Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới

231 1.1K 5
Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới

1 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH TRONG TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM THẾ GIỚI Chuyên ngành Văn học dân gian Mã số 62 22 36 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực. Tác giả Đặng Quốc Minh Dương 2 2 MỤC LỤC Lời cam đoan 2 Mục lục 3 Các chữ viết tắt 5 Các bảng biểu……………………………………………………………… 5 MỞ ĐẦU………………………………………………………………………… 6 0.1. Lý do chọn đề tài …….……………………………………………… 6 0.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………… 7 0.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 7 0.4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………… 8 1.5. Đóng góp của luận án …………………………………………… 9 1.6. Kết cấu luận án 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI………….…… … 11 1.1. Tổng quan về tình hình sưu tầm, biên dịch tình hình nghiên cứu 11 1.2. Một số khái niệm liên quan ………………………… 22 1.3. Sự phân bố, phân loại kiểu truyện.… 28 Tiểu kết.……………………………………………………………… 35 CHƯƠNG 2: KẾT CẤU CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH ………………………………………………………………………………… 37 2.1. Về tên gọi của truyện.………………… 37 2.2. Cách mở đầu truyện…………………………… 41 2.3. Kết cấu của các nhóm truyện…………… 44 2.3.1. Kết cấu nhóm truyện tự vệ………………………… 44 2.3.2. Kết cấu nhóm truyện thủ lợi…………………………………… 46 2.3.3. Kết cấu nhóm truyện chơi khăm………………………………. 51 2.3.4. Kết cấu nhóm truyện trợ thủ………………………………… 54 2.4. Về kết thúc truyện ………………… 60 3 Tiểu kết……………………… 66 CHƯƠNG 3: NHÂN VẬT CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH ……………………………………………………………………………… 68 3.1. Nhân vật tinh ranh…………………… 68 3.2. Nhân vật đối thủ…………………………………………… 76 3.3. Nhân vật nạn nhân………………………………………… 82 3.4. Nhân vật trợ thủ tư tế………………………………… 85 Tiểu kết……………………………………………………… 93 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ MOTIF THƯỜNG GẶP TRONG KIỂU TRUYỆNCON VẬT TINH RANH………………………………………… 95 4.1. Motif suy nguyên………………………………… 95 4.2. Motif thi tài…………………………………………… 97 4.3. Motif xử kiện.……………………………………… 100 4.4. Motif hoãn binh…………………………………………… 103 4.5. Motif giả mạo……………………………………………… 105 4.6. Motif xui bẩy………………………………………………………… 108 4.7. Motif sự bắt chước……………………………………………………. 110 4.8. Motif vi phạm điều ngăn cấm……………………………………… 112 4.9. Motif ăn vụng……………………………………………………… 114 4.10. Motif trao đổi………………………………………… 117 Tiểu kết……………………………………………………… 119 CHƯƠNG 5: KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH BẢNG TRA CỨU A – T……… …………………………………………………… ……… 121 5.1. Các type truyện tương thích………………………… 121 5.2. Các type truyện không có sự tương thích………………………… 131 Tiểu kết……………………………………………………………… 145 KẾT LUẬN……………………………………………………………………… 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN…………………………………… 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 152 PHỤ LỤC 1: TÓM TẮT CÁC TRUYỆN KHẢO SÁT 161 PHỤ LỤC 2: CÁC TYPE TRUYỆN LOÀI VẬT TRONG BẢNG TRA CỨU A – T CÁC TRUYỆN TƯƠNG THÍCH 201 4 CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Châu Úc châu Đại Dương: CU&CĐD 2. Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn: ĐH KHXH&NV 3. Giáo dục: GD 4. Hà Nội: HN 5. Khoa học Xã hội: KHXH 6. Nhà xuất bản: Nxb 7. Sách đã dẫn: sđd 8. Thành phố Hồ Chí Minh: Tp. HCM 9. Văn hóa Dân tộc: VHDT 10. Văn hóa thông tin: VHTT 11. Văn học: VH 12. Của, thuộc Việt Nam: /VN CÁC BẢNG BIỂU 1. Biểu đồ 1: Biểu đồ sự phân bố truyện kể theo châu lục trang 29 2. Biểu đồ 2: Biểu đồ chia nhóm kiểu truyện con vật tinh ranh trang 35 3. Biểu đồ 3: Biểu đồ về các cách gọi tên truyện trang 40 4. Bảng 5.1: Bảng các type tương thích không tương thích của các châu lục trang 144 5 MỞ ĐẦU 0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là một loại hình của nghệ thuật ngôn từ, truyện dân gian có những đặc trưng riêng. Nó sinh ra, tồn tại lưu truyền từ đời này sang đời khác, được sáng tạo tái tạo theo những quy luật riêng. Một trong những quy luật cũng là đặc điểm của truyện dân gian đó chính là việc sử dụng những công thức nghệ thuật có sẵn trong kho tàng văn liệu dân gian như các kiểu mở đầu, các kiểu kết thúc, các dạng kết cấu, các motif,…. Chính vì thế, khi nghiên cứu văn học dân gian theo phương pháp so sánh - lịch sử, B. N. Putilốp đã xem “tính lặp lại” như một đặc tính nổi bật của dòng văn học này [55, tr. 7]. Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, việc phát hiện “tính lặp lại” đã làm xuất hiện khuynh hướng nghiên cứu truyện dân gian theo kiểu truyện (type). Thực tế nghiên cứu đã cho thấy rằng: không chỉ dừng lại ở biên giới một dân tộc, quốc gia, nhiều kiểu truyện còn mang các yếu tố tương đồng với các dân tộc rất xa nhau về địa lý, văn hóa. Rất nhiều công trình đã thành công khi vận dụng các nguyên tắc này vào việc tìm hiểu các kiểu truyện như kiểu truyện Thạch Sanh, kiểu truyện Cô tro bếp (Cinderella), kiểu truyện người em út, kiểu truyện người con riêng, kiểu truyện người mang lốt, kiểu truyện cậu bé tí hon,… Tiếp cận truyện kể theo hướng này sẽ giúp thấy được những nguyên tắc sáng tác truyền thống của một thể loại qua cách xây dựng nhân vật, cách xây dựng cốt truyện, cách dẫn dắt, xâu chuỗi những tình tiết, motif trong truyện. Như vậy, hướng tiếp cận truyện dân gian theo type sẽ giúp ta hiểu sâu hơn các kiểu tư duy, các nguyên tắc cấu tạo, tổ chức truyện những vấn đề liên quan như tính nhân loại, tính dân tộc,… Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam thế giới, kiểu truyện con vật tinh ranh là một trong những kiểu truyện quen thuộc tiêu biểu. Trong kiểu truyện này, nhân vật chính – một con vật nhỏ bé nhưng tinh ranh thường sử dụng các mưu kế, mánh lới để đánh lừa, chơi khăm hoặc giúp đỡ các nhân vật khác. Đây là kiểu truyệntính duy lý chiếm ưu thế, nó chi phối quá trình hình thành cốt truyện, xây dựng nhân vật. Bên cạnh tính duy lý, kiểu truyện còn hấp dẫn bởi các câu chuyện giàu tính nhân văn ý nghĩa thẩm mỹ. Nhận ra sức hấp dẫn của kiểu truyện con vật tinh ranh, một số nhà 6 nghiên cứu đã có những kiến giải mang tính chất gợi mở về một số khía cạnh nổi bật của kiểu truyện. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cốt lõi như kết cấu, nhân vật, motif,… cần phải được đào sâu mở rộng hơn nữa nhằm đi đến những phát hiện khoa học về cấu trúc tổng thể cũng như cấu trúc bộ phận của một kiểu truyện tiêu biểu, qua đó giúp ta có “cái nhìn tham chiếu” đầy đủ, sáng tỏ về giá trị nội dung hình thức của kiểu truyện. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam thế giới với mong muốn tìm đến những chứng cứ xác thực minh chứng cho sự đặc sắc của kiểu truyện, qua đó có cái nhìn cơ bản, đa diện, đa chiều về kiểu truyện từ những nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Kết quả khảo sát sẽ giúp bổ sung những kiến thức, nhận định về tiểu loại truyện loài vật cũng như kiểu truyện con vật tinh ranh. Đồng thời, đề tài hy vọng sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cần thiết cho việc nghiên cứu giảng dạy văn học dân gian của bản thân. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam thế giới vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. 0.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 0.2.1.Việc khảo sát một cách hệ thống về kiểu truyện con vật tinh ranhViệt Nam thế giới giúp chúng tôi thấy được sự phân bố của kiểu truyện. Hơn nữa, qua tập hợp này cũng chứng minh sự phổ biến của kiểu truyện trên phạm vi toàn cầu, cũng như thấy được diện mạo, đặc điểm, đặc trưng của nó bên cạnh những kiểu truyện khác. 0.2.2. Nghiên cứu kết cấu, nhân vật, hệ thống motif,… để làm nổi rõ nét đặc trưng của kiểu truyện. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thường mở rộng so sánh để thấy được những đặc trưng trong phương thức xây dựng nhân vật, kết cấu truyện, các motif của Việt Nam cũng như của các khu vực, quốc gia, châu lục khác. 0.2.3. Chúng tôi tiến hành đối chiếu kiểu truyện với Bảng tra cứu A – T để vừa khẳng định tính ứng dụng của Bảng tra cứu, mặt khác góp phần bổ sung một số type truyện của Việt Nam cũng như của một số nước mà công trình chưa “phủ sóng” đến. 0.3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tất cả những truyện kể có nhân vật trung tâm là con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam thế giới (đã được dịch mà người viết thu thập được) đều là đối 7 tượng nghiên cứu của đề tài. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những truyện kể thỏa mãn hai tiêu chí: Nhân vật chính của truyệncon vật con vật này phải có tính cách tinh ranh. Chúng tôi loại trừ những truyện có nhân vật trung tâm là con vật nhưng không có tính cách tinh ranh hoặc những truyện có nhân vật tinh ranhcon người. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều cũng như được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau trong việc tìm kiếm các nguồn tài liệu nhưng chúng tôi vẫn không dám chắc rằng đã bao quát hết kho truyện kể của các nước trên thế giới. Bởi như đã biết, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, việc khai thác vốn truyện kể của tất cả các dân tộc là hết sức khó khăn. Tương tự, việc tiếp cận vốn truyện cổ của tất cả các quốc gia trên thế giới cũng là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi chủ yếu triển khai đề tài trên cơ sở thống kê nguồn truyện của các dân tộc thiểu số đã được dịch sang tiếng phổ thông truyện cổ của các nước đã được dịch sang tiếng Viêt. Theo những tiêu chí trên, dựa vào 103 tuyển tập truyện kể dân gian (trong đó có 32 tập truyện, tuyển tập của Việt Nam, 71 tập truyện, tuyển tập của các nước, châu lục), đến nay chúng tôi tập hợp được 512 truyện thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh. Đây là tài liệu chính để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài. 0.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, trước hết trong điều kiện cho phép, chúng tôi tập hợp những truyện kể thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh của Việt Nam thế giới. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành khảo sát kiểu truyện theo các phương pháp sau: 1.4.1. Phương pháp thống kê - phân loại Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo sát, phân loại trong khi so sánh đối chiếu. Nhờ phương pháp thống kê mà chúng tôi có được các số liệu để phân loại các truyện kể; cũng qua đấy thấy được sự phân bố của kiểu truyện ở các dân tộc, quốc gia, khu vực hay châu lục. Các số liệu thống kê cũng cho thấy tần số xuất hiện của các con vật tinh ranh. Nhờ phương pháp này mà chúng tôi có những số liệu tin cậy, làm cơ sở để đưa ra những lý giải thích hợp, những kết luận, khái quát khoa học. 1.4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp Sau khi đã hoàn thành bước thống kê tư liệu – phân loại, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tư liệu. Các truyện kể sẽ được phân tích tỉ mỉ từng chi tiết đánh 8 giá trên quan điểm phân tích một tác phẩm nghệ thuật dân gian hoàn chỉnh. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi chú ý phân tích nội dung các truyện, phân tích các nhân vật tham gia vào diễn tiến truyện một số motif của kiểu truyện để từ đó tổng hợp, rút ra nhận xét, đánh giá bản chất, đặc trưng của kiểu truyện. 1.4.3. Phương pháp so sánh – loại hình Phương pháp so sánh – loại hình được sử dụng trong suốt quá trình xử lí đề tài. Phương pháp này giúp chúng tôi thấy được những tương đồng dị biệt về nhân vật, kết cấu, motif,… giữa các dân tộc, đất nước, khu vực khác nhau; so sánh nhằm phát hiện lý giải những vấn đề nguồn gốc xã hội, cội nguồn văn hóa, môi trường nảy sinh… của kiểu truyện; so sánh để thấy được nét gặp gỡ, giao thoa trong kiểu truyện con vật tinh ranh của các dân tộc do chịu (hoặc không chịu) ảnh hưởng về văn hóa, xã hội, lịch sử…. Phương pháp so sánh sẽ được vận dụng một cách đặc biệt trong chương 5 – chương so sánh đối chiếu các type trong Bảng tra cứu A – T với các type trong kiểu truyện. 1.4.4. Phương pháp lịch sử - địa lý Chúng tôi không sử dụng phương pháp này để tìm “quê hương ban đầu” hay “con đường di chuyển” của các truyện kể mà để nghiên cứu theo type motif. Thực chất của việc nghiên cứu này là nghiên cứu cấu trúc, nghiên cứu hình thức của tác phẩm truyện dân gian, cụ thể hơn là tiến hành phân loại các tác phẩm thành các type motif, khảo sát cấu trúc – dạng thức của type motif. Chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử - địa lý nhằm mô tả mô hình kết cấu của type truyện các motif. 1.4.5. Phương pháp mô hình hóa Trên cơ sở những phân tích, khảo sát về sự phân loại, phân bố, về cách gọi tên truyện, các dạng kết cấu… chúng tôi mô hình hóa thành các công thức, sơ đồ, qua đó giúp người đọc dễ dàng nắm được các nội dung trình bày. 0.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 0.5.1. Như đã biết, đặt trong tương quan với các tiểu loại, các thể loại khác, truyện loài vật “chưa được chú ý sưu tầm nghiên cứu – nhất là nghiên cứu chuyên sâu” [186, tr. 50]. Kết quả nghiên cứu về kiểu truyện con vật tinh ranh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn một cách cơ bản, đa diện về kiểu truyện con vật tinh ranh của Việt Nam thế giới. Kết quả này sẽ là tiền đề giúp các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu truyện loài vật nói chung – một tiểu loại vốn ít được quan tâm nghiên cứu cả ở Việt Nam thế giới. 9 0.5.2. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi luôn chú ý đến việc so sánh kiểu truyện giữa các nước, các khu vực, châu lục với nhau. Nhờ đó, chúng tôi phát hiện các giá trị độc đáo riêng biệt, bản sắc cũng như nét chung, tương đồng mang tính toàn cầu của kiểu truyện. 0.5.3. Hiện nay, trên bản đồ folklore thế giới, Việt Nam cũng như phần lớn các nước Đông Nam Á đang là “một khu vực rộng lớn để trắng” [dẫn theo 148, tr. 170], chưa có sự định vị. Việc luận án dành Chương 5 để so sánh, đối chiếu với Bảng tra cứu A – T sẽ cung cấp thêm nguồn tư liệu cho các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam thực hiện hoài bão xây dựng Bảng chỉ dẫn về hệ thống type motif truyện dân gian Việt Nam, qua đó góp phần giúp khắc phục tình trạng nêu trên. 0.6. KẾT CẤU LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo Phụ lục, luận án có kết cấu gồm 5 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. - Chương 2: Kết cấu của kiểu truyện con vật tinh ranh. - Chương 3: Nhân vật của kiểu truyện con vật tinh ranh. - Chương 4: Một số motif thường gặp trong kiểu truyện con vật tinh ranh. - Chương 5: Kiểu truyện con vật tinh ranh Bảng tra cứu A – T. 10 [...]... bước tiếp vào nghiên cứu vấn đề Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Namthế giới I.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.2.1 Tinh ranh - tên gọi của kiểu truyện /kiểu nhân vật chính Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu folklore trên thế giới đã có nhiều cách định danh khác nhau về kiểu nhân vật /kiểu truyện con vật tinh ranh A Aarne gọi tập hợp các type truyện này là truyện con vật thông... những con vật to khoẻ độc ác” [149, tr 116 - 117] Lê Chí Quế cũng cho rằng, truyện kể về con thỏ không chỉ xuất hiện nhiều trong truyện dân gian Việt Namcòncon vật tiêu biểu trong truyện dân gian Campuchia, vùng Đông Nam Á nhiều nước trên thế giới Năm 2000, Lê Trường Phát biên soạn tài liệu Thi pháp văn học dân gian cũng nhắc đến nhân vật con thỏ tinh ranh Ông cho rằng “nhân vật con thỏ... Nguyễn Thị Nguyệt, Kiểu nhân vật “chàng ngốc” trong kiểu truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam của Phạm Thu Yến, Như vậy, dù chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Namthế giới nhưng để thực hiện đề tài, chúng tôi cũng đã được thừa hưởng thành quả của nhiều công trình sưu tầm nghiên cứu trong ngoài nước, trong đó có cả những... đẩy mạnh Có hàng trăm tập truyện, tuyển tập truyện dân gian nước ngoài được chuyển dịch xuất bản bằng tiếng Việt, trong đó, một số công trình có liên quan đến đề tài như: Truyện cổ Grim, Truyện cổ dân gian Bêlôrútxia, Truyện dân gian Nga, Truyện dân gian Ukraina, Truyện cổ dân gian Ấn Độ, Truyện cổ Hàn Quốc, Truyện kể dân gian châu Phi, Truyện cổ Campuchia, Truyện cổ Mã Lai, Truyện cổ Inđônêxia,… Nói... theo truyện cổ tích nói chung” Do vậy, có thể nó phù hợp cho truyện loài vật nói chung, còn với kiểu truyện con vật tinh ranh, hướng phân loại trên cũng không khả dĩ Trước đây, trong khi nghiên cứu kiểu truyện này ở Việt Nam [40], chúng tôi cũng đã lưu ý tính đặc trưng của mưu mẹo Dựa vào 58 truyện kể của Việt Nam, chúng tôi đã phân loại kiểu truyện con vật tinh ranh thành hai nhóm: Nhóm truyện con vật. .. theo hệ đề tài, kiểu truyện Hướng nghiên cứu này đã góp phần làm sáng tỏ nhiều kiểu nhân vật, đề tài, trong đó phải kể đến các công trình tiêu biểu như: Thạch Sanh kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam Đông Nam Á của Nguyễn Thị Bích Hà, Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Thị Huế, Khảo sát so sánh một số típ mô típ truyện cổ dân gian Việt Nam – Nhật Bản... 144 truyện (chiếm 43% của châu Á 28% thế giới) Truyện kể về kiểu truyện tập trung nhiều ở các dân tộc Khơ me (26 truyện) , Mạ (20 truyện) , Ê Đê (15 truyện) , Cơ Ho (12 truyện) , Chăm (11 truyện) , Kinh (11 truyện) , Mơ Nông (9 truyện) , Xê Đăng (8 truyện) , Ngoại trừ dân tộc Kinh, các dân tộc còn lại đều thuộc ngữ hệ Môn – Khơ me ngữ hệ Nam Đảo Đây cũng là 2 nhóm có nhiều truyện kể về con vật tinh ranh. .. loại các truyện kể thuôc kiểu truyện thành bốn nhóm: nhóm truyện tự vệ, nhóm truyện thủ lợi, nhóm truyện chơi khăm nhóm truyện trợ thủ Ở các nhóm truyện tự vệ, thủ lợi chơi khăm thường có nhân vật tinh ranh nhân vật đối thủ tham gia vào diễn tiến truyện Còn nhóm truyện trợ thủ, ngoài hai nhân vật trên còn có nhân vật nạn nhân Bên cạnh đó, trong truyện dân gian châu Phi còn xuất hiện nhân vật trợ... với truyện khác, kiểu truyện này với kiểu truyện khác Khảo sát cho thấy các truyện kể trong kiểu truyện con vật tinh ranh có những cách gọi tên sau: 2.1.1 Cách gọi tên theo mối quan hệ của các nhân vật: Tên truyện là tên gọi mối quan hệ của nhân vật chính với các nhân vật khác trong truyện Cách gọi tên này mở ngỏ, giới thiệu các nhân vật sẽ tham gia vào diễn tiến truyện Theo thống kê, có 238/512 truyện. .. vật chính + + Tên các nhân vật khác Các nhân vật khác có thể là những đối thủ của con vật tinh ranh, cũng có khi nó là nhân vật nạn nhân – kẻ sẽ được con vật tinh ranh ra tay giúp đỡ Thông thường tên con vật đứng trước là nhân vật tinh ranh, tên con vật đứng sau là đối thủ hoặc nhân vật nạn nhân Cách gọi tên loại này thường có liên từ nối giữa tên các nhân vật với nhau Xin kể tên một số truyện . loại, tính dân tộc,… Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam và thế giới, kiểu truyện con vật tinh ranh là một trong những kiểu truyện quen thuộc và tiêu biểu. Trong kiểu truyện này, nhân vật chính. ranh. - Chương 3: Nhân vật của kiểu truyện con vật tinh ranh. - Chương 4: Một số motif thường gặp trong kiểu truyện con vật tinh ranh. - Chương 5: Kiểu truyện con vật tinh ranh và Bảng tra cứu A –. bổ ích và cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian của bản thân. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới vừa

Ngày đăng: 19/04/2014, 00:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH

  • TRONG TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

    • HÀ NỘI, năm 2014

    • Kết cấu là thuật ngữ chỉ toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Nó là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm, triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mỹ. Nội hàm của thuật ngữ này không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu bao gồm bố cục, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện; nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.

    • Tên gọi của truyện là sự mách bảo, sự bộc lộ một phần chủ đề truyện. Tên truyện dân gian tuân theo quy luật của phương pháp sáng tác truyền miệng. Nó là nét đặc sắc và cũng là điểm để khu biệt truyện này với truyện khác, kiểu truyện này với kiểu truyện khác. Khảo sát cho thấy các truyện kể trong kiểu truyện con vật tinh ranh có những cách gọi tên sau:

    • 4.3. MOTIF XỬ KIỆN

    • 4.6. MOTIF XUI BẨY

      • 4.8. MOTIF VI PHẠM ĐIỀU NGĂN CẤM

        • 4.10. MOTIF TRAO ĐỔI

          • 432. Thỏ khôn ngoan. Voi thua cuộc và phải nộp mạng cho hổ. Thỏ giả vờ ăn thịt voi, đòi voi chỉ chỗ để ăn thịt hổ. Hổ sợ bỏ chạy. Thỏ bị mắc bẫy, bị nhốt vào lồng. Thỏ xúi cá quẫy mạnh để thoát thân. Thỏ tri hô, chủ lấy nơm chụp cá. Thỏ thoát.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan