THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

75 1.1K 5
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT  TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN        LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể với những quy luật vận động nội tại. Đi vào thế giới ấy là đi vào một cấu trúc có lôgíc của tổ chức bên trong, có sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập, có sự hài hoà giữa nội dung và hình thức. Thế giới nghệ thuật “chịu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật của tác giả về thế giới như một quy luật tuyệt đối” và do đó nó có tính ước lệ so với thế giới thực tại. Khám phá thế giới nghệ thuật cụ thể cũng có nghĩa chúng ta đã nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp. Đây là một hướng nghiên cứu mới mẻ và đang được rất quan tâm hiện nay. Hướng nghiên cứu này khám phá vẻ đẹp của văn học từ phương diện bản thể của nó, từ cấu trúc, cảch biểu hiện nội dung. Nó giúp chúng ta thoát khỏi cách tiếp cận xã hội học đang trở thành lối mòn trong nghiên cứu văn học. Hơn nửa thế kỉ qua, văn xuôi viết về miền núi có những đóng góp quan trọng cho văn học hiện đại nước nhà. Nó đã tạo dựng được bức tranh hiện thực lớn lao về cuộc sống, con người miền núi trong cách mạng, kháng chiến và trong công cuộc xây dựng đất nước. Thành tựu của mảng đề tài này thể hiện ở cả đội ngũ sáng tác cùng với sự kết tinh ở không ít tác phẩm. Đã có không ít những nhà văn dành phần lớn công sức, tâm huyết cho đề tài miền núi, cũng là những cây bút chủ lực trong nền văn học nước nhà như : Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng Văn học viết về miền núi là khu vực duy nhất trong nền văn học có sự hiện diện khá đông đủ bộ mặt văn học các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Với khả năng khơi sâu vào cái riêng, cái đặc sắc của mỗi dân tộc, vùng miền, văn học miền núi đã đem lại sự phong phú, đa dạng và tầm vóc riêng cho cả nền văn học hiện đại. Đặc biệt, những nét đặc thù trong thiên nhiên và khí chất con người miền núi đã tạo nên sức gợi riêng, so với văn xuôi viết về 1 ng bng, ụ th . Nh nghiờn cu Phong Lờ ó tng nhn xột : vn xuụi min nỳi chim lnh c mt v riờng, khụng thay th c, khụng ai bt chc c. Cao Duy Sơn là một gơng mặt tiêu biểu của văn xuôi miền núi đơng đại. Đây là cây bút trẻ có bút lực sung mãn ở mảng đề tài này. Trong tm th cm rc r sc mu ca nn vn hc cỏc dõn tc thiu s Vit nam hin i, sỏng tỏc ca Cao Duy Sn cú mt v riờng, p v hp dn. Bc chõn vo th gii ngh thut ca ụng, ta s bt gp hn dõn tc, bn sc dõn tc ngi min nỳi qua nhng cõu chuyn y tớnh nhõn vn. Cú l ú l lớ do gii thớch vỡ sao tỏc gi li cú duyờn vi nhiu gii thng vn chng n th. Cm bỳt hn hai chc nm, ụng ó cú trong tay nhng gii thng cú giỏ tr : Gii A Vn hc dõn tc thiu s ca Hi Nh vn Vit Nam nm 1993, Gii nhỡ Hi Hu ngh vn hoỏ Vit - Nht nm 1993 vi tiu thuyt Ngi lang thang; Tng thng ca Hi nh vn Vit Nam nm 1997 vi tp truyn Nhng chuyn lng Cụ Su; Gii B Hi Vn hc ngh thut cỏc dõn tc thiu s Vit Nam nm 2003 vi tp truyn Nhng ỏm mõy hỡnh ngi; Gii A Hi Vn hc ngh thut cỏc dõn tc thiu s Vit Nam nm 2006 vi tiu thuyt n tri. V tp truyn ngn Ngụi nh xa bờn sui ca ụng nhn hai gii thng ln : Gii thng ca Hi nh vn Vit Nam nm 2008, Gii thng vn hc ụng Nam nm 2009. Cao Duy Sơn sinh năm 1956, là hội viên hội nhà văn Việt Nam. Ông sáng tác cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Bằng những tác phẩm nghệ thuật, Cao Duy Sơn đã khẳng định đợc phong cách, giọng điệu riêng của mình. mảng truyện ngắn viết về ngòi dân tộc miền núi, Cao Duy Sơn đã có nhiều đóng góp cho nền văn học đơng đại Việt Nam. Tác phẩm của ông đã mở ra một thế giới nghệ thuật y mới lạ và hấp dẫn. Hiện thực cuộc sống, con ngời miền núi hiện ra dới ngòi bút của nhà văn thật đa diện, đa chiều. Sức mạnh của ngòi bút Cao Duy Sơn ở chỗ ông làm thay đổi cái nhìn của ngời đọc, của công chúng về cuộc sống, con ngời các dân tộc miền núi. Phải thực sự tài năng và tâm huyết, nhà văn mới có thể sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật chân thực và sống động đến vậy. 2 Cao Duy Sơn thuộc thế hệ thứ hai trong đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Ông viết chậm và kỹ, từ năm 1984 đến nay, ông mới chỉ trình làng ba tập truyện ngắn và năm cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên trong văn học nghệ thuật “qúy hồ tinh bất qúy hồ đa”, với một số lượng truyện không lớn, nhưng nếu có chiều sâu tư tưởng và đặc sắc về phong cách vẫnthể là đối tượng của một công trình khoa học nghiêm túc. Trường hợp của Cao Duy Sơn l à một ví dụ điển hình. Thêm nữa, đây là một nhà văn thuộc khu vực văn học dân tộc ít người, một vùng văn học rất cần được chú trọng tìm hiểu và quảng bá. Vì tất cả những lí do ấy, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Là tác giả trẻ trong nền văn học đương đại, Cao Duy Sơn vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác và khẳng định phong cách riêng độc đáo trong sáng tác nghệ thuật. Ông được đánh giá là nhà văn có những đóng góp lớn ở mảng đề tài viết về miền núi. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu riêng về Cao Duy Sơn và những tác phẩm của nhà văn. Tác phẩm của Cao Duy Sơn mới được giới thiệu chung chung trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí và chương trình giới thiệu sách trên đài phát thanh truyền hình. Sự đánh giá về ông cũng chỉ được đề cập ở những nét khái quát nhất trong những công trình nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số. Có thể kể tên các bài viết sau: - Cao Duy Sơn - Từ chú cầy hương đến chàng gấu rừng già - Tác giả Trung Trung Đỉnh, (Trích nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam - Đời và văn, Lò Ngân Sủn (chủ biên) , NXB Văn hoá dân tộc, 2003) - Đàn trời - Tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, NXB văn hoá dân tộc 2006, tác giả Thạch Linh, Thể thao văn hoá, 5/2006. - Đàn trời ai đọc nấy nghe Tác giả Vũ Xuân Tửu - Tạp chí Văn hoá các dân tộc thiểu số 7/2006. 3 - Cõi nhân gian như cổ tích - Đọc Đàn trời, tiểu thuyết của Cao Duy sơn, NXB Văn hoá dân tộc- Hà Nội 2006- Tác giả Nguyễn Chí Hoan - Văn nghệ tết Đinh Hợi- 2007. - Đàn trời cất tiếng ca vang - Tác giả Mai Hồng www.vo.vnews.vn -8/2007 . - Nhà văn người Co Xàu đoạt giải văn chương - tác giả Hứa Hiếu Lễ- Báo Văn hoá văn nghệ Cao Bằng. - Văn xuôi độc chiếm giải thưởng hội nhà văn Việt Nam 2008 - Tác giả Hà Linh - Báo văn nghệ Quân đội. - Phản ánh đánh giá của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh về tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối. - Viết văn là một cuộc viễn du về cội nguồn - tác giả Võ Thị Thuý - Báo Kinh tế đô thị. - Viết văn phải có sự ám ảnh - tác giả Huy Sơn - Trang văn hoá giải trí - Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 với tác giả Ngôi nhà xưa bên suối - tác giả Mai Thi - Báo Hà Nội mới. - Ban mai có một giọt sương - tác giả Đỗ Đức - báo Văn nghệ 2008. - Cao Duy Sơn trò chuyện về Ngôi nhà xưa bên suối - tác giả Thuỳ Dương - evan- 2009. - Cao Duy Sơn nhận giải văn chương Đông Nam Á- VietNam plus - 10/2009 - Nhà văn Cao Duy Sơn : Tôi được nhiều “lộc từ quê hương” - tác giả Trần Hoàng Thiên Kim - CAND.com - 3/2 010. - Cao Duy Sơn - nhà văn của thung lũng Cô Sầu - tác giả Đoàn Đức Thanh Trên đây là những bài viết về nhà văn Cao Duy Sơn được đăng tải trên các báo. Trong bài phỏng vấn của Báo Văn Nghệ Quân đội, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh nhận xét : “Cao Duy Sơn đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi ròng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa hiện đại, mộc mạc, chân chất, không đánh mất mình trong những hoàn cảnh éo le, đau đớn. Với bút pháp không khoa trương, không màu mè, Cao Duy Sơn đã 4 dựng lên một loạt chân dung với những đường nét, góc cạnh riêng biệt nhưng rất đỗi hồn nhiên , dung dị, tạo nên sức hút với người đọc”. Tác giả Đỗ Đức nhận xét về Cao Duy Sơn khi đọc Ngôi nhà xưa bên suối qua bài viết trên báo văn nghệ Ban mai có một giọt sương : “Văn trong tập này của Cao Duy Sơn giống tổ chim gáy ấy. Nó không cầu kì, thoáng đọc còn cảm thấy nó quyềnh quàng, vụng dại. Nhưng truyện nào cũng có những câu khiến người ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và gọi nó ra bằng chính ngôn ngữ của người vùng mình”. Lâm Tiến - tác giả của một số công trình nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đã có những nhận xét xác đáng về cá tính sáng tạo nhà văn Cao Duy Sơn : “Ông miêu tả nhân vật dưới góc độ đời tư, có số phận riêng và một sự tự ý thức ( ) Nhân vật của ông thường khoẻ khoắn, mạnh mẽ, có cuộc sống nội tâm phong phú, phức tạp, dữ dội nhưng lại lặng lẽ, kín đáo. Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tượng với cách cảm nhận sự vật, hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc sảo vưói những tình huống căng thẳng gay gắt, bất ngờ. Với cách viết đó, Cao Duy Sơn đã đem lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu số một cảm nhận mới về con người và cuộc sống các dân tộc ”. (21, 151). Cao Duy Sơn có ý thức hoà trộn trong tác phẩm của mình cả hai yếu tố truyền thống và hiện đại. Truyện ngắn của ông vừa xưa xưa như cổ tích lại vừa mang hơi thở của cuộc sống đương đại, đậm đặc chất tiểu thuyết trong tính đa dạng của chủ đề, trong những yếu tố đời tư, trong những nếm trải của nhân vật với những độc thoại nội tâm day dứt. Ngôn ngữ và giọng điệu của Cao Duy Sơn mang đặc trưng “người vùng mình” vừa giàu chất trữ tình, chất thơ vừa mộc mạc, chân chất và góc cạnh. Phan Chinh An trong bài viết Tìm về vẻ đẹp của hoài niệm có nhận xét về tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối: Vẻ đẹp tâm hồn và tính cách con người dân tộc Tày còn được nhà văn lột tả, thể hiện thông qua những nghịch cảnh, những thử thách đối với số phận nhân vật. Dường như hầu hết các nhân vật chính trong những câu chuyện của tác phẩm đều rơi vào “những hoàn cảnh éo le, đau đớn” 5 (chữ dùng của nhà thơ Hữu Thỉnh) trong nhiều quan hệ như quan hệ thầy trò, đồng nghiệp, quan hệ nam nữ, vợ chồng, quan hệ cha con, quan hệ anh em, chị em, quan hệ bạn bè…Thế nhưng, mỗi người rút cục vẫn tìm ra một cách ứng xử bao dung, nhân hậu, giàu tình nghĩa. Cách ứng xử ấy đã khiến cho chính các nhân vật từng có những hành vi tội lỗi, xấu xa dần dần hướng thiện, trở nên tốt đẹp hơn. Tập truyện bộc lộ niềm tin mãnh liệt, sâu xa của nhà văn hướng về những đức tính truyền thống của dân tộc mình. Một dân tộc với những con người không chỉ thuỷ chung, mạnh mẽ, bao dung, tình nghĩa mà nhiều khi tỏ ra giàu có về tâm hồn, cẩn trọng, tinh tế trong giao tiếp, quan hệ. Từ những y kiến đã đề cập ở trên có thể thấy những tác phẩm của Cao Duy Sơn đã được giới nghiên cứu phê bình quan tâm khảo sát, đề cập ở những mức độ nhất định. Tất cả những bài viết, công trình nghiên cứu này ít nhiều đều đem lại những gợi mở cần thiết cho luận văn. Và như vậy, mới chỉ có những bài viết nhỏ, những phát hiện rời rạc về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, chưa có công trình nào mở rộng, có hệ thống về thế giới nghệ thuật đó. Vấn đề còn bỏ ngỏ này gợi ý cho người viết đi vào đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. Chúng tôi hi vọng có thể nghiên cứu những sáng tác truyện ngắn Cao Duy Sơn như một chỉnh thể nghệ thuật. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể thống nhất bao hàm các thành tố cấu trúc và các quy luật cấu trúc riêng. Thế giới nghệ thuật đó gắn với kinh nghiệm cá nhân, gắn với phong cách sáng tác chủ quan của nhà văn, nó phản ánh trình độ nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử, của một thời đại Do đó người ta có thể nghiên cứu thế giới nghệ thuật từ nhiều góc độ, trên nhiều bình diện. Ở đây chúng tôi đi vào ba bình diện và đó cũng là ba nhiệm vụ cần giải quyết của luận văn: - Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn - Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Cao Duy Sơn - Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 6 4. Phạm vi nghiên cứu Cao Duy Sơn sáng tác cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Đề tài tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực truyện ngắn với các tập truyện sau: Tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu - NXB Quân đội Nhân dân (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 1997) - Tập truyện ngắn Những đám mây hình người – NXB Văn hóa dân tộc (giải B của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam - 2003) - Tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối ( Hoa bay cuối trời ) – NXB Văn hóa dân tộc (giải thưởng Hội nhà văn năm 2008, giải thưởng ASEAN năm 2009) 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp hệ thống Thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Cao Duy Sơn được nghiên cứu trong tính tổng thể thống nhất. Toàn bộ thế giới ấy được coi là một thực thể trong hệ thống văn học miền núi. Chúng tôi xem xét thế giới nghệ thuật của Cao Duy Sơn trong mối quan hệ với những đặc trưng thẩm mỹ của văn học miền núi, đồng thời có sự phân biệt để thấy sự khác biệt của sáng tác Cao Duy Sơn với văn học miền núi. 5.2 Vận dụng quan điểm lịch sử Chúng tôi đặt sáng tác Cao Duy Sơn vào bối cảnh lịch sử cụ thể để nghiên cứu. Những giá trị của truyện ngắn Cao Duy Sơn được nhìn trong tương quan với thành tựu văn học đương thời. Nét mới, nét độc đáo của truyện ngắn Cao Duy Sơn được xem xét ở thời điểm nó ra đời. 5.3 Sử dụng những thao tác khoa học như so sánh, phân tích tổng hợp Chúng tôi đã sử dụng thao tác so sánh đồng đại để thấy những điểm giống và khác biệt của Cao Duy Sơn với các nhà văn cùng thời. Phép so sánh lịch đại được vận dụng để nghiên cứu tác giả này dưới một cái nhìn xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc. Những thao tác phân tích, tổng hợp được vận dụng ở đây để làm sáng tỏ những luận điểm của luận văn. 7 6. Bố cục luận văn Luận văn gồm ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Phù hợp với những nhiệm vụ đặt ra cho đề tài, phần nội dung của luận văn chia thành ba chương: Chương I : Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn Chương II : Quan niệm nghệ thuật về con người trong truỵện ngắn Cao Duy Sơn Chương III : Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN 1. Một số quan niệm về cảm hứng nghệ thuật Cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu được trong văn học, nhất là trong việc hình thành nên ý đồ sáng tác cũng như việc lựa chọn thế giới nhân vật cho tác phẩm. Nó cũng là một yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm và tạo nên những nét đặc sắc cho ngòi bút của nhà văn. Do đó, nghiên cứu tác phẩm văn học không thể không quan tâm tới cảm hứng nghệ thuật và xem nhà văn thể hiện nó như thế nào trong tác phẩm, để từ đó có thể cảm nhận đúng đắn và sâu sắc về tác phẩm. Theo GS Trần Đình Sử, “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tuởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động. Là niềm say mê khẳng định chân lí, lí tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca, đồng tình với nhân vật chính diện, là sự phê phán tố cáo các thế lực đen tối, các hình tượng tầm thường” (8, 52). Với khái niệm này, cảm hứng nghệ thuật đã được cụ thể hoá một cách rõ nét trong các tác phẩm nghệ thuật. Đồng thời GS Trần Đình Sử còn nhấn mạnh: “Nội dung của cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm bao giờ cũng là một tình cảm xã hội đã được ý thức… Người ta thường nói đến cảm hứng yêu nước, cảm hứng công dân, cảm hứng nhân loại, cảm hứng anh hùng, chính là nói đến những tình cảm mang lí tưởng lớn chi phối sự đánh giá trong tác phẩm… Chỉ những tư tưởng lành mạnh, tiến bộ của thời đại mới dấy lên được những cảm hứng nghệ thuật đích thự ” (8, 52). Như vậy, cảm hứng nghệ thuật là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong sáng tác văn học, cũng là yếu tố quan trọng đóng vai trò động lực thôi thúc nhà văn có “ý đồ” và động cơ sáng tác, giúp nhà văn xác định được phương hướng chung nhất cho cả quá trình sáng tác. Ở mỗi nhà văn, cảm hứng nghệ thuật là trạng thái hưng phấn cao độ do chiếm lĩnh được bản chất cuộc sống mà họ định miêu tả, được biểu hiện ra là 9 niềm say mê khẳng định chân lí, lí tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa tiêu cực. Là thái độ ca ngợi, đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối, các hoạt động tầm thường của nhân vật. Trong quá trình sáng tác, cảm hứng nghệ thuật là trạng thái tâm lí then chốt bao trùm toàn bộ tác phẩm, được biểu hiện rõ nhất khi nhà văn bắt đầu viết và có mặt “bàng bạc” trong hầu khắp các khâu của quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn. Nó cũng là trạng thái tâm lí căng thẳng nhưng say mê khác thường mang lại cho nhà văn những rung động sâu xa trước hiện thực cuộc sống xã hội - lịch sử làm cho nhà văn có nhu cầu bộc bạch và viết thành tác phẩm. Cảm hứng nghệ thuật của nhà văn chỉ có thể có được khi nhà văn có cảm xúc về con người hoặc những sự vật, hiện tượng nào đó có trong thiên nhiên hoặc trong đời sống xã hội - lịch sử. Nó chỉ có thể trở thành một lớp nội dung đặc thù của tác phẩm văn học khi nhà văn đã “thai nghén” và có sự suy tư, cấu tứ, tưởng tượng trước đó về những điều mình định miêu tả, thể hiện trong tác phẩm. Cảm hứng nghệ thuật biểu hiện rõ nét và sâu sắc qua thế giới nhân vật và những lớp nội dung của tác phẩm. Đôi khi nó được biểu hiện ra thành những “khoảng trống” để huy động sự cộng hưởng cảm xúc của độc giả. 2. Các loại cảm hứng phổ biến trong sáng tác văn học Để sáng tác một tác phẩm văn học cụ thể nào đó, tuỳ theo cảm hứng về đề tài, chủ đề hoặc những mảng hiện thực sẽ phản ánh trong tác phẩm mà nhà văn thể huy động những loại cảm hứng nghệ thuật khác để thể hiện tư tưởng, chủ đề và nội dung tác phẩm. Trong tác phẩm văn học, chúng ta thường bắt gặp các loại cảm hứng như: cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng anh hùng, cảm hứng sử thi, cảm hứng trữ tình, cảm hứng lãng mạn, cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán… Một tác phẩm có thể được xây dựng lên từ nhiều loại hình cảm hứng nghệ thuật khác, tuỳ theo quy mô phản ánh và tài năng của nguời nghệ sỹ song người đọc vẫn thấy nổi bật lên là cảm hứng chủ đạo. Vì những cảm hứng này không chỉ chi phối âm hưởng chung của tác phẩm mà nó còn chi phối sâu sắc đến việc lựa chọn nhân vật và nội dung phản ánh, tương ứng, phù hợp tư tưởng, tình cảm và 10 [...]... hiện tượng văn học nào, đồng thời sẽ xác định vị trí của nó trong lịch sử văn học dân tộc Mặt khác, chúng ta sẽ đánh giá những khám phá sáng tạo riêng, tạo nên những phong cách nghệ thuật độc đáo – đặc biệt kết tinh ở những nhà văn lớn Bởi lẽ, mỗi nhà văn lớn đều có một quan niệm nghệ thuật về con người khác nhau 3 Con người trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn Con người trong sáng tác của Cao Duy Sơn là... những cái xấu xa trong xã hội, nhà văn Cao Duy Sơn đã thể hiện cái nhìn đầy nhân bản đối với mỗi con người miền núi nói riêng, với số phận con người nói chung Đó là tiếng nói cảm thông sâu sắc, là sự sẻ chia với những mảnh đời CHƯƠNG II QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN Thế giới nghệ thuật là một khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật Là sản phẩm của hoạt động... với thực tại Bởi thế khám phá thế giới nghệ thuật trong sáng tác của một nhà văn, trước hết chúng ta cần tìm hiểu con người trong thế giới đó Trong bất kì một giai đoạn nào đó của lịch sử, khi tìm hiểu tầm vóc và sự đóng góp của một nhà văn với nền văn học dân tộc, ta không thể không tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của họ Bởi lẽ, quan niệm nghệ thuật không chỉ thuộc phạm vi ý thức của văn học mà còn là... đề thi pháp học hiện đại, Thi pháp thơ Tố Hữu… đều ít nhiều đề cập đến vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người Đầu những năm 90, vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người theo hướng thi pháp học Việt Nam được giới nghiên cứu đặc biệt chú ý Sách Từ điển thuật ngữ văn học, có viết quan niệm nghệ thuật về con người là: “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình tượng nghệ thuật, đảm bảo... thuật trở nên phong phú; ngôn ngữ văn học cũng gần với hiện thực đời thường hơn Từ đó có thể thấy sự tác động to lớn của cảm hứng nghệ thuật với các thành tố khác trong văn chương Tìm hiểu được kỹ cảm hứng nghệ thuật người nghiên cứu sẽ hiểu rõ thế giới nghệ thuật, quan niệm sáng tác, phong cách nhà văn, thậm chí của cả một giai đoạn văn học Cao Duy Sơn là một nhà văn chuyên viết về đề tài miền núi,... phán… Chính vì thế ông đã tạo được một phong cách văn chương đa dạng, một thế giới nghệ thuật đa chiều, tiếp thu và sáng tạo không ngừng 4 Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 4.1 Cảm hứng lãng mạn đan xen với cảm hứng bi kịch Ở trên đất nước Việt Nam này, hay thế giới ta đang sống đây, nơi đâu, chỗ nào cũng có con người tồn tại Con người theo nghĩa rộng đó là con người có văn hoá, mang... nhau Văn học là một loại hình nghệ thuật đã làm được điều đó Thông qua ngôn ngữ, thông qua các hình tượng được nâng cao người đọc có dịp được soi chiếu và vỡ ra nhiều điều cho mình và cho cuộc 13 sống quanh mình Con người sẽ bớt đi sự cô đơn, được giãi bày và hoà nhập trong thế giới nghệ thuật, thông qua tư tưởng của tác phẩm văn học Đọc những truyện ngắn của Cao Duy Sơn ta nhận biết về điều đó thêm... niệm nghệ thuật của nhà văn chính là tìm hiểu sự năng động, sáng tạo của họ trong việc phản ánh hiện thực, lí giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật phù hợp như thế nào, khả năng thâm nhập, chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật ra sao Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng: “Quan niệm nghệ thuật của văn học có liên hệ mật thiết với quan niệm , về thế giới và con người về mặt triết học, ... thần và chiều sâu tư tưởng nghệ thuật của nhà văn 1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người 29 Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác văn học tức là một hướng tiếp cận quan trọng của thi pháp học Xét về mặt phản ánh của văn học thì con người bao giờ cũng là trung tâm “Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, miêu tả đồ vật hay giản đơn là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người”... là “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiêu sâu nào đó” (9, 273) Như thế, nói tới quan niệm nghệ thuật là nói tới sự sáng tạo về chất trong cảm thụ và miêu tả đời sống Quan niệm nghệ thuật còn “thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng phạm . luận văn: - Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn - Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Cao Duy Sơn - Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Cao Duy. Văn nghệ 2008. - Cao Duy Sơn trò chuyện về Ngôi nhà xưa bên suối - tác giả Thuỳ Dương - evan- 2009. - Cao Duy Sơn nhận giải văn chương Đông Nam Á- VietNam plus - 10/2009 - Nhà văn Cao Duy Sơn. chương: Chương I : Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn Chương II : Quan niệm nghệ thuật về con người trong truỵện ngắn Cao Duy Sơn Chương III : Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc 8 PHẦN

Ngày đăng: 05/04/2014, 19:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan