Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển ngành dệt may việt nam đến năm 2015

66 695 0
Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển ngành dệt may việt nam đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN DỆT MAY     Báo cáo thực hiện đề tài: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Sỹ Phương 7679 05/02/2010 Hà Nội, tháng 12/2009 i VIỆN DỆT MAY     Báo cáo thực hiện đề tài: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Sỹ Phương Hà Nội, tháng 12/2009 ii Danh sách những người thực hiện chính: 1. ông Nguyễn Sỹ Phương – Viện Dệt May 2. bà Nguyễn Diệp Linh – Viện Dệt May 3. ông Lê Quốc Ân – Hiệp hội Dệt May VN 4. ông Lê Văn Đạo - Hiệp hội Dệt May VN 5. ông Tăng Văn Hấn – Hiệp hội Dệt May VN 6. ông Nguyễn Sơn - Hiệp hội Dệt May VN 7. bà Phan Thị Diệu Hà - Hiệp hội Dệt May VN 8. ông Phạm Đình Thúy – Tổng cục thống kê iii MỤC LỤC Trang Giới thiệu chung iv Nguồn dữ liệu phương pháp luận vii Chương mở đầu - Thương mại dệt may thế giới các xu hướng phát triển 1 Chương 1 - Kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng ngành dệt may 1.1 Số lượng, hình thức, tình hình phân bố các doanh nghiệp 7 1.2 Thực trạng về nguồn nhân lực ngành dệt may 9 1.3 Thực trạng về thiết bị, trình độ công nghệ 15 1.4 Hoạ t động KHCN Hệ thống quản lý ứng dụng tin học 20 1.5 Thực trạng về các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan 27 1.6 Tình hình đầu tư 31 1.7 Kết quả sản xuất kinh doanh tình hình xuất nhập khẩu 33 1.8 Đánh giá tổng hợp 39 Chương 2 - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015 2.1 Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực 42 2.2 Các giải pháp về đầu tư 43 2.3 Các giải pháp thị tr ường 45 2.4 Các giải pháp phát triển sản xuất nguyên phụ liệu 48 2.5 Các giải pháp về khoa học công nghệ bảo vệ môi trường 49 2.6 Các giải pháp về tài chính 51 2.7 Một số biện pháp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế toàn cầu 52 Kết luận kiến nghị 54 Các tài liệu tham khảo 55 Phụ lục 1 - Mẫu Phiếu điều tra 57 Phụ lục 2 - Phần mềm quản lý các dữ li ệu ngành dệt may 62 Phụ lục 3 - Hợp đồng giữa Bộ Công Thương Viện Dệt May 68 Phụ lục 4 – Biên bản nghiệm thu cấp cơ sở 74 iv GIỚI THIỆU CHUNG Công nghiệp Dệt May luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, ngành này đã có những bước tiến vượt bậc. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng tăng trưởng kinh tế nói chung. Cuộc khủng hoả ng tài chính suy thoái kinh tế toàn cầu chỉ làm cho xuất khẩu của nhóm hàng này giảm nhẹ, nhưng không nhiều như các hàng hóa xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam. Triển vọng của ngành dệt may cũng đang sáng dần, khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi. Ngành may mặc được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn, cả về doanh thu xuất khẩu giá trị gia tăng. Trong khi đó, ngành dệt được dự báo tăng trưởng chậm hơn. Tuy vậy, ngành may mặc của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu để đáp ứng cho yêu cầu sản xuất xuất khẩu. Triển vọng của ngành dệt may còn được củng cố bởi việc Việt Nam đang sẽ tham gia ký kết nhiều hiệp định FTA khác, qua đó m ở rộng tiếp cận thị trường. Trong bối cảnh khủng hoảng, các thị trường xuất khẩu lớn có xu hướng thực thi bảo hộ kiểu mới để giảm thâm hụt thương mại, trong đó dệt may là một nhóm ngành dễ bị tổn thương. Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc sang Hoa Kỳ EC được dỡ bỏ từ năm 2008, qua đó gây áp lực cạ nh tranh đối với doanh nghiệp Việt Nam. Cơ cấu bảo hộ thực tế theo chuỗi giá trị vẫn ít bảo hộ các sản phẩm dệt mà bảo hộ các sản phẩm may nhiều hơn. Các doanh nghiệp vẫn gặp phải nhiều rào cản về đầu tư trong lĩnh vực này, trong khi còn gặp khó khăn do chưa tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Hầu hết các quốc giangành Dệt May phát tri ển trên thế giới hàng năm đều tiến hành phân tích đánh giá hiện trạng phát triển ngành thông qua điều tra cập nhật các dữ liệu về sản xuất kinh doanh, giá trị xuất nhập khẩu, nguồn nguyên liệu – phụ liệu, nguồn nhân lực, hoạt động đầu tư, trình độ công nghệ v khoa học kỹ thuật, đánh giá tác động đến môi trường, Từ đó tiến hành phân tích so sánh đánh giá các lợi thế, khai thác các lợi thế cạnh tranh, đề xuất hướng phát triển trước mắt dài hạn, đề xuất các giải pháp để phát triển ngành một cách bền vững, tạo lập vị thế trên trường quốc tế khu vực. Năm 2008, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xây dựng được Thủ t ướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (Quyết địnhsố 36/2008/QĐ-TTg). Đây là một định hướng quan trọng để ngành dệt may có thể tiếp tục phát triển bền vững, xứng đáng là ngành kinh tế quan trọng của đất nước, củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế. Để thực hiện tốt Chương trình trên, Ngành dệt may đã xây dựng tập trung triển khai ba chương trình trọng điểm đã được Bộ Công Thương phê duyệt, đó là Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May VN đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 (QĐ số 39/2008/QĐ-BCT); Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015 (QĐ số 43/2008/Q Đ- BCT) QĐ số 42/2008/QĐ-BCT: Qui hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May VN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Do đó, công việc phân tích đánh giá thực trạng phát triển ngành dệt may trên phạm vi toàn quốc từ đó thấy được các điểm yếu, các thế mạnh thông qua điều tra cập nhật các dữ liệu là công việc cần thiết cần được tiến hành thường xuyên liên tục, là cơ sở để hoạch định chính sách, các giải pháp phát triển phù hợp, phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với ngành đó chính là mục đích của đề tài này. Từ năm 2004 đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích đánh giá một cách tổng thể về ngành dệt may Việt Nam. Mục tiêu của đề tài - Xây dựng hệ thống mẫu biểu để thống kê cập nhật dữ liệu ngành dệt may một cách hệ thống, phù hợ p với phương pháp thống kê của các nước khu vực; - Tổ chức khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng của ngành dệt may Việt Nam đến thời điểm 31/12/2008; - Đề xuất các giải pháp để phát triển ngành Dệt May một cách bền vững đến năm 2015. vi Nội dung nghiên cứu chính - Khảo sát, tổng hợp dữ liệu, phân tích đánh giá thực trạng ngành dệt may trên cơ sở các dữ liệu điều tra; - Xây dựng phần mềm quản lý các dữ liệu ngành dệt may; - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015. Mục tiêu kinh tế - xã hội Góp phần phát triển ngành dệt may Việt Nam một cách bền vững, giải quyết vấ n đề lao động cho xã hội. Mục tiêu khoa học công nghệ Thu thập, tổng hợp, cập nhật hệ thống dữ liệu thống kê về ngành dệt may Việt Nam  Kết quả đạt được - Hệ thống dữ liệu, phân tích đánh giá về thực trạng của ngành dệt may VN; - Phần mềm quản lý dữ liệu ngành dệt may; - Ấn phẩm Directory Dệt May Việt Nam 2010; - Một số gi ải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015. vii DỮ LIỆU PHƯƠNG PHÁP LUẬN Nguồn dữ liệu đặc tính của mẫu khảo sát - Các dữ liệu được sử dụng trong bản báo cáo được lấy từ nguồn Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê năm 2008; Các báo cáo thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam 2008; Tập đoàn Dệt May Việt Nam 2008, - Tổng cộng 2.200 doanh nghiệp dệt may được tiến hành khảo sát bằng hệ thống phi ếu điều tra, các doanh nghiệp trải dài từ Bắc tới Nam, chủ yếu tập trung tại: Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ duyên hải miền Trung; Đông Nam Bộ một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; bao gồm các chủ sở hữu khác nhau: nhà nước, tư nhân, đã cổ phần hoá, liên doanh với nước ngoài 100% vốn đầu tư nước ngoài, Lĩnh vực kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặ c; các doanh nghiệp sản xuất: sợi, dệt vải (vải dệt thoi, dệt kim vải không dệt), nhuộm xử lý hoàn tất, in hoa; các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, dịch vụ trong ngành dệt may,… Kết quả thu được 374 phiếu điều tra tương đối đầy đủ các dữ liệu để có thể phân tích đánh giá. Tuy chỉ sử dụng 374 phiếu điều tra để phân tích đánh giá, nhưng trong số 374 doanh nghiệ p này, hầu hết các doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn tiêu biểu cho từng nhóm ngành hàng đều có mặt, có thể nói mẫu được sử dụng trong phân tích đánh giá đã mang tính đại diện đủ độ tin cậy trong nghiên cứu này. Trong số 374 doanh nghiệp được tiến hành phân tích có 258 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ may mặc chiếm tỷ lệ 69%; 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất s ợi chiếm tỷ lệ 10,7%; 61 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vải chiếm tỷ lệ 16,3%; 37 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhuộm in hoa xử lý hoàn tất chiếm tỷ lệ 9,9% (phân tầng theo chủng loại sản phẩm). Các doanh nghiệp được phân bố: 90 doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng (24%), 61 doanh nghiệp ở Bắc Trung bộ duyên hải miền Trung (16%) 223 doanh nghiệp còn lạ i thuộc Đông Nam Bộ một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (60%). Mười bốn đơn vị thuộc doanh viii nghiệp Nhà nước (3,7%), 100 doanh nghiệp là công ty cổ phần (26,7%), 63 doanh nghiệp tư nhân (16,8%) 197 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (52,8%). Trong số 374 doanh nghiệp có 52 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May (tỷ lệ 14%). Lý do chúng tôi phân tầng các công ty dệt may theo các thông số trên là do các đặc tính này có vẻ như làm cho các công ty khác nhau về hiệu quả khả năng cạnh tranh (hình thức sở hữu vị trí địa lý,…). Về lực lượng lao động: có 10 doanh nghiệp (2,7%) có số lao động trên 5.000 người; 25 doanh nghiệ p (6,7%) có trên 3.000 lao động ; 101 doanh nghiệp (27%) có trên 1.000 lao động 174 doanh nghiệp (46,5%) có qui mô lao động hơn 500 người 75 doanh nghiệp (20%) có qui mô lao động ít hơn 200 người. Về qui mô doanh nghiệp theo tổng doanh thu năm 2008 có: 142 doanh nghiệp (38%) có doanh thu dưới 50 tỷ đồng; 54 doanh nghiệp (14,5%) có doanh thu trên 300 tỷ đồng; 25 doanh nghiệp (6,7%) có doanh thu trên 500 tỷ đồng 9 doanh nghiệp (2,5%) có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng. Phương pháp luận Bản Báo cáo sử dụng nhiều thông tin sơ cấp thu thập được trong khảo sát 374 doanh nghiệp dệt may. Các phương pháp luận được sử d ụng bao gồm: • Phương pháp khảo sát, tổng hợp thống kê, phỏng vấn trực tiếp, thu thập thông tin: phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập tất cả những thông tin cần thiết để phân tích đánh giá thực trạng toàn ngành dệt may; • Phương pháp phân tích định tính, so sánh phân tích, lí luận khoa học biện chứng qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia quản lý, chuyên gia thương mạ i, chuyên gia kỹ thuật, am hiểu về ngành dệt may để phân tích góp ý cho các đề xuất, nhận định được hoàn thiện; • Xây dựng phần mềm chuyên dụng để phân tích, quản lý, lưu giữ cập nhật các dữ liệu ngành dệt may một cách hệ thống. ix Phần mềm thống kê xử lý dữ liệu: Để thuận lợi, nhanh chóng mang tính chính xác cho công việc thống kê, tổng hợp phân tích xử lý các dữ liệu (và tiếp tục cập nhật các dữ liệu sau này), một phần mềm đã được xây dựng. Dữ liệu thống kê là một bảng gồm các cột là các danh mục cần thống kê (tên, địa chỉ, số điện thoại, loại hình doanh nghiệp, số lao động, ngành ngh ề sản xuất chính, số lượng chủng loại thiết bị, năng lực sản xuất, các sản phẩm chủ lực, tổng doanh thu, các thị trường xuất khẩu,…) mỗi hàng là thông tin của một doanh nghiệp. Dữ liệu thống kê được nhập vào các bảng tính Excel sau đó được sử dụng làm file đầu vào của phần mềm xử lý. Phần mềm có 2 chức năng chủ yếu đó là tạ o biểu thống kê theo điều kiện lọc (lựa chọn) Copy kết quả thống kế tới các ứng dụng khác của Windows. Giao diện phần mềm được chia thành 2 cửa sổ, cửa số thứ nhất là các lựa chọn điều kiện lọc, cửa sổ thứ 2 là bảng kết quả thống kê các doanh nghiệp thoả mãn điều kiện lọc. Có thể chọn đi ều kiện lọc đơn hoặc điều kiện lọc kép. Khi chọn lệnh, một cửa sổ hội thoại được mở để có thể chọn file dữ liệu thống kê, khi đó phần mềm sẽ tự động tải dữ liệu từ file thống kê vào phần mềm. Những lần sử dụng sau, chỉ việc mở phần mềm, các dữ liệu được t ự động tải về. Phần mềm được lập trình bằng ngôn ngữ VisualBasic, giao diện bằng tiếng Việt, cài đặt được trên máy tính cá nhân thông thường hệ điều hành WinXP, Win2000, Phần mềm gọn nhẹ (dung lượng 5MB), dễ sử dụng. Thuận tiện khi cập nhật dữ liệu mới. Khi có dữ liệu mới, chỉ việc mở file excel tải vào phần mềm (chi tiết hơn được mô tả trong ph ụ lục 2). [...]... cứu thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu triển khai các cấp Nhà nước, Bộ Ngành, đã bám sát mục tiêu phát triển ngành Dệt May, giải quyết các vấn đề 20 của ngành về sử dụng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ đầu tư khai thác trang thiết bị Cần phải thấy một thực tế là công tác nghiên cứu triển khai chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp,... tiêu chuẩn; thiếu cán bộ kỹ thuật, kinh doanh thiết kế thời trang giỏi dẫn đến nguồn thu thực tế trong xuất khẩu còn ít, ngành dệt may Việt Nam hiện vẫn ở vị trí gia công cho các đối tác nước ngoài Về nănglực đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành dệt may Trong khi chiến lược phát triển ngành dệt may rất quy mô thì công tác chuẩn bị nhân lực cho ngành thực hiện được rất hạn chế Ở cấp đại học, hầu... lượng 36% được sử dụng làm nhà tư vấn Đánh giá về nguồn nhân lực - Việt Nam là nước có dân số đông trẻ trong khu vực trên thế giới Số lao động bước vào lứa tuổi lao động hàng năm là hơn 1,2 triệu người 12 - Ngành dệt mayngành có truyền thống lâu đời tại Việt Nam hiện nay đã tạo lập được chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường các nước phát triển - Việt Nam. .. nghiệp 21 Hình 8 cho thấy là các công ty dệt may đã tập trung vào các phương pháp sản xuất hàng loạt truyền thống để cải thiện khả năng cạnh tranh, thí dụ như mua hàng đầu vào năng lực sản xuất công nghệ, trong khi chưa chú ý đúng mức đến các phương pháp tinh vi hơn để tăng khả năng cạnh tranh của họ Điều này có thể hiểu là phần lớn các công ty dệt may Việt Nam đã lạc hậu do vậy tiêu điểm của... Kiệt - Tổng Thư ký Hội May - Thêu - Đan TPHCM cho rằng, để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực, các doanh nghiệp dệt may cần đổi mới công nghệ nhằm giảm thiểu lao động Theo ông Ân, về lâu dài, cần quy hoạch di dời ngành sản xuất may về một số vùng phù hợp, không nên để các nhà máy dệt may gia công tập trung phát triển mạnh ở các đô thị như hiện nay Đánh giá về mức độ tuyển giữ người lao động... đầu - THƯƠNG MẠI DỆT MAY THẾ GIỚI CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Lần đầu tiên kể từ cuối những năm 1940, nhu cầu dệt may tại Mỹ đã giảm sút trong năm 2008 Doanh thu bán hàng của các cửa hàng chuyên bán quần áo, phụ liệu may mặc các cửa hàng tổng hợp nhỏ giảm sút mặc dù doanh thu tại trụ sở các kho hàng các siêu thị lớn vẫn tăng Doanh thu hàng may mặc được dự đoán sẽ sụt giảm hơn trong năm 2009 khi người... lượng vải dệt o Ngành dệt kim Về sản xuất vải dệt kim: có 97 nhà máy hàng ngàn hộ gia đình với khoảng 3.800 máy dệt kim tròn, năng lực sản xuất đạt 1.307.000 tấn /năm 1.059 máy dệt kim phẳng (tại 13 doanh nghiệp) năng lực sản xuất đạt 803.000 tấn /năm Có 8 doanh nghiệp chuyên sản xuất bít tất với năng lực khoảng 35 triệu đôi /năm 16 Về sản xuất vải không dệt: Có 5 nhà máy sản xuất tấm xơ 2 nhà... nhà máy sản xuất vải địa kỹ thuật Tổng công suất 5.000 tấn /năm; Trình độ công nghệ đánh giá chung ở mức trung bình khá, có tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 12% sản xuất các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu đi Hoa Kỳ, Nhật Bản, cụ thể như sau: - Tập đoàn dệt may Việt Nam có khoảng 370 máy dệt kim tròn, 140 máy dệt cổ 30 dệt kim phẳng với đa số có trình độ trung bình do các nước châu Á sản xuất Thiết bị... 2,6% cho quần áo Sản xuất dệt may của EU cũng giảm trong năm 2008 sự sụt giảm tăng nhanh tiếp theo sự sụt giảm trong nửa cuối năm 2007 Sản xuất may trong quí ba năm 2008 đã giảm 4,7% so với cùng kỹ năm trước trong khi sản xuất dệt đã giảm tới 8,7% so với cùng kỹ năm trước Việc sụt giảm sản xuất xảy ra sau khi gỡ bỏ quota đánh vào một số mặt hàng của Trung Quốc vào cuối năm 2007 trùng với việc thâm... trong thiết kế mẫu, phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao Mặt khác cơ chế chính sách trong đầu tư đào tạo cán bộ công nghệ cũng chưa được quan tâm đúng mức Về công tác đo lường, tiêu chuẩn hoá, quản lý chất lượng Trong các năm qua, ngành dệt may đã từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn dệt may nhưng rất hạn chế so với yêu cầu Hiện ngành dệt may Việt Nam có 258 tiêu chuẩn . VIỆN DỆT MAY     Báo cáo thực hiện đề tài: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 Chủ nhiệm đề tài: TS i VIỆN DỆT MAY     Báo cáo thực hiện đề tài: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 Chủ nhiệm đề tài: TS giải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015 2.1 Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực 42 2.2 Các giải pháp về đầu tư 43 2.3 Các giải pháp thị tr ường 45 2.4 Các

Ngày đăng: 16/04/2014, 22:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan