ĐỀ CƯƠNG THI MÔN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM (Thi viết)

21 2K 33
ĐỀ CƯƠNG THI MÔN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM (Thi viết)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải đề cương môn học thiết kế vào phát triển sản phẩm

1. Nêu phân tích các tiêu chí đánh giá sự thành công của quá trình phát triển sản phẩm? - Chất lượng của sản phẩm: Chất lượng của sản phẩm được đánh giá thông qua sự phản hồi từ thị trường giá cả mà khách hàng chấp nhận trả cho sản phẩm đó. - Chi phí sản phẩm: + Vốn đầu tư cho thiết bị công cụ +Chi phí chế tạo từng sản phẩm. +Chi phí chế tạo sản phẩm quyết định lợi nhuận của công ty đối với số lượng sản phẩm giá bán cụ thể. - Thời gian phát triển sản phẩm: Thời gian cần thiết để phát triển sản phẩm sẽ xác định khả năng đáp ứng của công ty dưới áp lực của sự cạnh tranh phát triển của khoa học, công nghệ, đồng thời công ty cũng sẽ càng nhanh chóng thu hồi được vốn lợi nhuận nếu thời gian phát triển sản phẩm của nhóm làm việc càng ngắn. - Chi phí cần thiết để phát triển một sản phẩm: Để phát triển một sản phẩm, công ty cần phải tiêu tốn một khoảng tài chính là bao nhiêu? Chi phí phát triển sản phẩm là một phần quan trọng trong toàn bộ vốn đầu tư để có thể thu được lợi nhuận từ sản phẩm. - Năng lực phát triển sản phẩm: Năng lực phát triển sản phẩm là tài sản mà công ty có thể sử dụng để phát triển sản phẩm một cách hiệu quả hơn kinh tế hơn trong tương lai. 2. Hãy cho biết ai là người tham gia vào quá trình thiết kế phát triển sản phẩm? Giải thích. - Phát triển sản phẩm là một hoạt động phối hợp đòi hỏi sự đóng góp của hầu hết các bộ phận chức năng trong công ty. Tuy nhiên, có ba bộ phận chức năng luôn là nòng cốt trong hoạt động phát triển sản phẩm, đó là: +Tiếp thị +Thiết kế +Chế tạo - Giải thích: Thông thường, bộ phận tiếp thị sẽ nhận những ý tưởng này, hình thành khái niệm về sản phẩm (hoặc nhiều phương án khác nhau về sản phẩm mới), thực hiện nghiên cứu tính khả thi của sản phẩm hoặc dịch vụ được đưa ra. Nếu sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu thị trường có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, họ sẽ tiếp tục xây dựng những đặc điểm của sản phẩm gửi đến bộ phận kỹ sư thiết kế để xây dựng những yêu cầu về đặc điểm kỹ thuật ban đầu sau đó phát triển thành những đặc trưng thiết kế chi tiết. Những chi tiết kỹ thuật của sản phẩm thiết kế sẽ được gửi đến các kỹ sư sản xuất, họ sẽ xây dựng kế hoạch về quy tr.nh sản xuất nhằm đáp ứng những yêu cầu về thiết bị, công cụ, bố trí quá tr.nh sản xuất. Đặc trưng về chế tạo trong quá tr.nh thiết kế sẽ được chuyển sang bộ phận quản l. sản xuất của nhà máy, lịch trình sản xuất sản phẩm mới được thiết lập. 3. Sản phẩm mới được đánh giá như thế nào? Cho ví dụ minh họa? - Khái niệm: Sản phẩm mới là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển tồn tại của công ty. Do liên tục phải đối mặt với thị trường cạnh tranh gay gắt, với nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng với những tiến bộ trong công nghệ nên một công ty phải có chiến lược tung ra sản phẩm mới cũng như cải tiến những sản phẩm hiện tại để ổn định doanh thu. - Một sản phẩm được thiết kế hiệu quả cần phải thỏa mãn được những yêu cầu của khách hàng, đạt được hiệu quả về chi phí tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đạt yêu cầu trong việc giao hàng, bán ra thị trường, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có được lợi thế cạnh tranh thông qua việc ứng dụng những . tưởng mới một cách nhanh chóng, thỏa m.n tốt hơn nhu cầu của khách hàng, sản xuất nhanh chóng, dễ sử dụng, dễ sửa chữa hơn so với các sản phẩm hiện tại. 4. Như thế nào là sản mới tương đối tuyệt đối. Phân tích cho ví dụ minh họa? - Sản phẩm mới tương đối Sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường, nhưng không mới đối với doanh nghiệp khác đối với thị trường. Chúng cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho những cơ hội kinh doanh mới. Chi phí đề phát triển loại sản phẩm này thường thấp, nhưng khó định vị sản phẩm trên thị trường vì người tiêu dùng vẫn có thể thích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn. - Sản phẩm mới tuyệt đối: Đó là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp đối với cả thị trường. Doanh nghiệp giống như "người tiên phong" đi đầu trong việc sản xuất sản phẩm này. Sản phẩm này ra mắt người tiêu dùng lần đầu tiên. Đây là một quá trình tương đối phức tạp khó khăn (cả trong giai đoạn sản xuất bán hàng). Chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử thử nghiệm trên thị trường thường rất cao. Vậy liệu một sản phẩm có được coi là mới hay không phụ thuộc vào cách thị trường mục tiêu nhận thức về nó. Nếu người mua cho rằng một sản phẩm khác đáng kể so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất (hình thức bên ngoài hay chất lượng), thì cái sản phẩm đó sẽ được coi là một sản phẩm mới. Ví dụ:…………………… 5. Khi thiết kế một sản phẩm mới, nhóm thiết kế cần quan tâm những vấn đề gi? - Tối ưu thiết kế - Tính linh hoạt trong thiết kế - Khả năng phân tích chi tiết - Áp lực về thời gian - Tính kinh tế - Tính sáng tạo - Khả năng đáp ứng yêu cầu của xã hội cá nhân - Tính đa dạng hóa của nhóm - Yêu cầu của nhóm 6. Nêu phân tích các bước phát triển sản phẩm. 1. Xác định cơ hội của sản phẩm khi được tung ra thị trường 2. Đánh giá ưu tiên cho những sản phẩm có tính khả thi cao 3. Phân bố nguồn nhân lực lên kế hoạch thời gian để phát triển sản phẩm 4. Bổ sung cho bản thiết kế của sản phẩm trong kế hoạch 5. Đưa ra những đánh giá nhận xét trên cơ sở kết quả quá trình 7. Nêu phân tích cơ sở lập kế hoạch cho việc thiết kế phát triển sản phẩm. - Kế hoạch phát triển sản phẩm phải xác định vốn đầu tư cho sản phẩm sẽ được phát triển thời điểm giới thiệu sản phẩm ra thị trường. - Phải xem xét cơ hội phát triển sản phẩm được cung cấp từ nhiều nguồn thông tin như: những đề nghị từ hoạt động tiếp thị, nghiên cứu, khách hàng, nhóm phát triển sản phẩm hiện tại chuẩn cạnh tranh. Từ các cơ hội này, ta phải lựa chọn vốn đầu tư, vạch thời gian chỉ định nguồn lực cho dự án. - Kế hoạch phát triển sản phẩm phải được cập nhật thường xuyên để tiếp nhận phản hồi về những thay đổi trong môi trường cạnh tranh, những thay đổi về công nghệ những thông tin về thành công của các sản phẩm đang tồn tại. - Kế hoạch phát triển sản phẩm được thiết lập phải phù hợp với mục tiêu, năng lực của công ty, những ràng buộc môi trường cạnh tranh. -Những khó khăn khi không lập kế hoạch cẩn thận về vốn đầu tư : + Thị phần không lớn bằng các sản phẩm cạnh tranh. + Xác định thời gian giới thiệu sản phẩm ra thị trường không chính xác. + Có sự không tương ứng giữa tổng năng lực phát triển số lượng các dự án theo đuổi. + Phân phối nguồn tài nguyên không hợp lý, một số dự án thừa nhân viên trong khi một số dự án khác lại thiếu. + Huỷ bỏ dự án ngay khi bắt đầu hay trong quá trình thực hiện vì không hiểu đầy đủ sản phẩm. + Thường xuyên thay đổi hướng phát triển của dự án. 8. Tại sao người ta phải phân khúc thị trường khi phát triển sản phẩm mới? cho ví dụ minh họa. - Khái niệm Phân khúc thị trường: Phân khúc thị trường được hiểu là chia thị trường thành những đoạn khác nhau mà trong đó ứng với mỗi đoạn sẽ có một mặt hàng nhất định cho một nhóm người nhất định. Ngưới ta gọi các đoạn phân chia đó là khúc thị trường, tức là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích của marketing. phân khúc thị trường chính là quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt như nhu cầu, về tính cách hay hành vi. - Xếp khách hàng thành nhóm (market segment) dựa theo động cơ thúc đẩy họ (mua hàng, chọn nguồn cung cấp hàng hoá (sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng ) - Xếp khách hàng thành nhóm dựa trên nhu cầu (strategic needs, unmet needs, unsatisfied needs) hành vi (behavioural segmentation) của họ. - Xếp khách hàng thành từng nhóm dựa theo những yếu tố quyết định mà họ đặt ra để (mua hàng hoá, chọn nguồn cung cấp sản phẩm, dịch vụ ) - Tại sao doanh nghiệp phải phân khúc thị trường? => Phân khúc thị trường bảo đảm sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp an toàn hơn bởi nó giúp doanh nghiệp biết tập trung nỗ lực của mình đúng thị trường, xây dựng cho mình một tư cách riêng, một hình ảnh riêng, mạnh mẽ, rõ nét nhất quán để khả năng vốn có của doanh nghiệp được khai thác một cách hiệu quả. Vì doanh nghiệp không chỉ có một mình trên thị trường. Họ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng những cách thức lôi kéo khách hàng khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp thường chỉ có một thế mạnh xét trên một phương diện nào đó trong việc thỏa mãn nhu cầu thị trường. Do đó, nếu xác định các khúc thị trường tốt cho sản phẩm, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được sự cạnh tranh của các đối thủ, từng bước làm chủ thị trường. - Qui trình phân khúc thị trường còn đòi hỏi người làm công tác thị trường phải hiểu động cơ của sự chọn lựa yếu tố ưa chuộng của khách hàng trên thị trường, thông qua đó phát hiện ra cơ sở của ưu thế cạnh tranh. - Phân khúc thị trường còn giúp cho marketer nhìn thấy cơ hội trên thị trường thông qua công việc phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Từ đó có thể đưa ra những sản phẩm cùng loại nhưng có công dụng khác nhau, bao bì khác nhau, giá thành khác nhau v.v để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của những đối tượng khách hàng khác nhau. - Quan trọng hơn cả, phân khúc thị trường là cơ sở tiền đề để xây dựng chiến lược thị trường của doanh nghiệp. Nếu marketer làm tốt công việc phân khúc thị trường, qua đó xác định cho mình một phân khúc thị trường thích hợp, sẽ dễ dẫn đến thành công vì chiến lược thị trường của doanh nghiệp dựa trên cơ sở năng lực lợi thế thực sự của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ngược lại, nếu marketer chọn sai thị trường, thì chiến lược trên lý thuyết có hay cở nào cũng khó mà có thể thực hiện thành công, bởi vì có thể marketer đã chọn một thị trường quá lớn so với khả năng của mình, hoặc một thị trường mà yêu cầu bức xúc nhất, quyết định nhất của khách hàng thì doanh nghiệp lại không có khả năng đáp ứng tốt hơn so với các đối thủ khác. Phân khúc thị trường còn là cơ sở để marketer nhận định, đánh giá thị trường, giúp theo dõi diễn biến thị trường, phán đoán những thay đổi trên thị trường trong tương lai nhằm đón đầu nhu cầu thị trường. 9. Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm mới trên thị trường. Chu kỳ sống của sản phẩm còn gọi là "vòng đời sản phẩm", gồm có các giai đoạn sau: - Giai đoạn tung ra thị truờng quảng bá sản phẩm: là thời kỳ mức tiêu thụ tăng trưởng chậm theo mức độ tung hàng ra thị trường; - Giai đoạn phát triển: là thời kỳ hàng hóa được thị trường chấp nhận nhanh chóng lợi nhuận tăng lên đáng kể; - Giai đoạn sung mãn: là thời kỳ nhịp độ tăng mức tiêu thụ chậm dần lại do hầu hết những người mua tiềm ẩn đã chấp nhận sản phẩm; - Giai đoạn suy thoái: là thời kỳ mức tiêu thụ có chiều hướng đi xuống lợi nhuận giảm. 10. Làm thế nào để thương mại hóa sản phẩm đạt kết quả tốt? - Quá trình thương mại hóa sản phẩm mới (tung sản phẩm mới ra thị trường) thường là giai đoạn mà sự tham gia của bộ phận marketing là nhiều nhất. Trong một số trường hợp, đội ngũ marketing sẽ nỗ lực bán sản phẩm ở một địa điểm cụ thể nhằm đánh giá sự chấp nhận của khách hàng quan sát xem mọi người sẽ phản ứng như thế nào với giá cả cách thức quảng bá. ví dụ: một hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh có thể giới thiệu một món ăn mới ở các cửa hàng thuộc khu vực Dallas trong vòng ba tháng trước khi chính thức đưa món ăn này vào danh sách món ăn mà nhà hàng cung cấp trong toàn hệ thống. => Thương mại hoá sản phẩm là việc tung sản phẩm thực sự vào thị trường doanh nghiệp sẽ phải xác định thị trường triển khai, cách thức triển khai, các bộ phận tác nghiệp liên quan như bán hàng, quảng cáo, kế toán, chăm sóc khách hàng, hoặc giao nhận. Vì vậy để đạt kết quả tốt ta cần phải xác định rõ làm tốt nhất có thể cho từng tiêu chí nêu ra ở phần gạch dưới nêu trên. 11. Trong công ty của anh hiện đang có nhiều dự án phát triển sản phẩm, anh căn cứ vào đâu để sắp xếp thứ tự các dự án đó? Giải thích. - Có 4 tiên đề cơ bản: + chiến lược cạnh tranh + phân loại thị trường + xây dựng hành trình cho công nghệ + xây dựng sản phẩm nền tảng - Giải thich:………………………… 12. Khi sản phẩm mới bị cạnh tranh, làm thế nào để gữ vững vị trí sản phẩm đó trên thị trường? -Nhà cung cấp có thể duy trì cảm giác thoải mái hài lòng của khách hàng bằng cách liên tục cải thiện sản phẩm theo những hình thức sau: · Giảm giá khi bạn có thể tiết kiệm chi phí · Thường xuyên nâng cấp chất lượng sản phẩm (tăng 1 số tính năng mới nếu có thể…) · Huấn luyện nhân viên bán hàng những kỹ năng để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong phạm vi có thể · Hãy đem lại những điều mới lạ cho sản phẩm để khách hàng cảm thấy thú vị ngạc nhiên Có nhiều cách để duy trì sự hài lòng của khách hàng mà không cần phải tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ mới. Việc cải tiến thường xuyên sẽ giúp sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt hơn giữ chân khách hàng lâu dài hơn nếu bạn tập trung vào những điều thực sự có ý nghĩa với khách hàng . 13. Theo anh có bao nhiêu phương pháp để tiếp cận khách hàng về sản phẩm mới ? Với thời đại công nghệ phát triển mạnh như hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin để tiếp cận khách hàng là 1 trong những lựa chọn thông minh, vì vậy theo tôi có những phương pháp tiếp cận khách hàng về sản phẩm mới như sau: - Hỏi khách hàng của bạn cách tiếp cận: bằng cách thăm dò trên mạng (ví dụ như trang facebook, webside chính của công ty…) - Kích hoạt email - Cách tiếp thị sản phẩm bằng văn bản: Tìm hiểu những gì khách hàng muốn bằng cách nhắn tin cho họ một câu hỏi. Sau đó, gửi cho họ một phiếu giảm giá mặt hàng họ ưa thích. Điều này đặc biệt hữu ích cho những khách hàng Gen – X Y, nhiều người trong số họ dường như không sử dụng email nữa. - Những gì đối thủ cạnh tranh của bạn không làm: Phân tích các cách tiếp thị sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng tìm các lỗ hổng. Hãy tiếp thị sản phẩm ở một nơi nào đó họ không có mặt – có thể là Pinterest, YouTube hoặc trên xe buýt. - Đứng ra tổ chức một sự kiện: Tổ chức một sự kiện là một ý tưởng về cách tiếp thị sản phẩm tuyệt vời để được nhiều người biết đến cùng một lúc. Tổ chức sự kiện tại địa điểm kinh doanh nếu bạn có một cửa hàng để mọi người biết địa chỉ cửa hàng của bạn ở đâu. - Phần thưởng cho giới thiệu khách hàng mới: Đây là một cách tiếp thị sản phẩm cũ nhưng vẫn thực sự tốt. Hãy để khách hàng biết bạn sẽ trả cho họ 1 khoản nho nhỏ nếu họ giới thiệu cho bạn một khách hàng biến khách hàng của bạn trở thành đội ngũ tiếp thị giá rẻ. - Đơn giản hóa: Hãy nhớ rằng quá nhiều thông điệp trong ý tưởng tiếp thị sản phẩm của bạn sẽ khiến khách hàng nhầm lẫn, đặc biệt là khi bạn truyền tải trên các kênh phương tiện truyền thông xã hội khác nhau. - Sử dụng âm nhạc: Công ty của bạn có một bài hát riêng không? Một thứ âm nhạc bạn có thể chia sẻ? Bạn có thể sử dụng các công cụ như Spotify để chia sẻ một thông điệp âm nhạc với khách hàng tiềm năng. Câu 15: Trong công ty của anh hiện đang có nhiều dự án phát triển sản phẩm, anh căn cứ vào đâu để sắp xếp thứ tự các dự án đó? Giải thích. - Có 4 tiên đề cơ bản: + chiến lược cạnh tranh + phân loại thị trường + xây dựng hành trình cho công nghệ + xây dựng sản phẩm nền tảng - Giải thich:………………………… Câu 18. Giá sản phẩm mới phụ thuộc vào những yếu tố nào? Sự thay đổi giá trên thị trường xảy ra như thế nào? Giải thích. - Giá của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất năng suất lao động, thù lao lao động đến quan hệ cung – cầu, xu hướng tiêu dùng, sản phẩm thay thế, chính sách kinh tế… Vd: Khi nước mía bán ở vỉa hè thì mức giá là 5000đ/ly nhưng khi nước mía được đưa vào quá trình ép 1 lần với thông điệp là siêu sạch thì có giá khoảng 8000đ/ly. Rõ ràng cách định giá của nước mía siêu sạch có tính đến sức chi trả của khách hàng các yếu tố kinh tế tác động đến khách hàng như ý thức về vệ sinh, an toàn thực phẩm, xu hướng tiêu dùng hiện đại. Giá cả giá trị. Giá cả đại diện cho chi phí tạo nên sản phẩm (góc độ người bán). Giá trị là sự chấp nhận từ người mua rất khó đánh giá vì mức độ thỏa mãn tiêu dùng thay đổi theo thời gian mang tính cá biệt. Thách thức lớn nhất của chiến lược định giá là giá cả giá trị phải gặp nhau có tính bền vững. Có như thế, doanh nghiệp người tiêu dùng mới có cơ hội tương tác lâu dài. Để có thể xây dựng một chiến lược giá phù hợp, doanh nghiệp cần: - Chiến lược giá phải phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty. Đây là yêu cầu bất biến của việc định giá. - Phân tích khách hàng đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế phải được thực hiện nghiêm túc khách quan nhất. - Cập nhật biến động thị trường, sức cạnh tranh để có chiến lược giá phù hợp - Liên tục đo lường biến động doanh số, sức mua, mức độ chi trả, thỏa mãn của khách hàng sau mỗi đợt điều chính giá để có chiến lược phù hợp. Câu 23: Anh hiểu như thế nào về giá sự co giãn của giá.? - Để xem xét độ nhạy cảm của người tiêu dùng người sản xuất khi có sự thay đổi giá cả của một sản phẩm, kinh tế học sử dụng độ co giãn theo giá cả. Gọi độ co giãn theo giá cả là E nó chính là giá trị tuyệt đối của tỷ số giữa tốc độ biến đổi của lượng cầu (hoặc của lượng cung) với tốc độ biến đổi của giá cả sản phẩm. E sẽ nằm trong khoảng từ 0 tới vô cực. + Nếu E bằng 0, có nghĩa là lượng cầu (hoặc lượng cung) hoàn toàn không co giãn theo giá cả. Giá cả tăng giảm thế nào cũng không làm lượng cung, hoặc lượng cầu thay đổi. + Nếu E bằng vô cực, có nghĩa là lượng cầu (hoặc lượng cung) hoàn toàn co giãn theo giá cả. + Nếu E lớn hơn 1 (tốc độ biến đổi của lượng cầu/cung lớn hơn tốc độ biến đổi của giá cả), có nghĩa là lượng cầu (hoặc lượng cung) co giãn theo giá cả. + Nếu E nhỏ hơn hay bằng 1, có nghĩa lượng cầu (hoặc lượng cung) co giãn không đáng kể theo giá cả. Nếu xét riêng quan hệ giữa lượng cầu với giá cả sản phẩm, người ta gọi cụ thể là độ co giãn của cầu theo giá cả. Nếu xét riêng quan hệ giữa lượng cung với giá cả sản phẩm, người ta gọi cụ thể là độ co giãn của cung theo giá cả. Câu 25: Khoa học công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thiết kế phát triển sản phẩm ? - Ngày nay, không có sự tiến bộ kinh tế xã hội nào không gắn liền với tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Trong vài thập kỷ trở lại đây, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng phát triển kinh tế. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước đột phá quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực mới: Tự động hoá, điện tử, tin học, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, robot đã tại ra những thay đổi to lớn trong sản xuất cho phép rút ngắn chu trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu nâng cao năng suất lao động chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong việc quản lý, khai thác vận hành công nghệ có hiệu quả cao. Bởi vì, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì thời gian để chếtạo công nghệ mới thay thế công nghệ cũ dần dần được rút ngắn lại. Sự ra đời của một công nghệ mới thường đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm cao hơn, hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, đào tạo nhân lực để thích ứng với sự thay đổi liên tục của khoa học công nghệ không thể ngày một ngày hai mà phải có thời gian. Đây cũng là những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng không nhiều. - Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ luôn là một trong những yếu tố cơ bản, quyết định tới quá trình phát triển sản phẩm Trình độ hiện đại, tính đồng bộ khả năng vận hành công nghệ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, thật khó tin rằng với trình độ công nghệ, máy móc ở mức trung bình mà có thể cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao. Ngược lại, cũng không thể nhìn nhận rằng cứ đổi mới công nghệ là có thể có được những sản phẩm chất lượng cao, mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nguyên vật liệu, trình độ quản lý, trình độ khai thác vận hành máy móc, thiết bị Đối với các doanh nghiệp tự động hoá cao, dây chuyền tính chất sản xuất hàng loạt thì chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, trình độ của các doanh nghiệp về công nghệ, thiết bị máy móc phụ thuộc vào rất nhiều không thể tách rời trình độ công nghệ thế giới. Bởi nếu không, các nước, các doanh nghiệp sẽ không thể theo kịp được sự phát triển trên thế giới trong điều kiện đa dạng hoá, đa phương hoá. Chính vì lý do đó mà doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình có chất lượng đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp đó cần có chính sách công nghệ phù hợp khai thác sử dụng có hiệu quả các công nghệ máy móc, thiết bị hiện đại, đã đang sẽ đầu tư. Câu 28: Phân tích những yêu cầu khi làm việc theo nhóm? Ý nghĩa trong thực tế. Cần lưu ý một số điều kiện để thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm đạt hiệu quả: + Chủ đề thích hợp cho làm việc theo nhóm.Người tham dự cần có những kiến thức cơ sở về đề tài làm việc. Nếu các thành viên tham dự thực sự chưa có kiến thức, hiểu biết trước về đề tài làm việc thì giảng viên cần bồi dưỡng đầu vào thông qua một buổi thuyết trình hoặc cung cấp những tài liệu, thông tin về đề tài. + Có đủ điều kiện, phương tiện làm việc cho các nhóm ( phòng, các thiết bị, dụng cụ cần thiết cho buổi làm việc theo nhóm ) + Các thành viên phải nắm vững nhiệm vụ trong làm việc theo nhóm tiến trình, lịch làm việc.Việc giao nhiệm vụ của giảng viên phải rõ ràng, cụ thể chặt chẽ cần có sự chuẩn bị chu đáo về đề tài làm việc. + Người học cần có kiến thức, kỹ năng làm việc theo nhóm.Nếu kiến thức, kỹ năng của các thành viên tham gia làm việc theo nhóm còn hạn chế, giảng viên cần có sự gợi ý “ châm ngòi “ cho cuộc thảo luận. + Các thành viên tham gia làm việc theo nhóm cần có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực.Thái độ làm việc thiếu tích cực của một vài thành viên, coi thời gian làm việc theo nhóm như là một khoảng thời gian xả hơi, làm việc khác mà không tập trung vào đề tài sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả làm việc. Trong trường hợp này giảng viên cần uốn nắn đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể hơn. + Độ lớn của nhóm: 4 - 6 người cho một nhóm là số lượng tương đối phù hợp cho buổi làm việc theo nhóm, nếu quá ít hay quá nhiều đều khó phát huy được sự hợp tác của các thành viên trong giải quyết nhiệm vụ. => Trên đây là một vấn đề cần quan tâm để áp dụng có hiệu quả phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy học. Phương pháp làm việc theo nhóm có những ưu điểm : + Làm việc theo nhóm là một cách học cho phép tất cả các thành viên trong nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giảng viên dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ phân công công việc trong nhóm nhỏ. Phương pháp này thích hợp cho việc trao đổi trong nhóm, đưa ra những cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo; kích thích sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia vào việc giải quyết một vấn đề. + Làm việc theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong phương pháp thuyết trình, người học chỉ có thể trao đổi với nhau được rất ít thì trong làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác ở đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy độc lập trao đổi lẫn nhau trong nhóm + Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giảng viên đóng vai trò là người chuyển giao kiến thức hiểu biết,chuẩn bị,tổ chức, theo dõi việc thực hiện đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm.Như vậy công việc của giảng viên trong làm việc theo nhóm không bao giờ là thừa, trái lại đó là một sự rất cần thiết để giúp cho các nhóm đạt được kết quả trong việc tìm ra những giải pháp, câu trả lời cho vấn đề được đưa ra. Những mục tiêu cần đạt trong làm việc theo nhóm: + Làm việc theo nhóm cần động viên tất cả các thành viên tham dự kích thích tự suy nghĩ của họ. + Các thành viên tham dự trong nhóm cần bám vào một chủ đề tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó. Những kỹ năng cần thiết của nhóm Một nhóm cần bao gồm hai kỹ năng là kỹ năng quản lý kỹ năng tương tác cá nhân. Để phát huy hiệu quả làm việc theo nhóm, bạn cần tập hợp được cả hai kỹ năng này. Một nhóm phải thực hiện hầu hết các nhiệm vụ như tổ chức các cuộc họp, quyết định ngân sách, lập các kế hoạch chiến lược, các mục tiêu giám sát việc thực hiện. Sẽ là điều không tưởng khi hi vọng một cá nhân đảm nhận mọi trách nhiệm quản lý nhóm mà không có sự hỗ trợ nào từ các thành viên khác. Là một tập hợp các cá nhân khác nhau, nhóm còn cần phải học các cách ứng xử các kỹ năng quản lý con người. Để nhóm có thể phát triển tốt phát huy tác dụng của nó, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây. Trước hết, nhóm cần có tâm điểm. Hai tâm điểm chính là nhóm nhiệm vụ được giao. Nếu cần quyết định một vấn đề, nhóm sẽ quyết định. Nếu có vướng mắc, nhóm sẽ giải quyết. Nếu một thành viên không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ, nhóm sẽ yêu cầu thay thế. Khi mâu thuẫn cá nhân tăng lên, nhóm cần xem xét vấn đề từ khía cạnh ảnh hưởng của mâu thuẫn đó tới những nhiệm vụ được giao cho mỗi cá nhân. Nhưng nếu nhóm thiếu sự tổ chức mục đích cụ thể, thì khi đó trách nhiệm lại thuộc về cấp lãnh đạo chủ đầu tư. Thứ hai là cần có sự minh bạch rõ ràng về mục tiêu chính của dự án. Trong bất kỳ trường hợp nào, nhóm cũng phải giải thích rõ ràng cụ thể nhằm đảm bảo mọi người đều hiểu rõ về điều đó. Tiếp theo, nhóm cần có những cách tác động khác nhau lên các loại người khác nhau trong nhóm. Trách nhiệm của trưởng nhóm là khuyến khích các cá nhân ít nói bộc bạch ý kiến của mình tham gia vào các cuộc thảo luận hoạt động của nhóm. Ngược lại, những người sôi nổi trong nhóm thường có xu thế nổi bật chiếm ưu thế ở trong các thảo luận nhóm. Trách nhiệm của trưởng nhóm là theo dõi họ, khuyến khích họ đóng góp ý kiến, đồng thời nhắc nhở họ phải biết lắng nghe ý kiến người khác. Mặt khác, nhóm cũng cần có sự phản hồi trong mọi hoạt động của các cá nhân. Mọi sự phê bình phải mang tính công bằng khách quan, tập trung vào nhiệm vụ mà họ thực hiện chứ không phải cá nhân họ. Những sai phạm cần được chỉ ra rõ ràng kịp thời. Sẽ rất có ích nếu trưởng nhóm đưa ra sự phản hồi một cách thường xuyên, đặc biệt đối với lỗi lầm, dù là nhỏ nhất. Điều này sẽ làm giảm đi những tác động tiêu cực của sự sai lầm khi mọi việc đã trở nên quá muộn. Còn với các trường hợp làm việc tốt, trưởng nhóm nên khen ngợi đánh giá cao. Điều đó sẽ khuyến khích mọi người làm việc tốt hơn. Một điều cũng rất cần thiết khi làm việc trong nhóm là chủ động giao tiếp với mọi người. Giao tiếp là trách nhiệm của cả người nói lẫn người nghe. Người nói phải chủ động tìm cách diễn đạt ý kiến một cách ngắn gọn dễ hiểu nhất, còn người nghe thì chủ động tìm cách hiểu ý của người nói nếu có thắc mắc thì nên hỏi lại kỹ hơn. Tóm lại, cả hai cần đảm bảo ý kiến sẽ được diễn đạt một cách đầy đủ chính xác. Mô hình làm việc nhóm mang lại nhiều ích lợi, nhưng cũng là phong cách làm việc khó khăn đối với mọi người. Làm việc theo nhóm là một mối quan hệ, vì vậy bạn cần phải gìn giữ củng cố nó. Một khi mọi người trong nhóm có trách nhiệm với mục tiêu chung, họ sẽ tạo thành một động lực lớn cho sự phát triển. Bên cạnh đó, thời gian nguồn lực cần được phân bổ hợp lý trong nhóm, quy trình thực hiện của nhóm cần được thiết lập, giám sát xem xét cụ thể. Câu 29: Thương mại hóa sản phẩm là gì? Trình bày kế hoạch thương mại hóa sản phẩm. - Quá trình thương mại hóa sản phẩm mới (tung sản phẩm mới ra thị trường) thường là giai đoạn mà sự tham gia của bộ phận marketing là nhiều nhất, đặc biệt là những sản phẩm mang tính đột phá. Trong một số trường hợp, đội ngũ marketing sẽ nỗ lực bán sản phẩm ở một địa điểm cụ thể nhằm đánh giá sự chấp nhận của khách hàng quan sát xem mọi người sẽ phản ứng như thế nào với giá cả cách thức quảng bá. Ví dụ, một hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh có thể giới thiệu một món ăn mới ở các cửa hàng thuộc khu vực Dallas trong vòng ba tháng trước khi chính thức đưa món ăn này vào danh sách món ăn mà nhà hàng cung cấp trong toàn hệ thống. Quá trình thương mại hóa được bắt đầu nhiều tháng trước khi chính thức giới thiệu sản phẩm. Qúa trình này dựa trên một kế hoạch marketing phát triển hoàn chỉnh trong đó mọi yếu tố của marketing hỗn hợp như sản phẩm, giá, phân phối hỗ trợ bán hàng được cụ thể hóa hỗ trợ với nguồn tài chính đã lên ngân sách. - Kế hoạch thương mại hóa sản phẩm. Chiến lược sản phẩm mới Công ty bạn sử dụng phương pháp nào để phát triển các sản phẩm dịch vụ mới? Phương pháp này có dựa trên một quy trình xác định rõ ràng chiến lược thận trọng để xây dựng sự tăng trưởng lợi nhuận? Sản phẩm mới của công ty bạn là sản phẩm mang tính đột phá hay sản [...]... phát triển sản phẩm mới? cho ví dụ minh họa 11 Làm thế nào để tạo ra cơ hội phát triển sản phẩm? Ý nghĩa của việc tạo ra cơ hội? 12 Nêu phân tích các bước phát triển sản phẩm 13 Thời gian chi phí ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thiết kế phát triển sản phẩm 14 Nêu phân tích cơ sở lập kế hoạch cho việc thiết kế phát triển sản phẩm 15 Trong công ty của anh hiện đang có nhiều dự án phát. .. việc phát triển nó mà bỏ qua những nhu cầu sẽ như thế nào không? 18 Giá sản phẩm mới phụ thuộc vào những yếu tố nào? Sự thay đổi giá trên thị trường xảy ra như thế nào? Giải thích 19 Anh hãy cho một ví dụ thiết kế phát triển một sản phẩm cơ khí bất kỳ 20 Thiết kế phát triển sản phẩm cơ khí sản phẩm bình thường có gì giống khác nhau? 21 Làm thế nào để phát triển sản phẩm cơ khí? 22 Nêu và. .. mới 34 Nêu phân tích các kiểu dự án phát triển sản phẩm 35 Sản phẩm cơ khí có tính cạnh tranh cao hay không? Theo anh việc phát triển sản phẩm cơ khí chiếm thời gian nhiều hay ít? Tại sao? 36 Anh hãy cho biết một số yêu cầu kỹ thuật về một sản phẩm cơ khí cụ thể 37 Khi thiết kế phát triển sản phẩm cơ khí có tuân thủ bài toán thiết kế hay không? Tại sao? 38 Tính mỹ thuật, tính kỹ thuật tính công... 4 Như thế nào là sản mới tương đối tuyệt đối Phân tích cho ví dụ minh họa? 5 Khi thiết kế một sản phẩm mới, nhóm thiết kế cần quan tâm những vấn đề gi? 6 Làm thế nào để thương mại hóa sản phẩm đạt kết quả tốt? 7 Làm thế nào để có được một ý tưởng tốt cho sản phẩm mới? 8 Tại sao phải thử nghiệm ý tưởng cách thử nghiệm để phát triển sản phẩm? 9 Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm mới trên thị... đến độ tin cậy của sản phẩm vì trừ một số sản phẩm khi thiết kế đã chú ý đến việc đề ra các biện pháp tiêu hủy, nói chung sản phẩm nào cũng đòi hỏi sử dụng lâu bền 1. -Thiết kế chất lượng : quyết định chất lượng cần thiết cho sản phẩm bao gồm cả việc xét duyệt thiết kế sản phẩm loại trừ các chi tiết không cần thiết 2.-Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất kiểm soát tồn kho... trường của sản phẩm 23 Anh hiểu như thế nào về giá sự co giãn của giá 24 Phát triển sản phẩm cơ khí, theo anh nên chú ý về hình thức hay nội dung? Tại sao? 25 Khoa học công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thiết kế phát triển sản phẩm ? 26 Làm thế nào để xác định được yêu cầu kỹ thuật cho một sản phẩm mới? 27 Phân tích giá sản phẩm qua từng giai đoạn phát triển trên thị trường cho ví... mại hóa sản phẩm là gì? Trình bày kế hoạch thương mại hóa sản phẩm 30 Nhu cầu khách hàng đóng vai trò như thế nào trong việc phát triển sản phẩm? Cách xử lý thông tin về nhu cầu khách hàng? 31 Việc bắt chước sản phẩm có phải là phát triển sản phẩm hay không? Tại sao? 32 Theo anh có bao nhiêu phương pháp để tiếp cận khách hàng về sản phẩm mới ? 33 Phân tích nêu những yếu tố hình thành nên sản phẩm mới... sống còn của sản phẩm, ưu thế cạnh tranh bắt nguồn từ chất lượng cao của sản phẩm, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cạnh tranh, tiêu chuẩn quốc tế Chất lượng nổi bật của sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự thành công của thương hiệu sản phẩm Mang nhiều hơn nữ nét đặc sắc của sản phẩm: sản phẩm của thương hiệu phải khác biệt với sản phẩm khác, khác biệt về cả sản phẩm dịch vụ .và phải đáp... sách cho phép đáp ứng được các mục tiêu đề ra ban đầu Vai trò chính của Giám đốc dự án là đảm bảo tất cả các thành viên luôn ý thức sâu sắc về 3 yếu tố chính: thời gian, ngân sách chất lượng 1 Nêu phân tích các tiêu chí đánh giá sự thành công của quá trình phát triển sản phẩm? 2 Hãy cho biết ai là người tham gia vào quá trình thiết kế phát triển sản phẩm? Giải thích 3 Sản phẩm mới được... về một sản phẩm cơ khí cụ thể.? Câu 37: Khi thiết kế phát triển sản phẩm cơ khí có tuân thủ bài toán thiết kế hay không? Tại sao? Câu 38: Tính mỹ thuật, tính kỹ thuật tính công nghệ có tác động như thế nào đối với sản phẩm cơ khí? Câu 39: Khi cải tiến một chi tiết nào đó trong một dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra năng suất cao hơn, người ta có cần quan tâm đến vấn đề thương mại hóa sản phẩm cải . ví dụ thiết kế và phát triển một sản phẩm cơ khí bất kỳ. 20. Thiết kế và phát triển sản phẩm cơ khí và sản phẩm bình thường có gì giống và khác nhau? 21. Làm thế nào để phát triển sản phẩm cơ. kết quả và quá trình 7. Nêu và phân tích cơ sở lập kế hoạch cho việc thiết kế và phát triển sản phẩm. - Kế hoạch phát triển sản phẩm phải xác định vốn đầu tư cho sản phẩm sẽ được phát triển và. để phát triển sản phẩm một cách hiệu quả hơn và kinh tế hơn trong tương lai. 2. Hãy cho biết ai là người tham gia vào quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm? Giải thích. - Phát triển sản phẩm

Ngày đăng: 07/04/2014, 17:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan