Thực trạng hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

78 3K 51
Thực trạng hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chứng thực là một hoạt động pháp lý khá phổ biến trong đời sống xã hội, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân về sử dụng nhiều loại giấy tờ vào một mục đích hoặc một loại giấy tờ vào nhiều mục đích khác nhau. Có thể nói hoạt động chứng thực diễn ra rất gần gũi với nhân dân nhưng việc hiểu được giá trị pháp lý của hoạt động này thì còn rất hạn chế. Việc tăng cường công tác chứng thực trong tình hình hiện nay là yêu cầu bức xúc của quản lý kinh tế, quản lý xã hội, hình thành một bước quan trọng trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội. Để phát huy hiệu quả của việc chứng thực, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật và giúp đỡ pháp lý cho công dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. Trong thời gian qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về hoạt động chứng thực như Luật công chứng, chứng thực năm 2006, Nghị định số 75/2000/NĐ - CP của Chính Phủ ngày 08 tháng 12 về công chứng, chứng thực; Nghị định số 79 năm 2007/NĐ - CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí. Theo quy định của pháp luật thì chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Phòng Tư pháp cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã (UBND), cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài) căn cứ vào bản chính để xác nhận bản sao các loại giấy tờ, văn bản là đúng với bản chính. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, trình độ xã hội hóa ngày càng cao, các quan hệ dân sự, thương mại ngày phức tạp. Người dân có thể sử dụng một lúc nhiều loại giấy tờ hoặc một loại giấy tờ vào mục đích khác nhau. Điều đó đòi hỏi hoạt động chứng thực phải đáp ứng được nhu cầu này. Đồng thời, cũng phải phù hợp với quá trình đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là: cải cách nền hành chính nhà nước là trung tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước. Thời gian qua hoạt động chứng thực ở nước ta nói chung và ở trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình nói riêng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân, góp phần thiết lập được trật tự pháp lý trong các giao dịch dân sự, hạn chế được các hiện tượng vi phạm pháp luật, trình độ năng lực của cán bộ làm công tác chứng thực cũng được nâng cao. Song trước tình hình hiện nay, hoạt động chứng thực vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết như: thẩm quyền chứng thực chưa thống nhất, cơ chế một cửa thành hai cửa, chứng thực bản dịch còn lúng túng, việc giám sát hoạt động chứng thực còn thấp, hay tình trạng quá tải, ùn tắc và phiền hà trong việc chứng thực...Để giải quyết những vấn đề này trong lý luận cũng như trong thực tiễn liên quan đến hoạt động chứng thực cần phải có một sự nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc. Đó là lý do để tác giả khóa luận chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình”.

Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khóa luận này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã và đang công tác tại Khoa Luật - Đại học Huế đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong suốt thời gian qua, 4 năm học tập trên giảng đường Đại học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giảng viên, Thạc só Trần Việt Dũng đã quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, anh chò đang công tác tại Phòng Tư pháp huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết góp phần giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Và mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, cho nên sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô, bạn bè để tôi có thể hoàn thiện hơn bài làm của mình, cũng như góp phần làm cho đề tài có giá trò hơn trong thực tiễn. Huế, ngày 10 tháng 02 năm 2013 Sinh viên thực hiện Hồ Thò Hồng Hạnh MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu đề tài 6 3. Ý nghĩa của đề tài 7 4. Phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Bố cục của đề tài 8 B. PHẦN NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC 9 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động chứng thực 9 1.2. Khái niệm và vai trò của hoạt động chứng thực 13 1.3. Phân biệt hoạt động cơng chứngchứng thực 16 1.4. Thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện hoạt động chứng thực 20 1.5. Chứng thực hợp đồng, giao dịch 22 1.5.1. Chứng thực hợp đồng đã được soạn thảo sẵn 24 1.5.2. Chứng thực hợp đồng do người thực hiện chứng thực soạn thảo giúp hoặc theo mẫu 29 1.5.3. Chứng thực văn bản khai nhận di sản 30 1.6. Chứng thực bản sao từ bản chính 31 1.6.1. Quyền và nghĩa vụ của người u cầu chứng thực bản sao từ bản chính 31 1.6.2. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính 32 1.6.3. Địa điểm chứng thực bản sao từ bản chính 33 1.6.4. Trường hợp khơng được chứng thực bản sao từ bản chính 33 1.6.5. Thời hạn chứng thực bản sao từ bản chính 34 1.7. Chứng thực chữ ký 34 1.8. Quản lý nhà nước về chứng thực 36 1.9. Xử lý vi phạm trong hoạt động chứng thực 38 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH 41 2.1. Thực trạng hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình 41 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Tuyên Hóa 41 2.1.2. Những kết quả đạt được trong công tác chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa từ năm 2010 đến năm 2012 41 2.1.3. Những tồn tại hạn chế trong công tác chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa từ năm 2010 đến năm 2012 50 2.1.4. Nguyên nhân của thực trạng trên 59 2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa 63 2.2.1. Tính tất yếu khách quan của việc nâng cao chất lượng hoạt động chứng thực 63 2.2.2. Các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động chứng thực 64 2.2.2.1. Hoàn thiện hơn các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động chứng thực 64 2.2.2.2. Nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện hoạt động chứng thực 68 2.2.2.3. Đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiết bị làm việc tại các phòng làm việc 70 2.2.2.4. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật 71 2.2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện hoạt động chứng thực 72 2.2.2.6. Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính trong hoạt động chứng thực 74 C. PHẦN KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. HĐBT : Hội Đồng Bộ Trưởng 2. NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ 3. SL : Sắc lệnh 4. TTLT : Thông tư liên tịch 5. TTLT-BTC-BTP : Thông tư liên tịch - Bộ Tài chính - Bộ Tư Pháp 6. TTLT-BTP-BTNMT : Thông tư liên tịch - Bộ Tư Pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chứng thực là một hoạt động pháp lý khá phổ biến trong đời sống xã hội, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân về sử dụng nhiều loại giấy tờ vào một mục đích hoặc một loại giấy tờ vào nhiều mục đích khác nhau. Có thể nói hoạt động chứng thực diễn ra rất gần gũi với nhân dân nhưng việc hiểu được giá trị pháp lý của hoạt động này thì còn rất hạn chế. Việc tăng cường công tác chứng thực trong tình hình hiện nay là yêu cầu bức xúc của quản lý kinh tế, quản lý xã hội, hình thành một bước quan trọng trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội. Để phát huy hiệu quả của việc chứng thực, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật và giúp đỡ pháp lý cho công dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. Trong thời gian qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về hoạt động chứng thực như Luật công chứng, chứng thực năm 2006, Nghị định số 75/2000/NĐ - CP của Chính Phủ ngày 08 tháng 12 về công chứng, chứng thực; Nghị định số 79 năm 2007/NĐ - CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí. Theo quy định của pháp luật thì chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Phòng Tư pháp cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã (UBND), cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài) căn cứ vào bản chính để xác nhận bản sao các loại giấy tờ, văn bản là đúng với bản chính. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, trình độ xã hội hóa ngày càng cao, các quan hệ dân sự, thương mại ngày phức tạp. Người dân 5 có thể sử dụng một lúc nhiều loại giấy tờ hoặc một loại giấy tờ vào mục đích khác nhau. Điều đó đòi hỏi hoạt động chứng thực phải đáp ứng được nhu cầu này. Đồng thời, cũng phải phù hợp với quá trình đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là: cải cách nền hành chính nhà nước là trung tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước. Thời gian qua hoạt động chứng thực ở nước ta nói chung và ở trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình nói riêng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân, góp phần thiết lập được trật tự pháp lý trong các giao dịch dân sự, hạn chế được các hiện tượng vi phạm pháp luật, trình độ năng lực của cán bộ làm công tác chứng thực cũng được nâng cao. Song trước tình hình hiện nay, hoạt động chứng thực vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết như: thẩm quyền chứng thực chưa thống nhất, cơ chế một cửa thành hai cửa, chứng thực bản dịch còn lúng túng, việc giám sát hoạt động chứng thực còn thấp, hay tình trạng quá tải, ùn tắc và phiền hà trong việc chứng thực Để giải quyết những vấn đề này trong lý luận cũng như trong thực tiễn liên quan đến hoạt động chứng thực cần phải có một sự nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc. Đó là lý do để tác giả khóa luận chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về hoạt động chứng thực: chủ thể, thẩm quyền, trình tự thủ tục hoạt động chứng thựcthực tiễn hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Từ đó đánh giá tình hình hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình và đưa ra kiến nghị đề xuất góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về chứng thực, làm cho hoạt động chứng thực ngày càng có hiệu quả hơn. 6 3. Ý nghĩa của đề tài Kết quả của việc nghiên cứu đề tài khóa luận có ý nghĩa cả về khoa học và về thực tiễn, giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về hoạt động chứng thực. Đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà ban hành pháp luật, các cơ quan thực thi pháp luật, thì phát hiện của khóa luận về những tồn tại của pháp luật, những vướng mắc trong quá trình thực thi cũng như các kiến nghị nêu ra có thể được xem là sự đánh giá, là ý kiến đóng góp được cân nhắc kĩ lưỡng, góp phần không nhỏ tạo điều kiện cho họ trong công tác chuyên môn. Đặc biệt, đối với sinh viên nghiên cứu, kết quả của khoá luận là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo khi học tập, nghiên cứu, nhất là khi hoàn thành các báo cáo khoa học cấp khoa, cấp trường Về lý luận: giúp ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện hoạt động chứng thực. Nghiên cứu vấn đề này còn góp phần hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về hoạt động chứng thực, duy trì một trật tự pháp lý ổn định trong xã hội, hạn chế hiện tượng vi phạm pháp luật. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động chứng thực thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã, UBND cấp huyện theo Nghị định số 75/2000/NĐ - CP của Chính phủ, Nghị định số 79/2007/NĐ - CP của Chính phủ, đồng thời nghiên cứu thực tiễn thực hiện hoạt động chứng thựcđịa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 đến 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước về hoạt động chứng thực. Bên cạnh sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật, đề tài còn sử dụng các 7 phương pháp so sánh, phân tích, chứng minh, tổng hợp, điều tra số liệu để đánh giá thực trạng hoạt động chứng thực trên địa bàn huyên Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận. Phần nội dung gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động chứng thực; Chương 2 : Thực trạng hoạt động chứng thực và những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 đến năm 2012. 8 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động chứng thực Có thể nói lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động chứng thực nó gần như gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động công chứng. Đây là một trong những hoạt động pháp lý đã xuất hiện từ lâu ở các nước trên thế giới. Cách đây hàng ngàn năm ở Hy Lạp và Ai Cập, đặc biệt là ở La Mã đã có người làm dịch vụ văn tự. Nhưng nghề công chứng, chứng thực bắt đầu phát triển vào khoảng thế kỉ XIV, XV. Thời gian này đã có hoạt động chứng nhận các bản sao giấy tờ nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chứng nhận các hợp đồng giao dịch. Ở Việt Nam, sau khi cách mạng tháng tám thành công, ngày 15/11/1945, nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 59/SL quy định về thể lệ '' thị thực các giấy tờ''. Tiếp đó ngày 29/2/1952 Sắc lệnh số 85/SL thể lệ trước bạ về việc mua bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất'' được ban hành. Theo hai Sắc lệnh này, một số việc chứng nhận giấy tờ giao cho Ủy ban kháng chiến hành chính (nay là UBND các cấp ) thực hiện. Sau mấy chục năm không tổ chức hoạt động công chứng chứng thực. Ngày 10/ 10/ 1987 Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 574/QLTPK về công chứng nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của nước ta. Hoạt động chứng thực lúc này được nâng cao một bước về chất lượng, đồng thời Phòng công chứng đầu tiên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Ngày 27/2/1991 Hội Đồng Bộ Trưởng đã ban hành Nghị định số 45/HĐBT về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước. Đây là văn bản 9 đầu tiên quy định toàn diện về hoạt động công chứng, chứng thực trong bối cảnh một số quy định liên quan đến công chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao hơn đã được ban hành như: Pháp lệnh thừa kế năm 1990, Pháp lệnh nhà ở năm 1991 Tuy nhiên, tình hình kinh tế, xã hội nước ta sau 5 năm đã có những biến đổi lớn. Những quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về hoạt động công chứng nói riêng phải được hoàn thiện một bước cho phù hợp. Nhất là sau khi Luật đất đai năm 1993 và Bộ luật dân sự năm 1995 có hiệu lực thi hành. Ngày 18/05/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/ CP về tổ chức và hoạt động của công chứng thay thế cho Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991. Nghị định này đã cụ thể hóa một phần các quy định của bộ luật dân sự, đổi mới một bước và tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục phát triển hoạt động công chứngchứng thực. Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 cũng định nghĩa công chứng như nghị định 45/HĐBT và quy định UBND quận, huyện thị xã, có thẩm quyền chứng thực một số việc và chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính. UBND xã, phường thị trấn chứng thực việc từ chối nhận di sản, chứng thực di chúc và các việc khác do pháp luật quy định. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, nhiều quy định của Nghị định 31/CP đã tỏ ra bất cập, không còn phù hợp với thực tế. Do vậy, ngày 8/12/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2000 NĐ - CP về công chứng chứng thực thay thế cho Nghị định số 31/CP. Quy định của Nghị định 75/2000/NĐ - CP bước đầu có sự tách bạch giữa công chứngchứng thực, tức là đã có sự phân biệt giữa hoạt động của cơ quan chuyên trách thực hiện công chứng là Phòng công chứng. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định này thì chứng thực là việc UBND cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng giao dịch và chữ kí của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc giao dịch của họ. 10 [...]... cầu chứng thực chứng minh, nếu không chứng minh được thì từ chối chứng thực Người thực hiện chứng thực đối chiếu bản sao với bản chính, nếu bản sao đúng với bản chính thì chứng thực Khi chứng thực bản sao từ bản chính người thực hiện chứng thực phải ghi rõ chứng thực bản sao đúng với bản chính”, ngày, tháng, năm thực hiện chứng thực, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền chứng thực. .. chỉ thực hiện chứng thực các việc đúng thẩm quyền của cơ quan mình, nếu việc chứng thực không thuộc thẩm quyền của cơ quan mình thì hướng dẫn cho người yêu cầu chứng thực đến cơ quan khác có thẩm quyền Người thực hiện chứng thực hướng dẫn trình tự thủ tục thực hiện chứng thực cho người yêu cầu thực hiện chứng thực nếu cần thiết Người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ cho người yêu cầu 25 chứng thực. .. 1.3 Phân biệt hoạt động công chứngchứng thực Từ lâu hoạt động công chứngchứng thực đã xuất hiện ở nước ta, nhưng việc hiểu và phân biệt được hai khái niệm này hầu như còn hạn chế ngay cả đối với các cán bộ làm công tác công chứng chứng thực và cả trong quần chúng nhân dân 16 Thứ nhất, hoạt động công chứng * Khái niệm: Công chứnghoạt động của công chứng viên xác nhận tính xác thực, tính hợp... 22 chứng thực nhưng nếu cá nhân muốn chứng thực thì người thực hiện chứng thực vẫn phải chứng thực cho người đó'' * Thẩm quyền chứng thực hợp đồng giao dịch của UBND cấp huyện: - UBND cấp huyện có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản theo thẩm quyền địa hạt quy định tại khoản 2, Điều 23 của Nghị định số 75/2000 NĐ - CP; - Chứng thực hợp đồng giao dịch liên quan đến động. .. chứng, chứng thực bản sao giấy tờ, chữ ký tại các Phòng công chứng và UBND cấp huyện Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó là do còn có sự lẫn lộn, trùng lặp giữa hai hoạt động công chứng (hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp mang tính chất dịch vụ công, do công chứng viên thực hiện) và hoạt động chứng thực mang tính chất thị thực hành chính do cơ quan công quyền thực hiện Trên thực. .. thuật đó 1.5.2 Chứng thực hợp đồng do người thực hiện chứng thực soạn thảo giúp hoặc theo mẫu Người yêu cầu chứng thực có thể đề nghị người thực hiện chứng thực soạn thảo hợp đồng Người yêu cầu chứng thực tuyên bố nội dung của hợp đồng trước người thực hiện chứng thực Người thực hiện chứng thực phải ghi chép lại đầy đủ nội dung mà người yêu cầu chứng thực đã tuyên bố, việc ghi chép có thể là viết tay,... công chứng hoặc cá nhân tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng * Chủ thể công chứng: Hoạt động công chứng do công chứng viên thực hiện tại văn phòng công chứng Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng Công chứng là một nghề, người hành nghề công chứng hoạt động trong Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng * Địa điểm thực hiện công chứng: ... khẩu cần chứng thực Nếu giấy tờ hợp lệ, thì trong thời gian làm việc đó, cán bộ tư pháp phải chứng thực và trả kết quả cho anh An theo đúng quy định của pháp luật 1.6.3 Địa điểm chứng thực bản sao từ bản chính Địa điểm chứng thực là nơi diễn ra việc chứng thực đó Việc chứng thực bản sao từ bản chính được thực hiện tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền chứng thực Cơ quan có thẩm quyền chứng thực phải... pháp luật căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính, hoặc chứng thực chữ kí trong các giấy tờ, văn bản là chữ kí của người yêu cầu chứng thực Hoạt động chứng thực bao gồm: chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực chữ kí trong các giấy tờ văn bản Trước đây, hoạt động chứng thực còn bao gồm cả chứng thực hợp đồng giao dịch Tuy nhiên, từ khi có Nghị định 79/2007 NĐ - CP của Chính... và trách nhiệm thực hiện hoạt động chứng thực Theo quy định của Nghị định 75/2000/NĐ - CP của Chính phủ về công chứng, chứng thực thì thẩm quyền thực hiện hoạt động chứng thực được quy định chung chung tại Điều 4 như sau: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực ở trong nước bao gồm: - Phòng công chứng; 20 - UBND cấp huyện; - UBND cấp xã Cơ quan có thẩm quyền công chứng ở nước ngoài là cơ . CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH 41 2.1. Thực trạng hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình 41 2.1.1. Khái quát về điều. và thực tiễn hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Từ đó đánh giá tình hình hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình và đưa ra kiến nghị đề xuất. chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa từ năm 2010 đến năm 2012 50 2.1.4. Nguyên nhân của thực trạng trên 59 2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực trên địa bàn huyện Tuyên Hóa

Ngày đăng: 10/04/2014, 12:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình trong bản dịch mà dịch sai gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan