THĂNG LONG - HÀ NỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ - MỸ THUẬT docx

9 512 0
THĂNG LONG - HÀ NỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ - MỸ THUẬT docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THĂNG LONG - NỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ - MỸ THUẬT Ngược bến thời gian, Thăng Long còn là thành Đại La, do Cao Biền, viên tướng, kiêm tiết độ xứ và nhà phong thuỷ đời Đường, Trung Hoa xây dựng vào thế kỷ thứ IX thời Bắc thuộc. Về thời gian lịch sử, hai toà thành cách nhau hai thế kỷ. Nhưng về thuật ngữ và phong cách nghệ thuật, không ít nhà nghiên cứu còn ngộ nhận, hoặc lầm lẫn giữa hai phong cách Đại La đời Đường và Thăng Long đời Lý. Điển hình là kiến trúc sư, Giáo lịch sử mỹ thuật trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương Nội, Louis Bezacier(1), người Pháp, được Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Nội còn uỷ quyền trông coi việc trùng tu các di tích cổ. Ông đã cho khai quật chân tòa bảo tháp đá chùa Phật Tích - Bắc Ninh, đã thu thập được nhiều hiện vật đá và gốm, lại có nguyên một cái nền bằng gạch, mỗi viên gạch có ghi niên hiệu: “Lý Gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo (tức làm năm thứ III triều Lý Thánh Tông, niên hiệu Long Thụy Thái Bình, 1057). Quanh nền gạch lại đào được rải rác những hình rồng khắc bằng đất nung cũng có niên hiệu đó và nhiều đồ đá không có niên hiệu. Nhưng những con rồng đá chạm ở Phật Tích với những con rồng đá chạm ở trên bia chùa Long Đọi - Nam, tạc năm 1120 thời Lý; hoặc những con rồng tạc trên đá tìm thấy ở Quần Ngựa, Ngọc Hà, Vĩnh Phúc (Ba Đình, Nội) chúng đều giống hệt nhau. “Đó là những con rồng mình tròn và thanh như mình rắn, nhẵn nhụi hoặc có vẩy mờ, thoăn thoắt uốn lượn những khúc cong như thắt túi, nhỏ dần về phía đuôi. Theo đại thể ấy, mọi chi tiết đều phụ hoạ.” (Nguyễn Đỗ Cung. Mỹ thuật Đại La hay Mỹ thuật Lý? Tạp chí Thanh Nghị số 96. Ngày 16/12/1944). Nhưng ông Louis Bezacier cứ khăng khăng đem ra so sánh với những đồ điêu khắc ở hai động Vân Cương và Long Môn bên Tầu, dựa vào sự khảo sát của ông Osvald Siren, có từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VII. Và nếu so sánh với những hình chạm trên ngôi thiết tháp ở tỉnh Nam bên Tầu, cũng dựa theo ông Osvald Siren, là vào khoảng những năm 963-967, thuộc đời Đường. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đỗ Cung đã trả lời ông Louis Bezacier: “Tôi không đồng ý với ông L.Bezacier khi ông lấy linh khiếu mà bình phẩm cái này cùng lối với cái kia một cách quá gọn ghẽ Theo tôi, thì tước bỏ danh từ Mỹ thuật Đại La mà gọi là Mỹ thuật Lý thì không có gì là phản khoa học. Vì từ xưa tới nay mỗi khi thấy có niên hiệu ở những đồ điêu khắc thuộc lối đó thì toàn là niên hiệu đời Lý cả. Gọi như thế, đỡ cho ông L.Bezacier sự vội vàng kết luận.” (Nguyễn Đỗ Cung - đã dẫn). Rõ ràng Nguyễn Đỗ Cung đã thắng L.Bezacier trong cuộc đối thoại khoa học thật sòng phẳng, phân minh. Gần như vậy, điều đáng tiếc đã xẩy ra lại có sự lầm lẫn phong cách và niên đại của ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng nay thuộc Nội mà tác giả Lược sử Mỹ thuật Việt Nam Trịnh Quang Vũ (NXB Từ điển Bách Khoa. Tái bản lần 2 năm 2010) đã xếp niên đại chùa thuộc thời Lê Trịnh - thế kỷ XVII. Thật may mắn các nhà nghiên cứu đã phát hiện được tấm bia hậu phật bị che khuất lâu năm của ngôi chùa Kim Liên có niên đại làm chùa là “Quang Trung Ngũ Niên.” Ai cũng biết chùa Kim Liên rất giống ngôi chùa Tây Phương. Mà niên đại làm chùa Tây Phương còn ghi dòng chữ trên thượng lương “Giáp Dần niên tạo ”. Nhiều năm làm đau đầu, trằn trọc với các nhà nghiên cứu. Từ tấm bia chùa Kim Liên, cộng với nhiều đồ rải rác ở nhiều nơi có phong cách Tây Phương mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đỗ Cung đã xem và suy nghĩ rất nhiều như ông đã tự bạch, nay tra niên đại, đã giải mã được dòng chữ trên thượng lương của ngôi chùa. Đó là vào năm 1794 (tức năm Giáp Dần, năm thứ hai đời Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn)(2). Sự việc đã xác định thật rõ ràng. Thế nhưng tác giả Lược sử Mỹ thuật Việt Nam không nghiên cứu phong cách điêu khắc kiến trúc Tây Sơn, đã vội xếp chùa Tây Phương vào thời Lê - Trịnh, đầu thế kỷ 17, rằng “Năm 1632 thời Trịnh Tráng cho xây dựng quy mô và làm tượng.”(?) thật dễ dàng! Phát hiện, và tìm ra mỹ thuật thời Tây Sơn một lần nữa cũng là công đầu của nhà nghiên cứu nổi tiếng Nguyễn Đỗ Cung cùng với những cộng sự của ông là các nhà nghiên cứu trẻ được ông đào tạo. Nhân sự kiện này, ta nên lưu ý khi niên đại di tích đã được xác định chính xác và phong cách đã ổn định rồi, thì không nên đưa ra những liệu mơ hồ, võ đoán mà đặt lại vấn đề, gây ngạc nhiên cho mọi người về lịch sử. Làm như thế, là gây thêm hoang mang và đảo lộn liệu gốc với các thế hệ nghiên cứu kế tiếp. Thiếu nghiên cứu liệu và điền dã, nhà nghiên cứu cần cảnh giác với chính mình. Mỹ thuật Thăng Long- Nội cùng với xứ Kinh Bắc, quê hương của tám triều vua Lý, thì Thăng Long - Nội là một trung tâm chính trị, tôn giáo, kinh tế, văn hoá, mỹ thuật quan trọng như lịch sử đã mô tả: “Các vua Lý đều ở lầu gác 4 tầng Lầu gác đều sơn son, vẽ rồng hạc, tiên nữ Các thuyền rồng lớn cũng được thiết kế 3 tầng để nhà vua sinh hoạt”(3). Đạo phật được xem là quốc giáo. Ngoài Thăng Long, khắp nơi trong nước “Nơi nào có núi cao cảnh đẹp là ở đấy có chùa - tháp”. ở Thăng Long nổi tiếng nhất có chùa Một Cột (Diên Hựu Tự hay Nhất Trụ Tự) cấu trúc theo hình tượng hoa sen về giấc mơ của vua Lý. Lan can chùa còn vẽ tranh tường khá quy mô về đề tài Thập Điện và các tích nhà phật, giữa hồ Linh Chiếu. Tiếp đến là Chùa Báo Ân và tháp Báo Thiên. Tháp Báo Thiên 12 tầng, cao 10 trượng, khoảng 60m. Thăng Long còn trải qua các triều Trần - Lê Sơ - Mạc - Lê Trịnh (từ thế kỷ XIII, XIV đến các thế kỷ XVII- XVIII) với không ít dấu ấn mỹ thuật đậm nét. Vì vậy có lẽ nên gọi tên đầy đủ là “Thăng Long - Đông Đô - Nội” mới trọn nghĩa nội dung lịch sử. Cuộc khai quật những năm đầu thế kỷ 21 đã tìm thấy không ít dấu vết hoàng thành cũ với cả một tập hợp hiện vật gồm đồ đất nung, đồ gốm có men, đồ đá Với các đề tài rồng, phượng, uyên ương, trụ hoa sen, đầu đao, con giống, nền gạch, bố cục mặt bằng, có cả giếng nước là những bằng chứng cụ thể về kinh thành tráng lệ đã trải qua mấy triều đại. Về mặt kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật gốm có nhiều loại hình, cấu trúc, tạo hình, màu men, chất đất giầu tính độc đáo cả về kỹ thuật và nghệ thuật. Không lấy làm lạ ở ngay bên bờ sông Hồng, đối diện với kinh đô Thăng Long - Đông Đô - Nội đã có cả một làng làm gốm Bát Tràng nổi tiếng, vừa phục vụ cung đình, vừa phục vụ đời sống dân dụng - Từ các thời Lê Sơ - Mạc -- Trịnh (thế kỷ XV - XVI- XVII). Và chính từ những chiếc bình thờ, đèn thờ, lư đỉnh gốm chạm nổi hoặc vẽ nét hoa lam có ghi rõ các niên đại như Diên Thành, Hồng Ninh, Hưng Trị, Đoan Thái Thuộc thời Mạc Mậu Hợp (thế kỷ 16) mà nhà nghiên cứu nổi tiếng Nguyễn Đỗ Cung đã xem đó làm điểm tựa, đối chiếu với các mảng chạm khắc còn xót lại ở các ngôi đình chùa làng mà bấy lâu chưa được xác định, đã đưa ra ánh sáng nền mỹ thuật Mạc đích thực. Một lần nữa lịch sử mỹ thuật lại ghi công nhà nghiên cứu lão thành xuất sắc Nguyễn Đỗ Cung. Nội vừa mở rộng theo quy hoạch mới. Như một vòng tay lớn đã ôm cả Xứ Đoài gồm hai tỉnh Đông, Sơn Tây cũ. Biết bao công trình mỹ thuật đình làng; mỹ thuật thủ công cùng những tên tuổi nghệ nhân dân gian tài năng từ đây được tính vào văn vật Thành. Nổi bật vẫn là những công trình điêu khắc kiến trúc đình chùa làng đã được liệt hạng - Như Chùa Thầy, Chùa Đậu, Chùa Mía; Đình Chu Quyến, Đình Tây Đằng, Đình Cam Đà, Đình Đông Viên, Đình Hoàng Xá; Làng cổ Đường Lâm, Cam Lâm, quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng, Đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh, Phúc Thọ và làng Đồng Nhân cũ trong nội thành. Những làng nghề nổi tiếng như Sơn Đồng, Chàng Sơn chuyên tạc tượng thờ và nghề mộc, nghề sơn. Các làng như Già Kiều, Nhân Hiền, ngoài nghề mộc còn có nghề tạc tượng rối nước, làm nhà, đóng đồ gia dụng thật tài khéo. Bên kia sông Hồng, sông Đuống có các làng như Phù Khê, Kim Thiều, Thiết ứng (xưa thuộc Bắc Ninh nay là Đông Anh, Nội) cũng làm nghề mộc chạm, đủ loại. Huyện Thường Tín có các làng nghề khảm xà cừ Chuôm - Tre; Phú Xuyên có nghề thêu của làng Quất Động; làng Vạn Phúc, Đông có nghề dệt lụa vân tơ tằm; Nghĩa Đô dệt lĩnh và ngay giữa trung tâm Nội có cả một dòng Tranh Thờ và Tranh Tết Hàng Trống; có làng Ngũ Xã, Tây Hồ làm nghề đúc đồng nổi tiếng Tài năng khắp nước, tứ xứ di cư về Thủ đô Thăng Long - Nội tụ hội, thi tài rồi lập nghiệp làm dân của Thủ đô Thăng Long - Nội. Cái ý nghĩa ngàn năm Văn hiến - Văn vật là thế. Với mỹ thuật hiện đại - đương đại của Nội hôm nay, là nghệ thuật tranh giá vẽ, tượng đài ngoài trời, điêu khắc trang trí kiến trúc nội ngoại thất, và cả những công trình kiến trúc mới của Thủ đô hiện đại. Lịch sử khởi đầu và biến động của mỹ thuật Thủ đô phải kể từ sự có mặt của trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương đầu thế kỷ (1925) với lớp họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc được đào tạo và tiếp xúc với nền nghệ thuật Phương Tây cổ điển, Tân Cổ Điển, ấn Tượng và một số xu hướng trường phái hiện đại. Các thế hệ mỹ thuật Đông Dương đã tác động tích cực vào đời sống văn hoá, nghệ thuật Thủ đô. Thuật ngữ “Mỹ thuật Đông Dương “, “Kiến trúc Đông Dương” đã trở thành quen thuộc với người Thành, đặc biệt với giới doanh nhân, trí thức thời bản thuộc địa và ngày nay với giới trí thức - doanh nhân thời kinh tế thị trường. Sau mỹ thuật Đông Dương, Nội lại tiếp xúc với nền mỹ thuật của các nước XHCN Đông Âu cũ, điển hình là trường phái mỹ thuật tả thực Liên Xô, Hiện thực XHCN. Ngày nay với cuộc giao lưu - hội nhập - phát triển, toàn cầu hoá, là sự tiếp xúc đa phương, đa dạng giữa Nội với các nền văn hoá nghệ thuật khu vực và các châu lục. Mỹ thuật Nội đang mở ra các xu hướng mới với không ít phong cách và thể loại của thời toàn cầu hoá. Nhưng dù giao lưu - phát triển theo hướng đa phương - đa dạng, thì mỹ thuật Thăng Long Nội vẫn ý thức được bản sắc dân tộc, theo nghĩa hài hoà giữa truyền thống và hiện đại - đương đại. Với mục tiêu chiến lược “Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” chắc chắn mỹ thuật Nội sẽ không ngừng phát triển, luôn giữ vững vị trí Dân Tộc - Hiện Đại. Các triển lãm mỹ thuật, sách báo mỹ thuật, trang trí nội ngoại thất mỹ thuật đã đi vào từng góc phố, căn nhà và cả đời sống cá nhân với cái đẹp ứng dụng. Triển lãm mỹ thuật Việt Nam ra nước ngoài và triển lãm mỹ thuật nước ngoài vào Nội, là những sinh hoạt nghệ thuật đã trở thành thường xuyên trong đời sống văn hoá tinh thần của người Nội. Con đường gốm sứ ven đê sông Hồng chạy dài gần 5500m từ An Dương đến Vạn Kiếp với bốn chủ đề lớn: Di sản mỹ thuật từ Đông Sơn đến Lý - Trần -- Nguyễn; Hoa văn thổ cẩm đặc trưng và trang trí kiến trúc 54 dân tộc trong đại gia đình Việt Nam; Tranh thiếu nhi Việt Nam và quốc tế về Nội, thành phố hoà bình; Tranh hiện đại - đương đại của các họa sĩ Việt Nam và quốc tế là những đóng góp quan trọng, có ý nghĩa với 1000 năm Thăng Long - Nội, mãi mãi xứng đáng là Thủ đô văn hiến, là trung tâm nghệ thuật của cả nước. Dấu ấn và đặc điểm Thăng Long- Nội đã in sâu trong tiềm thức mọi người, trong đó có bạn bè quốc tế. Nói đại ý như hai nhà nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam và Phương Đông: Bà Corinne de Menonville, người Pháp, trong tác phẩm: “Hội họa Việt Nam, cuộc phiêu lưu giữa truyền thống và hiện đại”; và cô Nora annesley Taylor với tác phẩm Hội họa Nội rằng mỹ thuật Việt Nam hiện đại đã có một trường phái. Đó là trường phái Nội -Hội họa Nội. . THĂNG LONG - HÀ NỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ - MỸ THUẬT Ngược bến thời gian, Thăng Long còn là thành Đại La, do Cao Biền, viên tướng, kiêm tiết độ xứ và nhà phong thuỷ đời Đường,. Thủ đô Thăng Long - Hà Nội tụ hội, thi tài rồi lập nghiệp làm dân của Thủ đô Thăng Long - Hà Nội. Cái ý nghĩa ngàn năm Văn hiến - Văn vật là thế. Với mỹ thuật hiện đại - đương đại của Hà Nội hôm. thuật Thăng Long- Hà Nội cùng với xứ Kinh Bắc, quê hương của tám triều vua Lý, thì Thăng Long - Hà Nội là một trung tâm chính trị, tôn giáo, kinh tế, văn hoá, mỹ thuật quan trọng như lịch sử

Ngày đăng: 03/04/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan