Những bí quyết nuôi, dạy con trưởng thành, giàu có.

49 634 1
Những bí quyết nuôi, dạy con trưởng thành, giàu có.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dạy con từ thuở còn thơ, câu tục ngữ này không sai một chút nào nhưng dạy như thế nào mới là điều quan trọng.Mỗi đất nước có phong tục tập quán riêng biệt khác nhau, nên việc dạy dỗ trẻ em cũng khác nhau. Qua kinh nghiệm riêng của tôi và những gì tôi học được, xin giới thiệu đến các bạn một vài nét khác biệt trong việc dạy dỗ con cái của người Đức. Do còn nhỏ và thiếu kinh nghiệm, trẻ không biết kiểm soát sự giận dữ, cha mẹ cần dạy con cư xử thế nào là phù hợp và thế nào là sai trái. Bạn có thể áp dụng những lời khuyên sau khi phát hiện con bắt đầu chửi bậy. Nguyên tắc là không được mở cửa cho bất cứ ai trừ bố mẹ nhưng nếu thấy có người có vẻ cố tình rình rập ở cửa để vào nhà thì trẻ nên bật TV thật lớn, gây tiếng ồn trong nhà để kẻ lạ mặt nghĩ trong nhà có người lớn..Biết tự đi vệ sinh, có thể nói một câu hoàn chỉnh, biết tôn trọng trẻ khác... là những kỹ năng mà trẻ cần được trang bị trước khi vào tiểu học. Dạy con cách làm giàu..v..v...v.. Đó là nội dung cơ bản của tài liệu:"Những bí quyết nuôi dạy con trưởng thành, giàu có " Trân trọng giới thiệu cùng quý vị!

1. Mẹ Đức dạy con: Không chê được điểm nào. Dạy con từ thuở còn thơ, câu tục ngữ này không sai một chút nào nhưng dạy như thế nào mới là điều quan trọng. Mỗi đất nước có phong tục tập quán riêng biệt khác nhau, nên việc dạy dỗ trẻ em cũng khác nhau. Qua kinh nghiệm riêng của tôi và những gì tôi học được, xin giới thiệu đến các bạn một vài nét khác biệt trong việc dạy dỗ con cái của người Đức. 1. Giới hạn đầu tiên Dạy con từ thuở còn thơ, câu tục ngữ này không sai một chút nào nhưng dạy như thế nào mới là điều quan trọng. Từ vựng mà các bé thực sự hiểu được đầu tiên đó là từ "Không". Vì vậy, khi nói "Không" với bé, mẹ nói nghiêm túc, rõ ràng để bé hiểu được đúng nghĩa của từ này, sau đó tại sao bé "Không" được phép làm. Bé chưa hiểu gì nhiều nhưng từ "Không" được lặp đi lặp lại nhiều lần bé sẽ quen, bộ nhớ của trẻ như một cái tủ rỗng, từ "Không" là thứ đồ đạc đầu tiên được đặt vào. Nên các bạn thấy, trẻ em phương Tây chơi chung với bạn rất tự giác và độc lập, chỉ cần nghe mẹ nói "Không" là bé tự ý biết mình không được phép làm việc đó. Đối với trẻ lớn hơn, chúng bắt đầu hình thành tính cách cá nhân nên chúng có lý lẽ của chúng để tránh từ "Không" của bố mẹ. Trong trường hợp này cần đến đàm phán và thương lượng. Mẹ nên giải thích lý do tại sao một cách cặn kẽ cho bé, vì dù sao bé cũng nên biết cái vạch giới hạn của bố mẹ đề ra. Đặc biệt khi mẹ nói "Không" thì bố cũng phải đồng tình và ngược lại, vì bé sẽ cầu cứu người thứ ba. Để cho bé biết rằng điều đó được sự nhất trí của bố mẹ thì bố mẹ phải phối hợp ăn ý, khi không cầu cứu ai được nữa bé sẽ hiểu: À, mình "Không" được phép làm thật rồi. Phương châm của các bậc cha mẹ người Đức là làm bạn của trẻ để tìm phương án giải quyết tốt nhất, đừng cho rằng bố mẹ luôn luôn đúng và bắt buộc con luôn làm theo ý mình, điều này hoàn toàn sai lầm. Bố mẹ cũng phải tôn trọng ý kiến của con cái khi con nói "Không". 2. Rèn luyện tính tự lập Ở Việt Nam, các mẹ gặp nhau câu đầu tiên bao giờ cũng hỏi: "Cháu bao nhiêu cân?"; "Cháu làm được những gì rồi"…Ngược lại hoàn toàn với người Đức, mỗi đứa trẻ phát triển theo cách riêng của chúng vì thế đừng đem con mình ra so sánh với những trẻ khác. Vừa làm cho bố mẹ thêm suy nghĩ mà làm như vậy là bất công đối với con, khiến cho trẻ cảm thấy mình kém cỏi so với bạn bè. Trong tầm tuổi này trẻ con vẫn chơi nhiều hơn học nên hãy để chúng tiếp xúc với thiên nhiên hoa lá con vật nhiều hơn với chữ, số. Có thể bé biết nhặt nhạnh từng hòn đá, lá cây, con ốc sên từ những chuyến đi rừng hay vào nông trại. Học từ thiên nhiên là bài học hữu hiệu nhất và mang lại hiệu quả nhất cho các bé. Vừa học vừa chơi, tạo cho bé tinh thần thoải mái phấn chấn khiến cho bé ăn ngon hơn ngủ tốt hơn. Nhiều trẻ em ở Việt Nam ở trường học rất giỏi nhưng khi bước ra ngoài đời thì không có kiến thức thực tế. Đối với người Đức, trẻ em cần được học tính tự lập từ rất sớm, ngay từ việc nhỏ nhất. Ví dụ, khi mẹ làm cái gì nên cho bé đứng hay ngồi bên cạnh xem cùng hoặc hướng dẫn cho bé làm cùng, đừng nói “Con không được sờ vào, để mẹ làm một loáng cho nhanh”. Mẹ làm thì nhanh thật nhưng bé sẽ không học được gì nếu bố mẹ cứ làm hộ mãi. Khi nấu cơm hãy cho bé đong gạo, giặt quần áo hãy để bé tự cho quần áo của nó vào máy giặt. Dọn nhà hãy đưa cho bé một cái khăn và khoanh vùng, đây là vùng của con. Đặc biệt rác phải được bỏ vào thùng rác. Trẻ em học rất nhanh và nhớ lâu, chỉ cần hướng dẫn một lần, lần sau bé sẽ nhớ và tự ý thức được việc đó phải làm như thế nào. Riêng khoản ăn uống là cả vấn đề cần bàn đến. Ngay từ khi bé biết ngồi ta nên tập cho bé ngồi vào bàn ăn cùng với bố mẹ. Phải đợi cho khi mọi người đầy đủ mới được ăn và chỉ được phép rời bàn ăn khi mọi người ăn xong xuôi (không tính trường hợp phải đi vệ sinh) Không nên vác bát đi khắp xóm hoặc cầm nắm cơm vừa chạy vừa hò hét xung quanh mâm. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, nên thay vì để radio thì hãy đọc cho con nghe một câu chuyện nhẹ nhàng, hỏi bé đủ chuyện trên trời dưới biển. Hôm nay làm những cái gì, ở lớp ra sao, vân vân. Việc này tạo thói quen cho bé nói ra những suy nghĩ của mình, giúp các mẹ sau này rất nhiều khi các bé ở độ tuổi vị thành niên. Chúng sẽ coi bố mẹ như một người bạn mà dốc bầu tâm sự. 3. Tình cảm và cách ứng xử trong gia đình Cách thể hiện tình cảm của người phương Tây bộc lộ rõ rệt, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cảm nhận tình cảm của trẻ. Hàng ngày bé nghe những lời quan tâm chăm sóc của bố mẹ dành cho nhau, bé cảm nhận bố mẹ yêu thương nhau. Ví dụ bố hỏi mẹ: "Em yêu, em có khoẻ không?“. Ngay ngày hôm sau bé cũng hỏi mẹ: "Mẹ yêu, mẹ có khoẻ không?". Khỏi phải diễn tả cảm giác của mẹ lúc ấy thế nào, mẹ quá sung sướng ôm con rồi nói "Mẹ khoẻ, cám ơn con". Ngôn ngữ phương Tây có phần khách sáo hơn ngôn ngữ tiếng Việt cho nên trẻ con phương Tây có một phong cách nói chuyện lịch sự, chững chạc từ khi còn bé vì chúng đã được rèn luyện từ ngay trong gia đình. Các ông bố Việt Nam hay nói đàn ông thương vợ thương con giấu kín trong lòng, không ruột để ngoài da như các mẹ, nên trong gia đình ít khi có những lời yêu thương ngọt ngào giữa bố và mẹ. Nên các bé trai cũng học theo cách "giấu kín trong lòng", sau này chúng rất khó tìm cách thể hiện tình cảm của mình đối với bạn bè và người thân. Đặc biệt, "cám ơn, xin lỗi, làm ơn" là những từ bé được học từ khi lọt lòng. 4. Trẻ con và tiền Nhiều người cho rằng không nên cho trẻ con tiêu tiền sớm, vì tiền thúc giục bản năng xấu xa của con người. Người Đức dạy cho trẻ em cách tiêu tiền từ rất sớm. Người mẹ cho con một đồng và nói, con chỉ có một đồng thôi, nếu con mua kẹo thì con sẽ không được chơi ô tô, và nếu con chơi ô tô thì con sẽ không mua kẹo. Mỗi khi cho con đi mua đồ cùng, bé được phép chọn đồ và khi mẹ nói không được, cái này đắt quá, con chọn thứ khác đi, thứ nào rẻ hơn ấy. Lúc đầu bé không làm theo mà nằm ra đất khóc ăn vạ. Mẹ mặc kệ đẩy xe đi, bé khóc chán thì đứng lên chạy theo mẹ, nhiều lần như thế sẽ quen, để làm được việc này người mẹ cần phải rất kiên nhẫn. Mỗi khi mua cái gì cho bé thì mẹ đều đưa tiền cho con trả kèm theo "Con không được phép mang vật đó ra khỏi cửa hàng mà chưa trả tiền, như thế là không tốt, là phạm pháp". Sau rất nhiều lần như thế bé sẽ biết: À ha, phải trả tiền trước khi mang đồ đi. Phải cho trẻ biết giá của đồ vật ấy là bao nhiêu, có hợp với túi tiền nhà mình không. Không dạy cho trẻ cách "Có tiền ta mua được tất cả", hoặc chúng đòi cái gì cũng mua với ý nghĩ con mình không thua con hàng xóm được. Điều ấy tạo cho trẻ sớm có tính đua đòi, tồi tệ nhất sẽ dẫn đến ăn cắp. Trong một đám bạn chơi chung, nhưng khi ra về đồ chơi của bạn nào được trả về đúng cho bạn đó. Bố mẹ nên coi con cái như những người thầy dạy mình bước vào một thế giới khác. Trong thế giới ấy, bố mẹ cũng phải đắn đo suy nghĩ trước một quyết định nào đó. Nguồn: Khampha/VietNamnet 2.Xử trí khi con chửi bậy Do còn nhỏ và thiếu kinh nghiệm, trẻ không biết kiểm soát sự giận dữ, cha mẹ cần dạy con cư xử thế nào là phù hợp và thế nào là sai trái. Bạn có thể áp dụng những lời khuyên sau khi phát hiện con bắt đầu chửi bậy: 1. Không phản ứng thái quá Bạn không nên quá kinh ngạc khi nghe con lần đầu chửi bậy. Đơn giản là con đang bắt chước người lớn. Hãy bình tĩnh và đừng phản ứng thái quá, tránh khiến bé lầm tưởng rằng cứ chửi bậy sẽ được bố mẹ chú ý ngay lập tức, gây tác dụng ngược đối với việc giáo dục bé. 2. Tìm hiểu nguyên do Thời gian gần đây con bạn hay giận dữ và cáu kỉnh? Hẳn phải có lý do đằng sau cách cư xử của bé. Hãy tìm hiểu vấn đề bé gặp phải. Trẻ thường dùng các câu chửi bậy khi chúng cảm giác bị phớt lờ hay coi thường ở nhà. 3. Không nuông chiều Trước tiên bạn không được chiều trẻ. Nếu bạn nghe con chửi bậy, hãy sửa lại ngay cho bé. Bạn không nên quá gay gắt, nhưng cũng đừng cười với con vì có thể con sẽ nhận định đó là dấu hiệu cho thấy đó là việc đáng yêu và rằng bé có thể dùng mọi từ ngữ kiểu này để khiến mẹ cười. 4. Khích lệ tích cực Tặng con chút phần thưởng mỗi lần con tự kiềm chế và không chửi bậy sẽ vô cùng hữu ích. Con sẵn sàng làm mọi điều để được bố mẹ tán dương. Khi nhận được sự khích lệ, bé sẽ nỗ lực không chửi bậy nữa. 5. Dùng biện pháp cứng rắn Một biện pháp hữu hiệu khác để trị trẻ cứng đầu học chửi bậy là trừng phạt. Mỗi lần con chửi bậy, bạn hãy cương quyết lấy đi một món đồ bé thích. Ban đầu con bạn có thể vô cùng tức giận, nhưng dần dần bé sẽ hiểu ra vấn đề. 6. Làm gương Một cách hay để ngăn con bạn nói tục là làm gương cho bé. Cho con bạn thấy cha mẹ được mọi người tôn trọng là do có nhân cách tốt, dùng lời nói nhã nhặn và cư xử đúng mực. Nếu muốn được mọi người tôn trọng như vậy, bé cũng phải noi theo bố mẹ. 7. Kỷ luật Trẻ học nói bậy rất nhanh. Bạn hãy nói rõ với trẻ rằng không được phép sử dụng ngôn ngữ đó. Hãy dùng các biện pháp kỷ luật như cắt thời gian xem TV hay giảm thời gian chơi nếu cần thiết. Có thể bạn sẽ nhận lại sự cau có hay cái nhìn khó chịu, nhưng hãy nhớ đây là điều phải làm. 8. Dạy con Hãy ngồi nói chuyện dịu dàng với trẻ, giúp trẻ hiểu rằng chửi bậy sẽ làm tổn thương người khác. Hãy nhấn mạnh những tác động tiêu cực của hành động sai trái. Với trẻ nhỏ, bạn cần dạy dỗ và yêu thương. Với trẻ lớn, bạn cần quan tâm hơn, đồng thời phải nghiêm khắc hơn. Khánh Vy 3. Lý do bạn nên dạy con tính tự lập Dạy con tự lập chính là bạn đang truyền cho con thông điệp: "Con có giá trị, hữu ích và có khả năng". Giống như chim mẹ dạy chim con biết bay và tự đi kiếm mồi, việc chúng ta đào tạo cho con khả năng độc lập cũng rất quan trọng. Chắc chắn bạn chẳng bao giờ nghe thấy chim mẹ nói với con của nó rằng: “Con cứ ở trong tổ này. Ở ngoài kia nhà cửa nhiều lắm, con sẽ rất khó bay và chẳng kiếm được thức ăn. Con cứ ở mãi trong tổ càng lâu càng tốt". Dù bạn cố bao bọc trẻ thế nào thì cũng không thể đi theo con suốt cuộc đời, vì thế bạn cần dạy con khả năng độc lập ngay từ bé để con có thể trở thành người trưởng thành không phụ thuộc. Ngoài ra, còn có 10 lý do sau đây bạn nên dạy bé độc lập, theo liệt kê của trang web familyshare: 1. Dạy trẻ độc lập chính là trao cho bé thông điệp: "Con có giá trị, hữu ích và có khả năng". 2. Bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ trong tất cả công việc bọn trẻ có thể làm: Bọn trẻ cần tự dọn dẹp phòng của chúng, tự giặt quần áo của mình và làm một số việc khi gia đình chuẩn bị bữa ăn. 3. Bạn sẽ trở thành những bậc phụ huynh tốt hơn: Bạn muốn con mình sẽ trở thành những người lớn có khả năng độc lập. 4. Đó chính là lời nhắc nhở bọn trẻ: “Con có thể làm việc này”. Bọn trẻ sẽ làm nhiều việc nhanh chóng hơn và tốt hơn. 5. Bé học cách tự lập cũng có ích cho việc học các kiến thức học thuật. Những điều bé đang học sẽ có thể được áp dụng vào những việc bé đang làm. Ví dụ, khi bé tìm hiểu việc nướng bánh, sự hiểu biết các phép đo lường trong toán học sẽ có ích nhiều hơn. 6. Lòng tự trọng của bé sẽ được nuôi dưỡng. Lòng tự trọng thực sự xuất phát từ làm những việc cho chính mình. 7. Trẻ sẽ đánh giá bạn cao hơn. Sau một lần tự sửa đồ hoặc nấu ăn, bé sẽ nhận ra công việc đó khó khăn như thế nào. 8. Bé sẽ có đủ lòng can đảm và tự tin để thử làm những điều mới hay những việc khó khăn hơn. [...]... đến mục tiêu nuôi dạy con độc lập, họ hiểu rằng việc dạy con độc lập có thể khiến bé không hài lòng và yêu quý cha mẹ trong một thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, bé sẽ hiểu bạn đủ yêu con để không can thiệp nếu như bé tuân theo các quy định của bố mẹ Các bậc cha mẹ này hiểu rằng, nếu họ tiếp tục kiểm tra những việc con làm và tập trung vào việc dạy con độc lập, sau đó họ sẽ nhận được những phần thưởng... giúp con tìm ra điều yêu thích, đam mê, hãy quan sát và lắng nghe con, xâu chuỗi những sự việc đã diễn ra, tìm ra những điều khiến bé thích thú, hăng hái nhất, giúp con tìm hiểu và tận hưởng Đừng ngăn cản bất cứ niềm đam mê nào của con, hãy khuyến khích chúng Tự lập Trẻ cần được dạy để ngày càng tự đứng vững trên đôi chân của chính mình Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cần dần dần khuyến khích các con tự làm những. .. phải giải quyết Một kỹ năng mới, một môi trường mới, một đòi hỏi mới tất cả sẽ trở thành vấn đề đơn giản khi biết cách xử lý Dạy trẻ giải quyết vấn đề bằng cách làm mẫu xử lý những vấn đề đơn giản, sau đó cho phép trẻ tự làm những việc dễ, phù hợp với lứa tuổi Đừng ngay lập tức can thiệp, làm hộ tất cả vướng mắc của con, để trẻ tự đối mặt và thử những cách khác nhau có thể, và thưởng cho những nỗ lực... thưởng xứng đáng Đầu tiên là hướng dẫn con cách làm, làm chung với con, sau đó để con tự làm một mình, và kiên quyết không làm hộ những gì bé có khả năng tự làm Khi được đào tạo tốt, trẻ sẽ có thể tự bay trên đôi cánh của riêng mình và tự chăm sóc được bản thân Đó mới chính là mục tiêu của những bậc cha mẹ chân chính Kim Kim 4 Những kỹ năng sinh tồn thiết thực phải dạy cho trẻ Nguyên tắc là không được... tới nhận - Mẹo vặt giúp con gây tiếng ồn khi bị lạc (trường hợp trẻ không có điện thoại) Khi cho con đi chơi ở những khu vui chơi quá rộng, người đông, khó tìm được nhau, giống như Disney Land chẳng hạn, bố mẹ nên bỏ vào túi con một chiếc còi đồ chơi để chúng có thể thổi khi lạc bố mẹ hoặc rơi vào tình huống bị làm cho sợ hãi 2 Dạy chúng cách xem bản đồ 3 Dạy chúng bơi 4 Dạy chúng cách sơ cứu như... khóa để dạy trẻ điều này Hãy thể hiện tình yêu thương với con, và với những người khác, mọi lúc Thể hiện sự đồng cảm với trẻ, thường xuyên hỏi con nghĩ gì về những cảm xúc của người khác và chia sẻ suy nghĩ của bạn Tận dụng mọi cơ hội để chứng minh cho con thấy cách để giảm bớt sự đau khổ của người khác khi bạn có thể, làm thế nào để làm người khác hạnh phúc với hành động tử tế, dù nhỏ, và những điều... trước? Hãy dạy trẻ cách thích nghi và đối phó với sự thay đổi, để luôn sẵn sàng cho mọi thứ bằng cách không cần chuẩn bị một cái gì cụ thể Dưới đâynhững kỹ năng cần dạy cho trẻ để chúng vững vàng bước vào thế giới tương lai: Đặt câu hỏi Điều chúng ta mong muốn nhất cho con cái của mình, khi trẻ học hỏi, là có khả năng tự học Khi đó, bố mẹ không cần phải dạy trẻ tất cả mọi thứ, bất cứ gì con cần biết... và việc của người lớn là khuyến khích con Cách tuyệt vời để thực hiện việc đó là làm gương Khi bạn và con gặp điều gì mới, hãy đặt câu hỏi, và khám phá các câu trả lời có thể cùng trẻ Khi bé hỏi, hãy trả lời thay vì gạt đi hay phạt con (Rất nhiều người lớn không khuyến khích con hỏi và thường thấy phiền phức vì điều này) Giải quyết vấn đề Nếu trẻ có thể giải quyết vấn đề, bé có thể làm bất cứ việc... tiếp đến, mới dạy chúng những kỹ năng khác, ít khẩn cấp hơn như nhóm lửa, cách làm chín thực phẩm một cách đơn giản, mở nắp hộp đồ ăn (ở nước ngoài), cách dùng tấm khăn, vải để lọc nước bẩn và đun chín ở trường hợp bị khát ở nơi không có nước sạch, cách dựng lều hoặc che phủ kín toàn thân để ngủ mà không bị muỗi Bố mẹ cũng có rất nhiều điều phải học để bảo vệ con mình trước khi dạy con mình những kỹ năng... trường Theo ông, có một số kỹ năng quan trọng cần được dạy trực quan nhưng cha mẹ đã không dạy cho trẻ, sau đó lại phàn nàn con cái của họ phải vật lộn với cuộc sống ở trường học Ông Michael Wilshaw tiết lộ rằng trên cả nước Anh, chỉ có một phần ba trẻ sinh ra trong những gia đình có thu nhập thấp đạt được những mốc phát triển quan trọng ở tuổi lên 5 Những đứa trẻ nhà nghèo ít có khả năng làm theo hướng . Lý do bạn nên dạy con tính tự lập Dạy con tự lập chính là bạn đang truyền cho con thông điệp: " ;Con có giá trị, hữu ích và có khả năng". Giống như chim mẹ dạy chim con biết bay và tự. sớm. Người mẹ cho con một đồng và nói, con chỉ có một đồng thôi, nếu con mua kẹo thì con sẽ không được chơi ô tô, và nếu con chơi ô tô thì con sẽ không mua kẹo. Mỗi khi cho con đi mua đồ cùng,. Ngoài ra, còn có 10 lý do sau đây bạn nên dạy bé độc lập, theo liệt kê của trang web familyshare: 1. Dạy trẻ độc lập chính là trao cho bé thông điệp: " ;Con có giá trị, hữu ích và có khả năng". 2.

Ngày đăng: 13/04/2014, 10:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 10. Dậy sớm dễ thành công hơn?

    • 11. Bẩy bước xây dựng tương lai tài chính tốt đẹp

    • 12. Dạy con:

    • Sáu nguyên tắc tiêu tiền của người siêu giàu

    • 13.Dạy con:

    • 4 cách đàm phán để luôn nhận được câu trả lời “Có”

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan