Nghiên cứu nâng cao chất lượng xử lý hiển thị các kết quả điều tra chi tiết môi trường phóng xạ

70 425 0
Nghiên cứu nâng cao chất lượng xử lý hiển thị các kết quả điều tra chi tiết môi trường phóng xạ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN LIÊN ĐOÀN VẬT ĐỊA CHẤT o0o BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XỬ LÝ, HIỂN THỊ CÁC KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHI TIẾT MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ 8906 HÀ NỘI 2011 2 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN LIÊN ĐOÀN VẬT ĐỊA CHẤT o0o BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XỬ LÝ, HIỂN THỊ CÁC KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHI TIẾT MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI La Thanh Long HÀ NỘI 2011 3 MỤC LỤC Trang Mở đầu 4 Chương I: Thống nhất các thuật ngữ và các đơn vị tính toán trong điều tra chi tiết môi trường phóng xạ 7 I.1. Thống nhất các thuật ngữ 7 I.2. Các đơn vị đo lường hợp pháp 11 Chương II: Các phương pháp xác định suất liều chiếu hiệu dụng hàng năm của bức xạ tự nhiên lên cơ thể con người 12 II.1. Phươ ng pháp xác định suất liều chiếu hiệu dụng chiếu ngoài 12 II.1.1. Xác định suất liều chiếu ngoài đối với bức xạ gamma vũ trụ 12 II.1.2. Xác định suất liều chiếu ngoài do bức xạ gamma tự nhiên 13 II.2. Phương pháp xác định suất liều chiếu hiệu dụng chiếu trong 13 II.2.1. Xác định suất liều hiệu dụng chiếu trong qua đường hô hấp 13 II.2.2. Xác định suất liều hiệu dụng chiếu trong qua đường tiêu hóa 17 II.3. Ph ương pháp xác định phông bức xạ tự nhiên 24 II.4. Phương pháp xác định dị thường bức xạ 27 II.4.1. Dị thường gamma 27 II.4.2. Dị thường phổ gamma mặt đất 28 II.4.3. Dị thường khí phóng xạ 28 II.4.4. Lựa chọn tiêu chí xác định dị thường bức xạ 28 Chương III: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lí, biểu diễn, hiển thị các kết quả điều tra chi tiết môi trường phóng xạ 31 III.1. Xây d ựng và mô tả chương trình 31 III.2. Chương trình tính liều chiếu ngoài bức xạ gamma tự nhiên 33 III.3. Chương trình tính suất liều chiếu ngoài bức xạ gamma vũ trụ 36 III.4. Chương trình tính suất liều chiếu trong qua đường hô hấp 39 III.5. Chương trình tính suất liều chiếu trong qua đường tiêu hóa 40 III.6. Kết quả tính toán, xử số liệu điều tra chi tiết môi trường bức xạ đô thị Điện Biên 42 III.7. Kết quả tính toán, xử số li ệu điều tra chi tiết môi trường bức xạ Dấu Cỏ, Thanh Sơn, Phú Thọ 42 Kết luận 44 4 MỞ ĐẦU Hiện nay công tác điều tra môi trường phóng xạ đang được sự quan tâm của các cấp chính quyền và dư luận hội. Đòi hỏi chung là phải cung cấp được các thông tin có độ tin cậy cao, chi tiết, kịp thời, hình thức thể hiện dễ hiểu. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu điều tra chi tiết môi trường phóng xạ ở nước ta hiện do nhiều đơn vị thực hiện; về cơ b ản, nội dung nghiên cứu, điều tra đáp ứng được các yêu cầu đặt ra cho từng dự án, nhiệm vụ cụ thể. Các đề án trên đã giải quyết cơ bản được một số nhiệm vụ đặt ra trong công tác điều tra môi trường; đó là xác định được suất liều chiếu ngoài do bức xạ gamma mặt đất gây nên, liều chiếu trong qua đường ăn uống do các nuclít phóng xạ trong nước gây ra và qua đường hô h ấp do hít thở khí radon… Cuối cùng là xác định được tổng liều chiếu tương đương hàng năm và thành lập bản đồ tổng liều chiếu tương đương hàng năm cho các vùng đã nghiên cứu điều tracác tỷ lệ khác nhau. Từ năm 2006 đến 2008, trong khuôn khổ đề án “Biên tập bản đồ phóng xạ Việt Nam tỷ lệ 1: 1.000.000”, công tác tin học đã được áp dụng có hiệu quả trong việc xử lý, biểu di ễn bản đồ dạng số. Cơ sở dữ liệu sản phẩm của đề án này bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt của công nghệ thông tin trong việc lưu giữ, biểu diễn, hiển thị kết quả cũng như truy suất số liệu, bản đồ ở các dạng khác nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện. Bên cạnh những kết quả đã đạt được chúng ta c ũng nhận thấy rằng trong công tác xử hiển thị các kết quả điều tra môi trường phóng xạ còn rất nhiều hạn chế: - Đại lượng liều chiếu ngoài do bức xạ vũ trụ gây ra chưa được đề cập tới, việc lựa chọn các tham số tham gia vào các công thức tính toán liều chiếu ngoài, liều chiếu trong còn chưa cập nhật, tuân thủ các thông báo mới nhất của Uỷ ban Năng lượ ng Nguyên tử Quốc tế IAEA, dẫn đến kết quả tính toán tổng liều tương đương hàng năm ở nước ta chưa thực sự phù hợp với kết quả điều tra của các nước trong khu vực và trên thế giới. - Trong công tác xử kết quả chúng ta chưa xác định được liều chiếu của phông tự nhiên cho từng vùng, cho cả lãnh thổ, dẫn tới kết quả là chúng ta chưa chỉ ra được vùng nào có li ều chiếu tương đương hàng năm nhỏ hơn hoặc lớn hơn liều giới hạn quy định 1mSv/năm (theo Nghị định số 50/1998 của Chính phủ). - Việc phân vùng và chỉ thị bằng màu trên bản đồ còn tuỳ tiện chưa theo một quy luật thống nhất. - Công nghệ thông tin chưa được áp dụng vào công tác xử lý, hiển thị làm hạn chế đến độ chính xác, năng suất và thông tin nhanh đến kết điều tra môi trường. Đặc biệt là các số liệu có tính nhạy cảm cao như số liệu quan trắc liên tục môi trường phóng xạ, các số liệu điều tra, đánh giá các sự cố phóng xạ…chưa được cập nhật và thông báo kịp thời. Do tính cấp thiết của nhiệm vụ đặt ra, ngày 16 tháng 4 năm 2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công 5 nghệ số 04 ĐC – 09/HĐKHCN giao cho Liên đoàn Vật Địa chất thực hiện đề tài “Nghiên cứu nâng cao chất lượng xử lý, hiển thị các kết quả điều tra chi tiết môi trường phóng xạ”. Mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng xử lý, hiển thị các kết quả điều tra chi tiết môi trường phóng xạ. Nâng cao độ tin cậy, tính thống nh ất và phổ biến kịp thời các kết quả nghiên cứu chi tiết môi trường phóng xạ. Đề tài được giao cho Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Địa vật - Liên đoàn Vật Địa chất tổ chức thực hiện trong 24 tháng kể từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2010. Tập thể tác giả đã hoàn thành các nội dung chủ yếu sau: + Thu thập các tài liệu của Uỷ ban Năng lượng Nguyên tử quốc tế IAEA, của các tổ chức ICRP, UNSCEAR, ICRU, WHO (Wold Health Organization Geneva). + Tập hợp các chuyên gia sâu về lĩnh vực môi trường phóng xạ, tổ chức hội thảo, lựa chọn sử dụng các công thức của các tổ chức năng lượng nguyên tử Quốc tế và trong nước công bố. + Nghiên cứu, lựa chọn sử dụng thống nhất các đại lượng đặc trưng như: liều giới hạn, liều hấp thụ, liều tương đương, liề u hiệu dụng tương đương… + Nghiên cứu lựa chọn công thức tính liều chiếu ngoài do bức xạ gamma mặt đất gây ra; liều chiếu ngoài đối với bức xạ γ vũ trụ. + Nghiên cứu lựa chọn hệ phương trình hợp các tham số phù hợp để tính suất liều chiếu trong qua đường hô hấp, qua đường tiêu hoá. + Nghiên cứu lựa chọn phương pháp xác định phông bức xạ tự nhiên. + Nghiên cứu l ựa chọn các tiêu chí xác định dị thường bức xạ. + Nghiên cứu lựa chọn phương pháp biểu diễn các đại lượng đặc trưng và phương pháp phân vùng trong điều tra chi tiết môi trường phóng xạ. + Xây dựng các chương trình xử tự động để xử tính toán suất liều chiếu ngoài và suất liều chiếu trong, hiển thị, biểu diễn, lưu giữ kết quả. + Nghiên cứu nâng cao trình độ công nghệ tin học trong công tác hi ển thị các kết quả điều tra, quan trắc môi trường và cập nhật thông tin nhanh các kết quả điều tra chi tiết môi trường phóng xạ. + Thu nhập các tài liệu điều tra chi tiết môi trường phóng xạ hiện có ở đô thị Điện Biên, vùng Dấu Cỏ, Thanh Sơn, Phú Thọ, sử dụng công nghệ tin học, các chương trình xử tự động để xử các kết quả điều tra chi ti ết môi trường phóng xạ và so sánh các kết quả thu được trong nghiên cứu với những tài liệu mới nhất của các tổ chức môi trường thế giới, các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới công bố như: IAEA, ICRP, TCRU, WHO, UNSCEAR, Uỷ ban Năng lượng Mỹ, Nhật, cộng đồng Châu Âu, Bắc Âu. 6 Tập thể tác giả thực hiện đề tài gồm La Thanh Long, Nguyễn Ngọc Chân, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thế Minh, Trần Anh Tuấn, Hoàng Đại Lâm.v.v…do La Thanh Long làm chủ nhiệm. Trong quá trình thực hiện đề tài, tập thể tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia hàng đầu về an toàn bức xạ, điều tra đánh giá môi trường ở Vụ khoa học Công nghệ - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Địa chất và Khoáng s ản Việt Nam, Trung tâm Công nghệ Xử Môi trường thuộc Bộ Tư lệnh Hóa học, Trung tâm An toàn Bức xạMôi trường thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, trường Đại học Mỏ-Địa chất.v.v… Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn mọi sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả trên. 7 Chương I THỐNG NHẤT CÁC THUẬT NGỮ VÀ ĐƠN VỊ TÍNH TOÁN TRONG ĐIỀU TRA CHI TIẾT MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ Từ thập niên 90 của thế kỷ 20 trở lại đây, công tác điều tra chi tiết môi trường phóng xạ đã được tiến hành trên 60 thị xã, thành phố, các vùng trọng điểm kinh tế và các vùng mỏ có chứa phóng xạ. Nhiệm vụ điều tra đã được nhiều đơn vị trong Bộ Công nghiệp trước đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay triển khai. Bước đầu các đề án điều tra đã thu được một số kết quả đáng khích lệ song còn bộc lộ một số hạn chế: - Các thuật ngữ về các đại lượng điều tra môi trường phóng xạ như: liều lượng (dose), liều giới hạn (dose limits), liều hấp thụ (absorbed dose), liều tương đương (equivalent dose), liều hi ệu dụng tương đương (effective dose equivalent), phông bức xạ tự nhiên (natural background radiation)…chưa có nhận thức thống nhất dẫn tới việc đánh giá tổng liều hàng năm lên cộng đồng dân cư, liều giới hạn của dân chúng theo Nghị định 50 CP/1998/NĐCP là thực sự chưa chính xác. - Đồng thời việc sử dụng các đơn vị đo lường trong điều tra chi tiết môi trường phóng xạ như: hoạ t độ phóng xạ (Bq), hoạt độ riêng (Bq/kg), hàm lượng phóng xạ (Bq/m 3 ), hoạt độ bề mặt (Bq/cm 2 ), sự chiếu xạ (C/kg), giá trị chiếu xạ (A/kg), liều (Gy), liều tương đương (Sv), v.v… cũng còn sử dụng tuỳ tiện chưa có quy định thống nhất, dẫn đến việc khai thác tài liệu vào nhiều mục đích khác nhau sau này gặp khó khăn. Nói tóm lại do chưa có sự thống nhất về các thuật ngữ và đơn vị trong điều tra chi tiết môi trường phóng xạ nên các kết quả đạt được chưa có s ức thuyết phục và chưa hòa nhập được với tài liệu của các nước trong khu vực và trên thế giới. Để không ngừng nâng cao chất lượng tài liệu và hiệu quả trong công tác điều tra chi tiết môi trường phóng xạ và hoà nhập với tài liệu điều tra của thế giới, cần phải có sự thống nhất về nhận thức các thuật ngữ sử dụng trong điều tra chi tiết môi trườ ng phóng xạcác đơn vị. I. Các thuật ngữ, định nghĩa - Căn cứ Luật năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 của nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 03 tháng 6 năm 2008. - Căn cứ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6866/2001 về an toàn bức xạ, giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng. Trên cơ sở tham khảo các tài liệu do cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế công bố, gồm: Tiêu chuẩn cơ bản về an toàn đối với việc bảo vệ bức xạ. IAEA-1982; Tiêu chuẩn cơ bản quốc tế về an toàn bảo vệ phòng chống bức xạ ion hoá và an toàn đối với các nguồn phóng xạ của IAEA-1996. Thông báo của nhà nước Liên bang Nga, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Ủy ban châu Âu… Chúng 8 tôi đề xuất thống nhất các thuật ngữ, định nghĩa các đại lượng điều tra môi trường như sau: 1. Bức xạ (radiation): Là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hoá vật chất. 2. Nguồn bức xạ: Là nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ. 3. Chất phóng xạ: Là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ. 4. Chất thải phóng xạ: Là chất thải chứa chất phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ phải thải bỏ. 5. Sự cố bức xạ: Là những tai biến, rủi ro xảy ra trong quá trình tiến hành công việc bức xạ, gây ra hoặc có thể gây ra hậu quả bức xạ nguy hiểm đối với sức khoẻ con người và môi trường. 6. An toàn bức xạ: Là việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người, môi trường. 7. Kiểm soát bức xạ: Là việc thực hiện các biện pháp hành chính và kỹ thuật nhằm quản cơ sở bứ c xạ, nguồn bức xạ, địa điểm cất giữ chất thải phóng xạ và công việc bức xạ. 8. Hoạt độ phóng xạ (activity): Là đại lượng biểu thị số hạt nhân phân rã phóng xạ trong một đơn vị thời gian. 9. Phông bức xạ tự nhiên (natural background radiation): Là những bức xạ có nguồn gốc tự nhiên như: - Bức xạ từ vũ trụ. - Bức xạ từ các hạt nhân tự nhiên có trong đất đá, không khí, nước, cơ thể con người và sinh vật, vật liệu… 10. Sự chiếu xạ: Là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc một đối tượng vật chất khác. 11. Liều chiếu xạ: Là đại lượng đo mức độ chiếu xạ. 12. Liều xạ chiếu trong: Là liều bức xạ do bị chi ếu bằng các chất phóng xạ xâm nhập vào bên trong cơ thể (do ăn, uống, hít thở các chất phóng xạ vào người) và các chất phóng xạ có ngay trong cơ thể con người. 13. Liều xạ chiếu ngoài: Là liều bức xạ do bị chiếu xạ bằng các nguồn bức xạ ở bên ngoài cơ thể. 14. Liều xạ cá nhân: Là liều bức xạ tính riêng cho mỗi cá nhân. 15. Liều xạ tập thể: Là liều bức xạ tính cho mộ t tập thể người cùng chịu một liều trung bình như nhau. 9 16. Liều xạ giới hạn: Là giá trị liều bức xạ được quy định, không được phép vượt quá. 17. Liều xạ quá liều: Là sự chiếu xạ vượt quá liều giới hạn. 18. Hiệu ứng cấp: Là hiệu ứng có hại xảy ra sau một thời gian ngắn khi bị chiếu xạ một lần với liều cao. 19. Tẩy xạ: Là quá trình loại bỏ hoặc làm giảm các chất bẩn phóng xạ ở bên trong hoặc trên bề mặt của đối tượng xuống mức cho phép. 20. Thiết bị đo lường bức xạ: Là thiết bị, máy móc dùng để đo liều bức xạ, hoạt độ nguồn phóng xạ, xác định các đồng vị phóng xạ, v.v… 21. Liều xạ kế cá nhân: Là dụng cụ để đo liều bức xạ cá nhân. 22. Máy cảnh báo bức xạ: Là thiết bị, máy móc dùng để phát ra tín hiệu thông báo li ều bức xạ vượt quá một mức nhất định có khả năng gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người. 23. Hiệu chuẩn: Là so sánh các máy đo với máy đo chuẩn hoặc nguồn bức xạ chuẩn để hiệu chỉnh sai lệch, bảo đảm số đo của máy là tin cậy. 24. Kiểm xạ: Là việc đo liều chiếu xạ hoặc đo mức nhiễm bẩn phóng xạ để đánh giá, kiểm soát mức độ chiếu xạ do bức xạ hoặc chất phóng xạ gây ra. 25. Vùng kiểm soát bức xạ: Là vùng mà ở đó cần áp dụng những biện pháp an toàn bức xạ thích hợp (như hạn chế ra vào, kiểm xạ cá nhân, theo dõi sức khoẻ đặc biệt…). 26. Nhiễm bẩn phóng xạ: Còn được gọi là nhiễm xạ hoặc nhiễm phóng xạ. Bình thường hoạt độ phóng xạ riêng không vượt quá 70 kilô Becquerel trên 1kilôgam (kBq/kg), nh ưng vì do nào đó hoạt độ phóng xạ riêng đã quá giới hạn đó. 27. Liều hấp thụ (absorbed dose): Là đại lượng vật cơ bản, tính bằng jun trên kilôgam (J.kg -1 được gọi là gray (Gy) xác định như sau: dE D = dm Trong đó: dE là năng lượng trung bình được truyền bởi bức xạ ion hoá vào thể tích yếu tố của vật chất. dm là khối lượng vật chất thể tích của yếu tố đó. 28. Liều tương đương: H T,R (equivalent dose): Là liều lượng H T,R tính bằng J.kg -1 được gọi là Sievent (Sv), xác định như sau: H T,R = D T,R .W R Trong đó D T,R là liều hấp thụ do loại bức xạ R gây ra, lấy trung bình cơ quan hoặc mô T. 10 W R là trọng số bức xạ đối với loại bức xạ R. Khi trường bức xạ gồm nhiều loại bức xạ với các trọng số bức xạ W R khác nhau thì liều tương đương được xác định theo: H T,R = ΣW R . D T,R 29. Liều hiệu dụng E (effective dose): Là đại lượng E tính bằng (J.kg -1 ) được gọi là Sievert (Sv), là tổng liều tương đương của từng loại mô nhân với trọng số mô tương ứng: E = ΣW T . H T Trong đó: H T là liều tương đương của mô T; W T là trọng số mô của T. 30. Trọng số bức xạ (radiation weighting factor): Là hệ số nhân đối với liều hấp thụ dùng để tính hiệu quả tương đối của các bức xạ khác nhau trong việc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Ví dụ như trọng số bức xạ của bức xạ γ, β, các điện tử là 1, của các hạt α là 20, các hạt nơtrôn là t ừ 5 đến 20 tuỳ thuộc năng lượng. 31. Trọng số mô, W T (tissue weighting factor): Là các hệ số nhân của liều tương đương đối với một cơ quan hoặc tổ chức mô dùng cho mục đích an toàn bức xạ để tính độ nhạy cảm bức xạ khác nhau của các cơ quan và tổ chức mô đối với các hiệu ứng ngẫu nhiên của bức xạ. Ví dụ: như Cơ quan sinh dục: W T = 20 Tuỷ sống: W T = 0,12 Phổi: W T = 0,12 Dạ dày: W T = 0,12 v.v… 32. Chiếu xạ nghề nghiệp (occupational exposure): Là tất cả các loại chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ trong quá trình làm việc. 33. Chiếu xạ dân chúng (public exposure): Là sự chiếu xạ đối với các thành viên dân chúng từ các nguồn bức xạ, không kể chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ y tế và phông bức xạ tự nhiên ở khu vực bình thường, nhưng có tính tới chiếu xạ gây ra bởi các nguồn bức xạcác công việc bức xạ đã được cấp phép và chiếu xạ trong các trường hợp can thiệp. 34. Chiếu xạ tiềm năng (potential exposure): Là sự bức xạ không được dự tính trước nhưng có thể xảy ra từ một sự cố bức xạ hoặc một nguồn phóng xạ tự nhiên, ví dụ: hỏng hóc các thiết bị chứa nguồn phóng xạ hoặc sai sót khi vận hành. 35. Chiếu xạ tự nhiên (natural exposure): Là chiế u xạ gây ra bởi các nguồn tự nhiên. 36. Các nguồn tự nhiên (natural sources): Là các nguồn bức xạ thường gặp trong tự nhiên bao gồm bức xạ vũ trụ và các nguồn bức xạ của trái đất. [...]... bức xạ dù là yếu 30 Chương III ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XỬ LÝ, BIỂU DIỄN, HIỂN THỊ CÁC KẾT QUẢ TRONG ĐIỀU TRA CHI TIẾT MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ Công tác điều tra môi trường phóng xạ ở nước ta đã tiến hành từ nhiều năm nay trên phạm vi khá rộng rãi, bao gồm hàng chục đô thị, các vùng dân cư, khu công nghiệp, các vùng mỏ có liên quan quặng phóng xạ Các kết quả thu được cho phép tính được liều chi u... điểm hoặc các loại bản vẽ khác; Việc ứng dụng các công cụ bản đồ và GIS vốn là thế mạnh của MapInfo cũng bị hạn chế Để khắc phục những bất cập trên và để nâng cao chất lượng xử lý, hiển thị các kết quả điều tra chi tiết môi trường phóng xạ, phục vụ điều tra đánh giá môi trường bức xạ tự nhiên ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu xây dựng chương trình tính liều chi u trên cơ sở kết quả đo thu... thường khí phóng xạ radon…Từ việc khoanh định qui mô các dị thường phóng xạ sẽ giúp cho việc tìm kiếm, phát hiện các mỏ phóng xạ, mỏ đất hiếm hoặc các mỏ có nguyên tố cộng sinh với các nguyên tố phóng xạ Trong điều tra chi tiết môi trường phóng xạ người ta cũng đặc biệt quan tâm tới các dị thường bức xạ Các dị thường bức xạ là những điểm, khu vực, vùng, miền có suất liều chi u bức xạ tự nhiên cao hơn... xạ A (Bq) - Hoạt độ phóng xạ Hoạt độ phóng xạ của một đơn vị a Bq/kg riêng khối lượng Hoạt độ phóng xạ của chất khí - Hàm lượng phóng xạ CA Bq/m3 hoặc chất lỏng - Hoạt độ phóng xạ bề Hoạt độ phóng xạ trên một đơn vị Bq/m2 aS mặt diện tích Culông/kg Ảnh hưởng ion hoá của tia X và - Sự chi u xạ X (C/kg) tia γ trong không khí Sự chi u xạ trên 1 đơn vị thời Ampe/kg gian, trường bức xạ gamma - Giá trị chi u... sẽ được suất liều chi u trung bình hàng năm của phông bức xạ tự nhiên Trong phương pháp này, người ta không tính được giá trị suất liều chi u xạ tại các vùng mỏ phóng xạ, đất hiếm, các khu vực có dị thường phóng xạ cao, các vùng có độ cao trên 4km, chi u xạ trong y học, nhà máy điện nguyên tử, sự cố Chernobyl Ở đây chỉ tính đến liều chi u xạ của các nguyên tố phóng xạ tự nhiên ở các vùng có mức phông... Th - Khi ε>10 thì bản chất dị thường khí phóng xạ là radon - Khi ε . hiển thị các kết quả điều tra chi tiết môi trường phóng xạ . Mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng xử lý, hiển thị các kết quả điều tra chi tiết. các chương trình xử lý tự động để xử lý các kết quả điều tra chi ti ết môi trường phóng xạ và so sánh các kết quả thu được trong nghiên cứu với những tài liệu mới nhất của các tổ chức môi trường. toán, xử lý số liệu điều tra chi tiết môi trường bức xạ đô thị Điện Biên 42 III.7. Kết quả tính toán, xử lý số li ệu điều tra chi tiết môi trường bức xạ Dấu Cỏ, Thanh Sơn, Phú Thọ 42 Kết

Ngày đăng: 16/04/2014, 18:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan