tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

45 434 0
tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA QTKD **** TÀI LIỆU ÔN THI MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (CHUYÊN MỤC: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH) Biên soạn: Th.s. Nguyễn Thị Việt Ngọc Hà Nội, 05.2012 MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHẦN 1: LÝ THUYẾT 1.1. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm và nội dung phân tích Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó, giúp các nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Những thông tin này sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý ra các quyết định điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, bảo đảm cho doanh nghiệp có được một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời, nội dung phân tích này còn góp phần củng cố cho các nhận định đã rút ra khi đánh giá khái quát tình hình tài chính. Như vậy, về thực chất, phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp gồm các nội dung: phân tích cơ cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn và phân tích mối quan hệ giữ a tài sản và nguồn vốn. Nội dung phân tích này gắn với việc xem xét cấu trúc tài chính theo nghĩa rộng. 1.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Giá trị của từng bộ phận tài sản Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản = Tổng số tài sản x 100 Để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số tài sản cũng như theo từng loại tài sản. Nhằm thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấu tài sản, khi phân tích, có thể lập bảng sau: Bảng 1.1. Bảng phân tích cơ cấu tài sản Cuối năm Cuối năm N so với cuối năm… (N-3) (N-2) (N-1) N (N-3) (N-2) (N-1) Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng A B C D E G H I K L M N O P Q R S T A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác Tổng số tài sản Các nội dung chủ yếu nắm được từ bảng phân tích trên: - Cột “Số tiền” trong kỳ phân tích (cột I) và kỳ gốc (các cột B, D, G) phản ánh trị số của từng chỉ tiêu (từng loại tài sản và tổng số tài sản) ở thời điểm cuối kỳ tương ứng (cuối năm N và các năm liền kề trước năm N). Trong đó, số tổng cộng theo từng cộ t của chỉ tiêu A “Tài sản ngắn hạn” và chỉ tiêu B “Tài sản dài hạn” đúng bằng số liệu của chỉ tiêu “Tổng số tài sản” ở từng kỳ. - Cột “Tỷ trọng” trong kỳ phân tích (cột K) và kỳ gốc (các cột C, E, H) phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và từng loại tài sản ngắ n hạn, dài hạn cụ thể) chiếm trong tổng số tài sản ở từng thời điểm cuối kỳ tương ứng (cuối năm N và các năm liền kề trước năm N); trong đó, số tổng cộng theo từng cột của các chỉ tiêu bộ phận (“Tài sản ngắn hạn” và “Tài sản dài hạn”) đúng bằng 100% và đúng bằng tỷ trọng của chỉ tiêu “Tổng số tài sản”. - Cột “Cuối năm N so với cuối năm (N-1), (N-2) và (N-3)”: + Cột “Số tiền” (các cột L,O và R): phản ánh về sự biến động tuyệt đối của tổng số tài sản cũng như từng loại tài sản theo thời gian. Qua các cột này, các nhà phân tích sẽ thấy được mức độ biến động về quy mô của tài sản cũng như nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong t ổng số tài sản. Đồng thời các nhà phân tích sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bộ phận (từng loại tài sản) đến sự biến động của chỉ tiêu A “Tài sản ngắn hạn”, chỉ tiêu B “Tài sản dài hạn” cũng như ảnh hưởng của “Tài sản ngắn hạn” và “Tài sản dài hạn” đến sự biến động c ủa chỉ tiêu “Tổng số tài sản”. + Cột “Tỷ lệ” (các cột M, P và S): phản ánh sự biến động về số tương đối theo thời gian của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Qua các cột này, các nhà phân tích sẽ thấy được mức độ tăng tưởng và xu hướng biến động theo thời gian của từng loại tài sản. + Cột “Tỷ trọng” (các cộ t N, Q và T): phản ánh tình hình biến động về tỷ trọng theo thời gian của từng loại tài sản. Sự thay đổi theo thời gian về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản sẽ cho các nhà quản lý đánh giá được xu hướng biến động của cơ cấu tài sản hay tình hình phân bổ vốn. 1.1.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệ p cần phải xác định nhu cầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn. Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau; trong đó, có thể quy về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh (vốn đầu tư của chủ sở hữu). Ngoài ra, thuộc vốn chủ sở hữu còn bao gồm một số khoản khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như: chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ doanh nghiệp,… Vốn chủ sở hữu không phải là các khoản nợ nên doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Khác với vốn chủ sở hữu, nợ phải trả phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh; do vậy, doanh nghiệp phải cam kết thanh toán và có trách nhiệm thanh toán. Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lý nắm được cơ cấu vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay, nhà cung cấp, người lao động, ngân sách,… về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của họ. Cũng qua phân tích nguồn vốn, các nhà quản lý cũng nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ c ấu nguồn vốn huy động. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Trước hết, cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn. Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn = Tổng số nguồn vốn x 100 Để biết được chính xác tình hình huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số nguồn vố n cũng như theo từng loại nguồn vốn. Để thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn, khi phân tích, có thể lập bảng sau: Bảng 1.2. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Cuối năm Cuối năm N so với cuối năm… (N-3) (N-2) (N-1) N (N-3) (N-2) (N-1) Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng A B C D E G H I K L M N O P Q R S T A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác Tổng số nguồn vốn Các nội dung chủ yếu nắm được từ bảng phân tích trên: - Cột “Số tiền” trong kỳ phân tích (cột I) và kỳ gốc (các cột B,D,G) phản ánh trị số của từng chỉ tiêu (từng loại nguồn vốn và tổng số nguồn vốn) ở thời điểm cuối kỳ tương ứng (cuối năm N và các năm liền kề trước năm N). Trong đó, số tổng cộng theo từng cột của chỉ tiêu A “Nợ phải trả” và chỉ tiêu B “Vốn chủ sở hữu” đúng bằng số liệu của chỉ tiêu “Tổng số nguồn vốn” ở từng kỳ. - Cột “Tỷ trọng” trong kỳ phân tích (cột K) và kỳ gốc (các cột C, E, H) phản ánh tỉ trọng củ a từng bộ phận nguồn vốn (Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, từng loại vốn chủ sở hữu, từng khoản nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn) chiếm trong tổng số nguồn vốn ở từng thời điểm cuối ỳ tương ứng (cuối năm N và các năm liền kề trước năm N); trong đó, số tổng cộng theo từng cột của các chỉ tiêu bộ phận (“Nợ phải trả” và “Vốn chủ sở hữu”) đúng bằng 100% và đúng bằng tỷ trọng của chỉ tiêu “Tổng số nguồn vốn”. - Cột “Cuối năm N so với cuối năm (N-1), (N-2) và (N-3)”: + Cột “Số tiền” (các cột L, O và R): phản ánh về sự biến động tuyệt đố i của tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn theo thời gian. Qua các cột này, các nhà phân tích sẽ thấy được mức độ biến động về quy mô của nguồn vốn cũng như nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn. Đồng thời các nhà phân tích sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bộ phận (từng loại nguồn vốn) đến sự biến động của chỉ tiêu A “Nợ phải trả”, chỉ tiêu B “Vốn chủ sở hữu” cũng như ảnh hưởng của “Nợ phải trả” và “Vốn chủ sở hữu” đến sự biến động của chỉ tiêu “Tổ ng số nguồn vốn”. + Cột “Tỷ lệ” (các cột M,P và S): phản ánh sự biến động về số tương đối theo thời gian của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn. Qua các cột này, các nhà phân tích sẽ thấy được mức độ tăng tưởng và xu hướng biến động theo thời gian của từng loại nguồn vốn. + Cột “Tỷ trọng ” (các cột N, Q và T): phản ánh tình hình biến động về tỷ trọng theo thời gian của từng loại nguồn vốn. Sự thay đổi theo thời gian về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn sẽ cho các nhà quản lý đánh giá được xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn hay cơ cấu nguồn huy động. Bằng việc xem xét b ảng phân tích trên, các nhà quản lý sẽ thấy được những đặc trưng trong cơ cấu huy động vốn của doanh nghiệp, xác định được tính hợp lý và an toàn của việc huy động vốn. Qua việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của nhiều kỳ kinh doanh, gắn với điều kiện kinh doanh cụ thể, các nhà quản lý sẽ có quyết định huy động ngu ồn vốn nào với mức bao nhiêu là hợp lý, bảo đảm hiệu quả kinh doanh cao nhất. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn, doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp, ) là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và t ương đối) khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp, an ninh tài chính thiếu bền vững. Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích sẽ nắm được trị số và sự biến động của các chỉ tiêu: Hệ số tài trợ, Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn. Các ch ỉ tiêu này đều cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu “Hệ số tài trợ” càng cao, mức độ độc lập tài chính càng cao và ngược lại. Còn trị số của các chỉ tiêu “Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu” và “Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn” càng cao, mức độ độc lập v ề tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại. Vốn chủ sở hữu Hệ số tài trợ = Tổng số nguồn vốn Nợ phải trả Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn = Tổng số nguồn vốn 1.1.4. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn - Quan hệ cân đối 1: Nguồn vốn chủ sở hữu và Tài sản thiết yếu (Vốn bằng tiền + Hàng tồn kho + Tài sản cố định) Theo quan điểm luân chuyển vốn, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đủ đảm bảo trang trải các loại tài sản cho hoạt động chủ yếu của công ty mà không cần phải đi vay hay chi ếm dụng, tuy nhiên cân đối này chỉ mang tính lý thuyết. Vì vậy, cần phải so sánh quan hệ cân đối 1 ở các kỳ tính toán và đưa ra nhận xét cụ thể. - Quan hệ cân đối 2: Nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định (Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn) và tài sản đang có (Vốn bằng tiền + Hàng tồn kho + Tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn). - Ngoài ra còn cần phải tính ra và so sánh các ch ỉ tiêu sau: + Hệ số nợ so với tài sản Chỉ tiêu này phản ứng mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Trị số này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp. Nợ phải trả Hệ số nợ so với tài sản = Tài sản Hệ số này còn được xác định như sau: Tài sản – Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Hệ số nợ so với tài sản = Tài sản =1 - Nguồn vốn = 1 - Hệ số tài trợ Để giảm “Hệ số nợ so với tài sản” doanh nghiệp phải tìm biện pháp để tăng “Hệ số tài trợ” + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Khác với mục đích sử dụng khi đánh giá khái quát khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp, chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” sử dụng trong trường hợp này lại có mục đích đánh giá chính sách sử dụng v ốn của doanh nghiệp Tổng tài sản Hệ số khả năng thanh toán tồng quát = Tổng nợ phải trả + Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu “Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu” là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Tài sản Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Hệ số này còn được viết lại như sau: Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả Nợ phải trả Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu =1+ Vốn chủ sở hữu Nhằm thuận tiện cho việc đánh giá mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, qua đó thấy rõ được chính sách huy động và sử dụng vốn, khi phân tích, có thể lập bảng sau: Bảng 1.3. Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Cuối năm Cuối năm N so với cuối năm… (N-3) (N-2) (N-1) Chỉ tiêu (N-3) (N-2) (N-1) N ± % ± % ± % A B C D E F G H I K L 1. Hệ số nợ so với tài sản 2. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 3. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu Qua bảng phân tích trên, các nhà phân tích sẽ nắm được các nội dung chủ yếu sau: - Các cột B,C,D,E phản ánh trị số của từng chỉ tiêu ở thời điểm cuối kỳ tương ứng (cuối năm N và các năm liền kề trước năm N) - Các cột F,H và K “±” phản ánh mức độ biến động về số tuyệt đối của từng chỉ tiêu theo thời gian. Qua các cột này, các nhà phân tích sẽ thấy được mức độ biến động về quy mô của từng chỉ tiêu. - Các cột G, I và L “%” phản ánh sự biến động về số tương đối theo thời gian của từng chỉ tiêu. Qua cột này, các nhà phân tích sẽ thấy được mức độ tăng trưởng và xu hướng biến động theo thời gian của từng chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. 1.2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN 1.2.1. Phân tích tình hình các khoản phải thu Các khoản phả i thu của doanh nghiệp bao gồm: phải thu của khách hàng, phải thu của người bán về việc ứng trước tiền, phải thu của cán bộ công nhân viên, phải thu của các đối tượng khác,… Khi phân tích thường so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ hoặc qua nhiều thời điểm để thấy được quy mô và tốc độ biến động của từng khoản phải thu, cơ cấu của các khoản phải thu… Các khoản phải thu Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và tổng vốn = Tổng vốn x 100 Nhằm thuận tiện cho việc phân tích các khoản phải thu, khi phân tích, có thể lập bảng sau: Bảng 1.4. Bảng phân tích các khoản phải thu Cuối năm Cuối năm N so với cuối năm… (N-3) (N-2) (N-1) N (N-3) (N-2) (N-1) Các khoản phải thu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng ± % ± % ± % A B C D E G H I K L M N O P Q 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu nội bộ 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng 5. Các khoản phải thu khác 6. Dự phòng các khoản phải thu Tổng cộng Trong các khoản phải thu, phải thu của khách hàng thường chiếm tỷ trọng đáng kể, phải thu của khách hàng có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình tài sản của doanh nghiệp. Khi các khoản phải thu của khách hàng có khả năng thu hồi thì chỉ tiêu giá trị tài sản thuộc bảng cân đối kế toán có ý nghĩa cho quá trình tính toán, ngược lại khi chỉ tiêu phải thu của khách hàng không có khả năng thu hồi thì độ tin cậy trên bảng CĐKT thấp ảnh hưởng đến quá trình phân tích. 1.2.2. Phân tích tình hình công nợ phải trả Các khoản phải trả của doanh nghiệp bao gồm: phải trả người bán, phải trả cán bộ công nhân viên, thuế phải nộp ngân sách, phải trả tiền vay, phải trả đối tượng khác, Khi phân tích thường so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ hoặc so sánh qua nhiều thời điểm liên tiếp để thấy được quy mô và tốc độ tăng giảm của t ừng khoản phải trả, cơ cấu của từng khoản phải trả. Thông tin từ kết quả phân tích là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định thanh toán phù hợp nhằm nâng cao uy tín và hạn chế rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Nhằm thuận tiện cho việc phân tích các khoản phải trả, khi phân tích, có thể lập bảng sau: [...]... lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với chi phí… Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của từng nội dung cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích như phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ Tài liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh chủ yếu là báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bên cạnh... biết trong 1 kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng bất động sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả đầu tư bất động sản của doanh nghiệp là đúng hướng Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư = Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư – Chi phí hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư Giá trị thuần bất động sản đầu tư... thuế Tổng doanh thu thuần Tỷ suất sinh lời của Số vòng quay của tài Tỷ suất sinh lời của = x tài sản ngắn hạn sản ngắn hạn tổng doanh thu thuần Tổng doanh thu thuần bằng doanh thu của hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu hoạt động khác * Phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn - Số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn Số vòng luân chuyển của tài sản... sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư chứng khoán dài hạn, cho vay dài hạn,… Khi phân tích hiệu quả các khoản đầu tư tài chính dài hạn ta xác định chỉ tiêu sau: - Tỷ suất sinh lời của tài sản đầu tư tài chính dài hạn Tỷ suất sinh lời của tài sản Lợi nhuận của hoạt động ĐTTCDH = x 100 đầu tư tài chính dài hạn Tài sản bình quân của đầu tư tài chính dài hạn Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh. .. tố đầu vào bao gồm: Tổng tài sản bình quân, tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân, tổng tài sản dài hạn bình quân, tổng tài sản ngắn hạn bình quân Hoặc chi phí, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động trên Báo cáo kết quả kinh doanh 1.3.2 Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh a Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cung cấp cho mọi đối... phận 1.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản a Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung Các chỉ tiêu thường sử dụng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản như sau: - Tỉ suất sinh lời tài sản Tỷ suất sinh lời của Lợi nhuận sau thuế = x 100 tài sản (ROA) Tài sản bình quân Cách xác định chỉ tiêu này tương tự như phần phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết, trong 1 kì phân tích doanh nghiệp... tương lai của doanh nghiệp càng tốt sẽ góp phần ổn định tình hình tài chính 1.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI 1.3.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh a Khái niệm về hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất b Bản chất của hiệu quả kinh doanh Thực... phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Tài sản ngắn hạn bình quân được tính theo kì phân tích, tùy theo mục đích phân tích tháng, quý, năm, có thể tính như sau: Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn đầu kỳ + Tài sản ngắn hạn cuối kỳ = bình quân 2 - Số vòng quay của tài sản ngắn hạn (Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn) Số vòng quay của tài sản ngắn hạn = Tổng doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình... cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thường phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, cơ chế quản lý và phân cấp tài chính trong các doanh nghiệp Trong thực tế các doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu nguồn vốn cũng khác nhau Cơ cấu nguồn vốn tác động đến nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp b Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (nguồn vốn chủ sở hữu) Các... quả sử dụng tài sản ngắn hạn c Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp Tài sản dài hạn đó là những tài sản thường có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, thời gian sử dụng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Tài sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồm: - Các khoản phải thu dài hạn như phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ… - Tài sản cố định, bất động sản đầu . TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHẦN 1: LÝ THUYẾT 1.1. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm và nội dung phân tích Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, . chất, phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp gồm các nội dung: phân tích cơ cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn và phân tích mối quan hệ giữ a tài sản và nguồn vốn. Nội dung phân tích. cáo kết quả kinh doanh 1.3.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hi ệu quả kinh doanh a. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cung

Ngày đăng: 16/04/2014, 17:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bia.pdf

  • TL TN mon PTHDKD.pdf

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan