tiểu luận hợp đồng tín dụng và những vấn đề thực tiễn

30 2.6K 23
tiểu luận hợp đồng tín dụng và những vấn đề thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG LỚP K09404B  Môn: Luật kinh tế Đề tài: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN GVHD: Ths. Đào Thị Thu Hằng Nhóm thực hiện: Nhóm 16 – K09404B 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG 4 I. Khái niệm về tín dụng 4 II. Phân loại TD 4 III. Tín Dụng Ngân Hàng (TDNH) – hình thức tín dụng quan trọng nhất: 5 III.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 5 III.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng 5 III.3.Quy trình tín dụng ngân hàng 5 CHƯƠNG 2 – HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 6 I. Khái niệm về hợp đồng tín dụng (HĐTD) 6 II. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng 6 III. So sánh hợp đồng tín dụng với hợp đồng thương mại 8 III.1.Một số điểm cần lưu ý trong hợp đồng tín dụng 8 III.2.Quyền nghĩa vụ của bên vay (Điều 56 luật các tổ chức các tổ chức tín dụng 1997) 9 III.3. Quyền nghĩa vụ của bên cho vay 10 III.4. Các đối tượng không được vay (Điều 77 luật các TCTD 1997) 11 III.5. Các đối tượng hạn chế tín dụng (Điều 78 luật các TCTD 1997) 11 III.6. Giới hạn tín dụng (Điều 79 luật các TCTD 1997) 11 CHƯƠNG 3 – THỰC TRẠNG TRANH CHẤP HĐTD 12 I. Thực trạng các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng trên thực tế 12 I.1. Dạng tranh chấp về hành vi vi phạm nghĩa vụ của một hoặc các bên trong hợp đồng. 12 I.2. Dạng tranh chấp về định giá, xử lý tài sản bảo đảm đối với những HĐTD có bảo đảm bằng tài sản 19 II. Những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng 20 II.1. Nguyên nhân từ phía bên cho vay có thể bao gồm : 20 II.2. Nguyên nhân từ phía bên vay 21 II.3. Nguyên nhân nữa làm phát sinh tranh chấp HĐTD là do quy định của pháp luật. 23 III. Một số biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Toà án 23 III.1. Những biện pháp hoàn thiện pháp luật. 23 III.2. Những biện pháp đảm bảo thực hiện pháp luật 27 Tài liệu tham khảo: 29 DANH SÁCH NHÓM TRÌNH BÀY 30 3 LỜI MỞ ĐẦU Kể từ quyết định Đổi mới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta đã có nhiều biến chuyển sâu sắc. Các thành phần kinh tế đa dạng. Khu vực kinh doanh tư nhân, khu vực đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP đất nước. Để duy trì phát triển hoạt động kinh doanh, các chủ thể kinh doanh cần có một nguồn vốn dồi dào tín dụng là một kênh quan trọng cung cấp cho các doanh nghiệp, công ty… Các tổ chức tín dụng mà nổi bật là các ngân hàng thương mại chính là những tổ chức tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể kinh doanh tiếp xúc với nguồn tín dụng tốt nhất. Hiện nay, trong số các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế thì tranh chấp về hợp đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đó phải kể đến tranh chấp HĐTD. Theo báo cáo môi trường kinh doanh 2008 công bố ngày 26/9/2007 của ngân hàng thế giới (WB), lĩnh vực vay vốn của Việt Nam xếp hạng 48/178, tiến bộ đáng kể so với vị trí 83/175 năm 2006. Cũng theo báo cáo, Việt Nam trong năm 2006 đã mở rộng phạm vi các tài sản được dùng để thế chấp qua đó các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn. Đặc biệt, các hoạt động cho vay có thể được thuận lợi hoá nhờ việc cho phép sử dụng tài sản hữu hình vô hình, kể cả tài sản hình thành trong tương lai làm vật thế chấp đơn giản hoá một số thủ tục tố tụng trong lĩnh vực này. tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay luôn đồng hành với sự lên hạng đó. Theo luật gia Phạm Xuân Thọ – người có mười năm làm trọng tài viên tại trọng tài kinh tế thành phố Hồ Chí Minh mười ba năm làm thẩm phán, chánh toà kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thì tranh chấp HĐTD chiếm tỷ lệ lớn thứ hai sau hợp đồng mua bán trong tổng số tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại. Trong đề tài về Hợp đồng tín dụng thực tiễn này, nhóm thực hiện đề tài chúng tôi cố gắng cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về hợp đồng tín dụng nhằm giúp các bạn có cái nhìn toàn diện về vấn đề trên. Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ cũng như những góp ý chân thành của cô các bạn sinh viên để hoàn thiện đề tài này. Chúng tôi chân thành cảm ơn! 4 CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG I. Khái niệm về tín dụng Tín dụng (TD) là mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay người cho vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. TD có vị trí quan trọng đối với việc tích tụ, tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh doanh. II. Phân loại TD Dựa vào từng tiêu chí mà có nhiều cách phân loại TD khác nhau sau đây: - Dựa vào thời hạn TD: có 3 loại.  TD ngắn hạn : dưới 1 năm.  TD trung hạn: từ 1 đến 5 năm.  TD dài hạn: 5 năm trở lên. - Dựa vào mục đích sử dụng:  TD sản xuất lưu thông hàng hóa.  TD tiêu dùng. - Dựa vào chủ thể trong quan hệ TD:  TD thương mại: là hình thức mua bán chịu hàng hóa, giấy nợ trong việc mua bán nợ này là thương phiếu ( nó bao gồm hối phiếu lệnh phiếu).  TD nhà nước: bao gồm tín phiếu kho bạc (TD ngắn hạn) trái phiếu (TD dài hạn). Chủ thể cho vay (nguồn cung TD):  Tiết kiệm cá nhân.  Tiết kiệm doanh nghiệp.  Thặng dư ngân sách nhà nước  …. Chủ thể đi vay (nguồn cầu TD):  Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp  Nhu cầu đầu tư của cá nhân  Bù đắp ngân sách của chính phủ.  … Hàng hóa hoặc tiền tệ Gốc + lãi 5  TD ngân hàng: là hình thức vay nợ tiền tệ (bao gồm tiền mặt bút tệ). Đây là một nhánh lớn trong hoạt động TD, phần lớn khối lượng giao dịch TD nằm trên kênh TD này. III. Tín Dụng Ngân Hàng (TDNH) – hình thức tín dụng quan trọng nhất: III.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, với các nhà doanh nghiệp cá nhân. III.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển các ngành mũi nhọn. - Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. - Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài. III.3.Quy trình tín dụng ngân hàng III.3.a. Quy trình tín dụng ngân hàng là gì? Quy trình tín dụng ngân hàng là bản tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ thanh lý hợp đồng tín dụng. III.3.b. Ý nghĩa của quy trình tín dụng - Việc xác lập một quy trình tín dụng không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại. - Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro tín dụng. - Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:  Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng.  Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. III.3.c. Một quy trình tín dụng căn bản: gồm 7 bước. Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn 6 Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: - năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng - khả năng sử dụng vốn vay - khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi) Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay. Bước 3: Ra quyết định tín dụng Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Bước 4: giải ngân Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng như ký kết trong hợp đồng tín dụng. Bước 5: Giám sát tín dụng Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ. Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng CHƯƠNG 2 – HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG I. Khái niệm về hợp đồng tín dụng (HĐTD) Khái niệm hợp đồng dân sự được quy định theo Điều 388 BLDS 2005, hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, từ đó có thể hiểu “HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện luật định (bên vay), theo đó TCTD chuyển giao một số tiền tệ hoặc cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc lãi.” Vậy pháp luật VN không đưa ra cụ thể khái niệm về HĐTD mà chúng ta chỉ có thể hiểu nó dựa trên định nghĩa Hợp Đồng Dân Sự. II. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng - Thứ nhất, về hình thức: HĐTD luôn được lập thành văn bản, hầu hết là hợp đồng theo mẫu. 7 - Thứ hai, đối tượng HĐTD: là những khoản vốn được thể hiện dưới hình thức tiền tệ. Vốn tiền tệ trong HĐTD có thể là tiền đồng Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ; tồn tại dưới dạng tiền mặt, vật hiện hữu hoặc bút tệ. - Thứ ba, bên cho vay trong HĐTD: luôn là TCTD (bao gồm ngân hàng TCTD phi ngân hàng). - Thứ tư, HĐTD phải được tuân thủ chặt chẽ theo đúng qui luật của pháp luật về:  Năng lực chủ thể của các bên tham gia quan hệ tín dụng.  Mục đích sử dụng vốn vay.  Giới hạn vốn vay. - Thứ năm, nội dung hợp đồng tín dụng phải có: o Điều kiện vay o mục đích sử dụng tiền vay o hình thức vay, số tiền vay o lãi suất o thời hạn vay o hình thức bảo đảm o giá trị tài sản bảo đảm o phương thức trả nợ o những cam kết khác được các bên thỏa thuận (Điều 51 Luật các TCTD) - Thứ sáu, tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay hay không dựa trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay. - Thứ bảy, mức lãi suất cho vay: phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam. - Thứ tám, lãi suất nợ quá hạn: không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. - Thứ chín, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng: Thẩm phán phải theo dõi lãi suất cơ bản do Thống đốc NHNN công bố trong từng thời kỳ. 8 - Thứ mười, nếu bên vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã thỏa thuận, thì ngân hàng lập tức được quyền chấm dứt hợp đồng, phạt vi phạm thu hồi nợ trước hạn. III. So sánh hợp đồng tín dụng với hợp đồng thương mại S TT Yếu tố Hợp Đồng Thương Mại Hợp Đồng Tín Dụng 1 Chủ thể Doanh nghiệp với doanh nghiệp Doanh nghiệp với ngân h àng 2 Loại vốn Hàng hóa Tiền tệ 3 Quy mô Nhỏ Lớn 4 Thời hạn Ngắn hạn Dài hạn 5 Phạm vi Hẹp Rộng III.1.Một số điểm cần lưu ý trong hợp đồng tín dụng III.1.a. Việc thu hồi nợ trước hạn – một trong những vấn đề vướng mắc trong hợp đồng tín dụng * Một mặt, cho phép các ngân hàng được phép thu hồi nợ trước hạn nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng (theo Quyết định số 1627/2010/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN). * Mặt khác: quy định của BLDS thì bên cho vay “Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn”, trừ trường hợp được bên vay đồng ý (§ 473.3). Cách giải quyết mâu thuẫn này là các bên nên có thoả thuận trong hợp đồng tín dụng với nội dung: Trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ một kỳ hạn trả nợ thì các kỳ hạn khác chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn trả nợ ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước hạn. III.1.b. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ Trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ theo đúng thoả thuận ban đầu, nếu đủ điều kiện thì có thể được ngân hàng xem xét cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, bao gồm hai cách là gia hạn nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. - Trước 2005, NHNN quy định:  Khoản vay ngắn hạn chỉ được gia hạn tối đa bằng thời hạn cho vay.  Khoản vay trung, dài hạn tối đa bằng ½ thời hạn cho vay. 9 - Từ 2005 đến nay, theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 2 năm 2005 của thống đốc NHNN: các khoản nợ được gia hạn nhiều lần, với thời hạn không bị hạn chế. III.1.c. Thẩm quyền kí hợp đồng Mỗi bên chỉ cần một người đại diện có thẩm quyền ký hợp đồng tín dụng khế ước nhận nợ. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường hợp bên ngân hàng có hai chữ ký (giám đốc trưởng phòng tín dụng), đồng thời yêu cầu bên vay cũng có hai chữ ký (giám đốc kế toán trưởng đối với doanh nghiệp hoặc hai vợ chồng đối với cá nhân). Ngoài ra, đối với cả ngân hàng bên vay là doanh nghiệp, thì dòi hởi phải có sự thông qua của cấp có thẩm quyền đối với các trường hợp khoản tín dụng đạt đến một mức nhất định như: - Bên vay là doanh nghiệp phải thông qua Hội đồng Thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty hoặc HĐQT trong trường hợp giá trị khoản vay hay giá trị tài sản cầm cố, thế chấp “bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty” (§ 47, 64 108 LDN). - Đối với ngân hàng, nếu các khoản cho vay có giá trị từ 10% tổng tài sản của ngân hàng trở lên, thì cũng phải thông qua HĐQT hoặc được HĐQT phân cấp, uỷ quyền. Đối với các khoản vay trên 15% vốn tự có của ngân hàng, thì phải được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc NHNN cho phép.  Chú ý: Khi ký kết HĐTD nói riêng, HĐ nói chung, phải xem xét kĩ càng chủ thể ký kết HĐ có đủ thẩm quyền ký kết HĐ hay không để tránh trường hợp HĐ bị vô hiệu hóa gây thiệt hại cho các bên tham gia vào HĐ. III.2.Quyền nghĩa vụ của bên vay (Điều 56 luật các tổ chức các tổ chức tín dụng 1997) III.2.a. Quyền của bên vay - Từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúng với các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; - Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của ngân hàng theo quy định của pháp luật. III.2.b. Nghĩa vụ của bên vay - Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp cho ngân hàng. 10 - Sử dụng tiền vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng các cam kết khác với ngân hàng. - Trả nợ gốc lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. - Trong số các nghĩa vụ của bên vay, thì nghĩa vụ trả nợ là quan trọng nhất. Nghĩa vụ này chỉ được miễn trừ nếu bên cho vay đồng ý, còn lại thì sẽ không bao giờ được miễn trừ, kể cả xảy ra tình trạng bất khả kháng. III.3. Quyền nghĩa vụ của bên cho vay III.3.a. Quyền của bên cho vay Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án, phương án vay vốn khả thi, khả năng tài chính của mình người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay; - Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn; dự án, phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc ngân hàng không có đủ nguồn vốn để cho vay. - Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay trả nợ của khách hàng. - Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng. - Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc khởi kiện bên thứ ba cầm cố, thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật. - Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác thì ngân hàng có quyền bán tài sản bảo đảm tiền vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hợp đồng bảo đảm tiền vay để thu nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người thứ ba thực hiện nghĩa vụ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh cho khách hàng vay vốn. - Miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định của ngân hàng; gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ theo quy định. - Mua bán nợ, đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ cơ cấu lại nợ theo quy định của Chính phủ hướng dẫn của NHNN Việt Nam. III.3.b. Nghĩa vụ của bên cho vay Giải ngân cho bên vay theo đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật. [...]... vay, trên thực tế ta còn các dạng tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng khác như: tranh chấp về lãi suất trong hạn cách tính lãi trong hạn, tranh chấp lãi suất nợ quá hạn cách tính lãi đối với các khoản nợ quá hạn I.1.b Lãi suất trong hạn cách tính lãi trong hạn Với Thông tư số 12/2010/TT-NHNN Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, TCTD được cho vay bằng đồng Việt... hàng vẫn tiếp tục tính lãi suất theo cách cộng dồn lãi, phí vào nợ gốc Tòa xác định lại tiền lãi các khoản phí phát sinh theo hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng giữa hai bên chỉ là 21.000.000 đồng Rõ ràng việc tính lãi cộng dồn là hoàn toàn sai so với quy định của pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của người đi vay Tranh chấp về lãi suất trong hạn cách tính lãi trong hạn tập trung ở ba vấn đề: Một là, cơ... 02/2008, ông H kí hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng T., thỏa thuận trong hợp đồng hàng tháng ông H có trách nhiệm thanh toán toàn bộ dư nợ tối thiểu cho ngân hàng trước ngày đến hạn Sau khi được cấp thẻ tín dụng hạn mức 15.000.000 đồng, ông H đã rút gần 14.500.000 đồng để tiêu xài Tháng 4/2008, ông H thanh toán được khoảng 1.500.000 đồng cho ngân hàng Tháng 7/2009, ngân hàng khởi kiện, hai bên... NHTMCP Á Châu (sau đây gọi là ACB) hai HĐTD  Hợp đồng thứ nhất PHT.CN.01080907 ngày 10/9/2007 HĐTD trung, dài hạn số 29900799 ngày 10/9/2007, nợ vốn 1.744.447.000 đồng nợ gốc lãi 146.533.546 đồngHợp đồng thứ hai PHT.CN.01171107 ngày 19/11/2007 HĐTD trung, dài hạn số 32276929 ngày 20/11/2007, tổng số tiền 633.326.000 đồng nợ vốn 34.075.314 đồng nợ lãi Bản án sơ thẩm số 61/2009/HNST ngày... Ngược lại, ông H không đồng ý hòa giải bởi cho rằng ngân hàng tính lãi quá cao đề nghị tòa xem xét Tòa sơ thẩm cho rằng ngân hàng tính lãi không đúng như thỏa thuận trong HĐTD Cụ thể, theo hợp đồng, tiền lãi được tính trên số tiền khách hàng rút kể từ ngày rút tiền nhưng thực tế ngân hàng lại tính lãi theo từng tháng trên số dư cuối kì của tháng trước (gồm nợ gốc, lãi tháng trước các khoản phí phải... Thực trạng các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng trên thực tế I.1 Dạng tranh chấp về hành vi vi phạm nghĩa vụ của một hoặc các bên trong hợp đồng Đây là dạng tranh chấp HĐTD phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong HĐTD Hành vi vi phạm nghĩa vụ này, có thể là hành vi của bên cho vay (các ngân hàng các định chế tài chính khác) Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, HĐTD là một dạng của hợp đồng. .. lãi suất của NHNN I.1.c Lãi suất nợ quá hạn cách tính lãi đối với khoản nợ quá hạn Lãi suất nợ (gốc) quá hạn là một trong những nội dung thường xảy ra tranh chấp trong hoạt động tín dụng Trên thực tế việc áp dụng cách tính lãi suất nợ quá hạn còn nhiều vấn đề chưa được rõ ràng Hiện nay trong pháp luật Việt Nam có hai quy định không thống nhất về cách thức tính lãi suất quá hạn Cách thứ nhất theo quy... điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”; tại Điều 405 quy định: Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Vì thế, sau khi HĐTD có hiệu lực, việc giải ngân khoản tín dụng mà hai bên đã thoả thuận là nghĩa vụ của bên cho vay Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp sau khi... những tranh chấp về luật áp dụng cơ quan giải quyết tranh chấp trường hợp một trong hai bên là bên nước ngoài mà khi ký kết hợp đồng các bên đã không thoả thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp cũng như luật áp dụng Tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều, diễn biến cũng đa dạng có tính chất phức tạp Do đó, việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp là hết sức cần thiết Từ đó, có những. .. lượng tranh chấp II Những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng Nguyên nhân gây ra tranh chấp HĐTD rất đa dạng, có thể xem xét theo nhiều tiêu thức khác nhau Một trong những cách tiếp cận thông dụng là phân tích nguyên nhân gây ra từ phía bên cho vay, bên vay những quy định của pháp luật II.1 Nguyên nhân từ phía bên cho vay có thể bao gồm : Ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy . tín dụng ngân hàng 5 III.3.Quy trình tín dụng ngân hàng 5 CHƯƠNG 2 – HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 6 I. Khái niệm về hợp đồng tín dụng (HĐTD) 6 II. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng 6 III. So sánh hợp đồng. Trong đề tài về Hợp đồng tín dụng và thực tiễn này, nhóm thực hiện đề tài chúng tôi cố gắng cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về hợp đồng tín dụng nhằm giúp các bạn có cái nhìn toàn diện về vấn. Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng CHƯƠNG 2 – HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG I. Khái niệm về hợp đồng tín dụng (HĐTD) Khái niệm hợp đồng dân sự được quy định theo Điều 388 BLDS 2005, hợp đồng dân sự là

Ngày đăng: 11/04/2014, 09:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan