Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến đa dạng của bọ nhảy (Insecta Collembola) trên đất nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam

27 754 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến đa dạng của bọ nhảy (Insecta Collembola) trên đất nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến đa dạng của bọ nhảy (Insecta Collembola) trên đất nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ VIỆN KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT NGUYỄN THỊ THU ANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN ĐA DẠNG CỦA BỌ NHẢY (INSECTA: COLLEMBOLA) TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 62.42.60.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – 2008 Công trình được hoàn thành tại: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trí Tiến TS. Lê Quốc Doanh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Vào hồi …… giờ …. ngày … tháng …… năm ……. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia; - Thư viện Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. DANH LỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến (2005), Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác đất đến Bọ nhảy (Collembola, Insecta) hệ sinh thái nông nghiệp vùng trung du, miền núi phía bắc, Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi trường toàn quốc 2005, Hà Nội: 517-526. 2. Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến nhóm bọ nhảy (Insecta: Collembola) đất chuyên canh rau xã Gia Xuyên, huy ện Gia Lộc, Hải Dương, Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 447-455. 3. Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến, Tăng Thị Chính (2005), Khu hệ động vật không xương sống đất trồng màu xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương, Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc 2005 nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật: 41-49. 4. Nguyễ n Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến, Phan Thị Thu Hiền (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số liều lượng lân bón đến động vật chân khớp bé ruộng trồng lạc huyện Gia Lâm, Hà Nội, Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 6, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 432-439. 5. Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến, Lê Thị Hoa (2008), Ảnh hưởng của hiệu lực bón ka li khác nhau đến một số đặc đ iểm định lượng của Collembola đất trồng màu huyện Gia Lâm, Hà Nội, Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 6, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 440-446. 6. Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến, Mai Phú Quý, Lê Quốc Doanh (2005), Đặc điểm cư trú của bọ nhảy (Collembola) trong hệ sinh thái nông nghiệp trên đất dốc miền núi phía bắc, Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Nxb Nông nghiệp, Hà N ội: 279-282. 7. Nguyễn Trí Tiến, Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Đức Anh và những người khác (2007), Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ từ rạ được xử lý với vi sinh vật đến nhóm động vật chân khớp bé tại một số huyện thuộc tỉnh Nam Định, Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội thảo quốc gia lần thứ 2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 629-635. 8. Nguyễn Trí Tiế n, Nguyễn Thị Thu Anh, Vương Tân Tú, Phạm Văn Lầm (2007). Ảnh hưởng của chế độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khác nhau đến bọ nhảy (Collembola) đất trồng cam Cao Phong, Hòa Bình, Tạp chí bảo vệ thực vật, số 5: 15-20. 9. Phạm Đức Tiến, Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến, Văn Vĩnh, Nguyễn Hữu Thảo (2007), Ảnh hưởng của nhân tố đị a hình và kỹ thuật canh tác đến tính chất sinh học của đất huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội thảo quốc gia lần thứ 2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội” 636-642. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Do đặc điểm điều kiện tự nhiên của nước ta với ¾ diện tích là núi đồi nên đất đai có độ dốc lớn, việc canh tác lại không hợp lý, vì vậy khi có sự thay đổi về điều kiện khí hậu và sinh thái, đặc biệt là lớp thảm thực vật phủ, dễ dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi, làm mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ,v.v làm cho đất không còn tính năng sản xuất. Trong hệ sinh thái cạn, bọ nhảymột trong những nhóm động vật chân khớp bé phong phú nhất, tham gia tích cực vào các hoạt động sống của các quần xã đất và là nhóm động vật tiên phong trong quá trình tạo đất. Những nghiên cứu gần đây cho thấy các loài bọ nhảy khác nhau phản ứng với những thay đổi của môi trường khác nhau và mức độ thay đổi trong c ấu trúc quần xã bọ nhảy môi trường đất được coi như một chỉ thị tốt để đánh giá chất lượng môi trường đất và mức độ ô nhiễm. nước ta, việc nhìn nhận và đánh giá chất lượng môi trường đất dưới góc độ sinh học, sinh thái chỉ mới được tiến hành trong mấy năm gần đây. Nghiên cứu về sinh thái bọ nhảy trên đất nông nghiệp vẫn còn m ới mẻ. Đáp ứng yêu cầu của khoa học và thực tiễn sản xuất nông nghiệp, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến đa dạng của bọ nhảy (Insecta: Collembola) trên đất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam”. 2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài đã thống kê một cách khá đầy đủ nhất danh sách về thành phần loài bọ nhảy trên đất nông nghiệp và đặc điểm phân bố theo các loại hình cảnh quan núi đồi và đồng bằng tại miền Bắc Việt Nam. Cung cấp số liệu về ảnh hưởng của nhân tố đất trồng, cây trồng, kỹ thuật canh tác đến đa dạng của bọ nhảy trên đất nông nghiệp. Bước đầu đề xuất các nhóm loài bọ nh ảy đặc trưng cho hiện trạng môi trường đất khu vực nghiên cứu. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần định hướng những biện pháp kỹ thuật canh tác đất trong sản xuất nông nghiệp (kỹ thuật làm đất, kỹ thuật bón phân, kỹ thuật trồng cây,v.v ) sao cho vừa đảm bảo năng suất cây trồng, vừa đảm bảo tính đa dạ ng của bọ nhảy. Đây cũng là tài liệu tham khảo phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, cán bộ nghiên cứu chuyên ngành. 2 3. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Mục đích của đề tài Nghiên cứu tính đa dạng loài và đặc điểm phân bố của bọ nhảy theo các loại hình cảnh quan trên đất nông nghiệp một số tỉnh, thành miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá mức độ và chiều hướng tác động tích cực và tiêu cực của một số nhân tố sinh thái (đất trồng, cây trồng, kỹ thu ật canh tác nông nghiệp khác nhau) đến bọ nhảy trong những điều kiện cụ thể của khu vực nghiên cứu. Tìm kiếm và đề xuất các nhóm loài bọ nhảy đặc trưng cho hiện trạng môi trường đất nghiên cứu. 3.2. Yêu cầu của đề tài Xác định thành phần loài, phân tích tính đa dạng loài và đặc điểm phân bố của bọ nhảy theo các vùng cảnh quan một số điểm trên đất nông nghiệp một số tỉnh, thành miền Bắc Việt Nam. Xác định mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố (đất trồng, cây trồng, kỹ thuật canh tác, phân bón, thuốc hóa học bảo vệ thực vật, kim loại nặng) thông quan phân tích các chỉ số định lượng của bọ nhảy (số loài, độ phong phú, chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng đều J’, chỉ số tương đồng, cấu trúc ưu thế), đến quần xã bọ nhảy đất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam. Bước đầu xác định biện pháp kỹ thuật canh tác nào ít tác động tiêu cực đến bọ nhảy. Phát hiện các nhóm loài bọ nhảy ưu thế, phổ biến và đề xuất một số loài bọ nhảy đặc trưng cho hiện trạng môi trường đất nghiên cứu. 4. ĐỐ I TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài bọ nhảy thuộc bộ bọ nhảy (Collembola), lớp côn trùng (Insecta), ngành chân khớp (Arthropoda) sống trong đất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam. Theo các tài liệu tiếng Việt, Collembola có 2 cách gọi tên “bọ nhảy” hoặc “bọ đuôi bật”. Trong luận án này, tôi gọi là bọ nhảy theo Nguyễn Trí Tiến (1995). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng bọ nhảy các lo ại đất canh tác có độ dốc khác nhau (đất dốc, đất bằng), trên các đối tượng cây trồng khác nhau, với các hoạt động của con người trong quy trình sản xuất đất nông nghiệp một số tỉnh, thành miền Bắc Việt Nam. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 3 + Đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cấp quần xã, dựa trênsở phân tích đồng thời sự biến đổi các giá trị định lượng của chúng như số lượng loài, mật độ, chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng đều J’, tỷ lệ phần trăm các loài ưu thế, để đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đa dạng của bọ nhảy. + Đã thống kê được 126 loài bọ nhảy thuộc 58 giống, 15 họ của 4 phân bộ bọ nhảy trên nền đất trồng một số cây nông nghiệp chủ yếu 10 tỉnh thành của miền Bắc Việt Nam; ghi nhận mới 4 loài cho khu hệ bọ nhảy Việt Nam. + Đã kết luận được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái chính (nhân tố loại đất, nhân tố cây trồng, nhân tố kỹ thuật canh tác, nhân tố phân bón, thuốc hóa học bảo vệ thực vật, kim loại nặng) tới đa dạng bọ nhảy trên nền đất trồng một số cây nông nghiệp chủ yếu của 10 tỉnh thành của miền Bắc Việt Nam. + Lần đầu tiên phát hiện các nhóm loài bọ nhảy ưu thế, phổ biến và đề xuất một số loài b nhảy đặc trưng cho hiện trạng môi trường đất nghiên cứu. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 121 trang, trong đó phần mở đầu 4 trang, tổng quan tài liệu 26 trang, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 22 trang, kết quả và bàn luận 67 trang, kết luận và kiến nghị 2 trang, với 30 bảng, 28 hình, 146 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp. Phần phụ lục v ề thành phần loài, các loài bọ nhảy ưu thế khu vực nghiên cứu, một số hình ảnh về địa điểm và đối tượng nghiên cứu. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Bọ nhảy (Insecta: Collembola)một bộ thuộc lớp côn trùng (Insecta) được biết từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm và là đối tượng được nghiên cứu khá kỹ cả về khu hệ và sinh thái. Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về bọ nhảy, đặc biệt việc phân loại học đã xác định được hàng nghìn loài (Jan Stach, 1965; Yoshii Ryozo, 1982; 1983; Hermann Gisin, 1960; Denis J. R., 1948; Louis Deharveng et Anne Bedos, 1995). Những nghiên cứu về sinh thái của bọ nhảy được tiến hành rất nhiề u mức cá thể, quần thể hay quần xã. Một số loài bọ nhảy đã được công bố và được sử dụng như những loài chỉ thị cho mức độ thay đổi của môi trường đất, đặc biệt trong việc đánh giá ảnh hưởng 4 của các hoạt động canh tác nông nghiệp, mức độ ô nhiễm đất bởi kim loại nặng,v.v lên hệ sinh vật đất (Juliane Filser et al., 1997; Steven P. Hopkin et al., 2001). Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc Việt Nam, do điều kiện địa hình đất đai phần lớn là đồi núi nên có độ dốc lớn vì vậy các hoạt động canh tác trong nông nghiệp thường gặp nhiều khó khăn và hiệu quả thu được không cao. Còn vùng đồng bằng, việc s ử dụng đất liên tục, không có thời gian nghỉ, cũng như việc bón phân, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,v.v không theo những quy định chung trong sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu về bọ nhảy – nhóm sinh vật có ích đất trong mối liên quan với các nhân tố sinh thái hình thành do hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người tác động vào đất chưa được nghiên cứu. Việc nghiên cứu ảnh h ưởng của một số nhân tố sinh thái đến bọ nhảy trên đất nông nghiệp là có ý nghĩa khoa học, góp phần đánh giá mức độ đa dạng, đặc điểm phân bố của bọ nhảy trên đất nông nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng làm cơ sở khoa học chỉ ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực của các cách thức hoạt động canh tác nông nghiệp khác nhau đến hệ sinh vậ t đất. 1.2. Tổng quan tài liệu 1.2.1. Tình hình nghiên cứu bọ nhảy trên thế giới Trên thế giới và trong khu vực, có rất nhiều công trình nghiên cứu về bọ nhảy, đặc biệt về thành phần loài, điển hình là hai công trình của Gisin, 1960 “Khu hệ bọ nhảy của châu Âu” và của Stach (1947-1963) “Bọ nhảy Ba Lan trong mối liên hệ với khu hệ bọ nhảy thế giới”. Bọ nhảy nhạy cảm với những tác động của môi trường, nhất là những tác độ ng do các hoạt động của con người tạo ra, và được thừa nhận như là chỉ thị sinh học có giá trị trong các thử nghiệm về độc tố (Bryan S. Griffiths et al., 2006;v.v ). Theo các tác giả Crouau Y. et al., 2003; 1999; Henning Petersen, 2002;v.v , sự biến đổi các giá trị định lượng của bọ nhảy như số lượng loài, mật độ, chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng đều J’, cấu trúc ưu thế của quần xã bọ nhảy,v.v cho phép đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố sinh thái vào môi trường đất. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu bọ nhảy Việt Nam Việt Nam, những công trình nghiên cứu về bọ nhảy đầu tiên là của các tác giả nước ngoài: Denis (1948) và Delamare-Deboutteville (1948). Chỉ từ năm 1975, các đề tài nghiên cứu về nhóm chân khớp bé (microarthropoda), trong đó có bọ nhảy, mới bắt đầu được các tác giả Việt Nam tiến hành trên các vùng miền của đất nước. Nhìn chung, các nghiên cứu về khu hệ bọ nhảy mới chỉ tập trung chủ yếu các vườn 5 quốc gia và khu bảo tồn; còn nghiên cứu về khu hệ bọ nhảy trên đất nông nghiệp chỉ được thực hiện trong một vài năm gần đây, nhưng còn tản mạn, chưa tập trung. Các nghiên cứu về bọ nhảy thường tiến hành trong thời gian ngắn và chủ yếu xác định thành phần loài. 1.2.3. Nhận xét chung Nghiên cứu về bọ nhảy trên thế giới đã được thực hiện từ rất lâu và được tiến hành cơ bản trên nhiều lĩnh vực; từ nghiên cứu về khu hệ (đa dạng thành phần loài, mô tả loài mới, đặc điểm phân bố, các loài phổ biến và ưu thế), đến các nghiên cứu về sinh học, sinh thái. Các nghiên cứu đều đã chỉ rõ bọ nhảy là nhóm động vật rất nhạy cảm với mọi sự thay đổi của môi trường và cũng chỉ ra khả năng chỉ thị cho mức độ ô nhiễm môi trường đất dưới các tác động của con người. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sinh học và sinh thái của bọ nhảy khu vực Đông Nam Á và đặc biệt Việt Nam, vẫn còn mới mẻ, chủ yếu được tiến hành trên hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đô thị, có rất ít nghiên cứu về đối tượng này trên đất nông nghiệp. Việt Nammột nướ c nông nghiệp điển hình, tới 80% dân sốnông nghiệp, thêm vào đó địa hình cảnh quan rất đa dạng. Việc nghiên cứu về bọ nhảy trên đất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam mới chỉ tập trung chủ yếu về danh sách loài một số điểm nghiên cứu riêng lẻ và được tiến hành rải rác trong thời gian ngắn; những nghiên cứu về sinh học và sinh thái còn ít được quan tâm nghiên cứu. Nhữ ng nghiên cứu sâu và liên tục, tổng hợp phân tích và so sánh về đa dạng và phân bố của bọ nhảy, xác định ảnh hưởng của một số nhân tố chủ đạo trong các hoạt động canh tác nông nghiệp của con người đến bọ nhảy hầu như chưa được tiến hành. Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu, cũng như phân tích tổng hợp về bọ nhảy trên đất nông nghiệp miề n Bắc Việt Nam (nơi đa dạng về địa hình cảnh quan; đa dạng các hình thức sản xuất nông nghiệp; nơi có tác động của con người nhiều nhất) là thực sự cần thiết. Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu của tôi được tiến hành trên đất nông nghiệp 15 huyện thuộc 10 tỉnh, thành phố (Mai Sơn, Mộc Châu - Sơn La; Yên Thủy, Cao Phong - Hòa Bình; Văn Chấn - Yên Bái; Na Rì - Bắc Kạn; Hiệp Hòa - Bắc Giang; Gia Lâm - Hà Nội; Văn Lâm - Hưng Yên; Gia Xuyên - Hải 6 Dương; Nam Trực, Ý Yên, Mỹ Lộc, Vụ Bản - Nam Định; Hà Trung - Thanh Hóa) của miền Bắc Việt Nam. 2.1.2. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu bọ nhảy trên đất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam được tiến hành từ năm 2004 đến năm 2007 theo loại địa hình, cây trồng và kỹ thuật canh tác,v.v . Thu mẫu định tính xác định đa dạng thành phần loài bọ nhảy các điểm nghiên cứu được tiến hành vào các thờ i gian khác nhau trong năm, từ tháng 1 đến tháng 12. Thu mẫu định lượng bọ nhảy vào đầu vụ và cuối vụ cây trồng và các mẫu đất được thu lặp lại đúng vị trí vào các năm tiếp sau tùy theo mục đích nghiên cứu. 2.2. Vật liệu nghiên cứu Các loại vật liệu phục vụ cho việc nghiên cứu bọ nhảy bao gồm: Hệ thống lọc mẫu đất (rây lọc, phễu lọc, v.v ); Dụng c ụ tách mẫu, phân tích mẫu và làm tiêu bản: đĩa petri, lam kính, la men và các hóa chất thông thường dùng trong nghiên cứu động vật đất; Kính lúp Olympus SZ40; Kính hiển vi Olympus CH2; v.v… 2.3. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của bọ nhảy theo các vùng cảnh quan trên đất nông nghiệp một số huyện miền núi, đồng bằng thuộc các tỉnh, thành phố của miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu mức độ và chiều hướng ảnh hưở ng của các nhân tố sinh thái (đất trồng, cây trồng, kỹ thuật canh tác) thông qua việc tính toán, phân tích các số liệu định lượng của bọ nhảy (số lượng loài, mật độ trung bình, chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng đều J’, chỉ số tương đồng thành phần loài, tỷ lệ phần trăm số cá thể của loài ưu thế) đến quần xã của bọ nhảy đất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam. Phát hiện các nhóm loài bọ nhảy ưu thế, phổ biến và đề xuất một số loài bọ nhảy đặc trưng cho hiện trạng môi trường đất nghiên cứu. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của bọ nhảy Để phản ánh khu hệ bọ nhảy trên đất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam, tất c ả các mẫu vật được thu thập theo mọi phương pháp thu mẫu, cả định tính và định lượng. Các đặc điểm của khu hệ được phân tích dựa trên cấu trúc thành phần loài, đặc điểm phân bố và các loài bọ nhảy phổ biến, ít gặp.Trong nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp thu mẫu của Гиляроб М. С. (1975). khu vực nghiên 7 cứu, tiến hành thu mẫu đất định lượng và thu lặp lại theo lịch thu mẫu hàng năm (hay theo vụ cây trồng). Với các mẫu thu định tính, dùng thiết bị ống hút để bắt các loài bọ nhảy cư trú trên bề mặt đất nhằm bổ xung đầy đủ về thành phần loài bọ nhảy có mặt trong khu vực nghiên cứu. Danh sách các loài bọ nhảy được sắp xếp theo hệ thống cây chủng loại phát sinh dựa theo h ệ thống phân loại của Moen và Ellis,1984. Các loài trong một giống được sắp xếp theo vần a, b, c. Định loại tên loài theo tài liệu của Nguyễn Trí Tiến (1995), đồng thời có sử dụng các tài liệu phân loại, các khóa định loại của các tác giả: Jan Stach (1965); Yoshii Ryozo (1982 - 1983); Hermann Gisin (1960); Louis Deharveng et Anne Bedos (1995). 2.4.2. Ảnh hưởngcủa một số nhân tố sinh thái đến đa dạng bọ nhảy Sử dụng phương pháp nghiên cứu cấp quần xã để đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến đa dạng của quần xã bọ nhảy dựa trên sự biến đổi giá trị các chỉ số định lượng của bọ nhảy (số lượng loài, mật độ trung bình, chỉ số đa dạng (chỉ số Shannon-Weiner), chỉ số đồng đều J’ (chỉ số Pielou), chỉ số tương đồng (Sorensen), chỉ số ưu thế, chỉ số thường gặp) các lô thí nghiệm hay thực nghiệm so với đối chứng. Quần xã bọ nhảy được nghiên cứu theo các nhân tố như sau: 2.4.2.1. Nhân tố địa hình Đặc điểm địa hình của miền Bắc Việt Nam chủ yếu là núi đồi. Trong cảnh quan núi đồi bao gồm hai loại địa hình: đất dốc và đất bằng vùng núi đồi. Nghiên cứu tiến hành thu thập mẫu bọ nhảy từ hai dạng địa hình trên trong cùng một vùng cảnh quan (núi đồi Tây Bắc) hoặc giữa hai vùng cảnh quan (núi đồi và đồng bằng) với các đối tượng cây trồng khác nhau (mía, ngô, đậu tương) để so sánh. 2.4.2.2. Nhân tố cây trồng Nghiên cứu được thực hiện trên một số đối tượng cây trồng chính (ngô, sắn, mía, cam, đậu tương, lạc, lúa,v.v ) là những loại cây lương thực, cây công nghiệp được trồng nhiều miền Bắc Việt Nam. Các nghiên cứu được tiến hành nhằm so sánh: + Ảnh hưởng của cây trồng thuần so với cây trồng xen hai loại cây đến đa dạng của bọ nhảy. + Ảnh hưởng của các loại cây trồng thuần loại khác nhau (cam, mía, đậu tương, lạc) vùng núi đồi và vùng đồng bằng đến đa dạng bọ nhảy. [...]... SINH THÁI ĐẾN ĐA DẠNG CỦA BỌ NHẢY 3.2.1 Nhân tố địa hình Đất núi đồi (phần lớn là đất dốc) chiếm ¾ diện đất tự nhiên của Việt Nam Bên cạnh đất dốc còn có đất bằng – là loại đất cả vùng núi đồi và vùng đồng bằng Nghiên cứu nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố địa hình đất dốc và đất bằng đến đa dạng loài bọ nhảy được tiến hành trong cùng một vùng cảnh quan (khu vực Tây Bắc) hoặc giữa hai vùng 11 cảnh... không gây ảnh hưởng rõ ràng tới độ đa dạng của bọ nhảy trên đất trồng cam; Còn đất bị ô nhiễm bởi chì có ảnh hưởng đến đa dạng bọ nhảy theo chiều hướng mức độ đa dạng giảm khi hàm lượng chì trong đất tăng lên KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 1 Đã thống kê được 126 loài thuộc 58 giống, 15 họ của 4 phân bộ bọ nhảy trên nền đất trồng một số cây nông nghiệp chủ yếu 10 tỉnh của miền Bắc Việt Nam Đã bổ... thức phân bón khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến bọ nhảy, đồng thời so sánh công thức phân bón nào có lợi đến đa dạng của bọ nhảy 2.4.2.5 Nhân tố thuốc hóa học bảo vệ thực vật và kim loại nặng Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật phối hợp đến đa dạng bọ nhảyảnh hưởng của đất bị nhiễm chì đến đa dạng của bọ nhảy 2.4.3 Phương pháp phân tích, thống kê số liệu Sử dụng phương... khác nhau đến đa dạng bọ nhảy + Ảnh hưởng của kỹ thuật vùi xác hữu cơ nhằm so sánh ảnh hưởng của đất không được vùi xác hữu cơ với đất áp dụng kỹ thuật vùi xác hữu cơ đến đa dạng của bọ nhảy + Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng độc canh và trồng luân canh đến đa dạng của bọ nhảy 2.4.2.4 Nhân tố phân bón Các nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các loại phân bón (phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh) và phối... có ảnh hưởng tới độ đa dạng của bọ nhảy 2.6 Trên đất trồng cam, độ đa dạng của bọ nhảy không bị ảnh hưởng rõ ràng bởi sự phối hợp thuốc và tần suất phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật 2.7 Trong đất cỏ hoang thuộc khu dân cư và đất vườn quanh nhà, đất bị ô nhiễm chì có ảnh hưởng tới đa dạng bọ nhảy trong đất với xu hướng chung là độ đa dạng giảm đi khi hàm lượng chì trong đất tăng lên 3.Các loài bọ nhảy. .. trong nông nghiệp hiện nay cho thấy ít nhiều ảnh hưởng đến đa dạng của bọ nhảy Với đất trồng ngô tạo tiểu bậc thang có quần xã bọ nhảy đa dạng hơn so với đất không tạo tiểu bậc thang, đất trồng luân canh cũng có quần xã bọ nhảy đa dạng hơn đất trồng độc canh Trên nền đất dốc trồng ngô, khi được che phủ xác hữu cơ chỉ làm tăng mật độ trung bình của bọ nhảy mà không làm gia tăng mức độ đa dạng của bọ nhảy. .. gia tăng đa dạng của bọ nhảy so với các công thức thí nghiệm khác 3.2.5.2 Đất bị nhiễm kim loại nặng (chì) Bọ nhảy là các đại diện sống trong các khoang, hốc đất lớp thảm trên bề mặt đất, là những đối tượng nhạy cảm với môi trường đất bị ô nhiễm bởi kim loại nặng Việt Nam, vấn đề đánh giá ảnh hưởng của đất bị nhiễm chì (Pb) đến đa dạng bọ nhảy lần đầu tiên được đề cập đến Nghiên cứu thực địa... tăng đa dạng bọ nhảy; Phân vi sinh làm tăng mức độ đa dạng của bọ nhảy trên đất trồng lúa; Phân hóa học (phân kali hoặc phân lân) với các liều lượng khác nhau có ảnh hưởng tới độ đa dạng của bọ nhảy đất trồng đậu tương hoặc lạc 3.2.5 Nhân tố thuốc hoá học bảo vệ thực vật và kim loại nặng 3.2.5.1 Sử dụng phối hợp thuốc hoá học bảo vệ thực vật 21 Trênsở phân tích sự thay đổi các giá trị của một số. .. chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng đều J’) của bọ nhảy đất dốc Yên Thủy (Hòa Bình) đều cao hơn so với đất bằng Gia Lâm (Hà Nội) Xét cấu trúc ưu thế của quần xã bọ nhảy đất dốc và đất bằng trồng đậu tương (hình 3.4, hình 3.5), cấu trúc ưu thế này có xu hướng khác hẳn so với quần xã bọ nhảy đất dốc trồng mía và đất bằng trồng mía như đã phân tích phần nhân tố địa hình mục 3.2.1.1 và 3.2.1.2 trên. .. đất bằng Gia Lâm (Hà Nội) 3.2.2 Nhân tố cây trồng 3.2.2.1 Ảnh hưởng của cây trồng thuần loại so với trồng xen (hai loại cây) Kết quả nghiên cứu cho thấy: trên đất trồng ngô thuần có số loài bọ nhảy nhiều hơn đất trồng ngô xen với sắn, xen mía (ở đất bằng) hay xen đỗ xanh (ở đất dốc) Đất trồng sắn xen ngô hay xen lạc có số lượng loài và giá trị H’ của bọ nhảy cao hơn đất trồng sắn xen vừng (ở đất bằng), . NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT NGUYỄN THỊ THU ANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN ĐA DẠNG CỦA BỌ NHẢY (INSECTA: COLLEMBOLA) TRÊN. nghiên cứu. Việc nghiên cứu ảnh h ưởng của một số nhân tố sinh thái đến bọ nhảy trên đất nông nghiệp là có ý nghĩa khoa học, góp phần đánh giá mức độ đa dạng, đặc điểm phân bố của bọ nhảy trên. sống chủ yếu ở trong các tầng nông sâu của đất với đặc điểm cơ thể nhỏ, chạc nhảy tiêu giảm. 3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN ĐA DẠNG CỦA BỌ NHẢY 3.2.1. Nhân tố địa hình Đất

Ngày đăng: 03/04/2014, 12:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan