Ứng dụng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận

6 933 6
Ứng dụng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu Môi trường

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY HƯƠNG BÀI Ở HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (ĐĂNG TẠP CHÍ ĐẠI HỌC VINH, NĂM 2010) Tóm tắt. Hương bài là loại cây lâm sản ngoài gỗ hiện đang có nhu cầu sử dụng lớn ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Việc thực hiện mở rộng diện tích cây Hương bài ở địa phương cần có đánh giá khoa học về hiệu quả kinh tế, xã hội và thích nghi sinh thái cây trồng. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích - CBA (Cost-Benefit Analysis) cho phép đưa ra tính toán định lượng, quy đổi tất cả các chi phílợi ích về một đơn vị đo lường thống nhất là giá trị tiền tệ. CBA có ý nghĩa rất lớn khi lựa chọn quyết định trong sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, môi trường. Bài báo vận dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để đánh giá hịệu quả kinh tế cây Hương bài, cung cấp các thông số cụ thể về giá trị kinh tế của cây Hương bài và đề xuất các giải pháp mở rộng diện tích ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. I. MỞ ĐẦU Để đạt được hiệu quả cao trong đầu tư hoặc hành động phát triển, các nhà đầu tư, nhà quản lí thường đứng trước nhiều phương án lựa chọn. Sự lựa chọn quyết định của các nhà ra chính sách gặp rất nhiều khó khăn vì phương án đưa ra thường mang tính chất định tính hay trực quan, thiếu tính toán định lượng. Trong nông nghiệp, việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu về, đưa ra được lợi ích ròng của đối tượng sẽ lựa chọn đưa vào sản xuất hay hiệu quả của việc chi phí đó sẽ dễ thuyết phục nhà quản lý hay người làm chính sách, đặc biệt là đối với sự ổn định trong sản xuất và đời sống của người dân. Mặc dầu khai thác rừng đã trở thành một vấn đề xã hội đáng quan tâm và việc hạn chế nhu cầu lâm sản thay bằng vật liệu mới đã được đặt ra khá lâu nhưng trong thực tế nhu cầu đó không thể triệt tiêu vì rừng là nguồn sống của cư dân miền núi. Là những người khai khẩn đầu tiên trên mảnh đất miền Tây Xứ Nghệ, cuộc sống của người dân Quỳ Châu gắn bó với rừng và nghề rừng. Việc tìm tìm kiếm các giải pháp phát triển nghề rừng giúp ổn định kinh tế - xã hội cho đồng bào miền núi là một phần hết sức quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu khai thác rừng đúng mức. Trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng là một trong những hướng đi phù hợp và đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững ở miền núi. Hiện nay trên thế giới đã biết đến giá trị sử dụng của 5000 loài thực vật là lâm sản ngoài gỗ. Theo đánh giá chưa đầy đủ của Nhóm Tư vấn khoa Sinh học, trường Đại học Vinh, ở Nghệ An có tới 600 loài lâm sản ngoài gỗ đã và đang được người dân khai thác, trong đó 50 loại khai thác phổ biến cho nhu cầu sinh hoạt, bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc quản lí, khai thác, sử dụng lâm sản ngoài gỗ chưa tốt nên gây lãng phí, cạn kiệt nguồn tài nguyên. Cây Hương bài (còn có nhiều tên khác như: cây Rễ hương, cây Hương lâu, cây Huệ rừng, , tên khoa học là Dianella ensifolia Lam) là một trong số các cây lâm sản ngoài gỗ bị khai thác quá mức ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An bởi đây là nơi có nghề làm hương trầm nổi tiếng trong vùng. Năm 2006, cây Hương bài được đưa vào trồng thử nghiệm tại bản Hoa Hải, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu và đã cho thu hoạch. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, đánh giá đất đai, xác định mức độ thích nghi của cây trồng đối với điều kiện địa lí của địa phương tạo cơ sở khoa học cho việc quy hoạch mở rộng diện tích loại cây này. Với những ưu thế của CBA, trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi vận dụng phương pháp này để tính toán hiệu quả kinh tế của cây Hương bài tại huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. II. NỘI DUNG 1. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích trong đánh giá cảnh quan 1 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích cho phép xác định một chính sách hay một hoạt động được thực hiện khi và chỉ khi lợi ích của chính sách hay hoạt động thu về lớn hơn so với chi phí bỏ ra. Trong trường hợp có nhiều chính sách hay hoạt động đưa ra trong hoàn cảnh nguồn lực có hạn thì chính sách hay hoạt động nào có lợi ích ròng lớn nhất sẽ được lựa chọn. Theo Nguyễn Cao Huần [2], đánh giá kinh tế của cảnh quan theo phương pháp chi phí - lợi ích được thực hiện theo các bước sau: (1) Chọn trục thời gian và chiết khấu Tuỳ dạng cảnh quan và loại hình khai thác, sử dụng cảnh quan để chọn khoảng thời gian (t) thích hợp. Đối với loại hình khai thác đất đai để trồng cây hàng năm thì khoảng thời gian là một năm, đối với cây lâu năm thì t = 1, n. Hương bài là loại cây trồng một lần thu hoạch nhiều năm, từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 14 - 18 tháng (tuỳ điều kiện đất đai, chăm sóc), cho năng suất cao nhất ở năm thứ 2, 3, sau 4 - 5 năm thì năng suất giảm sút và cây già cỗi. Vì vậy, chúng tôi chọn khoảng thời gian t = 1, 2, 3, 4 để đánh giá kinh tế cây Hương bài. Hệ số chiết khấu có nhiều loại (hệ số chiết khấu do vay ưu đãi, hệ số chiết khấu của các ngân hàng, ). Ở đây chúng tôi chọn hệ số chiết khấu bằng lãi suất khi đem vốn đầu tư gửi ngân hàng. Giả thiết lãi suất gửi ngân hàng là 6%/năm vào thời điểm bắt đầu trồng thử nghiệm cây Hương bài tại Quỳ Châu. (2). Xác định giá trị hiện thời (PV - Present Value) PV = B t - C t (1) Trong đó: PV: Giá trị hiện thời; B t : Lợi ích năm thứ t; C t : Chi phí năm thứ t Giá trị hiện thời cho phép xác định lợi nhuận tại một năm nào đó. Tuy nhiên, giá trị này không cho phép so sánh hiệu quả đầu tư giữa các năm. (3). Xác định giá trị hiện tại ròng (NPV - Net Present Value ) Chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện tại ròng (Net Present Value). Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu (năm thứ nhất). Công thức được chúng tôi sử dụng: ∑ − − + − = n t t tt r CB NPV 1 1 )1( (2) Phương án được quyết định là phương án có NPV dương, trong trường hợp có nhiều phương án lựa chọn thì phương án nào có NPV lớn nhất sẽ là phương án được ưu tiên để quyết định. Giá trị này có ý nghĩa rất lớn trong nông nghiệp khi có nhiều cây trồng cùng thích nghi với một lãnh thổ nhưng chỉ lựa chọn một vài loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất. (4). Tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR - Cost-Benefit Ratio) Tỷ lệ lợi ích - chi phí (R) là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của chi phí. ∑ ∑ − − − − + + = n t t t n t t t r C r B R 1 1 1 1 )1( )1( (3) Tỷ lệ R so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Trong trường hợp này, lợi ích được xem là lợi ích thô, bao gồm cả lợi ích môi trường và xã hội, còn chi phí bao gồm vốn cộng với các chi phí vận hành, bảo dưỡng và thay thế cũng như những chi phí khác (chi phí cho môi trường và xã hội). 2 Phương án được quyết định là phương án có BCR lớn hơn 1, trong trường hợp có nhiều phương án khác nhau phải lựa chọn thì phương án được quyết định là phương án có BCR > 1 và lớn nhất. 2. Ứng dụng phương pháp chi phí - lợi ích vào việc đánh giá hiệu quả kinh tế cây Hương bài tại huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu Quỳ Châu là huyện miền núi ở miền Tây Bắc của tỉnh Nghệ An có tiềm năng đất dốc lớn với 103.963,22 ha, chiếm 98,30% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đây là trung tâm, nơi tụ cư của dân tộc Thái vùng Phủ Quỳ ở Nghệ An. Theo Tổng điều tra dân số năm 2009, dân tộc Thái ở Quỳ Châu có 39.699 người, chiếm trên 74,43% dân số của huyện; dân tộc Kiinh có 13.480 người, chiếm 25,27%, còn lại là các dân tộc khác (0,3%). Quy mô kinh tế huyện Quỳ Châu thuộc loại nhỏ bé so với các huyện thị trong tỉnh. Trong cơ cấu kinh tế, nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao và lâm nghiệp được xác định là thế mạnh của huyện (năm 2009, nông - lâm nghiệp chiếm 49,8%). 2.2. Khái quát về cây Hương bài - Đặc điểm cây Hương bài: Hương bài còn có các tên gọi khác: cây Hương Lâu, cây Huệ Rừng, cây Bả Chuột, cây Xương Quạt, cây Lâm nữ, cây Rễ Hương; Tên khoa học là Dianella ensifolia. Hương bài là cây thảo sống nhiều năm, cao 0,5 - 1 m, có thân rễ nằm ngang. Lá hẹp hình mũi mác, dài 40 - 70 cm, rộng 1,5 - 3 cm, mọc so le xếp thành 2 dãy như lá cây rẽ quạt. Cụm hoa mang nhiều hoa màu trắng, vàng nhạt hay tím nhạt. Bao hoa có 6 mảnh rời, lá đài và cánh hoa gần giống nhau, 6 nhị. Bầu trên hình cầu chia làm 3 ô. Quả mọng hình cầu, đường kính khoảng 1cm. Mỗi ô chứa 1-3 hạt tròn. Đây là loại cây mọc hoang ở miền nhiệt đới, chủ yếu ở Châu Á và Châu Úc. Ở Châu Á, cây phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, Hương bài mọc hoang trong các rừng, trên đất trống, các savan, từ bình nguyên đến cao nguyên. - Giá trị kinh tế: + Làm hương liệu: Hương bài được biết đến từ lâu trong dân gian với hương thơm, mùi trầm ấm áp dưới tên “Dầu Trấn An" (Oil of Tranquility). Hương bài đã đuợc quý trọng hàng ngàn năm về trước ở phương Đông vì tính chất tạo cảm giác, trấn an và thư giãn. Hương bài có hương như mùi trầm và được dùng làm chất tạo hương cơ bản đặc biệt trong các nghi lễ Đông phương, vì thế, rễ cây của nó dùng để làm nhang trầm. Tại huyện Quỳ Châu, rễ Hương bài được phơi khô trộn với nhiều vị có hương thơm khác như hồi, quế và bã mía để làm hương thắp. + Làm thuốc Đông y: Hương bài có vị cay, tính ấm, có độc nhiều; tác dụng khư phong, khử độc, sát trùng, lợi niệu. Lá được giã ra để băng các vết lở loét. Quả mọng dùng ăn được. Ở Malaixia, người ta dùng cây nấu nước xông; tro rễ cũng như tro lá dùng chế thuốc bột dẻo chữa mụn rộp mọc vòng. Ở Trung quốc, rễ cây được dùng chữa mụn nhọt sưng lở ghẻ ngứa, lâm ba kết hạch, hoàng đản, đau bụng, phong thấp tê đau; Rễ cây giã nát ép lấy nước, tẩm vào gạo sống phơi khô, rang gạo cho thơm làm mồi nhử chuột (bả chuột). Hương bài còn dùng để chữa trị ngộ độc cấp tính thông thường. 3 Trồng Hương bài trong vườn nhà + Làm cây cảnh: Cây Hương bài có dáng hình quạt, thích hợp để làm cây cảnh. Hoa đẹp (hoa màu tím nhạt hoặc trắng), quả kết thành từng chùm xinh xắn. Thân cao khoảng 1 mét, có thể trồng trong chậu, thường trồng dọc theo lối đi. Cây Hương bài Hoa Hương bài Quả Hương bài 2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế cây Hương bài + Chi phí đầu tư cho 1 ha cây Hương bài: * Giống: Giống Hương bài có thể tạo bằng cách dâm hom, tách gốc lấy mẹ hoặc ủ hạt. Ở đây chúng tôi không nghiên cứu kĩ thuật tạo giống mà chỉ tính chi phí đầu tư để tạo giống hay chi phí để mua giống. Kết quả khảo sát tại Quỳ Châu cho thấy: một kg giống Hương bài có giá 7.500 đồng. Để sản xuất một ha Hương bài cần 500kg giống. Như vậy, chi phí về giống cho mỗi ha cây Hương bài là: 3.750.000 VNĐ * Công lao động: Công lao động bao gồm công xử lí thực bì, công làm đất (đào hố, cày bừa), trồng, chăm sóc và thu hoạch. Xử lí thự bì là khâu trước khi tiến hành trồng Hương bài (gồm: phát, đốt, dọn sạch cỏ). Tuỳ điều kiện thực bì cụ thể mà thời gian cho công đoạn này nhiều hay ít. Tại huyện Quỳ Châu, thời gian xử lí thực bì được xác định là 13 công. Làm đất, trồng: Làm đất toàn diện cày bừa (hoặc cuốc đập nhỏ) cuốc hố kích thước hố (20x20x20cm). Trước khi trồng bón lót phân chuồng ủ vôi hoai mục, lượng phân 4 tấn/ha, phân N.P.K 600kg/ha. Sau khi cuốc hố bón lót phân chuồng và N.P.K, vùi lấp đất kín phân, đặt cây giống lấp đất và ấn chặt gốc. Công đào hố và trồng là 15 công/ha. Chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch: Khi trồng xong khoảng 2 tháng, tiến hành chăm sóc đợt 1. Mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần, chủ yếu là xới cỏ kết hợp vun gốc (có thể dùng thuốc phun diệt cỏ). Trong quá trình chăm sóc đợt 2, Hương bài phát triển kém thì bón thúc N.P.P kết hợp vun gốc. Cây Hương bài rất ít mắc bệnh, nếu có chủ yếu là bị mối ăn gốc cây cho nên khi trồng phải bón lót phân có vôi để đề phòng mối ăn. Bảo vệ tuyệt đối không để cho gia súc, gia cầm phá hoại. Có thể thu hoạch Hương bài vào cuối năm hoặc quanh năm. Công chăm sóc, bảo vệ 1 ha Hương bài là: 15 công. Giá lao động ở đây là 30.000 đồng/ công. * Phân bón: phân chuồng hoai mục từ 4 - 5 tấn/ha (bón lót vào năm thứ nhất và bón thúc vào năm thứ 3), vôi bột 300kg/ha (bón từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 để phòng mối) và N.P.K 600kg/ha [1]. + Thu nhập từ 1 ha cây Hương bài: Ở năm thứ nhất, Hương bài cho năng suất 5 tấn/ha, với giá (năm 2006) 15.000đồng/kg, thu được 75.000.000 VNĐ/ha. Năm thứ 2, năng suất đạt 6tấn/ ha, giá 18.000đồng/kg, thu nhâp 108.000.000VNĐ/ha. Năm thứ 3, năng suất đạt 6 tấn/ha, giá 4 19.000VNĐ/kg, thu nhập: 114.000.000VNĐ/ha. Năm thứ 4, năng suất bắt đầu giảm, đạt 5 tấn/ha, giá 20.000VNĐ/kg, thu được 100.000.000VNĐ/kg [4]. Bảng 1: Chi phí của cây Hương bài. Các chi phí Năm (đơn vị: triệu đồng) 1 2 3 4 Giống 3,75 0 0 0 Phân bón Chuồng 2,0 0 2,0 0 NPK 2,7 2,7 2,7 2,7 Vôi 0,9 0,9 0,9 0,9 Công lao động Xử lý thực bì 0,39 0,0 0,0 0,0 Đào hố 0,45 0,3 0,36 0,45 Làm cỏ, chăm sóc 0,45 0,36 0,3 0,3 Tổng chi phí 10,64 4,62 6,26 4,35 Với các chi phí, doanh thu như bảng trên, áp dụng công thức 1,2,3 có kết quả về các giá trị thể hiện hiệu quả kinh tế của cây Hương bài (bảng 2). Các chỉ số Năm 1 2 3 4 Chi phí (Đơn vị: triệu đồng) 10,640 4,260 6,260 4,350 Doanh thu (Đơn vị: triệu đồng) 75 108 114 100 Giá trị hiện thời(PV) (Đơn vị: triệu đồng) 64,360 103,740 107,740 95,650 Giá trị hiện ròng(NPV) (Đơn vị: triệu đồng) 64,360 162,228 258,084 338,394 Tỉ suất chi phílợi ích (B/C) 7,049 32,401 50,612 72,601 Bảng 2. Hiệu quả kinh tế của cây Hương bài (tính trên 1ha) 3. KẾT LUẬN - Hương bài là loại cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị nhiều mặt. Qua phân tích và tính toán cho thấy hiệu quả kinh tế của nó rất cao. Có thể nói, đây là loại cây triển vọng giúp nông dân vùng cao làm giàu từ đất rừng. Đặc biệt, chúng ta có thể thu hoạch Hương bài từ năm đầu gieo trồng (khác với các loại cây dài ngày). Nếu đối với cây Cà phê, cây Chè gía trị hiện thời (PV) và giá trị hiện ròng (NPV) ở năm đầu và năm thứ 2 là âm và tỉ suất chi phí - lợi ích bằng 0 (vì chưa có doanh thu) thì cây Hương bài đạt giá trị cao từ năm thứ nhất (bảng 1). Hiệu quả kinh tế của cây Hương bài từ năm thứ 3, 4, 5 cũng cao hơn cây Chè và Cà phê rất nhiều, điều đó thể hiện qua tỉ suất chi phí - lợi ích. Trong khi đó, đầu tư ban đầu để trồng cây Hương bài không cao (chi phí đầu vào), năm thứ nhất (chỉ trên 7 triệu đồng/ ha), các năm sau chi phí ít hơn. Đây là điều kiện thuận lợi khi đưa vào sản xuất ở vùng cao Quỳ Châu, nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số. - Xét về mặt xã hội, có thể nói trồng cây Hương bài được sự chấp nhận xã hội cao. Trước hết là giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác, với yêu cầu kĩ thuật không quá phức tạp, việc trồng cây Hương bài phù hợp với trình độ kĩ thuật của nông dân ở huyện Quỳ Châu - những người lập địa và sống gắn bó với nghề rừng. Ngoài việc phục vụ nhu cầu 5 làm hương, tăng thu nhập từ nghề thủ công cho nhân dân trong huyện, cây Hương bài còn có giá trị xuất khẩu cao. Hiện nay nhu cầu nhập khẩu Hương bài từ các nước: Trung Quốc, Thái Lan, Xingapo rất lớn. Sự phát triển kinh tế giúp tăng cường sự ổn định xã hội, giảm các tệ nạn xã hội và các vấn đề phức tạp khác. - Sau khi được đánh giá khoa học về hiệu quả kinh tế, cần tiến hành đánh giá đất đai, tìm ra các vùng đất có tính thích nghi cao với cây Hương bài để mở rộng diện tích cây Hương bài ở huyện Quỳ Châu và các huyện miền núi khác của tỉnh Nghệ An. - Ứng dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao và nhu cầu sử dụng lớn để vừa khai thác vừa bảo tồn các loại cây này. - Trồng cây Hương bài nên kết hợp với các loại cây có tán che và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật để hạn chế xói mòn đất. Điều đó cũng có nghĩa cần đưa vào trồng một cách có quy hoạch, có sự hướng dẫn kĩ thuật, tránh để nhân dân trồng một cách tự phát. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Ngọc Hải, Nguyễn Viết Khoa. Kĩ thuật trồng một số cây lâm sản ngoài gỗ. NXB Nông Nghiệp, 2008. [2]. Nguyễn Cao Huần. Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái). NXB ĐHQGHN, 2005. [3]. Vũ Quyết Thắng. Quy Hoạch Môi Trường, NXB ĐHQGHN, 2007. [4]. Trung tâm khuyến nông - Sở phát triển Nông Nghiệp & Nông Thôn Nghệ An. Dự toán chi tiết kinh phí mô hình kinh doanh rừng bền vững có giá trị kinh tế cao, 2008. [5]. UBND huyện Quỳ Châu. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An 1996 – 2010. Abstract. Dianella ensifolia is a non - timber plant is currently great demand for market expansion in Quy Chau district, Nghe An province, where has over 74% of Thai people living close to the forest. The implementation of the expanded area of Dianella ensifolia in the local requires scientific evaluation of economic efficiency, social and ecological adaptations of plants. Methods of Cost-Benefit Analysis - CBA allows to make quantitative calculations, converted all costs and benefits to a unique unit of measurement is the monetary value. CBA has great significance in the decision when choosing decision making the reasonable use of resources, the environment. This paper applied the method Cost-Benefit Analysis to assess the benefits of economic efficiency Dianella ensifolia plants, providing the specific parameters of the economic value of this trees and proposed the solutions to expand cultivated areas in Quy Chau district, Nghe An province. 6 . tại huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. II. NỘI DUNG 1. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích trong đánh giá cảnh quan 1 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích cho phép xác định một chính sách hay. cao với cây Hương bài để mở rộng diện tích cây Hương bài ở huyện Quỳ Châu và các huyện miền núi khác của tỉnh Nghệ An. - Ứng dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh. như những chi phí khác (chi phí cho môi trường và xã hội). 2 Phương án được quyết định là phương án có BCR lớn hơn 1, trong trường hợp có nhiều phương án khác nhau phải lựa chọn thì phương án

Ngày đăng: 07/04/2014, 08:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan