Rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh lớp 1 trong dạy học môn Tiếng Việt

163 8.3K 42
Rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh lớp 1 trong dạy học môn Tiếng Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh lớp 1 trong dạy học môn Tiếng Việt

MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài 1.1.Rèn KNNN là rèn KN sống cho HS Nghe - nói - đọc - viết là những hoạt động diễn ra thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Trong bốn dạng hoạt động này, xét về tần số xuất hiện, thì cặp hoạt động nghe - nói diễn ra liên tục hơn, đậm đặc hơn. Cặp hoạt động này có hai đặc tính nổi bật: - Thứ nhất, nghe - nói là cặp hoạt động ngôn ngữ nói - dạng giao tiếp trực tiếp bằng âm thanh trong hoạt động ngôn ngữ. Hoạt động nghe - nói luôn luôn là một phương tiện đắc lực song hành cùng con người, giúp con người nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh một cách có hiệu quả. Vì thuộc lĩnh vực âm thanh như vậy, nên hoạt động nghe - nói có thể diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, ít bị phụ thuộc vào điều kiện xung quanh hơn việc giao tiếp bằng chữ viết. Trên thực tế, một người có thể không đọc, không viết một trang sách nào nhưng rất ít ai lại không nghe, không nói một lời nào. - Thứ hai, nghe - nói là cặp hoạt động mang cả đặc tính của việc tiếp nhận lời nói lẫn việc tạo lập lời nói. Nếu như nghe là tiếp nhận lời người khác thì nói là tạo lập lời nói của chính mình. Một người, trong hoạt động giao tiếp không thể chỉ biết nghe mà không biết nói. Ngược lại, cũng không thể chỉ biết nói mà không biết nghe. Hai hoạt động này thường luân phiên, thay thế nhau trong giao tiếp của con người. Muốn sử dụng KNNN một cách có hiệu quả thì cũng cần phải có sự luyện tập thường xuyên, liên tục và có kế hoạch. Có thể khẳng định, KNNN chỉ hình thành qua luyện tập và bằng con đường luyện tập. Hiện nay, nhà trường phổ thông đang cố gắng hình thành cho HS được những KN sống cơ bản nhất. Trong số những KN ấy, KN giao tiếp là một trong số những KN quan trọng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những nội dung cũng như các biện pháp rèn KNNN cho HS nói chung, HS đầu cấp TH nói riêng một cách hiệu quả là hết sức cần thiết. 1.2.Nghe - nói tốt giúp HS nhận thức và khám phá thế giới có hiệu quả Hoạt động nghe - nói là hoạt động quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của HSTH nói chung và HS lớp 1 nói riêng. Nghe - nói tốt sẽ giúp các em giao tiếp có hiệu quả và cũng là cơ sở quan trọng tạo ra sự thành công trong học tập. Bên cạnh đó, nghe - nói còn là một phương tiện để HS tư duy và nhận thức về thế giới xung quanh một cách tích cực. Các em sử dụng hoạt động nghe - nói của mình để giải quyết trực tiếp một vấn đề hay một tình huống nào đó xảy ra trong môi trường giao tiếp của mình. Chính khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em, đặc biệt là hoạt động nghe - nói, đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách tương tác xã hội và ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả trong giao tiếp của các em. Năng lực ngôn ngữ tốt là cơ sở giúp trẻ phát triển năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực hợp tác. Đồng thời giúp trẻ tự mình tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh một cách dễ dàng. Vì vậy, chúng ta xác định việc nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ thông qua quá trình rèn KNNN sẽ: - Cung cấp cho trẻ một phương tiện hoạt động hữu hiệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nhà trường. - Giúp trẻ biết tiếp nhận lời người khác một cách đầy đủ, chính xác; biết chia sẻ ý kiến, thương lượng, quản lí các hoạt động tương tác, biết cách thức giao tiếp với những người khác… - Giúp trẻ biết cách tạo lập lời nói của mình một cách có văn hóa, lễ phép, phù hợp với những nhân tố khác nhau của hoạt động giao tiếp. Do tầm quan trọng của nghe - nói trong hoạt động nhận thức và khám phá thế giới của trẻ như vậy nên đề tài đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm của hoạt động nghe - nói và từ đó đưa ra được các biện pháp luyện tập phù hợp với đặc điểm tâm lí, đặc điểm nhận thức của trẻ và có khả năng thực thi trong việc rèn hai KN này. 1.3.Việc rèn KNNN ở TH hiện nay còn nhiều bất cập Mục tiêu chương trình TH của chúng ta là phát triển cho HS về bốn phương diện KN: nghe - nói - đọc - viết. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, GV quá chú trọng vào hai KN đọc - viết, thường coi nhẹ việc luyện hai KN nghe - nói. Bản 2 thân GV còn lúng túng trong việc tổ chức dạy học (lựa chọn nội dung dạy học, hình thức dạy học, phương pháp dạy học) nhằm hình thành và bồi dưỡng KNNN cho HS. GV chưa ý thức được việc giảng dạy cung cấp thông tin đơn thuần trong quá trình dạy học là một cấp độ thiển cận. Điều đó làm HS thụ động và không phát triển tư duy. Đa số các GV cho rằng một lớp học trật tự là một lớp học đang học tập. Việc rèn KNNN cho trẻ thông qua cách thảo luận theo nhóm hay việc tổ chức một số hình thức luyện tập khác cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, không phải GV nào cũng quan tâm đến vấn đề này một cách nghiêm túc. Ngoài vấn đề nhận thức của GV về vai trò quan trọng của KNNN trong quá trình học tập môn TV cho HSTH thì việc tổ chức rèn KNNN cho HS đầu cấp TH của chúng ta hiện nay cũng có một số vấn đề khó khăn: Thứ nhất, có quá nhiều các môn học được đưa vào trong chương trình giảng dạy từ giáo dục thể chất, nghệ thuật, âm nhạc, tin học, ngoại ngữ, tự nhiên xã hội, khoa học cho đến chính tả, tập viết, tập đọc, toán, đạo đức, lịch sử, địa lí… và một số chương trình đặc biệt trong hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong khi đó, khả năng tích hợp các vấn đề về nội dung, KN học tập cho HS đối với GV còn non kém. Điều đó dẫn đến một thực tế là GV không đủ thời gian cần thiết để quan tâm tới nội dung của hoạt động nghe - nói và càng khó khăn hơn trong việc tổ chức rèn KNNN cho HS. Thứ hai, hệ thống các bài tập chưa tập trung nhiều vào việc rèn KN nghe - nói. Các kiểu loại bài tập chưa phong phú, nội dung các bài tập rèn KNNN chưa thực sự hấp dẫn đối với HS. Thứ ba, cách thức tổ chức rèn KNNN trong nhà trường hiện nay còn đơn điệu, nhàm chán chưa thực sự lôi cuốn sự tham gia tích cực của HS. Để tăng cường hiệu quả việc rèn KNNN cho HS, GV cần phải chú ý đến các yếu tố: khả năng bộc lộ các KN, khả năng thể hiện kiến thức, khả năng xác định nội dung, đối tượng, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp phù hợp để giao tiếp hiệu quả. HS cần học cách nói chuyện với chính bản thân mình, tham gia các cuộc hội thoại, phỏng vấn, thảo luận theo nhóm nhỏ, nói chuyện với GV và những người thân xung quanh. Các em 3 phải học cách nói chuyện phù hợp với các tình huống và đối tượng giao tiếp khác nhau. 1.4.Yêu cầu đổi mới việc dạy học TV và rèn KNNN cho HSTH Nghị quyết đại hội trung ương IV (khoá 7) có ghi: “Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo của đất nước ta. Bối cảnh mới tạo cơ hội thuận lợi để giáo dục đào tạo nước ta tiếp cận với xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục và đào tạo; tạo điều kiện để đổi mới căn bản và toàn diện nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lí giáo dục, đào tạo, tiến tới một nền giáo dục, đào tạo tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu của xã hội và từng cá nhân người học”. Theo tinh thần này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành triển khai các nhiệm vụ nhằm cụ thể hóa những giải pháp mang tính chiến lược trong giáo dục TH, cụ thể: - Tiến hành rà soát và điều chỉnh một phần SGK. Chương trình TV được định hướng tăng cường thực hành và rèn các KN cụ thể như nghe - nói - đọc - viết. - Quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm, khắc phục nhược điểm của lối dạy học truyền thống, tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại nhằm thay đổi nhận thức và tư duy của người học, đáp ứng kịp thời xu thế phát triển của xã hội. - Chuẩn bị tổ chức biên soạn, thử nghiệm nội dung chương trình, SGK, tài liệu, phương pháp dạy học mới… để chuẩn bị cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện của chương trình giáo dục sau năm 2015. Mục đích của việc dạy TV ở TH là giúp HS sử dụng TV thành thạo trong giao tiếp. Việc hình thành và rèn KN nghe - nói - đọc - viết cho các em là một trong những mục tiêu quan trọng của môn TV TH theo định hướng đưa ngôn ngữ vào các hoạt động giao tiếp trong cuộc sống một cách sinh động. Trong các KN đó, KNNN được quan tâm như một yếu tố cơ bản. 4 Tóm lại, với tất cả những lí do trên cho phép ta kết luận: việc rèn KNNN cho HSTH là vô cùng quan trọng. Việc nghiên cứu xây dựng một nội dung và phương pháp phù hợp dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn sẽ góp phần rèn KNNN cho HS hiệu quả hơn trong nhà trường. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án hướng đến hai mục đích chính sau đây: - Đưa ra những định hướng về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức rèn KNNN cho HS lớp 1 nhằm giúp GV tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động dạy TV theo định hướng giao tiếp. - Đưa ra quy trình rèn KNNN phù hợp thông qua HTBT tương ứng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nói chung đồng thời giúp HS nâng cao năng lực ngôn ngữ, đặc biệt biết cách sử dụng ngôn ngữ nói như một công cụ trong hoạt động giao tiếp cũng như các hoạt động học tập và vui chơi khác. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng quan nghiên cứu về vấn đề rèn KNNN cho HSTH trong và ngoài nước thông qua vệc tìm kiếm, tập hợp tư liệu tham khảo. - Hệ thống hóa, phân tích một cách chi tiết, cặn kẽ những cơ sở lí luận khoa học về tâm lí học, ngôn ngữ học, tâm lí học hoạt động của việc rèn KNNN cho HS đầu cấp TH. - Khảo sát chương trình, hệ thống BT rèn KNNN trong SGK TV1; khảo sát tình hình rèn KNNN cho HS lớp 1 trong thực tiễn dạy học. Trên cơ sở đó, phát hiện những ưu điểm và hạn chế của việc rèn KNNN cho HS lớp 1 và xác định hướng đề xuất của đề tài. - Xây dựng nội dung và biện pháp tổ chức quá trình rèn KNNN. - Đề xuất HTBT rèn KNNN cho HS lớp 1 và thiết kế một số giờ dạy mẫu nhằm cụ thể hoá quy trình hình thành KNNN. - Kiểm chứng khả năng thực thi của các đề xuất được nêu ra trong luận án bằng tổ chức thực nghiệm đánh giá để đưa ra kết luận và kiến nghị cần thiết. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án chính là nội dung và cách tổ chức rèn KNNN cho HS lớp 1 thông qua môn TV. Bên cạnh đó, luận án còn quan tâm nghiên cứu các biện pháp tổ chức rèn KNNN thông qua các BT thực hành. Trên cơ sở xác định mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết của hai KN này trong tổng thể các KN sử dụng ngôn ngữ của HSTH. 3.2. Phạm vi Một trong những mục tiêu quan trọng của việc dạy TV cho HSTH nói chung và HS lớp 1 nói riêng là hình thành và phát triển cả bốn KN nghe - nói - đọc - viết cho các em. Tuy nhiên, đề tài chỉ giới hạn xem xét nghiên cứu hai KN cơ sở ban đầu là KN nghe và KN nói, trong đó nhấn mạnh KNNN trong hoạt động giao tiếp. Đề tài xác định nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức rèn KNNN cho HS lớp 1 ở các trường TH đang học theo chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua môn TV. 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau trong quá trình hoàn thiện luận án: 4.1. Phương pháp khảo sát điều tra Phương pháp này được sử dụng trong quá trình điều tra thực trạng vấn đề rèn KNNN cho HS ở lớp 1 thông qua việc khảo sát, phỏng vấn, thăm dò ý kiến đối với cán bộ quản lí, GV, HS. Ngoài ra, phương pháp này cũng được sử dụng trong khi dự giờ, trao đổi và thảo luận với cán bộ quản lí, GV trong quá trình triển khai thực nghiệm ý tưởng đề tài. Kết quả điều tra, khảo sát giúp tác giả luận án xác định hướng nghiên cứu của đề tài và là cơ sở để đề xuất những nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức rèn KNNN cho HS lớp 1. 4.2. Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp phân tích nhằm xem xét và giải thích các vấn đề có liên quan đến lí luận và thực tiễn. Phương pháp này được sử dụng khi phân tích 6 những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và biện pháp rèn KNNN cho HS lớp 1. 4.3. Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh Phương pháp thống kê, phân loại là phương pháp bắt buộc khi chúng tôi tiến hành khảo sát, phân loại, thống kê hệ thống các BT rèn KNNN trong SGK TV1 hiện hành. Dựa trên những kết quả đó, đề tài phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của việc rèn KNNN trong quá trình dạy học. Từ đó, đề tài xây dựng những tiêu chí phù hợp hơn cho nội dung rèn KNNN nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Phương pháp thống kê, so sánh lại được sử dụng một cách có hiệu quả sau quá trình thực nghiệm. Kết quả của việc so sánh, đối chứng chính là một trong những sự kiểm chứng về tính khả thi của đề tài. 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Đây là một phương pháp nhằm kiểm tra, đánh giá và xem xét tính khả thi của những nội dung, phương pháp rèn KNNN cho HS đã đưa ra trong luận án. Ngoài việc lấy ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí, GV, đề tài còn tiến hành quan sát thực tiễn dạy học của GV, HS, xử lí số liệu khảo sát một cách tỉ mỉ, công phu và chính xác. Quá trình thực nghiệm cũng là quá trình thăm dò, kiểm nghiệm từng bước đi một cách chắc chắn trong suốt quá trình nghiên cứu và triển khai theo định hướng ban đầu của đề tài. Luận án đã sử dụng các loại thực nghiệm cơ bản sau: - Thực nghiệm thăm dò nhằm thăm dò khả năng thực hiện các nội dung và phương pháp rèn KNNN mà luận án đã đưa ra nhằm tăng cường KN sử dụng ngôn ngữ cho HS lớp 1. - Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá (thực nghiệm dạy học): nhằm kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng các nội dung và phương pháp rèn KNNN trong quá trình dạy học môn TV ở đầu cấp TH. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc rèn KNNN cho HS đầu cấp TH còn chưa được GV chú trọng. Hình thức luyện tập chưa thật lôi cuốn, hấp dẫn và đặc biệt là HS còn có tâm lí e ngại khi đứng trước lớp nên việc rèn KNNN chưa đạt được kết quả mà nhà trường 7 mong muốn. Vì vậy, nếu chúng ta dựa trên một cơ sở lí luận khoa học chắc chắn, việc khảo sát thực trạng được tiến hành chu đáo và đề xuất được những nội dung cũng như biện pháp, quy trình luyện tập thích hợp thông qua HTBT khoa học, hấp dẫn, phù hợp với đối tượng HS thì chắc chắn chất lượng rèn KNNN cho HS đầu cấp TH sẽ được nâng cao. Các em sẽ mạnh dạn, tích cực luyện tập hơn và điều đó sẽ giúp các em thực hiện hoạt động nghe - nói có hiệu quả, tạo cho các em sự tự tin, bình tĩnh, chủ động khi nghe - nói trong học tập và giao tiếp. 6. Đóng góp của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp tích cực vào việc dạy học TV cho HSTH nói chung và việc rèn KNNN cho HS lớp 1 nói riêng. Những đóng góp đó được thể hiện ở những điểm sau: 1. Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xây dựng nội dung và phương pháp rèn KNNN cho HS lớp 1 qua môn TV. Đó chính là kết quả của việc vận dụng có chọn lọc những thành tựu ngôn ngữ học, tâm lí học vào quá trình dạy học. Và đó cũng chính là kết quả nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn việc rèn KNNN cho HSTH hiện nay. 2. Đề tài đã đưa ra những nội dung và biện pháp rèn KNNN cho HS lớp 1. Những nội dung và biện pháp này được xác định một cách rõ ràng dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Thông qua việc xây dựng HTBT thực hành và thiết kế một số giờ dạy học mẫu, đề tài cũng đưa ra quy trình tổ chức rèn KNNN như những minh chứng cho quá trình mà theo chúng tôi là hợp lí nhất. Đồng thời, đề tài còn chỉ rõ định hướng vận dụng vào thực tiễn dạy học TV hiện nay. Những đề xuất này có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho GV đồng thời cũng là những định hướng trong việc tổ chức dạy học TV cho HS lớp 1 hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 150 trang chính văn và 76 trang phụ lục. Cấu trúc gồm 4 phần: - Phần Mở đầu gồm: lí do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, giả thuyết khoa học, những đóng góp của luận án, cấu trúc của luận án. 8 - Phần nội dung gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan những nghiên cứu về vấn đề rèn KNNN cho HS đầu cấp TH Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn KNNN cho HS lớp 1 qua môn TV Chương 3: Tổ chức rèn KNNN cho HS lớp 1 trong dạy học môn TV Chương 4: Thực nghiệm sư phạm - Phần Kết luận chung gồm những kết quả đạt được, những đóng góp mới và đề xuất của luận án. Ngoài 4 phần chính, luận án còn có: - Phần tài liệu tham khảo: Thống kê tài liệu tham khảo được sử dụng trong quá trình hoàn thành luận án. - Phần phụ lục: Giới thiệu phiếu điều tra và kết quả điều tra dành cho cán bộ quản lí, GVvà HS về vấn đề rèn KNNN ở đầu cấp TH; giới thiệu một số giáo án mẫu về tiết dạy rèn KNNN cho HS lớp 1. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ RÈN NĂNG NGHE - NÓI CHO HỌC SINH ĐẦU CẤP TIỂU HỌC 1.1. Việc nghiên cứu hoạt động nghe - nóidạy học nghe - nói cho HS đầu cấp TH ở một số nước trên thế giới 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về rèn KNNN Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu về năng lực sử dụng ngôn ngữ của HSTH nói chung và vấn đề hình thành KNNN cho HS đầu cấp TH nói riêng. Trong phạm vi và khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số công trình có đề cập đến vấn đề rèn KNNN cho HS đầu cấp TH mà đề tài quan tâm. - Đầu tiên, cần khái quát về quan điểm dạy Tiếng mẹ đẻ của các nhà khoa học Nga. Đây có thể được xem là những định hướng, gợi ý quan trọng cho việc rèn KNNN cho trẻ đầu cấp TH mà chúng tôi đưa ra trong luận án. + Tác giả Phê-đô-ren-cô L.L đã đưa ra năm nguyên tắc khi dạy Tiếng mẹ đẻ: nguyên tắc chú ý đến mặt vật chất của ngôn ngữ, nguyên tắc thông hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ, nguyên tắc đánh giá tính biểu cảm của lời nói, nguyên tắc phát triển cảm quan của ngôn ngữ và nguyên tắc phát triển lời nói miệng trước lời nói viết. Khi khẳng định nguyên tắc lời nói miệng phát triển trước lời nói viết, tác giả đã phân tích: “Đối với trẻ, lời nói viết là giai đoạn thứ hai trong sự lĩnh hội lời nói chung và trẻ không thể lĩnh hội được lời nói viết nếu không nắm được lời nói miệng” [1, tr. 93,94]. Như vậy, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của lời nói miệng. Điều đó cũng có nghĩa là vai trò của KNNN đã được quan tâm ngay từ giai đoạn đầu tiên trong quá trình học ngôn ngữ của trẻ. Cũng trong cuốn sách này, tác giả V. I. Ca-pi-nôx đã nhấn mạnh những quan điểm của lí thuyết hoạt động trong lĩnh vực tâm lí học, quan điểm này đã có những tác động cơ bản tới sự hình thành và phát triển lời nói cho trẻ. Ông khẳng định: “Động cơ nói năng không phải là hoạt động của lời nói mà là hoạt động thuộc bậc cao hơn - hoạt động giao tiếp. Từ đó, chúng ta có thể nói về hoạt động nói năng nếu như chúng ta xem xét lời nói trong khuôn khổ của 10 [...]... LUYỆN NĂNG NGHE - NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 2 .1 Một số vấn đề chung 2 .1. 1 năng sử dụng ngôn ngữ 2 .1. 1 .1 Các KN ngôn ngữ Để sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào bên cạnh việc có tri thức ngôn ngữ cần phải có bốn loại KN căn bản là nghe - nói - đọc - viết Các kĩ năng đều có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau Mục tiêu của môn TV cấp TH nói chung và môn TV lớp 1 nói riêng là hình thành cho. .. hoạt động nghe - nóidạy KNNN cho HSTH ở Việt Nam 1. 2 .1 Những nghiên cứu về việc dạy nghe - nóiViệt Nam Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục văn hóa giao tiếp cho HS nói chung và giáo dục rèn KNNN nói riêng đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu Chúng tôi xin điểm lại một số tài liệu có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài: - Cuốn sách “Một số vấn đề về dạy hội thoại cho HSTH” [11 8] của tác... HSTH - Ngoài ra, một số luận văn và luận án khác cũng đề cập đến vấn đề này từ các phương diện khác nhau, ví dụ: Lê Thị Thanh Hà - “Phương pháp dạy học Tập làm văn nói theo hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2” [38], Phạm Thị Phượng “Giúp học sinh lớp 2 học tốt các bài “Nghi thức lời nói trong giờ Tập làm văn” [ 81] , Nguyễn Hồng Thúy - “ Xây dựng hệ thống bài tập rèn KN hội thoại cho học sinh lớp 4” [10 4],... kiến thức, có môn dạy KN Như vậy, nhóm cấu tạo theo phân môn đề cao việc rèn KN đọc - viết hơn KNNN 16 + Ở nhóm cấu tạo dạy theo năng lực ngôn ngữ ta có thể nhắc đến những đại diện sau: Tiếng Anh (của Anh, của hạt Đê-Von, của xứ Wale, của Ô-xtrây-li-a, của Xri-lan-ca…) Nhóm này xây dựng chương trình dựa trên các năng lực ngôn ngữ, chia việc học Tiếng mẹ đẻ thành các KN nghe - nói - đọc - viết hoặc thành... ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết khác nhau về cách thức tạo ra lời nói và cách thức tiếp nhận lời nói Người có khả năng nghe - nói tốt chưa chắc đã có khả năng đọc - viết tốt và ngược lại nếu như không được rèn luyện cả bốn KN nghe - nói - đọc - viết cùng với tiếp nhận những đơn vị kiến thức cần thiết về ngôn ngữ học 2 .1. 1.3 Rèn KN sử dụng ngôn ngữ nói trong mối quan hệ với ngôn ngữ viết Trong học ngôn... đọc - viết và đặc biệt chú ý đến việc rèn KNNN trong độc thoại và đối thoại: + Dạy nghe các văn bản phù hợp với trình độ HSTH, tập trung vào dạy nghe hiểu, dạy nghe trong hội thoại (nghe - nhớ) + Dạy nói trong hội thoại: dạy các nghi thức lời nói trong giao tiếp thông thường hoặc trong giao tiếp nghi thức chính thức, dạy nói thành bài trong phát biểu, thuyết trình - Chương trình TV TH 2000 đã nhấn mạnh... Xuân - Rèn KN nghe - kể chuyện cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn” [12 8], Nguyễn Thị Thu Hương - Dạy học nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm văn” [44]… Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đã bàn đến mục tiêu, nội dung, biện pháp phát triển KNNN hoặc rèn KN sử dụng KNNN cho HS Tuy nhiên, các vấn đề trên mới chỉ được đề cập một cách tổng quát cho. .. Nguyễn Trí, Đặng Thị Lanh, Lê A - Chương trình môn TV cấp TH được xây dựng năm 19 81 (và được chỉnh lí 19 86) đã xác định mục tiêu rõ ràng hơn: Dạy cho trẻ biết sử dụng TV văn hoá để giao tiếp và mở rộng hiểu biết thông qua KN nghe - nói - đọc - viết tạo điều kiện học tốt các môn học khác và học lên cấp 2” Chương trình còn nhấn mạnh việc rèn các KN nghe - nói - đọc - viết thông qua con đường thực hành... các KN: nghe - nói - đọc và viết Nhóm dạy Tiếng mẹ đẻ theo năng lực ngôn ngữ đề cao việc rèn KNNN trong quá trình học tập 1. 1.2.2 Rèn KNNN trong giao tiếp và bằng giao tiếp Rèn KNNN trong giao tiếp và bằng giao tiếp là phương pháp giảng dạy Tiếng mẹ đẻ được một số nước lựa chọn Theo định hướng này, dạy ngôn ngữ nói là lấy giao tiếp làm môi trường, phương pháp, nhiệm vụ và mục đích của việc rèn KNNN... ra - Với đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn KN nói cho HSTH ở môn TV” [58] , tác giả Trần Thị Hiền Lương đã xác định được biện pháp dạy học rèn KN nói cho HS xuất phát từ đặc điểm lứa tuổi HSTH, từ lí luận dạy học hiện đại, đến tăng cường thực hành Trong đề tài, tác đã đưa ra các biện pháp rèn KN nói như rèn KN phát âm, rèn KN nói độc thoại, nói hội thoại trong đó có KN sử dụng ngôn ngữ cho . đề rèn KNNN ở đầu cấp TH; giới thiệu một số giáo án mẫu về tiết dạy rèn KNNN cho HS lớp 1. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ RÈN KĨ NĂNG NGHE - NÓI CHO HỌC SINH ĐẦU CẤP TIỂU HỌC 1. 1 Nguyễn Hồng Thúy - “ Xây dựng hệ thống bài tập rèn KN hội thoại cho học sinh lớp 4” [10 4], Tạ Thị Thu Xuân - Rèn KN nghe - kể chuyện cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn” [12 8], Nguyễn. Hà - “Phương pháp dạy học Tập làm văn nói theo hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2” [38], Phạm Thị Phượng - “Giúp học sinh lớp 2 học tốt các bài “Nghi thức lời nói trong giờ Tập làm văn” [ 81] ,

Ngày đăng: 19/04/2014, 00:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • TIẾNG VIỆT

    • TIẾNG ANH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan