ĐỒ án môn học phân tích về tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng trong doanh nghiệp vận tải biển

69 2.9K 40
ĐỒ án môn học phân tích về tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng trong doanh nghiệp vận tải biển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỒ ÁN MÔN HỌC Lời mở đầu Ngày nay, mọi vấn đề, mọi hiện tượng kinh tế- xã hội đều luôn luôn vận đông, chúng tồn tại và phát triển trong mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau. Khi mà xã hội càng phát triển thì mối quan hệ đó càng phức tạp và càng được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau. Đó là lí do vì sao mà trong mọi vấn đề khi đưa ra những quyết định thì cần phải xem xét, phải cân nhắc một cách kĩ lưỡng để có được những quyết định đúng đắn, hợp lí và kịp thời. Để làm được điều này thì chúng ta phải có đầu óc biết phân tíchphán đoán. Dễ hiểu việc phân tích các hoạt động nói chung và phân tích các hoạt động kinh tế nói riêng nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chính là một trong những công cụ của nhận thức, có nhận thức đúng thì mới có những quyết định đúng có như vậy mới thu được những kết quả tốt nhất trong mọi hành động. Vận tải biển là một trong những ngành mang lại ngoại tệ lớn cho đất nước. Nó là ngành sản xuất đặc biệt, do vậy mà các hoạt động kinh tế diễn ra trong các doanh nghiệp vận tải biển thật đặc biệt từ đó mà việc phân tích các hoạt động kinh tế diễn ra trong nghành càng có vai trò quan trọng hơn hẳn so với các nghành kinh doanh khác. Nghành nói đến những khoảng cách, cự ly, thời tiết, hàng hải và phương tiện chủ yếu là tàu do vậy nó đòi hỏi người phân tích phải có những kiến thức tổng hợp về kinh tế ,chính trị, xã hội, địa lí, hàng hải và các đặc trưng kĩ thuật của phương tiện vận chuyển . Để các doanh nghiệp có hiệu quả và đứng vững trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp, các nhà quản lý phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, thấy rõ mặt mạnh và những tồn tại, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp, các quyết định hợp lý trong kinh doanh. Sinh viên: Giáp Thị Lý 1 MSV: 40565 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Sau đây là bài phân tích của em về tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng trong doanh nghiệp vận tải biển. Sự hiểu biết chưa thật sâu sắc và dưới những góc nhìn chưa thật toàn diện sẽ làm cho bài của em không tránh khỏi những sai sót mong thầy cô xem xét và chỉ bảo cho em. Em chân thành cảm ơn các thầy cô. Sinh viên: Giáp Thị Lý 2 MSV: 40565 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Phần I. Lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế 1 . Mục đích, ý nghĩa của hoạt động phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp vận tải biển Phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp vân tải biểnphân chia phân giải quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp vận tải biển, qua đó mà nhận thức và phát hiện những tiềm năng của doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm khai thác một cách triệt để và có hiệu quả những tiềm năng ấy. 1.1.Mục đích Mục đích chung của những người làm phân tích thường bao gồm: +Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước. +Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích,tính toán mức độ ảnh hưởng của chúng. Xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế. +Phân tích các nhân tố,các nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tếvà quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Qua đó mà xác định tiềm năng, năng lực của doanh nghiệp đối với nội dung phân tích. +Đề xuất các biện pháp và phương hướng sẽ áp dung ở doanh nghiệp trong thời gian tới để khai thác triệt để và hiệu quả tiềm năng của doanh nghiệp. + Làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển,các kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng các chỉ tiêu kinh tế ở doanh nghiệp. 1.2.Ý nghĩa Sinh viên: Giáp Thị Lý 3 MSV: 40565 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Phân tích hoạt động kinh tế đóng vai trò là công cụ của nhận thứcdo đó nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cá nhân người quản lý doanh nghiệp và đối với toàn bộ quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để có được hoạt động sản xuất hiệu quả và liên tục thì người quản lý doanh nghiệp phải đưa ra được quyết định kịp thời và thích hợp. Muốn vậy người quản lý phải có nhận thức đúng đắn, khoa học. Muốn có nhận thức phải phân tích tầm quan trọng của phân tích hoạt động kinh tế, tuỳ thuộc vào yêu cầu của thực tiễn và nguồn lực dành cho công tác phân tích. 1.3.Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp là các quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế dưới sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng.  Chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp Là khái niệm dùng để chỉ các đặc điểm về kinh tế của doanh nghiệp trong không gian và thời gian nhất định. Để phản ánh quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các bộ phận của nó thì người ta sử dụng rất nhiều các chỉ tiêu kinh tế. Trong đó có các chỉ tiêu phản ánh về quy mô của các yếu tố, các điều kiện của sản xuất; có những chỉ tiêu lại phản ánh kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh; có những chỉ tiêu phản ánh điều kiện và kết quả ở phạm vi toàn doanh nghiệp; có những chỉ tiêu chỉ phản ánh điều kiện và kết quả của một bộ phận của doanh nghiệp; có những chỉ tiêu phản ánh điều kiện và kết quả của một chu kỳ sản xuất kinh doanhdoanh nghiệp cũng có thể là điều kiện và kết quả của một giai đoạn nhất định trong chu kỳ đó.  Nhân tố Sinh viên: Giáp Thị Lý 4 MSV: 40565 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Nhân tố hay thành phần bộ phận là khái niệm dùng để chỉ cái nhỏ hơn chỉ tiêu, cấu thành chỉ tiêu. Nhân tố là những yếu tố bên trong của hiện tượng và quá trình mà mỗi biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích. Trong quá trình phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, khi phân tích về các chỉ tiêu kinh tế thì đầu tiên là phải xác định được các thành phần bộ phận cấu thành chỉ tiêu phân tích.Sau khi tính toán người ta thay thế việc phân tích chỉ tiêu bằng việc phân tích các thành phần bộ phận nhân tố.  Nguyên nhân Nguyên nhân là cái nhỏ hơn nhân tố, cấu thành và ảnh hưởng trực tiếp tới nhân tố. Trong phân tích người ta thay việc phân tích các nhân tố bằng việc phân tích các nguyên nhân. Vì vậy nguyên nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phân tích. Trong quá trình phân tích người ta thường tìm tới các nguyên nhân nguyên thuỷ.Đó là các nguyên nhân mà không thể hoặc không nhất thiết phải chia nhỏ hơn nữa. Ở đó thường phản ánh một hành động hoặc một nhóm các hành động cá biệt thường gắn với một chủ thể hành động, một phương thức hành động hay một xu hướng tác động độc lập trong điều kiện về không gian và thời gian xác định. 1.4. Nguyên tắc - Phân tích bao giờ cũng bắt đầu từ việc phân tích chung rồi mới phân tích chi tiết cụ thể. - Phân tích phải đảm bảo tính khách quan. - Phân tích phải đảm bảo toàn diên, sâu sắc triệt để. - Phân tích phải đặt hiện tượng trong trạng thái vận động không ngừng. Sinh viên: Giáp Thị Lý 5 MSV: 40565 ĐỒ ÁN MÔN HỌC - Cần phải linh hoạt lựa chọn các phương pháp phân tích. 2 . Các phương pháp phân tích 2.1 Các phương pháp chi tiết 2.1.1. Phương pháp chi tiết theo thời gian Theo phương pháp này các chỉ tiêu phân tích về quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp trong một thời kỳ dài sẽ được chia nhỏ thành kết quả của các giai đoạn trong thời kỳ ấy. Khi sử dụng phương pháp này cần phân tích mục đích chung của phân tích hoạt động kinh tế và nó còn có mục đích riêng cụ thể: - Đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu theo thời gian. - Xác định các nhân tố và nguyên nhân gây ảnh hưởng đối với từng giai đoạn thực hiện chỉ tiêu. - Đề xuất các biện pháp nhằm khai thác triệt để tiềm năng của doanh nghiệp. 2.1.2. Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành. Chi tiết theo bộ phận cấu thành giúp ta biết được quan hệ cấu thành của các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và xác định được nguyên nhân cũng như trong điểm của công tác quản lý. 2.2. Phương pháp so sánh Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định vị trí và xu hướng biến động của hiện tượng, đánh giá kết quả. 2.2.1. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối Phương pháp so sánh tuyệt đối được thực hiện bằng cách lấy trị số của chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu trừ đi trị số của chỉ tiêu của kỳ gốc.Kết quả được gọi là Sinh viên: Giáp Thị Lý 6 MSV: 40565 ĐỒ ÁN MÔN HỌC chênh lệch tuyệt đối của nhân tố đó, chênh lệch này cho biết quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu đạt vượt hoặc hụt giữa hai kỳ. 2.2.2.Phương pháp so sánh bằng số tương đối Phương pháp so sánh bằng số tương đối cho ta thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển, kết cấu của tổng thể, mức độ phổ biến của hiện tượng. Trong bài phân tích này ta sử dụng các phương pháp so sánh bằng số tương đối: - So sánh theo số tương đối động thái. Dùng để biểu hiện xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng theo thời gian. t =y 1 /y 0 - So sánh theo số tương đối kết cấu. Dùng để xác định tỷ trọng của bộ phận so với tổng thể: D=y bq .100/y tt (%) 2.3. Phương pháp phân tích theo các bộ phận cấu thành Chi tiết theo các bộ phận cấu thành giúp ta biết được quan hệ cấu thành của các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và xác định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý. Theo phương pháp này có hai loại ảnh hưởng cần phải xác định đối với mỗi thành phận bộ phận nhân tố đó là ảnh hưởng tuyệt đối, ảnh hưởng tương đối. Ảnh hưởng tuyệt đối bao giờ cũng có đơn vị tính là đơn vị của chỉ tiêu phân tích. Nó được tính bằng nhiều phương pháp tuỳ thuộc vào mối quan hệ cấu thành giữa nhân tố và chỉ tiêu phân tích. Sinh viên: Giáp Thị Lý 7 MSV: 40565 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Ảnh hưởng tương đối trong mọi trường hợp đều được tính bằng cách lấy mức độ ảnh hưỏng tuyệt đối của thành phần bộ phận nhân tố cần tính chia trị số kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích nhân với 100%. 2.3.1.Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tích, thương số hoặc kết hợp cả tích và thương. 2.3.1.1.Trình tự và nội dung - Phải xác định được số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu nghiên cứu từ đó xác định công thức của chỉ tiêu đó. - Cần sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố chất lượng đứng sau. Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng, chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau hoặc theo mối quan hệ nhân quả không được đảo lộn trật tự này. - Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo trình tự nói trên. Nhân tố nào được thay thế rồi thì lấy giá trị thực tế từ đó. Nhân tố nào chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố phải tính ra kết quả cụ thể của lần thay thế đó. Sau đó lấy kết quả so với kết quả của bước trước. Chênh lệch tính được chính là kết quả do ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. - Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Cuối cùng ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố so với chênh lệch của chỉ tiêu nghiên cứu. * Ưu điểm của phương pháp này là: tính toán nhanh. * Nhược điểm của phương pháp này: sắp xếp chỉ tiêu khi xét ảnh hưởng của nhân tố nào thì chỉ có nhân tố đó thay đổi. 2.3.1.2. Khái quát Sinh viên: Giáp Thị Lý 8 MSV: 40565 ĐỒ ÁN MÔN HỌC + Chỉ tiêu tổng thể: y + Chỉ tiêu cá biệt: a,b,c + Phương trình kinh tế: y=abc Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc: y 0 = a 0 b 0 c 0 Giá trị chỉ tiêu kì nghiên cứu: y 1 = a 1 b 1 c 1 + Xác định đối tượng phân tích: ∆y = y1 - y0 = a 1 b 1 c 1 - a 0 b 0 c 0 + Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích: - Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ya = a 1 b 0 c 0 - a 0 b 0 c 0 Ảnh hưởng tương đối: δya = (∆ya.100)/y 0 (%) - Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (b) đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yb = a 1 b 1 c 0 - a 1 b 0 c 0 Ảnh hưởng tương đối: δyb = (∆yb.100)/y 0 (%) - Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (c) đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yc = a 1 b 1 c 1 - a 1 b 1 c 0 Ảnh hưởng tương đối: δyc = (∆yc.100)/y 0 (%) Tổng ảnh hưởng của các nhân tố: ∆ya + ∆yb + ∆yc = ∆y δya + δyb + δyc = δy = (∆y.100)/y 0 (%) Phần II. Nội dung phân tích Sinh viên: Giáp Thị Lý 9 MSV: 40565 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương I. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo thời gian. 1. Mục đích, ý nghĩa 1.1. Mục đích Sản lượng vận tải biểu hiện kết quả sản xuất của hoạt động vận tải. Vận tải là ngành thuộc khối dịch vụ và vì vậy mà sản phẩm vận tải thường không có biểu hiện cụ thể về mặt vật chất nhưng các hoạt động dịch vụ ấy là có tạo ra sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng. Trong hoạt động vận tải thì quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ, chúng thống nhất với nhau trên ba mặt: không gian, thời gian, quy mô. Hoạt động này không có sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, sản phẩm trong kho, sản phẩm trên đường. Mục đích của phân tích từng chỉ tiêu sản lượng : - Đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp. - Phân tích chỉ tiêu dưới nhiều góc độ để nhìn nhận đầy đủ, đúng đắn cụ thể về các nhân tố, thành phần, bộ phận cấu thànhvà ảnh hưởng đến chỉ tiêu sản lượng.Trên cơ sở ấy mà xác định các nguyên nhân gây biến động cũng như tiềm năng của doanh nghiệp. - Đề xuất các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả các yếu tố quá trình sản xuất, cải tiến công tác tổ chức quản lý sản xuất, kỹ thuật sản xuất nhằm loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những yếu tố tích cực để tăng sản lượng. 1.2. Ý nghĩa Chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp vận tải nói riêng, của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nói chung là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả của quá trình sản xuất, phản ánh tổng hợp các giải pháp, biện pháp trong việc tổ chức quản lý khai thác các yếu tố của quá trình sản xuất, phản ánh quá Sinh viên: Giáp Thị Lý 10 MSV: 40565 [...]... Các doanh nghiệp vận tải biển cũng không ngoại lệ Để thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng và nhanh chóng thì các doanh nghiệp vận tải sẽ thực hiện việc bắt tay với các doanh nghiệp vận tải khác Khi có nguồn hàng cần vận chuyển gấp mà khi đó năng lực vận tải của doanh nghiệp không đủ thì doanh nghiệp sẽ nhờ doanh nghiệp khác vận chuyển thay và ngược lại Hiện tại các doanh nghiệp vận tải. ..ĐỒ ÁN MÔN HỌC trình đối nội , đối ngoại của doanh nghiệp Vì vậy bản thân chỉ tiêu sản lượng có ý nghĩa lớn trong hệ thống chỉ tiêu của doanh nghiệp, nó được coi là chỉ tiêu trung tâm chỉ đạo của hệ thống chỉ tiêu kinh tế Vì vậy việc phân tích chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Có thể nói rằng để duy... dung phân tích chỉ tiêu sản lượngchỉ có qua phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng thì doanh nghiệp mới thấy được những tồn tại của mình về kế hoạch về đầu tư cho các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như việc khai thác chúng Nhờ đó có thể đưa ra các giải pháp đúng đắn hiệu quả 2 Phân tích: Lập biểu và phân tích chi tiết các nhân tố 2.1 Phương trình kinh tế và bảng phân tích. .. - Chỉ tiêu phân tíchsản lượng ( khối lượng hàng hóa luân chuyển) : ∑QL - Nhân tố ảnh hưởng: ΣQL :Tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển ΣQ : Tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển L : Cự ly vận chuyển bình quân Chỉ tiêu sản lượng theo thời gian trong Doanh nghiệp vận chuyển được biểu hiện theo phương trình kinh tế : Sinh viên: Giáp Thị Lý MSV: 40565 11 ĐỒ ÁN MÔN HỌC ΣQL = ΣQ * L (TKm) - Đối tương phân. .. một lượng tuyệt đối là 88,36 (Km), với tỷ lệ tương đối là 96,53 (%) Để hiểu rõ hơn về tác động của các nhân tố đến chỉ tiêu Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển, ta đi sâu vào phân tích chi tiết các nhân tố tác động tới chỉ tiêu này theo thời gian của doanh nghiệp vận chuyển 2.3 Phân tích chi tiết các nhân tố 2.3.1 Quý I Qua bảng số liệu về tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo thời gian của doanh. .. tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển của tàu => Đây là nguyên nhân khách quan có tác động tích cực - Nguyên nhân (2): Do doanh nghiệp thực hiện liên doanh, liên kết với các công ty vận tải biển khác Trong tình hình kinh tế phát triển toàn cầu như hiện nay thì các doanh nghiệp cũng tăng cường việc giao lưu, liên kết với các doanh nghiệp khác với mục tiêu cùng phát triển và làm vững mạnh tình hình kinh... cho việc vận chuyển các tuyến đường xa không tạo nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp mà lại gây ảnh hưởng cho tàu và các thiết bị trên tàu nên doanh nghiệp lựa chọn vận chuyển các tuyến gần hơn, trừ những đơn hàng vận chuyển đã ký và những đơn hàng của khách hàng quen 2.3.3 Quý III Qua bảng số liệu về tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo thời gian của doanh nghiệp vận chuyển trên ta thấy trong quý... 43,88 (%) chỉ tiêu nghiên cứu Sự biến động tăng về tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong năm có thể do các nguyên nhân sau: (1) Do tàu chở các mặt hàng có hệ số chất xếp nhỏ hơn nên tận dụng được trọng tải của tàu (2) Do doanh nghiệp thực hiện liên doanh, liên kết với các công ty vận tải khác làm cho khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng lên Sinh viên: Giáp Thị Lý MSV: 40565 32 ĐỒ ÁN MÔN HỌC (3) Do... hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì ngoài những lỗ lực của doanh nghiệp ngoài thị trường thì vấn đề quan trọng nhất là việc khai thác tối đa hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất, nâng cao số lượng và chất lượng và chủng loại, nâng cao quy mô của chỉ tiêu sản lượng và cũng có thể nói rằng trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì không thể... các nước trong khu vực và trên thế giới Điều này làm cho các doanh nghiệp vận tải biển mở rộng được thị trường hơn trước, do đó trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã nhận được Sinh viên: Giáp Thị Lý MSV: 40565 15 ĐỒ ÁN MÔN HỌC nhiều đơn chào hàng hơn Theo đó khối lượng hàng hóa vận chuyển trong quý I của kỳ nghiên cứu tăng mạnh Đây là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng . định hợp lý trong kinh doanh. Sinh viên: Giáp Thị Lý 1 MSV: 40565 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Sau đây là bài phân tích của em về tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng trong doanh nghiệp vận tải biển. Sự hiểu. sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, sản phẩm trong kho, sản phẩm trên đường. Mục đích của phân tích từng chỉ tiêu sản lượng : - Đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp. -. thiếu được các nội dung phân tích chỉ tiêu sản lượng và chỉ có qua phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng thì doanh nghiệp mới thấy được những tồn tại của mình về kế hoạch về đầu tư cho các

Ngày đăng: 24/04/2014, 19:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan