Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hoá chất bảo vệ thực vật của các đơn vị trong tập đoàn hoá chất việt nam

81 671 0
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hoá chất bảo vệ thực vật của các đơn vị trong tập đoàn hoá chất việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN HOÁ CHẤT VIỆT NAM o0o BÁO CÁO TỔNG KẾT Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hoá chất bảo vệ thực vật của các đơn vị trong Tập đoàn Hoá chất Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: TS. Chử Văn Nguyên 8997 Hà Nội, 12/2011 2 BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN HOÁ CHẤT VIỆT NAM o0o BÁO CÁO TỔNG KẾT Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hoá chất bảo vệ thực vật của các đơn vị trong Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Thực hiện theo hợp đồng số 222.11.RD/HĐ-KHCN ngày 23 tháng 5 năm 2011 giữa Bộ Công Thương và Tập đoàn Hoá chất Việt Nam) Người thực hiện: TS. Chử Văn Nguyên, chủ nhiệm đề tài KS. Nguyễn Hoàng Mai KS. Trần Tiến Dũng TS. Phùng Ngọc Bộ Hà Nội, 12/2011 3 MC LC LI NểI U 4 CHNG I THC TRNG V XU HNG S DNG THUC BO V THC VT TH GII V VIT NAM 6 I.1. TINH HèNH V XU HNG S DNG THUC BVTV TRấN TH GII.6 I.2 TèNH HèNH S DNG THUC BVTV VIT NAM 8 I.3 NHU CU PHT TRIN HểA CHT BVTV TRONG TNG LAI 15 CHNG II DNG GIA CễNG THễNG DNG THUC BVTV TRấN TH GII 23 II.1 GI I THIU MT S THUC BVTV 24 II.2 MT S DNG GIA CễNG THễNG DNG CH PHM THUC BVTV.25 II.2.1 Cỏc ch phm dng rn 27 II.2.2 Cỏc loi ch phm dng lng 29 II.3 MT S DNG CH PHM THUC BVTV TH H MI.31 CHNG III XU HNG PHT TRIN CễNG NGH SN XUT THUC BVTV TRấN TH GII 35 III.1 QUAN IM V BVTV THEO HNG PHT TRIN NN NễNG NGHI P BN VNG35 III.1.1. Quan im trc õy 35 III.1.2 Quan im hin nay gn vi phỏt trin nụng nghip bn vng 35 III.2 XU HNG PHT TRIN CễNG NGH SN XUT THUC BVTV TRấN TH GII HIN NAY 36 III.2.1 Xu hng nghiờn cu sn xut v ng dng cỏc sn phm mi. 37 III.2.2 p dng cỏc phng phỏp phũng tr giỏn tip 42 III.2.3 nh hng trong lnh vc gia cụng thuc BVTV thõn thin vi mụi trng 44 CHNG IV Thực trạng công nghệ sản xuất gia công thuốc bảo vệ thực vậtviệt nam 55 IV.1 Năng lực Và CÔNG NGHệ sản xuất. 55 IV.1.1 Đánh giá khái quát. 55 IV.1.2. Sản lợng và giá trị sản xuất 55 IV.1.3. Máy móc thiết bị và trình độ công nghệ ngành thuốc bảo vệ thực vật: 59 IV.2 Công tác quản lý tiêu chuẩn chất lợng sản phẩm và bVMT68 IV.2.1 Công tác quản lý tiêu chuẩn, chất lợng sản phẩm 68 IV.2.2 Công tác quản lý môi trờng 68 CHNG V XUT CC GII PHP PHT TRIN NGNH BVTV VIT NAM N NM 2020 70 KT LUN 79 TI LIU THAM KHO 80 PH LC 82 4 LỜI NÓI ĐẦU Một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự tăng trưởng và hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp là coi trọng công tác khoa học công nghệ và coi khoa học công nghệ là động lực của quá trình phát triển của doanh nghiệp. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ngày càng tăng cường áp dụng các công nghệ và thiết bị hiện đại, bước vào cạnh tranh bình đẳng khi đất nước hội nhậ p vào thị trường khu vực và thế giới. Nhiều công nghệ tiên tiến đã được tiếp nhận và khai thác có hiệu quả. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và tay nghệ của công nhân ngày được nâng cao. Tuy nhiên, ngày nay dưới sự tác động đồng thời của những tiến bộ khoa học và sức ép từ thị trường đã thúc đẩy công nghệ thay đổi rất nhanh chóng và làm thay đổi vị thế cạnh tranh trên phạm vi quốc tế. Các nước phát triển đang đầu tư các nguồn lực vô cùng to lớn cho phát triển công nghệ nên trình độ công nghệ của họ thay đổi rất nhanh chóng. Khoảng cách về trình độ công nghệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đang có xu hướng ngày càng lớn. Ở trong nước, các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp khác cũng đang tiến hành những động thái phát triển công nghệ nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của mình. Việc đầu tư phát triển công nghệ cao đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp đang trên đà phát triển, vấn đề quan tâm chủ yếu không còn là việc liệu có nên phát triển các ngành công nghệ cao hay không, mà là nên phát triển loại hình công nghệ cao nào phù hợp với thực trạng SXKD, với khả n ăng tiếp nhận và làm chủ một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất . Do vậy một yêu cầu đặt ra đối với Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam trên con đường phát triển của mình là phải tiến hành phân tích một cách toàn diện về thực trạng công nghệ của các ngành sản xuất trong Tập đoàn để biết mình đang ở đâu và phải định hướng phát triển công nghệ nhằm đạt được s ự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ. Đối với lĩnh vực thuốc bảo về thực vật (BVTV), trong bối cảnh yêu cầu ngày càng cao về an toàn cho người sử dụng, an toàn về sinh thái và môi trường, việc gia công, sản xuất các chế phẩm thuốc BVTV nói riêng và chế phẩm nông hóa nói chung đang phải chuyển dịch từ những phương pháp, công nghệ truyền thống sang những phương pháp, công nghệ mới. Trong khi đa số các dạng chế phẩm thuốc BVTV thông dụng (như EC, SE, SC, v.v ) vẫn được tiếp tục sản xuất và sử dụng trên cơ sở cải tiến phương pháp gia công để nâng cao chất lượng sản phẩm, thì có một số dạng chế phẩm mới (như các dạng chế phẩm có thể kiểm soát mức tiết hoạt chất CR, sử dụng bao đựng tan trong nước, dạng 5 chế phẩm hạt phân tán trong nước - WG, v.v ) cũng đang được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ. Đối với các nhà sản xuất thuốc BVTV, việc áp dụng một công nghệ sản xuất có hiệu quả liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó phải đáp ứng được đúng yêu cầu bảo vệ cây trồng và mùa màng, yêu cầu về tập quán sử dụng, giá bán sản phẩm, cùng nhiều đòi hỏi khác v ề môi trường và một số quy định khác. Tuy nhiên chất lượng và sự phù hợp của sản phẩm trên thị trường luôn luôn là yếu tố quyết định nhất đối với khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hoá chất bảo vệ thực vật của các đơn vị trong Tập đoàn Hoá chất Việt Nam ” được đặ t ra nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hóa chất BVTV cho các doanh nghiệp trong Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, trên cơ sở định hướng phát triển sản phẩm và định hướng phát triển công nghệ cho ngành. Để đạt được mục tiêu đó, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung sau: - Khảo sát thực trạng và xu hướng sử dụng thuốc BVTV trong nước và thế giới. - Tổng quan hiện trạng công nghệ sản xuất thuốc BVTV và xu hướng phát triển trên thế giới. - Thực trạng công nghệ, gia công các sản phẩm thuốc BVTV ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm BVTV ở Việt Nam đến năm 2020. Kết quả đề tài có thể làm cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất gia công thuốc BVTV trong Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam định hướng trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn sản xuất, gia công các sản phẩm mới và đầu tư các công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm góp phần cải thiện và ổn định thị trường thuốc BVTV trong nước thời gian tới. 6 CHƯƠNG I THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Thuốc BVTV là vật tư không thể thiếu được trong nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, để đảm bảo nhu cầu sống ngày càng tăng của dân số thế giới. Thuốc BVTV là một trong những nhân tố chính, để giữ cho cây trồngnăng suất caosản l ượng ổn định. I.1. TINH HÌNH VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRÊN THẾ GIỚI Điểm qua lịch sử phát triển thuốc BVTV trên thế giới: Từ khi phát hiện khả năng diệt côn trùng của DDT (1939) đã làm thay đổi vai trò của biện pháp sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. 1945-1960: Hàng loạt các thuốc trừ sâu ra đời: clo hữu cơ (những năm 1940- 1950); các thuốc lân hữu cơ, các thuốc cacbamat (1945-1950). Chúng có đặc điể m chung: - Diệt dịch hại khá nhanh, phổ tác động rộng, hiệu quả ổn định. - Có độ độc cao với động vật máu nóng và tồn tại khá lâu trong môi trường. Lúc này, người ta cho rằng: Mọi vấn đề BVTV đều có thể giải quyết bằng thuốc hoá học. Biện pháp hoá học bị lạm dụng và khai thác ở mức tối đa, thậm chí người ta còn hy vọng, nhờ thuốc hoá học để loại trừ hẳn một loài dịch hại trong một vùng rộng lớn. Trong giai đoạn 1960- 1980: Do thuốc BVTV bị lạm dụng những hậu quả rất xấu cho môi sinh môi trường đã được phát hiện. Cuối những năm 80 của thế kỷ 20, nhiều chương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế dựa vào thuốc hoá học đã bị thất bại. T ư tưởng sợ hãi, không dám dùng thuốc BVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng, cần loại bỏ không dùng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Biện pháp phòng trừ tổng hợp bắt đầu hình thành. Mặc dù vậy, thời gian này, nhiều loại thuốc BVTV mới có nhiều ưu điểm, an toàn hơn đối với môi sinh môi trường, vẫn liên tục xuất hiện. Lượng thuốc BVTV được dùng trên thế giới không những không giảm mà còn t ăng lên không ngừng. Từ 1990 đến nay: Vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn bao giờ hết. Chính phủ nhiều nước đòi hỏi các thuốc BVTV mới phải có hiệu quả cao với dịch hại, nhưng an toàn với môi trường. Nhiều loại thuốc BVTV mới, trong đó có nhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh học, có hiệu quả cao với dịch hại, nhưng an toàn với môi trường ra đời. Do hi ểu biết kỹ hơn về bản chất của các chất hoạt động bề mặt, cộng với sự xuất hiện nhiều chất phụ gia có nguồn gốc sinh học, và các kỹ thuật mới, đã cho phép nhiều dạng thuốc BVTV mới rất an toàn, dễ sử dụng ra đời. Biện pháp hoá học đã được thừa 7 nhận. Tư tưởng sợ thuốc bvtv cũng bớt dần. Quan điểm phòng trừ tổng hợp dần hoàn chỉnh và được phổ biến rộng rãi. Song biện pháp dùng thuốc BVTV vẫn chiếm ưu thế. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trên thế giới: *Mặc dù sự phát triển của biện pháp hoá học BVTV có nhiều thăng trầm, song tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới tăng lên không ng ừng, chủng loại ngày càng phong phú. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1450 - 1500 hoạt chất thuốc BVTV. Nhưng được dùng phổ biến và thường xuyên khoảng 350-400 hoạt chất. Bảng 1- Giá trị sản lượng thuốc BVTV trong những năm gần đây (Số liệu của FAO-2011) Năm Tổng giá trị ( tỷ USD) 1992 22.00 1997 31.25 2003 33.00 2007 40.56 2010 45.15 Nhiều thuốc mới và dạng thuốc mới an toàn hơn với môi sinh môi trường liên tục xuất hiện bất chấp các yêu cầu quản lý ngày càng chặt chẽ của các quốc gia đối với thuốc bvtv và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu để một loại thuốc mới ra đời ngày càng lớn. *Nhu cầu sử dụng thuốc BVTV ngày càng tăng, nhưng không đồng đều ở các khu vực và quốc gia. Các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu có lượ ng thuốc tiêu thụ cao; Châu Á và Châu Đại dương có mức tăng trưởng cao; Khu vực Châu Phi và Trung cận đông, tiếp đến là Nam Mỹ tuy lượng tiêu thụ thuốc BVTV thấp, nhưng đều có mức tăng trưởng khá. Bảng 2- Giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới (tỷ USD) ( Theo BASF và FMC- 2011) Các năm Khu vực 1992 1997 2003 2007 2010 Thế giới ( tỷ USD) 22.0 31,25 33,0 40,56 45,15 Tỷ lệ (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Bắc Mỹ ( tỷ USD) 4,20 9,56 10,97 12,74 14,17 Tỷ lệ (%) 21,0 30,6 31,3 31.4 31,4 Châu Âu ( tỷ USD) 7,50 8,13 7.48 10.06 10,79 Tỷ lệ (%) 34,0 26,0 25.7 24.8 23,9 Nam Mỹ ( tỷ USD) 2,40 3,72 4.09 4.99 5,64 Tỷ lệ (%) 11,0 11,9 12,1 12,3 12,5 8 Châu Á và Châu Đại dương ( tỷ USD) 6,00 7,97 7,48 9,82 11,12 Tỷ lệ (%) 27,0 25,5 23,4 24.2 24,6 Châu Phi và Trung cận đông ( tỷ USD) 1,30 1,87 2,88 3,05 3,43 Tỷ lệ (%) 7,0 6,0 7,5 7,3 7,6 * Mức đầu tư về thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc tuỳ thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước. Trước những năm 1980, thuốc BVTV được tiêu thụ chủ yếu ở các nước phát triển. Ngày nay, bên cạnh các nước phát triển, thì các nước đang phát triển cũng tăng cường sử dụng thuốc BVTV. Bảng 3 – Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại một số quốc giá năm 2007 (theo ADB- 2008) Quốc gia Giá trị bình quân USA/ha Quốc gia Giá trị bình quân USA/ha Nhật 695,00 Thái lan 30,28 Pháp 108,00 Philippin 31,56 Mỹ 28,00 Indonesia 15,47 Brazil 16,86 Malaysia 25,08 Đài loan 83,80 Ấn độ 14,35 Trung quốc 15,85 I.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BVTV Ở VIỆT NAM Công tác quản lý thuốc: Trước năm 1990, nhà nước độc quyền nhập khẩu, quản lý và rồi phân phối thuốc BVTV. Thuốc BVTV trong thời gian này ít về số lượng, nghèo về chủng loại (khoảng 20 loại thuốc trừ sâu bệnh); đa phần thuốc cũ, có nhiều nhược điểm. Tình trạng phân phối thuốc không kịp thời; không đáp ứ ng đúng chủng loại, nơi thừa, nơi thiếu, gây tình trạng khan hiếm giả tạo, dẫn đến hiệu quả sử dụng thuốc thấp. Tuy lượng thuốc ít, nhưng tình trạng lạm dụng thuốc vẫn nảy sinh. Để phòng trừ sâu bệnh, người ta chỉ biết dựa vào thuốc BVTV. Thuốc dùng tràn lan, không đúng kỹ thuật, phun phòng là phổ biến, khuynh hướng phun sớm, phun định kỳ ra đời, thậm chí dùng thuốc cả vào những thời điểm không cần thiết; thậm chí còn hy vọng dùng thuốc để loại trừ hẳn một loài dịch hại ra khỏi một vùng rộng lớn; nên đã để lại nhiều hậu quả xấu cho môi trường và sức khoẻ con người. Khi nhận ra những hậu quả của thuốc BVTV, cộng với tuyên truyền quá mức về tác hại của chúng đã gây nên tâm lý sợ thu ốc. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, đã 9 có nhiều ý kiến đề xuất nên hạn chế, thậm chí loại bỏ hẳn thuốc BVTV; dùng biện pháp sinh học để thay thế biện pháp hoá học trong phòng trừ dịch hại nông nghiệp. Từ 1990 đến nay, thị trường thuốc BVTV chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường. Năm thành phần kinh tế, đều được phép kinh doanh thuốc BVTV. Nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kị p thời, nông dân có điều kiện lựa chọn thuốc, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân. Lượng thuốc BVTV tiêu thụ qua các năm đều tăng. Nhiều loại thuốc mới và các dạng thuốc mới, hiệu quả hơn, an toàn hơn với môi trường được nhập. Một mạng lưới phân phối thuốc BVTV rộng khắp cả nước đã hình thành, việc cung ứng thuốc đến nông dân rất thuận l ợi. Công tác quản lý thuốc BVTV được chú ý đặc biệt và đạt được hiệu quả khích lệ. Nhưng tình trạng trên, đã gây khó cho công tác quản lý; cho người sử dụng và việc hướng dẫn kỹ thuật dùng thuốc cũng bị trở ngại. Tình trạng lạm dụng thuốc, tư tưởng ỷ lại vào thuốc BVTV đã để lại những hậu quả xấu cho sản xuất và sức khoẻ con ng ười. Nhiều người còn “bài xích” thuốc BVTV, tìm cách hạn chế, thậm chí đòi loại bỏ thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp để thay thế bằng các biện pháp khác. Tuy vậy, vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp vẫn được thừa nhận. Để phát huy hiệu quả của thuốc BVTV phải phối hợp hài hoà các biện pháp trong hệ thống phòng trừ tổng hợp; sử dụng thuốc BVTV là giải pháp cuối cùng, khi các biệ n pháp phòng trừ khác sử dụng không hiệu quả. Để quản lý được tốt thuốc BVTV, công tác đăng ký thuốc, một rào cản kỹ thuật ngăn thuốc xấu vào Việt nam, được thực hiện từ năm 1992. Từ đó số chủng loại thuốc được đăng ký ở Việt nam ngày càng nhiều (Bảng 4). Năm 1992, khi mới thực hiên công tác đăng ký, chúng ta mới có 77 hoạt chất. Nhưng đế n năm 2010 con số này lên đến 1012 hoạt chất. Bảng 4 – Số thuốc BVTV được đăng ký tại Việt Nam qua các năm ( Số liệu Cục Bảo vệ thực vật-2011) Năm Số hoạt chất Số tên thương phẩm Trước 1992 77 96 1992 96 159 1995 213 590 1997 246 784 2001 304 903 2003 366 1020 2008 744 2240 2009 986 2537 2010 1012 2762 10 Một vấn đề nổi lên là, số tên thương phẩm quá nhiều, gây khó khăn cho sự lựa chọn của người sử dụng. cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng dạng sản phẩm, nhưng do chất lượng của nguyên liệu đầu vào, thành phần và kỹ thuật gia công, nên chất lượng các sản phẩm của các công ty khác nhau là không giống nhau. Nhiều nhóm thuốc mới, có nhiều ưu điểm như có hiệu lực trừ d ịch hại cao, an toàn với môi sinh, môi trường , đặc biệt nhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh học, đã được chú ý đăng ký. Bảng 5 – Số loại thuốc BVTV trong các nhóm được đăng ký trong giai đoạn 2008 - 2010 ( Số liệu Cục Bảo vệ thực vật - 2011) Số thuốc được đăng ký qua các năm 2008 2009 1010 Thuốc trừ sâu Số tên hoạt chất Số tên thương phẩm 297 966 370 1091 443 1204 Thuốc trừ bệnh Số tên hoạt chất Số tên thương phẩm 221 654 264 756 304 828 Thuốc trừ cỏ Số tên hoạt chất Số tên thương phẩm 130 400 151 449 160 474 Thuốc khác Số tên hoạt chất Số tên thương phẩm 96 220 201 241 105 256 Thuốc tổng số Số tên hoạt chất Số tên thương phẩm 744 2240 986 2537 1012 2762 Bảng 5 cho thấy, số thuốc BVTV đăng ký tập trung vào 3 nhóm chính. Trong 3 năm 2008, 2009, 2010 này : thuốc trừ sâu tăng 146, thuốc trừ bệnh tăng 83 và thuốc trừ cỏ tăng 30 hoạt chất. Bảng 6 – Thuốc BVTV sinh học được đăng ký qua các năm ( Số liệu Cục Bảo vệ thực vật-2011) Số lượng đăng ký Năm Sinh học Hóa học Tỷ lệ (%) Đến 1992 2 99 2,00 1995 4 213 1,85 1997 20 246 8,10 2001 30 304 9,80 [...]... phát minh ra chất mới đến khi có sản phẩm đầu tiên đưa ra thị trường) Quá trình này cũng đòi hỏi sự liên kết của nhiều cơ sở nghiên cứu và các đơn vị sản xuất Hơn nữa ngày nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đặt ra sự kiểm tra chặt chẽ các sản phẩm mới trong nông phẩm Ngoài ra, ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm đang lưu hành… 21 Tuy nhiên, cần ý thực được tầm quan trọng của công tác... Các chất điều hòa sinh trưởng cây trồng thường chiếm vị trí thứ yếu trong số các chế phẩm nông hóa do những vấn đề có liên quan đến lượng dư của các chất này trong thực phẩm II.2 MỘT SỐ DẠNG GIA CÔNG THÔNG DỤNG CHẾ PHẨM THUỐC BVTV Vào những năm 1980 - 1990, chính phủ các nước và người tiêu dùng đều nhấn mạnh đến các yêu cầu cao về sản phẩm thuốc BVTV cũng như các vấn đề liên quan đến gia công các sản. .. hóa chất được phát minh đến khi có sản phẩm đầu tiên được đưa ra thị trường Quá trình này cũng đòi hỏi sự liên kết của nhiều cơ sở nghiên cứu và các đơn vị sản xuất Bởi có nhiều hoạt chất được sử dụng, nên thực tế đã có rất nhiều dạng chế phẩm được gia công, sản xuất Điều này phụ thuộc vào các tính chất hóacủa hoạt chất đã dùng Trước đây, hầu hết các chế phẩm gia công đều là các dung dịch tan trong. .. phun các chế phẩm thuốc BVTV vào cây cối cần bảo vệ, thì chỉ có 10 - 20% lượng chế phẩm phun ra bám vào mục tiêu Phần chế phẩm còn lại sẽ trộn lẫn vào đất, hoặc chuyển vào môi trường Như vậy phải thấy ngoài các hoạt chất thì các phụ gia của chế phẩm cũng tham gia vào quá trình gây ô nhiễm Vấn đề thải bỏ các chất thải của các nhà máy sản xuất, gia công thuốc BVTV cũng như của các nông trại có dùng chế phẩm. .. nước, v.v ) Những tính chất này sẽ đảm bảo các yêu cầu mong muốn Các chế phẩm WG thường chứa các chất làm ướt và chất phân tán giống như chế phẩm WP hoặc EC WG cũng còn chứa các muối tan trong nước với mục đích chống sự tập hợp các pha trong thùng phun Phần còn lại trong thành phần của WG là chất làm đầy (tan hoặc phân tán được trong nước) 34 CHƯƠNG III XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC BVTV... đặc biệt khác Chế phẩm WP thường chứa các chất HĐBM dạng khô, có tác dụng là tác nhân thấm ướt và phân tán Ngoài ra, WP còn chứa cả các chất mang trơ và các chất làm đầy WP thường chứa đến hơn 50% hoạt chất Nồng độ cao nhất của hoạt chất tùy thuộc vào khả năng đưa chất độn trơ (ví dụ silic oxit) vào khi gia công Các chất độn trơ có tác dụng ngăn không cho các hạt hoạt chất bị nóng chảy trong quá trình... chế phẩm hạt mịn hơn, bền hơn, hoạt động hơn, đặc biệt với các hoạt chất không tan trong nước hoặc trong các dung môi Hiện nay, mục tiêu chính của các phương pháp gia công thuốc BVTV là tạo được các chế phẩm dễ sử dụng, an toàn, không bị hỏng trong thời gian bảo quản và đảm bảo cho các hoạt chất thể hiện được tối đa hoạt tính vốn có của chúng Các yếu tố chủ yếu được chú ý lựa chọn khi gia công các. .. nên các chế phẩm đa nhũ tương thường đắt so với EC truyền thống Hệ đa nhũ tương chứa các vi hạt có kích thước nhỏ hơn 0,1µm với 3 thành phần: - Chất dầu lỏng hoặc chất rắn hòa tan trong dung môi hữu cơ - Nước - Các chất HĐBM Các thành phần này tạo một pha duy nhất chứa các mixel trương nở, trong đó pha không nước của hoạt chất và dung môi hòa tan với nhau Trong các chế phẩm dạng này, có hai dạng chất. .. công nghệ gia công các chế phẩm nông hóa đã đòi hỏi người ta ngày càng phải sử dụng nhiều các loại phụ gia sản xuất khác nhau Quan trọng nhất 23 trong các loại phụ gia này là các chất hoạt động bề mặt (HĐBM) Đây là các chất đóng vai trò quan trọng làm chất phân tán và huyền phù hóa Các chất HĐBM được biết trước đây thường đi từ các chế phẩm tự nhiên (xà phòng) Tuy nhiên hiện nay các chất HĐBM tổng hợp... với các este glycol của chúng, v.v Các chất HĐBM dùng làm chất nhũ hóa được bổ sung vào các chế phẩm dạng EC với mục đích đảm bảo chế phẩm tự hóa nhũ và tạo độ bền trạng thái nhũ ngay trong bình phun khi sử dụng Các chất tạo nhũ cũng phải được lựa chọn để đảm bảo dung dịch nhũ bền trong mọi điều kiện khí hậu, nhiệt độ và độ cứng của nước pha loãng Hạt nhũ phải có kích thước 0,1 - 5µm khi chế phẩm . TẬP ĐOÀN HOÁ CHẤT VIỆT NAM o0o BÁO CÁO TỔNG KẾT Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hoá chất bảo vệ thực vật của các đơn vị trong Tập đoàn Hoá chất. hoá chất bảo vệ thực vật của các đơn vị trong Tập đoàn Hoá chất Việt Nam ” được đặ t ra nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hóa chất BVTV cho các doanh nghiệp trong Tập. BÁO CÁO TỔNG KẾT Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hoá chất bảo vệ thực vật của các đơn vị trong Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Thực hiện theo hợp đồng số 222.11.RD/HĐ-KHCN

Ngày đăng: 17/04/2014, 15:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan