thực trạng hệ thống báo cáo tài chính áp dụng tại các doanh nghiệp việt nam hiện nay

72 646 0
thực trạng hệ thống báo cáo tài chính áp dụng tại các doanh nghiệp việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Kế toán ra đời, tồn tại và phát triển cùng với nền văn minh của nhân loại, nó là công cụ quản lý kinh tế quan trọng, có nhiệm vụ tính toán phản ánh qúa trình hoạt động kinh tế và kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thò trường, kế toán là phong vũ biểu xác đònh nguồn thông tin trung thực để xác đònh hiệu qủa kinh tế và các phương án quản lý, giúp các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân lao động sử dụng tốt nhất nguồn vốn và tiền tiết kiệm của mình để làm lợi cho các cá nhân, các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Số liệu kế toán trung thực được thông tin rộng rãi sẽ là tiền đề cho việc hình thành và phát triển các thò trường, đặc biệt là thò trường tài chính, tạo lòng tin cho nhân dân, Đảng, chính phủ để xây dựng một nền kinh tế ngày càng giàu mạnh. Trong qúa trình chuyển đổi cơ chế ở nước ta hiện nay, công tác kế toán càng trở nên quan trọng, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn phức tạp trong việc tìm tòi đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế tài chính. Những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế và quá trình đổi mới của cơ chế kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và phát triển góp phần tích cực có hiệu qủa vào công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, đặc biệt là hệ thống báo cáo tài chính, một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán, với vai trò là phương tiện để truyền đạt những thông tin tài chính có ích cho người sử dụng để đề ra các quyết đònh kinh tế. Tuy đã được cải cách và hoàn thiện, nhưng hệ thống kế toán nói chung và hệ thống báo cáo tài chính hiện hành nói riêng vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm chưa phù 2 hợp vơi cơ chế kinh tế, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng và chưa thực sự là công cụ hữu ích trong việc đề ra các quyết đònh kinh tế. Trên cơ sở nhận thức về lý luận, thực tiễn và trong phạm vi nghiên cứu mô hình báo cáo tài chính hiện hành tại Việt Nam, tôi mong muốn tham gia một số ý kiến nhỏ bé nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống báo cáo tài chínhViệt Nam để phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin trong nền kinh tế thò trường hiện nay. II. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệpViệt Nam hiện nay, tình hình thực tế việc lập báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Namhệ thống báo cáo tài chính trên thế giới, nhìn nhận những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống báo cáo tài chính hiện hành ở Việt Nam. Từ đó đưa ra một số ý kiến và phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính. III. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng. Dựa vào phương pháp này, vấn đề đánh giá những ưu khuyết điểm của hệ thống báo cáo tài chính hiện hành ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được xem như là một hiện tượng khách quan, luôn luôn biến đổi vận động và do đó hệ thống báo cáo tài chính cũng cần thường thường xuyên hoàn thiện cho phù hợp. Đồng thời kết hợp sử dụng đồng bộ phương pháp phân tích, phương pháp đối chiếu so sánh . 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Kế toán và mục tiêu của kế toán trong nền kinh tế thò trường 1.1.1 Các quan điểm và đònh nghóa về kế toán Có thể đònh nghóa kế toán từ hai quan điểm lớn. Đònh nghóa về kế toán có thể nhấn mạnh đến sử dụng thông tin kế toán, hoặc có thể nhấn mạnh đến hoạt động của những người làm công tác kế toán, những người thực hiện kỹ thuật và phương pháp tính toán . Về sử dụng thông tin kế toán. Kế toán được đònh nghóa là một phương pháp cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý có hiệu qủa và đánh giá hoạt động của mọi tổ chức. Đó là những thông tin cần thiết cho : - Công tác lập kế hoạch, kiểm tra và ra quyết đònh trong quản lý. - Khả năng thanh toán của tổ chức đối với các nhà đầu tư, tín dụng, cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác. Có thể khái quát từ đònh nghóa trên thành hai điểm chính : - Trọng tâm phục vụ, hoặc tiêu điểm của kế toán là tổ chức. Mọi thông tin kế toán cung cấp đều nhằm phục vụ tổ chức. - Thông tin kế toán rất cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin này được dùng trong việc ra quyết đònh ở bên trong tổ chức ( bởi 4 những người giữ vai trò quản lý ) và cả bên ngoài tổ chức ( bởi những nhà đầu tư trong việc bỏ tiền vào kinh doanh để mong thu được lợi nhuận, bởi các nhà tín dụng trong việc cho doanh nghiệp vay tiền…) Về hoạt động kế toán. Đònh nghóa thứ hai dựa trên công việc của một người làm kế toán. Trong kế toán, kết qủa hoạt động kinh tế của doanh nghiệp được thu thập, phân tích, đo lường, sắp xếp, ghi chép, tóm tắt và phản ánh dưới dạng thông tin. Điều này cho thấy công việc của người kế toán là một công việc tổng hợp đòi hỏi nhiều hoạt động khác nhau. Chủ yếu bao gồm : - Xác đònh số liệu nào liên quan, thích ứng với các quyết đònh đưa ra. - Xử lý và phân tích các số liệu liên quan. - Chuyển các số liệu đó thành thông tin phục vụ cho việc ra quyết đònh. Căn cứ vào điều lệ tổ chức kế toán Việt Nam thì “ Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trò, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu là dưới hình thức giá trò để kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước cũng như từng tổ chức xí nghiệp” Tóm lại có thể đònh nghóa kế toán như là sự đònh dạng, đo lường, ghi nhận và chuyển giao thông tin tài chính của các thực thể kinh tế cho những đối tượng cần sử dụng. 1.1.2 Mục tiêu của kế toán trong nền kinh tế thò trường Từ thế kỷ XVIII theo sau cuộc cách mạng kỹ nghệ là sự xuất hiện các công ty cổ phần và đặc biệt là thò trường tài chính, thò trường chứng khoán đã đặt ra cho việc thực hành kế toán các yêu cầu đa dạng và phức tạp hơn. Cộng thêm sự xuất 5 hiện của khuynh hướng chuyên môn hoá và phân chia trong phạm vi cơ cấu của hệ thống kế toán cũng đã ảnh hưỡng đến sự phân ngành trong kế toán. Trong giai đoạn này, căn cứ vào mục tiêu đáp ứng thông tin, người ta phân chia hệ thống kế toán trong doanh nghiệp thành hai loại : Kế toán tài chính và kế toán quản trò. Mục tiêu của kế toán tài chính là sắp xếp ghi nhận, phân tích và diễn đạt các sự kiện kinh tế, pháp lý và giao dòch thương mại bằng một đơn vò đo lường tiền tệ, nhằm cung cấp những dữ liệu cần thiết cho việc lập các báo cáo kế toán như : Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh….v….v… .Đối tượng sử dụng thông tin thường là ban giám đốc và những người bên ngoài doanh nghiệp, chủ yếu là các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước để đảm bảo tính trung thực và tạo ra một sự yên tâm cho những người sử dụng. Mục tiêu của kế toán quản trò là sắp xếp, ghi nhận, phân tích và truyền đạt các thông tin có liên quan đến việc lập kế hoạch, kiểm soát các bộ phận trong doanh nghiệp. Nó được đònh hướng vào việc tính toán, phân tích các chi phí, kết qủa và các mối tương quan, kiểm soát và phân đònh các trách nhiệm giữa các bộ phận trong doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự toán chi tiêu, quyết đònh giá bán, sản lượng….Thông tin thường được cung cấp chủ yếu cho ban giám đốc để hình thành các quyết đònh cần thiết và để kiểm soát các bộ phận trong doanh nghiệp, được sử dụng trong nội bộ, không cung cấp cho bên ngoài. Trên bình diện tổng quát, mục tiêu của kế toán là thu thập và truyền đạt các thông tin cần thiết để đưa ra các quyết đònh có liên quan đến quản trò, đầu tư, tài trợ, tín dụng, cho vay trong một doanh nghiệp. Xét một cách cụ thể hơn, mục tiêu của kế toán là cung cấp dữ liệu có liên quan đến : 6 - Việc sử dụng các tài nguyên ( Tài sản ) của doanh nghiệp, các nghóa vụ và trách nhiệm đối với tài nguyên và vốn chủ sở hữu. - Các biến động về vốn do ảnh hưỡng của các hành vi kinh tế, pháp lý và các giao dòch thương mại. - Các thành qủa đạt được của doanh nghiệp trong một thời kỳ kinh doanh nhất đònh. 1.2. Bản chất và vai trò của hệ thống báo cáo tài chính 1.2.1 Bản chất của hệ thống báo cáo tài chính Theo hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, báo cáo tài chính được xác đònh là loại báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình về kết qủa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất đònh, được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau do Nhà nước quy đònh thống nhất và mang tính pháp lệnh. Có các yếu tố cơ bản hình thành bản chất của báo cáo tài chính là : - Những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. - Nguyên tắc kế toán của chế độ quy đònh hoặc được thừa nhận. Theo viện kiểm toán viên công chứng Hoa kỳ ( AICPA ) “ Hệ thống báo cáo tài chính được lập nhằm mục đích phục vụ cho việc xem xét đònh kỳ về quá trình hoạt động của nhà quản lý, về tình hình đầu tư trong kinh doanh và những kết qủa đạt được trong thời kỳ báo cáo. Hệ thống báo cáo tài chính phản ánh sự kết hợp của những sự kiện được ghi nhận, những nguyên tắc kế toán và những đánh giá của cá nhân mà trong đó những đánh giá và nguyên tắc kế toán được áp dụng có ảnh hưởng chủ yếu đến việc ghi nhận các sự kiện. Những đánh giá đúng đắn tuỳ thuộc 7 vào khả năng và sự trung thực của người lập báo cáo, đồng thời phụ thuộc vào sự tuân thủ đối với những nguyên tắc kế toán đã được chấp nhận rộng rãi.” Còn theo hai tác giã Bryan Carberg và Susan Dev thì hệ thống báo cáo tài chính đựơc thiết kế để trình bày những kết qủa của những nghiệp vụ và những sự kiện xảy ra trong qua khứ và là kênh truyền đạt thông tin chính của những hoạt động quản lý với thế giới bên ngoài. Báo cáo tài chính được yêu cầu phải tuân thủ luật công ty, quy chế của thò trường chứng khoán nếu chứng khoán của công ty được niêm yết. Việc kiểm toán báo cáo tài chính nên được yêu cầu bởi luật pháp bởi vì nhà quản lý có thể là một nhóm khác biệt với những cổ đông, những người đã giao phó tài sản của họ cho nhà quản lý. Như vậy có thể nói, bản chất của báo cáo tài chính là phản ánh sự kết hợp của những sự kiện xảy ra trong quá khứ với những nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận và những đánh giá của cá nhân, nhằm chủ yếu là cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp. Một mặt do thông tin trình bày trên báo cáo tài chính chòu sự chi phối bởi những đánh giá của người lập báo cáo tài chính, mặt khác do có sự tách biệt giữa sự sỡ hữu và khả năng kiểm soát của người cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nên báo cáo tài chính được lập đòi hỏi phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập. 1.2.2 Vai trò của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính tổng hợp hệ thống các hiện tượng kinh tế phát sinh, giám đốc sau khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kết thúc. Báo cáo tài chính là xuất phát điểm cho việc thiết kế xây dựng chế độ kế toán, phương pháp kế toán : chứng từ, tài khoản, tính giá… và là cơ sở để xây dựng các phương pháp kế toán khác. Trong quá trình tổ chức công tác kế toán của một doanh nghiệp, mục tiêu của hệ thống kế 8 toán và vấn đề trọng tâm chínhhệ thống thông tin các chỉ tiêu kế toán phải trình bày. Về mặt kinh tế, báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho nhà quản lý và chủ yếu là các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp, là công cụ để ra quyết đònh. Theo “ Báo cáo công ty “ được xuất bản bởi tổ chức kế toán viên chuyên nghiệp ở Anh và xứ Wales ( 1975 ), những người sử dụng báo cáo tài chính bao gồm : + Những người chủ sỡ hữu và cổ đông : Họ cần biết những rũi ro về vốn, cần các thông tin về các rũi ro tiềm tàng trong các doanh nghiệp có liên quan đến khoản đầu tư của họ. Họ cần những thông tin để ra các quyết đònh mua bán các chứng khoán, đánh giá khả năng trả cổ tức của doanh nghiệp. + Nhà cho vay : Họ quan tâm đến các thông tin giúp họ xác đònh xem các khoản nợ gốc và lãi của họ có được trả khi đến hạn không. + Nhà cung cấp : Họ quan tâm đến những thông tin có khả năng giúp họ xác đònh xem những khoản tiền mà doanh nghiệp nợ liệu có được trả đúng hạn không. Những tín chủ thương mại thường quan tâm đến doanh nghiệp trong khoảng thời gian ngắn hơn so với các nhà cho vay, trừ trường hợp họ phụ thuộc vào sự liên tục sản xuất của doanh nghiệpdoanh nghiệp là khách mua hàng chính của họ. + Khách hàng : Họ quan tâm đến những thông tin về khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là khi họ có những mối liên hệ dài hạn hoặc phụ thuộc vào doanh nghiệp. + Nhân viên Công ty : Nhân viên và các nhóm đại diện của họ quan tâm đến các thông tin về tính ổn đònh và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Họ cũng quan tâm đến các thông tin giúp họ đánh giá khả năng chi trả lương, trợ cấp hưu trí và thời cơ tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. 9 + Chính phủ : Họ quan tâm đến việc phân bổ các nguồn lực và vì thế mà họ quan tâm đến cả hoạt động của doanh nghiệp. Họ cũng yêu cầu các thông tin để điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp, xác đònh chính sách thuế và coi đó là cơ sở cho việc thống kê thu nhập quốc dân cũng như các thống kê khác tương tự. + Công chúng : Doanh nghiệp ảnh hưỡng đến công chúng bằng nhiều dạng, doanh nghiệp có thể đóng góp lớn vào nền kinh tế của đòa phương như tuyển dụng lao động và mua hàng của nhà cung cấp đòa phương. Các báo cáo tài chính có thể trợ giúp công chúng bằng việc cung cấp thông tin về xu hướng phát triển và khả năng tăng trưởng gần , cũng như các lãnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 1.3. Mục tiêu và các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính 1.3.1 Môi trường kế toán và các yếu tố ảnh hưỡng Kế toán cũng như các hoạt động ngành nghề khác là một bộ phận không thể tách rời khỏi một môi trường nhất đònh. Môi trường kế toán là những điều kiện ràng buộc và những ảnh hưỡng kinh tế chính trò, xã hội, luật pháp cấu thành môi trường lý thuyết và môi trường thực hành kế toán. Tất cả những yếu tố này thay đổi theo thời gian và mang tính lòch sử. Môi trường này luôn luôn biến đổi do đó nó giải thích mục tiêu của báo cáo tài chính có những biến đổi so với trong quá khứ. Có ba yếu tố chính trong các yếu tố chi phối : + Sự khan hiếm của các tài nguyên thiên nhiên . Điều này bắt buộc con người rút tỉa và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm đem lại lợi ích cao nhất, đã chi phối nên việc xây dựng một mô hình thông tin mà ở đó cho phép con người có thể nhận thức và sử dụng một cách tối ưu các của cải, đồng thời phân biệt được những người sử dụng tài sản có hiệu quả và lãng phí. 10 + Sự tách rời giữa người chủ sỡ hữu tài sản và người quản lý và sử dụng các tài sản. Tương ứng với đặc trưng là sự hình thành một tầng lớp quản trò viên chuyên nghiệp. Đặc trưng này nó có tác động đến việc xây dựng mô hình thông tin, người ta đòi hỏi các thông tin kế toán phải giúp cho người chủ sỡ hữu kiểm soát được việc quản trò và sử dụng có hiệu quả tài sản. Như vậy người ta đã đưa yếu tố kiểm soát vào mục tiêu xây dựng báo cáo tài chính và yếu tố này ngày nay không thể tách rời ngành nghề kế toán. + Sự xuất hiện một tầng lớp sử dụng thông tin tài chính mới. Chính những tầng lớp này với những nhu cầu đa dạng và phức tạp đã có ảnh hưỡng đến sự lựa chọn và trình bày mô hình thông tin trong báo cáo tài chính. Ngoài các yếu tố trên còn có một số yếu tố khác cũng tác động không nhỏ đến môi trường kế toán như : Hệ thống luật pháp, luật thuế, mức độ lạm phát, yếu tố văn hoá, chính trò xã hội…. 1.3.2 Mục tiêu của báo cáo tài chính Theo quan điểm tổng quát, mục tiêu của thông tin trong báo cáo tài chính là cung cấp những chỉ dẫn hữu ích cho việc lấy các quyết đònh về quản trò, đầu tư, tín dụng… về một thực thể. Theo một quan điểm ít tổng quát hơn, mục tiêu của thông tin trong báo cáo tài chính là trình bày những chỉ dẫn cho phép tiên liệu những số tiền, lòch trình và khả năng thu tiền về trong tương lai. Tháng 12/1988 ủy ban chuẩn mực kế toán thuộc viện các kế toán viên công chứng Cana có bổ sung thêm các kiến nghò và hiện nay đã có hiệu lực pháp lý liên quan đến việc trình bày các thông tin kế toán như sau: “ Mục tiêu của báo cáo tài chính là truyền đạt những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác cần phải đưa ra các quyết đònh và sung dụng tài nguyên [...]... tài chính được lập căn cứ vào số liệu trong các sổ kế toán kỳ báo cáo, Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo, Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước 2.2 Thực trạng của hệ thống báo cáo tài chính áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 2.2.1 Quá trình xây dựng ban hành và ứng dụng hệ thống báo cáo tài chínhViệt Nam Hệ thống báo cáo tài chính. .. hành 16 chuẩn mực kế toán Hệ thống báo cáo tài chính gồm bốn báo cáo như hiện nay 2.2.2 Thực tế áp dụng hệ thống báo cáo tài chính hiện hành tại các doanh nghiệp Qua nghiên cứu tình hình thực tế về việc áp dụng hệ thống báo cáo tài chính hiện hành tại các doanh nghiệp ( Các báo cáo của các doanh nghiệp nghiên cứu được trình bày cụ thể trong phần phụ lục ), nhìn chung hệ thống báo cáo qui đònh 35 với cấu... HIỆN NAY 2.1 Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 2.1.1 Mục đích của việc lập báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với mục đích như sau - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán - Cung cấp các. .. toán, Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh, sổ kế toán của các tài khoản và các các tài liệu liên quan khác 2.1.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáocác báo cáo tài. .. bày và công bố báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam ( Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung ) 1.4.1 Các yếu tố của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác đònh tình hình tài chính trong Bảng... vi Tài sản – Nợ đối ứng Như vậy, IASC đã đưa ra các đònh nghóa về các yếu tố từ mục đích cơ bản của các báo cáo tài chính Thêm vào đó, bằng việc qui đònh những tiêu chuẩn để đưa các khoản phù hợp với đònh nghóa của các yếu tố vào báo cáo tài chính, đã đưa ra những khái niệm rõ ràng làm cơ sở cho chế độ kế toán 28 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN... cáo tài chính của kỳ này với kỳ trước để xác đònh xu hướng biến động về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp Người sử dụng cũng phải so sánh các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác nhau để đánh giá mối tương quan về tình hình tài chính, tình hình kinh doanhcác thay đổi về tình hình tài chính của các doanh nghiệp Vì vây, việc xác đònh tính toán và trình bày các ảnh hưỡng tài chính. .. hình tài chính của doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán chia làm hai phần : Phần Tài sản và phần Nguồn vốn Các chỉ tiêu ở phần Tài sản phản ánh toàn bộ giá trò tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các chỉ tiêu ở phần Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời... nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp 2.1.2 Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính Báo cáo tài chính qui đònh cho các doanh nghiệp bao gồm bốn mẫu biểu báo cáo : - Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01 - DN - Kết quả hoạt động kinh doanh – Mẫu số B02 – DN - Lưu chuyển tiền tệ – Mẫu số B03 – DN 29 - Thuyết minh báo cáo tài chính – Mẫu số B09 – DN 2.1.2.1 Bảng... mang lại - Cấu trúc hệ thống báo cáo kế toán cồng kềnh, phức tạp đòi hỏi nhân viên kế toán phải có trình độ, nghiệp vụ cao - Tần số báo cáo dày đặc làm gia tăng khối lượng công việc soạn thảo báo cáo tài chính - Chưa phân đònh được hệ thống báo cáo kế toán phục vụ quản lý doanh nghiệp và phục vụ cho những người bên ngoài doanh nghiệp Chuyển sang nền kinh tế thò trường, hệ thống báo cáo này không còn . nghiên cứu hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tình hình thực tế việc lập báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam và hệ thống báo cáo tài chính trên. của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo. cho doanh nghiệp, nên báo cáo tài chính được lập đòi hỏi phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập. 1.2.2 Vai trò của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính tổng hợp hệ thống các hiện

Ngày đăng: 12/04/2014, 18:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

    • 1.1. Kế toán và mục tiêu của kế toán trong nền kinh tế thị trường

    • 1.2.Bản chất và vai trò của hệ thống báo cáo tài chính

    • 1.3.Mục tiêu và các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính

    • 1.4. Trình bày và công bố báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (Chuẩn mực số 01- Chuẩn mực chung)

    • 1.5.Báo cáo tài chính theo khuôn khổ Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC)

    • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

      • 2.1.Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

      • 2.2.Thực trạng của hệ thống báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

      • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

        • 3.1. Phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hiện hành

        • 3.2.Các giải pháp trình bày thông tin kế toán trong môi trường biến động giá cả

        • 3.3.Công khai Báo cáo tài chính, trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp

        • KẾT LUẬN

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan