Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng công thương Nguyễn Trãi.DOC

17 516 0
Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng công thương Nguyễn Trãi.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng công thương Nguyễn Trãi

Trang 1

I Khái quát về Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Nguyễn Trãi 1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh NHCT Nguyễn Trãi trụ sở tại 39 Trần Phú - Văn Mỗ - Hà Đông - Hà Nội được nâng cấp từ chi nhánh cấp II trực thuộc NHCT tỉnh Hà Tây thành chi nhánh cấp I phụ thuộc NHCT Việt Nam từ ngày 01/07/2006 với quy mô 4 phòng chức năng, ba quỹ tiết kiệm hoạt động trên địa bàn phường Văn Mỗ - Hà Đông - Hà Tây.

Tổng số cán bộ nhân viên và người lao động là 41 người Hoạt động kinh doanh của chi nhánh trên địa bàn giáp danh thủ đô là khu vực hoạt động kinh tế rất sôi động và phát triển, dân cư đông đúc nên có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đồng thời do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với các NHTM dày đặc trên địa bàn Với một quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ kinh doanh mà ban lãnh đạo NHCT Việt Nam giao cho Hai năm liền hoạt động kinh doanh của chi nhánh đều được NHCT Việt Nam xếp loại Khá Các chỉ tiêu cơ bản như sau:

- Tổng nguồn vốn đến nay: 532 tỷ đồng

- Tổng dư nợ và đầu tư: 250 tỷ đông

Các hoạt động dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng trưởng nhất là dịch vụ phát hành thẻ ATM năm 2007 được NHCT Việt Nam khen thưởng.

1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức NHCT Nguyễn Trãi - Hà Nội

NHCT Nguyễn Trãi là một chi nhánh chịu sự quản lý của NHCT Việt Nam Ngân hàng hoạt động dưới sự điều hành của ban lãnh đạo gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.

Trang 2

Sơ đồ tổ chức của chi nhánh:

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

Trang 3

-Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của ngân hàng, là

người ra quyết định chủ yếu trong sx kinh doanh, và chỉ đạo hoạt động của các phòng ban.

-Phó giám đốc: Gồm 2 người, là những người giúp việc cho giám đốc, phân công phụ

trách theo từng mảng công việc khác nhau tuỳ tho quyền hạn chức năng mà họ đảm nhiệm.

- Phòng kế toán giao dịch: hạch toán kế toán đầy đủ ,chính xác, kịp thời các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh Đảm bảo an toàn tài sản ,kiểm tra mở và sử dụng TK của KH một cách thường xuyên liên tục, thu nợ và thu lãi đảm bảo đúng chế độ quy định.

+ Thực hiện dịch vụ chuyển tiền, tham gia thanh toán bù trừ đảm bảo an toàn chính xác đúng chế độ và quy trình nghiệp vụ Thực hiện công tác mua sắm tài sản, công cụ lao động theo đúng chế độ, hạch toán xuất khẩu công cụ, vật liệu phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của chi nhánh; mở thẻ kho theo dõi tình hình tài sản, công cụ lao động theo đúng quy định.

+ Triển khai thanh toán điện tử liên hàng giai đoạn II đảm bảo an toàn thông suốt;triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh western Union.

+ Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban trong chi nhánh để tiếp thị nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đạt kết quả tốt.

- Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện công tác kiểm kê tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản thế

chấp cầm cố theo đúng quy định và đảm bảo an toàn chính xác Phát hiện tiền giả,tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, đảm bảo chất lượng khi đưa tiền ra lưu thông tạo sự tin tưởng cho KH, nâng cao uy tín cho chi nhánh Chấp hành tốt về quy định mức tồn quỹ theo quy định của NHCT Việt Nam.

+Thực hiện việc điều chuyển nhận tiền từ các chi nhánh khác và NHNN, NHCT VN

Trang 4

+ Thực hiện nộp NHNN, NHCT VN và điều chuyển đi chi nhánh khác.

- Phòng tổ chức hành chính nhân sự: thực hiện công tác tổ chức, bố trí sắp xếp lao

động tại phòng nhằm sử dụng hợp lý và phát huy hết khả năng của người lao động Đảm bảo an toàn tài sản của chi nhánh cũng như phối hợp với các phòng ban trong việc vận chuyển áp tải tiền an toàn Giải Quyết chế độ tiền lương phụ cấp theo đúng tiêu chuẩn nguyên tắc theo quy định của NN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.

- Phòng khách hàng:bám sát các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp hoạt

động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để mở rộng đầu tư, cho vay các dự án ,phương án mới Đồng thời tiếp cận thu hút các khách hàng mới tập trung tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Tây và khu vực lân cận nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu lãi suất theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

+ Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại, bảo lãnh

+ Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp và phân loại khách hàng, tính toán kiểm tra bảo đảm nợ vay, đầu tư khách hàng làm ăn có hiệu quả, đôn đốc thu nợ đến hạn và thu róc lãi hàng tháng, không có nợ quá hạn và lãi treo phát sinh.

II Tình hình hoạt động và kinh doanh của Chi nhánh: 2.1Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Nguyễn Trãi

-Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh:

Đvt: triệu đồng

tuyệt đối tương đối

Trang 5

Lợi nhuận 3973 14800 10827 272.50%

(báo cáo tổng kết hđ kd năm 2007-2008)

Hoạt động kinh doanh của chi nhánh Nguyễn Trãi chịu nhiều ảnh hưởng bởi nền kinh tế đất nước có nhiều biến động bất lợi do thiên tai, dịch bệnh, chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát tăng cao đã tác động trực tiếp đến hoạt động nghành ngân hàng Tuy vậy, thu nhập của ngân hàng vẫn tăng mạnh năm 2008 tăng 26.120 triệu đồng tương ứng tăng 48.50 % so với năm 2007 Chi phí cũng tăng nhưng không lớn (tăng 16.803 triệu đồng) Chính do thu nhập của ngân hàng tăng cao nên lợi nhuận của ngân hàng tăng 10.827 triệu đồng Đây là một con số tăng đáng kể, đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh Nguyễn Trãi đã đạt hiệu quả cao trong năm 2008 Lương bình quân năm 2007 đạt 5.600 nghìn đồng /người/tháng Đến năm 2008 do lợi nhuận tăng nên lương bình quân đạt 10.500 nghìn đồng/người/tháng.

2.2 Hoạt động huy động vốn:

Chú trọng trong công tác huy động nguồn vốn, Chi nhánh không ngừng nâng cao tinh thần phục vụ khách hàng và có chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên, liên tục Phong cách giao dịch tận tình, chu đáo, tổ chức thu chi tại chỗ đối với các khách hàng nếu có yêu cầu đã làm tăng uy tín cho Chi nhánh, và sự tin tưởng của khách hàng Thường xuyên kiểm tra thẻ phiếu trắng, chứng từ thu chi đảm bảo đúng chế độ và an toàn tài sản của Ngân hàng cũng như khách hàng Một số kết quả đạt được như sau:

Trang 6

Bảng 2.2tình hình huy động vốn của chi nhánh

Nguồn vốn vay ủy thác 650000 74.2 290000 56.2 -360000 -55.4

2.Phân theo kì hạn Không kỳ hạn đến 12

12 tháng đến 60 tháng 410452 46.84 42949 8.33 -367503 -89.54

(báo cáo tổng kết hoạt động kd năm 2007-2008)

Theo bảng số liệu trên ta nhận thấy hoạt động nguồn vốn của Chi nhánh giảm ở tất cả các nguồn nội tệ và ngoại tệ nguồn nội tệ giảm 350.039 triệu đồng, nguồn ngoại tệ giảm 10.407 triệu đồng Nguồn tiền gửi dân cư gặp không ít khó khăn giảm 2.610 triệu đồng do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn; cơ chế điều hành thị trường tiền tệ của Chính phủ và chính sách lãi suất cơ bản của NHNN theo cơ chế thị trường đã trực tiếp tác động bất lợi đối với các NHTM Quốc doanh nói chung và NHCT Nguyễn Trãi nói riêng Trong các giải pháp tiền tệ tín dụng và hoạt động Ngân hàng nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô, NHNN đã yêu cầu điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành từ 0,5% - 1,5% (lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm đến 8,75%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm đến 7,5%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm đến 6%/năm) Từ cuối tháng 2, yêu cầu các NHTM áp dụng trần lãi

Trang 7

suất tiền gửi tối đa là 12%/năm, trần lãi suất vay vốn giữa các NHTMNN và các NHTM khác là 10%/năm, nhằm ổn định thị trường tiền tệ Vào tháng 5, tháng 6 năm 2008, sau khi NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 12% và 14%/năm, đã suất hiện cuộc đua lãi suất giữa các NHTM, mà mở đầu là các NHTMCP nhỏ, buộc các NHTM lớn cũng phải chạy theo nếu không muốn mất khách hàng, kéo theo một lượng vốn nhất định Cũng chính từ cuộc chạy đua lãi suất của các NHTM vừa qua đã có tác động tiêu cực đối với thị trường tài chính, nền kinh tế và môi trường kinh doanh của chính các Ngân hàng Mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm và kì phiếu của NHCT thấp hơn các NHTMCP khác trên địa bàn làm nguồn vốn huy động của Chi nhánh giảm mạnh Ví dụ, ngày 11 tháng 6, khi lãi suất cao nhất của NHCT Việt Nam mới đến mức 16%/ năm thì mức lãi suất cao nhất của một số NHTMCP là 17,8%/năm Mặt khác, nguồn vốn vay ủy thác cũng đến kì hạn trả nợ cũng làm tổng nguồn vốn chung giảm mạnh (giảm 360 tỷ đồng) Trong đó chỉ có tiền gửi tổ chức kinh tế tăng 12.571 triệu đồng do Ban lãnh đạo Chi nhánh đã tăng cường tiếp thị, tiếp cận một số doanh nghiệp có nguồn tiền nhàn rỗi vận động về mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh Ban lãnh đạo Chi nhánh đã cố gắng bằng nhiều biện pháp để giữ thị phần và phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu huy động vốn do NHCT Việt Nam giao kế hoạch đến 31/12/2008 là 505 tỷ đồng (tăng 10.920 triệu đồng), đạt 102% so với kế hoạch.Khi phân theo kỳ hạn, nguồn vốn huy động không kỳ hạn đến 12 tháng tăng trưởng nhẹ: Năm 2007 là 465.914 triệu đồng chiếm tỷ trọng 53.16 % Nưm 2008 là 472.971 triệu đồng chiếm tỷ trọng 91.67 % Đặc biệt ta thấy rằng tỷ trọng của nguồn vốn huy động này năm 2008 chiếm một tỷ trọng rất lớn trên tổng nguồn vốn huy động.Để có được sự tăng trưởng này, Ngân hàng đã dùng nhiều chiến lược marketing, tạo mối quan hệ tốt với các KH là các tổng công ty, trường đại học, xí nghiệp sản xuất trên địa bàn để họ tin tưởng gửi tiền vào NH Loại nguồn vốn huy động này chủ yếu để thực hiện các khoản chi trả của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hay tiêu dùng cá nhân chứ không nhằm mục đích hưởng lãi Đối với lại nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 12 tháng đến 60 tháng luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn huy động và đang có xu hướng giảm mạnh mẽ Năm 2007 huy động được 410.452 triệu đồng chiếm tỷ trọng 46.84 % Năm

Trang 8

2008 nguồn tiềm này giảm mạnh chỉ còn 42.949 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8.33 % trên tổng nguồn vốn huy động Trong năm 2008, tại nhiều thời điểm khi sức mua của đồng VN giảm giá, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn dài thật sự khó khăn với mỗi ngân hàng.

Doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng qua 2 năm 2007-2008 Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn là 212.141 triệu đồng chiếm tỷ trọng 85.4 % so với tổng doanh số cho vay Sang đến năm 2008 con số nay là 319.028 triệu đồng chiếm tỷ trọng 86.29 % trên tổng doanh số cho vay.Ngân hàng Công Thương Nguyễn Trãi chủ yếu cho vay các đối tượng KH là các hộ gia đình tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Tây( Hoài Đức, La Phù, Vạn Điểm, Triều Khúc ); giảm cho vay tiêu dùng và cho vay để đầu tư vào kinh doanh bất động sản – phù hợp với chủ trương của NHNN đã đề ra Doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng qua 2 năm Năm 2007 là 36.239 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14.6 % tổng doanh số cho vay Năm 2008 là 50.646 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13.71 %.

2.3.2 Tình hình dư nợ

Bảng 2.3 Tình hình dư nợ

Đvt: triệu đồng

tuyệt đối tỉ trọng tuyệt đối tỷ tuyệt tương

Trang 9

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư tín dụng của toàn Chi nhánh Nguyễn Trãi có nhiều chuyển biến tích cực Doanh số cho vay của năm 2008 là 369.674 triệu đồng, tăng 121.294 triệu đồng so với doanh số cho vay của năm 2007 Doanh số thu nợ của năm 2008 là 306.298 triệu đồng, tăng 59.594 triệu đồng so với năm 2007 Tổng dư nợ của năm 2008 tăng 63.376 triệu đồng so với năm 2007.

Để có được những con số tích cực như vậy là do NHCT đã có chính sách lãi suất cho vay hợp lý Liên tiếp trong vòng 3 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10/2008) NHCT đã giảm lãi suất cho vay VND Mức lãi suất lần 1 là 20.5%/năm ; lần 2 giảm xuống còn 20.2%/năm; đến lần giảm thứ 3 lãi suất cho vay thông thường chỉ còn là 19.5 %/năm Ngoài ra tuỳ vào uy tín từng KH, từng dự án, nghành hàng cụ thể, NH có mức giảm lãi suất khác nhau Đặc biệt với KH truyền thống, KH tiềm năng NH có thể áp dụng mức lãi suất riêng biệt, thấp hơn lãi suất cho vay thông thường.

Theo kì hạn cho vay, cho vay ngắn hạn là chủ yếu Năm 2007, tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 85,3% tổng dư nợ; tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ là 14,7% Tỷ trọng này tương ứng của năm 2008 là 86,1% và 13,9% Như vậy qua 2 năm, nguồn cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng và nguồn cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm

Trang 10

NHCT Nguyễn Trãi thực hiện mở rộng cho vay phù hợp với quá trình chuyển dịch của nền kinh tế Việt Nam.Mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế theo hướng giảm dần cho vay DNNN ,thực hiện ngân hàng của mọi thành phần kinh tế và của toàn dân Dư nợ cho vay DNNN năm 2007 là 53.726 triệu đồng, nhưng sang đến năm 2008 dư nợ hoàn toàn bằng 0 Trong khi đó dư nợ cho vay công ty cổ phần NN tăng mạnh 79.831 triệu đồng Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 37.271 triệu đồng.Ta nhận thấy cơ cấu dư nợ có sự chuyển dịch rõ rang qua 2 năm 2007-2008.Năm 2007 cơ cấu dư nợ của doanh nghiệp NNchiếm tỷ lệ 25.2%/tổng dư nợ và so với 0% của năm 2008.Dư nợ cho vay các công ty cổ phần NN chiếm tỷ lệ 36.4%/tổng dư nợ -2007 và là 56.9% -2008 Dư nợ cho vay hộ tư nhân cá thể, DNNQD chiếm tỷ lệ 38.4%/tổng dư nợ và lên đến 43.1%/tổng dư nợ -2008.

2.3.3 Tình hình thu nợ

Doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng Doanh số thu nợ của ngân hàng Công Thương Nguyễn Trãi được thể hiện qua bảng sau:

Thu nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên tổng số thu nợ NH đã có những chính sách phù hợp để thực hiện tốt tình hình thu nợ như: phân loại KH, tính toán bảo đảm nợ vay, giúp KH làm ăn có hiệu quả để có thể trả nợ đúng hạn Năm 2007 thu nợ ngắn hạn đạt 209.698 triệu đồng chiếm tỷ trọng 85 % trên tổng số thu nợ năm 2008 thu nợ ngắn hạn tăng lên 266.479 triệu đồng chiếm tỷ trọng 87 % Doanh số thu nợ

Trang 11

trung và dài hạn qua 2 năm cũng tăng Năm 2007 là 37.006 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15 % trên tổng dư nợ Năm 2008 tăng lên là 39.819 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 13 % trên tổng dư nợ Ngân hàng công Thương Nguyễn Trãi chú trọng cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay tăng tương ứng với doanh số thu nợ tăng.

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu mà tất cả các ngân hàng cần quan tâm Tỉ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh và có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và lợi nhuận cũng sẽ giảm Tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta thấy rằng tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng Công Thương Nguyễn Trãi luôn ở mức rất thấp Năm 2007 tỉ lệ nợ quá hạn là 0.05 % , năm 2008 là 0.02 % Trong khi đó kế hoạch của NHCT giao cho chi nhánh với tỷ lệ nợ quá hạn không quá 5 % trên tổng dư nợ Để có được những con số đáng khích lệ như vậy, các cán bộ tín dụng của NHCT Nguyễn Trãi luôn theo sát khách hàng, giúp khách hàng làm ăn có hiệu quả, đôn đốc thu nợ đến hạn và thu róc lãi hàng tháng, giảm thiểu tối đa số nợ quá hạn.

Trang 12

Vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong thời gian 1 năm Vòng quay tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay Ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa Vòng quay vốn tín dụng năm 2007 là 1.15 Năm 2008 giảm xuống còn 1.1 vì năm 2008 có nhiều biến động về lãi suất và nhiều sự thay đổi về chính sách của NHNN VN Tuy vậy ta thấy rằng vòng quay vốn tín dụng như vậy là ở mức tương đối cao, NH làm ăn khá hiệu quả.

2.4 Hoạt động kinh doanh khác:

Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại, bảo lãnh: Năm 2007, Chi nhánh đã bảo lãnh

dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,bảo lãnh bảo hành công trình ,bảo lãnh ứng trước với số dư ứng trước với số dư đến 31/12/2007là 18 tỷ đồng.Năm 2008 số dư bảo lãnh là 72.030 triệu đồng.

Dịch vụ thẻ: Chi nhánh đã tích cực vận động tiếp thị các khách hàng để mở thẻ.Kết

quả năm 2007 mở được 5000 thẻ đạt 300% kế hoạch NHCT Việt Nam giao.

Công tác kế toán tài chính : Thực hiện dịch vụ chuyển tiền với doanh số phát sinh qua

các năm như sau:

Năm 2007: số món 2.930món – số tiền 207.500 triệu đồng Thu phí dich vụ chuyển tiền là:75 triệu.

Năm 2008: số món 3.895 món- số tiền 370.192 triệu đồng.

+Công tác nguồn vốn : Phòng KTGD và QTK số 08 đã huy động và quản lý số dư

nguồn chiếm tới 70% tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh Quản lý tài khoản thanh toán là 150 TK với số dư là 68 tỷ đông trong năm 2007 Phối hợp phòng khách hàng phát triển nghiệp vụ kiều hối và mở L/C góp phần tăng thu dịch vụ với tổng số thu dịch vụ từ nghiệp vụ này đạt 245 triệu đồng.

Ngày đăng: 04/09/2012, 02:14

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.2tình hình huy động vốn của chi nhánh - Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng công thương Nguyễn Trãi.DOC

Bảng 2.2t.

ình hình huy động vốn của chi nhánh Xem tại trang 6 của tài liệu.
2.3.2 Tình hình dư nợ - Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng công thương Nguyễn Trãi.DOC

2.3.2.

Tình hình dư nợ Xem tại trang 9 của tài liệu.
2.3.3 Tình hình thu nợ - Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng công thương Nguyễn Trãi.DOC

2.3.3.

Tình hình thu nợ Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan