sữa thủy tinh. Các hộp sữa lần đầu tiên được phân phối trong khu vực San Francisco (Mỹ) vào đầu năm 1906, nhưng vẫn còn có những cải tiến được thực hiện sau đó. Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh. Trang 8 Giấy có thể tan rã do độ ẩm nên các nhà sản xuất giải quyết vấn đề bằng cách “bao” hộp trong sáp parafin. Keo động vật được sử dụng để niêm phong hộp giấy, nhưng các loại keo không làm việc tốt và sẽ gây ô nhiễm sữa. Năm 1915, John Van Wormer- người sở hữu một nhà máy đồ chơi ở Toledo, Ohio nhận bằng sáng chế hộp sữa gấp giấy, khi đó chúng được gọi là một "chai giấy." Hộp giấy của ông đã được chuyển tới nhà máy sữa. Bởi vì các hộp có thể được bỏ đi thay vì được tái sử dụng nên sản phẩm của Wormer được gọi là "Pure-Pak". Công ty America Paper sau đó đã mua lại bằng sáng chế và đã làm việc để hoàn thiện máy móc chế tạo ra dây chuyền hộp giấy đầu tiên trong 6 năm từ năm 1929 đến năm 1934. Hiện nay, hộp giấy để đựng sữa, nước trái cây,… đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở các cửa hàng, siêu thị,…Điều này càng khẳng định sự tiện lợi và phổ biến của chúng. (TLTK: Emily Chertoff. The surprising history of the milk carton, 8/2012) 1.1.2. Quy trình sản xuất vỏ hộp giấy • Bước 1: Làm giấy bìa (Making paperboard) Giấy sử dụng cho hộp sữa được phân loại như là một loại bìa. Nó thường được thực hiện trên một máy Fourdrinier, một trong những loại máy móc lâu đời nhất và phổ biến nhất của các thiết bị sản xuất giấy. Quá trình bắt đầu từ mùn cưa. Các sợi gỗ (chip) được làm nóng, nhúng trong hóa chất làm mềm và phá vỡ chúng thành những “mảnh nhỏ” của sợi gỗ. Bột giấy được tẩy trắng trong một bể clo oxy hóa. Sau đó, bột được rửa sạch và trải qua một số tấm màng (screens), để loại bỏ các mảnh vụn. Tiếp theo, bột giấy được đưa qua một loại máy được gọi là refiner (máy luyện tinh) để xay các sợi gỗ giữa các đĩa quay. Các tinh bột giấy chảy vào thùng đầu (headbox) của máy Fourdrinier. Trong các headbox, hỗn hợp nước và bột giấy được lan truyền trên một màng (screen) liên tục di chuyển. Nước chảy ra bên dưới qua các lỗ trên màng, để lại một “tấm thảm” của bột gỗ ẩm ướt. Thảm được rút ra thông qua con lăn khổng Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh. Trang 9 lồ. Con lăn giúp vắt ráo nước. Tiếp theo, thảm giấy được sấy khô bằng cách cho nó đi qua trên xi-lanh hơi nước nóng. • Bước 2: Áp dụng lớp nhựa phủ chống thấm nước (Applying waterproof coating) Các tấm bìa giấy (paperboard) khô di chuyển tiếp theo thông qua các con lăn của một máy đùn (extruder). Giống như các tấm bìa được kéo qua các con lăn, máy extruder sẽ cung cấp một lượng nhỏ nhựa nóng chảy. Lớp nhựa này bám vào cả hai mặt của bìa như một lớp màng mỏng. Một số lớp bằng nhựa polyethylene có thể được kết hợp lại trong máy đùn, và máy cho ra nhiều lớp màng trong một lần. Các lớp màng khác nhau hoàn thành nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như giảm sự thâm nhập của độ ẩm, giảm thâm nhập oxy, và giúp đỡ trong việc giữ tinh dầu. Sau đó, tấm bìa giấy này được đi qua con lăn ướp lạnh để làm lạnh cả 2 bề mặt. Tấm bìa giấy bây giờ cực kì bóng và không thấm nước. Nó được cuộn thành một cuộn lớn để vận chuyển đến nơi in ấn. Cuộn giấy có bề rộng khoảng 120 inch (3,05m). Các cuộn này được cắt thành những cuộn nhỏ hơn sao cho có chiều rộng thích hợp với thành phẩm mong muốn. • Bước 3: In, cắt khoảng trống (Printing and cutting the blank) In ấn thường được thực hiện bằng phương pháp in flexo-đồ họa, trong đó sử dụng các bản in cao su gắn với vỏ thép. Những người công nhân đưa những cuộn giấy đã được phủ nhựa vào máy in. Máy in in những từ ngữ và hình ảnh của hộp sữa lên trên những cuộn giấy này. Các hộp sữa điển hình có thể được in bất kì thứ gì với từ 1 đến 7 màu. Tiếp theo chúng sẽ được cắt các khoảng trống để có thể gấp lại thành hộp. Các thiết bị in ấn và cắt tốc dộ cao có thể tạo ra hàng trăm chỗ trống mỗi phút. • Bước 4: Đánh dấu, niêm phong những khoảng trống ( Sealing the blank) Công nhân nhà máy tiếp tục tải những khoảng trống đến máy niêm phong. Máy giữ lấy chỗ trống bằng phẳng và gấp nó sang hai bên, tạo ra một bên khe nối chồng chéo. Đường may sau đó được nung nóng và ép lại với nhau. Liên kết giữa nhựa nóng và các đường may rất bền và không thấm nước, không cần [...]... xuất giấy Cắt Lưu kho Kiểm tra, phân loại Hình 1.17: Lưu đồ công nghệ tái chế vỏ hộp giấy Trang 33 Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh Bột giấy mà công ty Đồng Tiến thu được từ vỏ hộp sữa là bột có chất lượng cao, sợi dai - dài, dùng để sản xuất giấy thùng carton Hình 1.18: Giấy cuộn và giấy cắt sợi được sản xuất từ giấy tái chế tại công ty tái chế Đồng Tiến Trang 34 Nghiên. .. rác thải hộp giấy, hộp carton được xử lý và cuối cùng là đi đến nhà máy giấy để tái sử dụng Trang 22 Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu cho thấy rằng các vỏ hộp sữa, nước trái cây có khả năng tái chế 100% Một số công ty tái chế đã sử dụng một công nghệ độc đáo Hộp giấy sẽ được cắt nhỏ và nén dưới nhiệt độ và áp suất bởi một thiết bị ép nóng để làm thành những... tạo của vỏ hộp giấy • Sản phẩm chứa trong hộp giấy là: sữa, nước trái cây, soup, ngũ cốc,… • Hộp giấy được cấu tạo bởi 6 lớp • Thành phần của 1 hộp giấy bao gồm 74% giấy, 22% nhựa, 4% nhôm Ngoài ra, đối với hộp lạnh thì thành phần là 80% giấy và 20% nhựa Cấu tạo cụ thể được mô tả trong hình sau: Trang 10 Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh Hình 1.1: Cấu tạo vỏ hộp giấy của... Trang 26 Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh vừa bền vừa rẻ, không thấm nước và được bảo hành tới 10 năm Nhưng quan trọng hơn, ông Sơn quyết tâm làm sản phẩm này vì nó thực sự giúp bảo vệ môi trường Mỗi tấm lợp mà nhà máy giấy Đồng Tiến làm ra có thể giúp tái chế được đến 8.000 hộp sữa giấy sau sử dụng 1.2.3 Ý nghĩa của việc tái chế vỏ hộp giấy Việc tái chế vỏ hộp giấy cùng... tất cả các hộp thức uống được sử dụng để tạo ra năng lượng Trang 20 Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí MinhTại Trung Quốc Trong năm 2003, không có vỏ hộp thức uống được tái chế ở Trung Quốc Bây giờ, con số này là hơn 10% và chính quyền đang làm việc để cải thiện điều này thêm nữa Một loạt các sản phẩm tái chế từ vỏ hộp nước giải khát, hộp sữa xuất hiện lần đầu tại World... Classic là tên của vỏ hộp tứ diện Đó là các hộp đầu tiên được sản xuất bởi Tetra Pak vào năm 1952 Một biến thể của loại hộp này ra đời năm 1961 Hình 1.5: Vỏ hộp cổ điển  Hộp Tetra Fino Hộp Tetra Fino trùng là loại hộp dạng hình gối, được giới thiệu vào năm 1997 Trang 14 Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh Hình 1.6: Vỏ hộp Tetra Fino  Hộp Tetra Brik Các hộp Tetra Brik... Gemina  Hộp Tetra Wedge Hộp Tetra Wedge trùng được giới thiệu năm 1997 Hình dạng sáng tạo của nó cho phép nó nổi bật giữa các sản phẩm khác Loại hộp này cũng tiêu thụ mức nguyên liệu đầu vào tối thiểu Hình 1.13: Hộp Tetra Wedge Trang 18 Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh 1.1.4.2 • Tại Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh Không chỉ tại các nước trên thế giới mà ngay tại thị... Hoàng Lam Tái chế giấy để bảo vệ môi trường, 12/2009) Trang 29 Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh 1.2.4 Các sản phẩm hữu ích tạo ra từ tái chế vỏ hộp giấy • Bột giấy thu được có sớ sợi dài - dai, bền hơn những loại sợi từ các hộp carton thông thường, dùng để sản xuất thùng carton Hình 1 14: Bột giấy tái chế từ vỏ hộp sữa được dùng làm thùng carton • Đồng thời hỗn hợp nhôm... loại Trang 32 Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh 1.2.5 Quy trình tái chế vỏ hộp giấy ( Nguồn: Công ty Giấy và bao bì Đồng Tiến) Thu gom vỏ hộp sữa giấy Tách giấy, nhôm và nhựa NHÔM VÀ NHỰA BỘT GIẤY Sấy Qua sàn đưa vào bể chứa Băm nhỏ Lọc thô (Qua thiết bị lọc cát có nồng độ cao) Vào khuôn Ép phẳng Lọc tinh (Qua thiết bị lọc cát có nồng độ thấp) Ép tạo sóng Bột giấy đã được... nơi có tỷ lệ tái chế cao nhất ở Bắc Mỹ cho bình sữa nhựa Ngày nay, sự kết hợp này cho phép bang British Trang 24 Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh Columbia phục hồi và tái chế hơn 80% của bình sữa sử dụng của bang theo trọng lượng Chương trình kho cũng chấp nhận hộp sữa polycoat (hộp sữa giấy phủ lớp nhựa), tạo điều kiện cho bang phục hồi và tái chế hơn 16% hộp đựng sữa . mặt của việc tái chế những phế thải này. Vì vậy, tôi chọn đề tài Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm nghiên cứu tình hình tái chế vỏ hộp giấy, đề xuất. nhà máy tái chế vỏ hộp giáy đã qua sử dụng tại TP HCM. Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh. Trang 4 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Sơ đồ nghiên cứu . toàn thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh. Trang 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỎ HỘP GIẤY VÀ HIỆN TRẠNG TÁI

Ngày đăng: 26/04/2014, 12:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA ĐỒ ÁN

  • ĐỒ ÁN

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CÁM ƠN

  • MỤC LỤC + DANH MỤC

  • PHIEU GIAO DE TAI

  • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan