Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp tài nguyên nước lưu vực sông ba

204 851 3
Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp tài nguyên nước lưu vực sông ba

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA CNĐT: HUỲNH THỊ LAN HƯƠNG 8358 HÀ NỘI – 2009 Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ ii MỤC LỤC MỤC LỤC ii MỤC LỤC BẢNG BIỂU iii MỤC LỤC HÌNH VẼ v MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 6  1.1. Mâu thuẫn tranh chấp tài nguyên nước 6 1.2. Giải quyết mâu thuẫn tài nguyên nước trên thế giới 8 1.3. Giải quyết mâu thuẫn tài nguyên nước ở Việt Nam 12 CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG BA 16 2.1. Vị trí địa lý 16 2.2. Đặc điểm địa hình 16 2.3. Đặc điểm thổ nhưỡng 20 2.4. Thảm phủ thực vật 22 2.5. Đặc điểm khí hậu 23 2.6. Đặc điểm thủy văn 27 2.7. Đặc điểm hải văn 29 CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA 31  3.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước 31 3.2. Đánh giá sự biến động của tài nguyên nước 35 3.3. Tình hình khai thác sử dụng nguồn nước trên lưu vực sông Ba 41 CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ MÂU THUẪN TRONG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA 46  4.1. Mức bảo đảm nước mặt trong tỉnh và các vùng 46 4.2. Nhu cầu dùng nước trong lưu vực sông Ba 51 4.3. Tính toán cân bằng nước – kịch bản hiện trạng 55 4.4. Tính toán cân bằng nước – kịch bản tương lai 70 4.5. Những mâu thuẫn có thể xảy ra trong sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Ba.79 4.6. Cơ chế giải quyết tranh chấp tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba 89 CHƯƠNG 5. HỆ THỐNG HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA 91  5.1. Tổng quan về hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp 91 5.2. Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước 99 5.3. Sử dụng hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp cho các loại hình mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Ba 109  KẾT LUẬN 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 125 PHỤ LỤC 127 Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ iii MỤC LỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1. Thống kê số lượng lưu vực sông xuyên biên giới 6 Bảng 2. 1. Lưới trạm khí tượng và đo mưa lưu vực sông Ba và vùng lận cận 23 Bảng 2. 2. Lượng bức xạ tổng cộng (kcal/cm 2 ) 23 Bảng 2. 3. Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) 24 Bảng 2. 4. Nhiệt độ trung bình tháng và năm ( o C) 24 Bảng 2. 5. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) 25 Bảng 2. 6. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Ba 28 Bảng 3. 1. Lượng mưa bình quân nhiều năm các trạm lưu vực sông Ba (1977-2006) 31 Bảng 3. 2. Tần suất lượng mưa năm các trạm 31 Bảng 3. 3. Nguồn nước các sông trong lưu vực 33 Bảng 3. 4. Kết quả tính tần suất dòng chảy năm tại các trạm lưu vực sông Ba 33 Bảng 3. 7. Lượng mưa tháng, năm bình quân nhiều năm các khu vực trong và lân cận lưu vực sông Ba 36 Bảng 3. 8. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất tại các trạm thủy văn 39 Bảng 3. 9. Đỉnh lũ lớn nhất đã quan trắc được tại các trạm thủy văn trong lưu vực 40 Bảng 3. 10. Tổng lượng lũ lớn nhất thời đ oạn tại các vị trí 40 Bảng 3. 11. Dòng chảy kiệt đo tại các trạm đo thủy văn lưu vực sông Ba 41 Bảng 3. 12. Hiện trạng công trình thủy lợi lưu vực sông Ba 42 Bảng 4. 1. Mức bảo đảm nguồn nước mặt trong các tỉnh thuộc lưu vực sông Ba 50 Bảng 4. 2. Mức bảo đảm nguồn nước mặt trong các vùng tính cân bằng nước thuộc lưu vực sông Ba 50 Bảng 4.3: Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt dân sinh (l/người/ngày.đêm) 52 Bảng 4. 4. Tiêu chuẩn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt 53 Bảng 4. 5. Tiêu chuẩn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản nước lợ 53 Bảng 4. 6a. Lượng nước cần dùng trong các vùng 54 Bảng 4. 7. Các nút tưới trong kịch bản hiện trạng 60 Bảng 4. 8. Thông số của các hồ chứa và nhà máy thủy điện - Kị ch bản hiện trạng 62 Bảng 4. 9. Kết quả đánh giá dòng chảy mô phỏng và thực đo giai đoạn 1980-1999 63 Bảng 4. 10. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút tưới giai đoạn 1980-1999 Kịch bản hiện trạng 64 Bảng 4. 11. Kết quả đánh giá dòng chảy mô phỏng và thực đo giai đoạn 2000-2005 65 Bảng 4. 12. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút tưới giai đoạn 2000-2005- Kị ch bản hiện trạng 66 Bảng 4. 13. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút thủy điện giai đoạn 2000-2005 Kịch bản hiện trạng 67 Bảng 4. 14. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ cho các vùng – Kịch bản hiện trạng 68 Bảng 4. 15. Các nút tưới trong kịch bản tương lai 72 Bảng 4. 16. Thông số của các hồ chứa và nhà máy thủy điệ n - Kịch bản tương lai 73 Bảng 4. 17. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút tưới - Kịch bản tương lai 75 Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ iv Bảng 4. 18. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút cung cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi, công nghiệp, thủy sản - Kịch bản tương lai 76 Bảng 4. 19. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút thủy điện - Kịch bản tương lai 76 Bảng 4. 20. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ cho các vùng - kịch bản giai đoạn năm 2020 77 Bảng 4. 21. Kết quả tính cân bằng nướ c cho các khu tưới 80 Bảng 4. 22. Lưu lượng trung bình trong các tháng mùa cạn năm 1998 tại một số vị trí trên sông Ba được tính toán theo mô hình MIKE BASIN (trong giai đoạn hiện tại, năm 2005) 81 Bảng 4. 23. Lưu lượng trung bình trong các tháng mùa cạn năm 1998 tại một số vị trí trên sông Ba được tính toán theo mô hình MIKE BASIN (trong giai đoạn từ sau năm 2010 có hồ Kanăk - An Khê và Ba Hạ) 82 Bảng 4. 24. Kết quả tính toán cân bằng nước năm 2020 trong các tiểu vùng 83 Bả ng 4. 25. Đặc trưng các thông số kỹ thuật của các công trình thuỷ điện trên dòng chính sông Ba 88 Bảng 4. 26. Lượng nước cần trả lại sông Ba (hạ lưu đập An Khê) 88 Bảng 5. 1. Các chức năng khác nhau và những người dùng được phép can thiệp 101 Bảng 5. 2. Chi tiết các phương án 108 Bảng 5. 4. Nhu cầu sử dụng nước của các bên liên quan 110 Bảng 5. 5. Kết quả tính toán độ thiếu hụt trong cấp nước của các phương án 115 Bảng 5. 6. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút thủy điện giai đoạn 2000 - 2005 117 Bảng 5. 7. Nhu cầu sử dụng nước của các bên liên quan 117 Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ v MỤC LỤC HÌNH VẼ Hình 2. 1 Bản đồ hành chính và mạng lưới sông suối lưu vực sông Ba 17 Hình 3. 1. Bản đồ lượng mưa bình quân nhiều năm lưu vực sông Ba 32 Hình 3. 2. Bản đồ module dòng chảy năm lưu vực sông Ba 34 Hình 3. 3. Bản đồ các công trình thủy lợi trên lưu vực sông Ba 44 Hình 4. 1: Bản đồ phân vùng lưu vực sông Ba 48 Hình 4. 2. Sơ đồ tính trong MIKEBASIN giai đoạn 1980-1999 - Kịch bản hiện trạng 56 Hình 4. 3. Sơ đồ hệ thống giai đoạn 1980 - 1999 - Kịch bản hiện trạng 57 Hình 4. 4. Sơ đồ tính trong MIKEBASIN giai đoạn 2000-2005 - Kịch bản hiện trạng 58 Hình 4. 5. Sơ đồ hệ thống giai đoạn 2000-2005 - Kị ch bản hiện trạng 59 Hình 4. 6. Các lưu vực con được phân chia trên lưu vực sông Ba 61 Hình 4. 7. Dòng chảy thực đo và tính toán trạm Củng Sơn giai đoạn 1980-1999 63 Hình 4. 8. Dòng chảy thực đo và tính toán trạm Củng Sơn giai đoạn 2000-2005 65 Hình 4. 9. Sơ đồ tính trong MIKEBASIN - Kịch bản tương lai 70 Hình 4. 10. Sơ đồ tính hệ thống - Kịch bản tương lai 71 Hình 5. 1. Mặt cắt ngang của hồ chứa 95 Hình 5. 2. Màn hình khởi động hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp 99 Hình 5. 3. Màn hình các chức năng người điều khiển có thể can thiệp 100 Hình 5. 4. Màn hình “Sửa đặc điểm hồ chứa” 102 Hình 5. 5. Màn hình “Sửa các tham số” 102 Hình 5. 6. Màn hình biểu diễn đồ thị lưu lượng dòng chảy đến theo tháng 103 Hình 5. 7. Màn hình cho phép sửa đổi dòng chảy vào hồ 103 Hình 5. 8. Màn hình cho phép sửa đổi nhu cầu sử dụng nước cho 1 đơn vị diện tích tưới. 104 Hình 5. 9. Đồ thị biểu thị nhu cầu sử dụng nước hàng tháng của các hộ sử dụng 105 Hình 5. 10. Đồ thị biểu thị so sánh giữa cung và cầu cho một hộ sử dụng 105 Hình 5. 11. Đồ thị biểu thị so sánh lượng thiếu hụt giữa hai hộ sử dụng 106 Hình 5. 12. Đồ thị biểu thị cao trình mực nước hồ từng thời đoạn 106 Hình 5. 13. Đồ thị biểu thị lượng nước trữ trong hồ từng thời đoạn 107 Hình 5. 14. Đồ thị biểu thị lưu lượng cấp cho môi trường sinh thái 107 Hình 5. 15. Kết quả mô phỏng của các phương án 108 Hình 5. 16. Kết quả lựa chọn phương án có lợi 109 Hình 5. 17. Bảng giới thiệu của các bên liên quan 110 Hình 5. 18. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước của các bên 111 Hình 5. 19. Biểu đồ lưu lượng dòng chảy đến 111 Hình 5. 20. Kết quả mô phỏng thiếu hụt – Phương án 1 112 Hình 5. 21. Nhu cầu sử dụng nước năm 2020 113 Hình 5. 22. Thiếu hụt nước - phương án nhu cầu sử dụng năm 2020 - phương án 1 113 Hình 5. 23. Thiếu hụt nước - phương án nhu cầu sử dụng năm 2020 - phương án 2 114 Hình 5. 24. Thiếu hụt nước - phương án nhu cầu sử dụng năm 2020 - phương án 3 115 Hình 5. 25. Kết quả lựa chọn phương án có lợi nhất - Mâu thuẫn dạng 1 116 Hình 5. 26. Màn hình đăng nhập kiểu tranh chấp 2 117 Hình 5. 27. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước của các nhóm 118 Hình 5. 28. Các tham số của hệ thống 118 Hình 5. 29. Lượng nước chảy vào hồ chứa theo tháng 119 Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ vi Hình 5. 30. So sánh giữa cung và cầu cho tưới 119 Hình 5. 31. So sánh giữa cung và cầu cho thủy điện 120 Hình 5. 32. Sửa nhu cầu cho thủy điện 120 Hình 5. 33. Sửa nhu cầu cho thủy điện 121 Hình 5. 34. Lựa chọn phương án có lợi nhất - Mâu thuẫn dạng 2 122 Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 2 MỞ ĐẦU Nước là một nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và sức khoẻ của con người và là một phần quan trọng của hệ sinh thái. Ở hầu hết các vùng trên thế giới, việc cấp nước đang trở nên ngày càng khó khăn do sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích như công nghiệp, sự phát triển của đô thị hoá và gia tăng dân số. Nước phân bố trên thế giới rấ t không đồng đều theo không gian và thời gian. Có những vùng có lượng nước ngọt dồi dào, tuy nhiên có những vùng đang phải đối mặt với sự khan hiếm nước ngọt. Hơn nữa, nguồn nước ngọt trên thế giới lại không được phân phối theo các phạm vi quốc gia. Có khoảng 261 lưu vực sông trên thế giới chảy qua 2 hay nhiều hơn quốc gia. Chính vì vậy, sự thiếu hụt và phân phối không đều về nguồn nước có thể tạo ra các mâu thuẫn về nước ở các cấp độ địa phương, vùng hay thậm chí ở cấp độ quốc tế. Bên cạnh đó, sức ép gia tăng dân số và phát triển kinh tế sẽ tiếp tục làm gia tăng ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt là gia tăng khan hiếm nguồn nước. Trong một hệ thống tài nguyên nước, việc tăng cường khan hiếm nguồn nước sẽ dẫ n đến mâu thuẫn về chia sẻ nguồn nước. Từ đó có thể nhận thấy: cần sớm lập quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông, xây dựng chiến lược và chính sách sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Tuy nhiên, không giống như các nguồn tài nguyên khác, nước được sử dụng để làm năng lượng để phát triển cho tất cả các khía cạnh của xã hội. Do đó, không thể quản lý tài nguyên n ước theo cách xem xét một mục tiêu đơn lẻ mà phải xét theo các mục tiêu tổng hợp và phải dựa trên các lợi ích của các ngành. Trong một quốc gia, các lợi ích này bao gồm các lợi ích công cộng, các cộng đồng dân cư, các nhà sản xuất năng lượng và các nhà môi trường. Chính vì vậy, quá trình giải quyết tranh chấp về nước đã được nghiên cứu bởi nhiều chuyên gia như: luật, kinh tế, chính sách, địa lý học, và các lý thuyết về hệ thống. Các hướng ti ếp cận truyền thống như: hệ thống luật pháp, các hội đồng ở cấp quốc gia thường đưa ra các giải pháp mà trong đó ngành này sẽ đạt lợi ích của ngành khác. Ở Việt Nam hiện nay, quản lý tài nguyên nước hiệu quả là vấn đề rất quan trọng trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Đến nay, nhiều công việc xây dựng phương pháp tiếp cận quản lý t ổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam đã được thực hiện theo các nguyên tắc: hiệu quả về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng xã hội. Các công việc tiếp theo cần thực hiện là xác định các thủ tục và hướng dẫn có thể áp dụng nhằm hỗ trợ việc ra quyết định phân bổ và quản lý nguồn nước ở cấp lưu vực sông hoặc tiểu lư u vực. Tuy nhiên, rất cần có những công cụ mang tính khoa học cao để hỗ trợ, giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về các phương án phân bổ nguồn nước, từ đó ra các quyết định đúng đắn và chính xác. Nhìn chung, nguồn tài nguyên nước là có hạn, tuy nhiên nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao dẫn tới nhu cầu về nước cũng ngày càng gia tăng, điều này dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước. Các mâu thuẫn này là khác nhau đối v ới từng lưu vực sông. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước mang ý nghĩa thực tiễn to lớn. Đây sẽ là một công cụ hỗ trợ kỹ thuật đắc lực giúp cho các nhà xây dựng chính sách có được một cái Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 3 nhìn tổng quát về các mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình phân bổ nguồn nước, dựa trên sự phân tích kết quả tối ưu của các phương án phân bổ nước trên lưu vực để xây dựng kế hoạch phân bổ và quản lý nguồn nước hiệu quả. Lưu vực sông Ba là một lưu vực sông lớn ở nước ta, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển KT - XH của các tỉnh nằm trên lưu vực. Lưu vực sông Ba thuộc địa phận của 3 tỉnh: Gia Lai, Đắc Lắc và Phú Yên. Lưu vực có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước. Lưu vực có dạng gần như chữ L, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 13.900 km 2 , dân số tính đến năm 2004 là 1.366.582 người. Hiện trạng và diễn biến tài nguyên, môi trường trên lưu vực sông Ba mang nét đặc trưng của một vùng kinh tế đang bước vào thời kỳ phát triển với những chuyển dịch rõ rệt. Áp lực của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực đã tác động mạnh mẽ đến tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước. Lưu vực có lượng mưa và dòng chảy không phong phú, thuộc lo ại trung bình so với cả nước. Do đó, trong lưu vực sông Ba đã nảy sinh các mâu thuẫn về sử dụng tài nguyên nước giữa các ngành, các hộ, các địa phương v.v… dùng nước. Trong lĩnh vực quy hoạch, trên lưu vực sông Ba đã có các quy hoạch thủy lợi, thủy điện được xây dựng trong những thời gian trước đây, tuy nhiên chúng đều là quy hoạch đơn ngành nên chưa đảm bảo đầy đủ yêu cầu về mặt tổng h ợp. Qua xem xét có thể chỉ ra là mặc dù trong các quy hoạch đó đều có nói đến từ “sử dụng tổng hợp nguồn nước” nhưng cách giải quyết các công trình quy hoạch vẫn mang tính đơn ngành, trong đó chỉ chú trọng đến dùng nước của ngành mình và một điểm tìm thấy nữa là không có quy hoạch nào đưa ra được chiến lược và các chính sách về quản lý tổng hợp tài nguyên nước cũng như các giải pháp cần thiết để th ực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước đối với lưu vực sông. Trong quy hoạch thủy điện năm 2002, ngành Điện đã đề xuất một hệ thống công trình thủy điện bậc thang trên sông Ba, bao gồm 4 công trình thủy điện trên dòng chính: (An Khê - Kanak, sông Ba Thượng, sông Ba Hạ) và 7 công trình thủy điện trên dòng nhánh (Sông Hinh, EaKrong Hnăng, AYun thượng 1, AYun thượng 2, Daksrong, H’Chan, H’Mun). Do đây là quy hoạch đơn ngành do ngành Điện lập mà không có sự phối hợ p với các ngành khác, nên quy hoạch này mới chú trọng hiệu quả phát điện của các công trình mà chưa quan tâm đầy đủ tới nước cho hệ sinh thái cũng như sử dụng nước của các ngành khác ở hạ lưu. Mặt khác, công trình An Khê còn có nhiệm vụ chuyển nước từ sông Ba sang sông Côn nhằm giải quyết vấn đề thiếu nước trầm trọng trên lưu vực sông Côn, tuy nhiên điều này cũng dẫn đến việc thi ếu nước xảy ra trên sông Ba. Tương tự như vậy, các hồ chứa phục vụ tưới hầu hết cũng được thiết kế cho phép lấy hết dòng chảy cơ bản của sông trong mùa kiệt để tưới nên tạo nên tình trạng khô cạn nước cho đoạn sông hạ lưu đập trong các tháng mùa khô. Phương thức khai thác sử dụng nguồn nước trên lưu vực sông Ba hiện tại cũng còn tồn t ại những điều bất cập và những biểu hiện chưa bền vững. Để lấy nước tưới con người đã sử dụng quá nhiều các đập dâng nhỏ ở trung và thượng lưu, việc xây dựng các đập dâng lớn như đập Đồng Cam ở hạ lưu nhưng không có hồ điều tiết dòng chảy ở thượng nguồn, là những bất cập và những biể u hiện chưa bền vững trong phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên nước. Điều này đã làm suy giảm rất đáng kể dòng chảy các tháng mùa cạn ở khu vực hạ lưu và gần cửa sông. Hiện tại, dòng chính sông Ba ở khu vực hạ lưu từ sau đập Đồng Cam đến biển Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 4 nguồn nước đang bị cạn kiệt và hệ sinh thái đã bị suy thoái tương đối nghiêm trọng. Đã xuất hiện những thời gian trong mùa kiệt nguồn nước tự nhiên đến thượng lưu đập Đồng Cam không đủ cho lấy nước của đập khiến cho mực nước thượng lưu đập thấp hơn ngưỡng tràn. Đoạn sông khu vực hạ lưu đập ra đến biển không còn nướ c, lòng sông rộng từ 1 - 2 km nhưng gần như khô cạn và nổi lên toàn là cồn cát trắng. Mặt khác, sông Ba hiện nay chưa có tổ chức quản lý lưu vực sông nên chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý và điều phối việc sử dụng nước trên phạm vi toàn lưu vực. Trên lưu vực cũng chưa có nghiên cứu và bất kỳ một quy định nào về phân bổ nguồn nước sử dụng cho các ngành, nên các ngành tự tiến hành quy hoạch và xây dựng công trình khai thác sử dụng nước theo ý mình. Nước cho hệ sinh thái và duy trì các giá trị môi trường của dòng sông thì chưa có ngành nào quan tâm tới. Từ đó có thể nhận thấy: cần sớm lập quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông Ba, trước mắt cần xây dựng chiến lược và chính sách sử dụng hợp lý tài nguyên, nhất là tài nguyên nước. Tóm lại, Tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba nói riêng là nguồn tài nguyên thiết yếu trong s ự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo, cũng là yếu tố thiết yếu trong quá trình đạt tới các mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ và các mục tiêu phát triển khác. Đối với riêng lưu vực sông Ba là một lưu vực lớn nằm cả hai bên sườn Đông và Tây dãy Trường Sơn với điều kiện tự nhiên đa dạng. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên quy định nên đây là lưu vự c sông có nguồn nước thấp nhất ở dải duyên hải miền Trung, nhưng đây cũng là lưu vực có tiềm năng đất, khoáng sản, hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú. Vì vậy vấn đề sử dụng nước trên lưu vực sông Ba đã và đang xuất hiện các tranh chấp về tài nguyên nước như đã trình bày ở trên. Do đó, việc nghiên cứu xây dựng khung hỗ trợ giải quyết tranh chấp v ề nước cho lưu vực sông Ba mang tính thực tiễn cao. Từ kết quả của nghiên cứu, có thể mở rộng áp dụng cho các lưu vực khác ở Việt Nam. Để có thể tiếp cận và giải quyết được các nôị dung đã đề ra trong đề tài, nhóm thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: a) Phương pháp khảo sát, thu thập, điều tra bổ sung thông tin, dữ liệu liên quan đến sử dụng và phát triển tài nguyên nước: Đây là phương pháp truyền thống luôn được thực hiện trong công tác điều tra cơ bản về hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước. Các số liệu, kết quả thu được qua phương pháp này là cơ sở thiết yếu để xác định hiện trạng và dự báo diễn biến cũng như tình hình sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba; b) Phương pháp phân tích, đánh giá và tổ ng hợp các thông tin, dữ liệu: Việc phân tích đánh giá tài nguyên nước, thiết lập các mục tiêu từ các thông tin, dữ liệu thực đo được thực hiện trên cơ sở ứng dụng các phương pháp thốngthông dụng hiện nay. c) Phương pháp đánh giá tài nguyên: Sử dụng các công cụ phân tích, xác định, đánh giá diễn thế của các điều kiện chung về tài nguyên nước, về sự phát triển kinh tế - xã hội, về dân số, của khu vực trong tương lai. Kết quả để phục vụ xây dựng các kịch bản sử dụng nước ứng với các thời kỳ khác nhau. d) Phương pháp mô hình: Ứng dụng, xây dựng các mô hình mô phỏng nhằm đưa ra được bức tranh tổng thể về tài nguyên nước ở các tiểu vùng có liên quan. Đối với mô hình mô phỏng các phần mềm chuyên dụng hiện nay trong nước cũng như nước Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 5 ngoài sẽ được ứng dụng như mô hình thuỷ văn và tính toán dòng chảy (NAM), mô hình quy hoạch và đánh giá nguồn nước (MIKE Basin); e) Phương pháp phân tích tối ưu đa mục tiêu: Tiến hành phân tích tối ưu dựa trên cơ sở tối ưu về nguồn nước nhằm đưa ra phương án phân bổ nguồn nước hiệu quả nhất thỏa mãn tối đa nhu cầu của các ngành. f) Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia thông qua các H ội thảo khoa học lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước về cách tiếp cận, thiết kế nghiên cứu. g) Phương pháp tư vấn, tiếp xúc cộng đồng: Đảm bảo sự tham gia của các cộng đồng dân cư sống trên lưu vực nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng. 1. Mục tiêu của đề tài: Xây dựng một công cụ mang tính khoa học để hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước, giúp ích trong quá trình ra quyết định trong phân bổ hợp lý tài nguyên nước phục vụ công tác quản lý tổng hợp lưu vực sông. 2. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, cấu trúc của báo cáo tổng kết đề tài bao gồm 5 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về hệ thống thỗ trợ giải quyết tranh chấp tài nguyên nước; - Chương 2: Điều kiện địa lý tự nhiên lưu vực sông Ba; - Chương 3: Hiện trạng tài nguyên nước và khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Ba; - Chương 4: Cân bằng nướ c hệ thống lưu vực sông Ba - Mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Ba; - Chương 5: Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước lưu vực sông Ba; [...]... Việc nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước lưu vực sông ở Việt Nam còn là một vấn đề mới Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào xây dựng hệ thống này Cho đến nay, mới chỉ có một số nghiên cứu liên quan đến sử dụng Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 14 các công cụ riêng rẽ trong DSS (Hệ thống hỗ trợ ra quyết định) để quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường cho lưu. .. môi trường cho lưu vực sông Tuy nhiên, có thể nói rằng ở Việt Nam, chưa có một nghiên cứu nào xây dựng một hệ thống hỗ trợ ra quyết định hoàn chỉnh cho một LVS Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước chỉ là một hợp phần của một DSS Chính vì vậy, trên lưu vực sông Ba, khi Quy hoạch Tài nguyên nước được phê duyệt, Tổ chức lưu vực sông được thành lập, cần thiết phải xây dựng một DSS hoàn... mặt kỹ thuật để giải quyết các tranh chấp giữa các hộ sử dụng nước trên lưu vực sông 1.2.8 Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước Với sự tài trợ của UNESCO – IHP, K D W Nandalal, University of Peradeniya, Peradeniya, Sri Lanka và Prof Slobodan P Simonovic, The University of Western Ontario, Ontario, Canada (2003 – 2006) đã xây dựng Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp (Conflict Resolution... với Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước để có thể giải quyết được các mâu thuẫn về khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách khoa học và có tính pháp lý cao Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 15 CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG BA 2.1 Vị trí địa lý Lưu vực sông Ba thuộc vùng Nam Trung bộ, là một trong những con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung Lưu vực sông. .. hạ du và nhu cầu tưới Trên cơ sở tham khảo từ nghiên cứu này, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành xây dựng một hệ thống hỗ trợ giải quyết về mặt kỹ thuật các tranh chấp về sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Các mâu thuẫn được xem xét trong quá trình xây dựng hệ thống hỗ trợ này bao gồm các mâu thuẫn giữa các ngành Hiện nay, cách tiếp cận nhằm giải quyết mâu thuẫn là làm thế nào để tất cả các bên... phân bổ tài nguyên nước hợp lý Mặc dù, hiện nay chưa có quy hoạch lưu vực sông nào được phê duyệt, nhưng có thể thấy rằng, vẫn đề quản lý, giải quyết mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông đang được quan tâm sâu sắc Chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước là một nội dung quan trọng của quy hoạch tài nguyên nước của lưu vực sông nhằm giải quyết các cạnh tranh trong sử dụng nước Đối... có một công cụ về mặt pháp lý để thực hiện quản lý lưu vực sông Bên cạnh đó, cũng cần có những công cụ về mặt kỹ thuật Trước tiên, cần có công cụ hỗ trợ ra quyết định bao gồm hệ thống các mô hình phục vụ công tác quản lý Một công cụ khác, nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết mâu thuẫn đó chính là hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước Hệ thống này phải được vận hành dựa trên những ràng buộc... hợp, mâu thuẫn trong sử dụng nước đã rất bức xúc đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành giai đoạn 1 dự án xây dựng “Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Ba Hiện nay, Bộ đang tiến hành các thủ tục cần thiết để phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Ba, trong đó có nội dung quy hoạch chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước Khi Quy hoạch chính thức... dẫn và các bãi bồi ở cửa sông ven biển Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 30 CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA 3.1 Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước 3.1.1 Mưa năm: Mưa trên lưu vực sông Ba biến động lớn theo thời gian do chịu ảnh hưởng của địa hình và hướng đón gió Lượng mưa bình quân nhiều năm trên toàn lưu vực sông Ba khoảng 1760 mm, nhưng... thuẫn tài nguyên nước của một số hệ thống xuyên quốc gia và một số hệ thống trong lãnh thổ Việt Nam Lưu vực sông Mê Công: Trên lưu vực sông Mê Công việc Trung Quốc xây dựng hàng loạt con đập ở trên đầu nguồn sông Mê Công là hiểm họa lớn nhất đối với tương lai của sông Mê Công - một trong những con sông lớn trên thế giới và là nguồn nước quan trọng đối với khu vực Hiện Trung Quốc đang xây 8 đập nước . nguyên nước lưu vực sông Ba. 79 4.6. Cơ chế giải quyết tranh chấp tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba 89 CHƯƠNG 5. HỆ THỐNG HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA 91  5.1.. 91  5.1. Tổng quan về hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp 91 5.2. Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước 99 5.3. Sử dụng hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp cho các loại. nước lưu vực sông Ba; - Chương 4: Cân bằng nướ c hệ thống lưu vực sông Ba - Mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Ba; - Chương 5: Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên

Ngày đăng: 22/04/2014, 21:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan