Ấn chương trong Thư Họa Trung Hoa ppt

11 338 0
Ấn chương trong Thư Họa Trung Hoa ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ấn chương trong Thư Họa Trung Hoa Ấn chương là một nét văn hoá độc đáo của người Trung Quốc. Trong nghệ thuật thư (viết chữ) và hoạ (tranh thuỷ mặc), ấn chương càng có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu ví một bức thư hoạ như một cành mai gân guốc trước gió đông thì ấn chương chính là cánh hồng mai điểm xuyết cho cành mai ấy. Ấn chương là một phần trong cái hồn của bức thư hoạ, bức thư hoạ chưa có ấn chương sẽ gây cho người ta cảm giác chống chếnh, chưa hoàn thành. Đặt đúng vị trí, ấn chương sẽ làm tăng giá trị cho bức thư hoạ, ngược lại sẽ làm hỏng nó. Ấn chương kết hợp với thư, hoạ, bổ sung hỗ trợ cho nhau trở thành một chỉnh thể gọi là : “Kim thạch thư hoạ cộng nhất thể”. Sở dĩ nói như vậy là vì ấn chương thường được làm bằng kim loại (trong đó chủ yếu là vàng, bạc, đồng) hoặc đá quý. Ngoài ra còn có thể làm ấn bằng ngà, gỗ quý … Vật liệu làm ấn qua quá trình lịch sử cũng có những thay đổi nhất định. Dưới thời Tống, nhiều hoạ gia, thư pháp gia kiêm làm nghề kim hoàn nên ấn được đúc bằng vàng bạc và đá quý là chính. Đến thời Minh, Thanh thì ấn lại hầu hết được làm bằng ngọc hoặc đá quý mà ít đúc bằng kim loại … Các trang trí trên ấn cũng được chạm khắc hết sức cầu kỳ, đa dạng, trong khuôn khổ bài viết này, khó có thể nói hết được, người viết chỉ xin đi sâu vào phần mặt ấn, là phần lưu dấu lại trên các tác phẩm thư hoạ mà thôi. Xét về hình dạng, mặt ấn có rất nhiều hình dạng khác nhau, trong đó phần lớn là hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Ngoài ra mặt ấn chương còn có hình bầu dục, hình bán nguyệt, hình quạt hoặc đa giác … Một số ấn chương giữ nguyên theo hình dạng của viên đá được gọi là tuỳ hình chương. Đặc biệt một số ấn chương có hình bầu dục hoặc chữ nhật, được chia làm hai phần, nửa trên khắc họ, nửa dưới khắc tên của tác giả; thường là một nửa âm văn, nửa kia dương văn thì được gọi là liên châu ấn. Nội dung ấn văn khắc trên mặt ấn có thể được khắc chìm hoặc khắc nổi. Khắc chìm, ấn chương khi in ra có nét chữ trắng trên nền đỏ, được gọi là bạch văn hay âm văn. Khắc nổi, ấn chương khi in ra sẽ có nét chữ đỏ trên nền trắng, gọi là chu văn hay dương văn. Căn cứ vào nội dung ấn văn, người ta phân ấn chương ra làm hai loại lớn là : bằng tín chương (còn gọi là danh chương) và nhàn chương. - Bằng tín chương (danh chương) là loại ấn khắc tên, tự, hiệu của tác giả hoặc tên tác giả đặt cho các trai, đường, quán, các của mình. Những ấn này là bằng cứ để xác định tác phẩm thư hoạ đó là của tác giả nào, ngoài ra cũng có thể có thêm các ý nghĩa khác. Nói chung ấn ghi tên chỉ có một, nhưng ấn ghi biệt hiệu có thể có rất nhiều bởi vì các tác gia thư hoạ thường có rất nhiều biệt hiệu khác nhau trong những thời gian khác nhau. Ấn ghi tên của trai, đường, quán, các có thể có hai, ba cái nhưng cũng không thể nhiều như ấn biệt hiệu. Trong các hoạ gia cổ đại Trung Quốc thì Bát Đại Sơn Nhân và Thạch Đào có nhiều biệt hiệu nhất, mỗi người có tới mấy chục ấn biệt hiệu khiến các nhà giám định thư hoạ tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu và phân biệt. - Nhàn chương: Khác với danh chương, nhàn chương là loại ấn khác các nội dung rất đa dạng, có thể là những lời tác giả gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình; có thể là những câu cách ngôn về lý tưởng, sự nghiệp mà tác giả tâm đắc, có thể là quan điểm của tác giả về nghệ thuật, thế giới quan, nhân sinh quan của mình, và cũng có thể chỉ là ghi lai lịch, quê quán, ngày giờ sinh của tác giả … Ấn biệt hiệu và ấn trai, đường, quán, các được xếp vào loại bằng tín chương, vì nó có tác dụng như ấn ghi tên tác giả làm bằng chứng cho tác phẩm, nhưng chúng cũng có những điểm giống như nhàn chương cả về ý nghĩa cũng như cách sử dụng trong tác phẩm thư hoạ. Bởi vì các nhà thư hoạ thường cũng là các văn nhân, những biệt hiệu và tên đặt cho trai, đường, quán, các của họ không hề giản đơn một chút nào mà trong đó thường ẩn chứa nhiều ý nghĩa hoặc những biến cố đặc biệt trong cuộc đời… Ví như hoạ gia nổi tiếng đời Thanh – Cao Phượng Hàn, một trong “Dương Châu bát quái” có biệt hiệu là “Đinh Tỵ Tàn Nhân” (丁 巳 殘 人 )đó là do năm Đinh tỵ niên hiệu Càn Long thứ 2 (1737) tay phải của ông mắc bệnh, bị tàn phế, nên ông tự xưng là “Đinh Tỵ Tàn Nhân” rồi khắc ấn. Sau đó, ông lại ra sức rèn luyện vẽ bằng tay trái khiến phong cách vẽ tranh có một thay đổi lớn: từ thanh tân, tú nhã chuyển sang cổ quái hoang sơ, trong đó có nhân tố quyết định là tập vẽ bằng tay trái, do vậy ông lại lấy một biệt hiệu nữa là “Thượng Tả Sinh” (尚 左 生) nghĩa là người học trò chỉ còn tay trái. Ấn “Đinh Tị Tàn Nhân” – Cao Phượng Hàn Còn về ấn trai, đường, quán, các, như hoạ gia nổi tiếng Tề Bạch Thạch có ấn “Hối Ô Đường” (悔烏堂). Liên quan đến việc Tề Bạch Thạch đặt tên này cho phòng hoạ của mình có một câu chuyện rất cảm động. Nguyên nhà họ Tề vốn là một gia đình nông dân nghèo khó, mấy người con trong nhà đều trông cậy vào một tay người mẹ vất vả nuôi dạy lớn khôn. Tề Bạch Thạch lúc nhỏ phải đi chăn trâu, lớn lên một chút thì học nghề thợ mộc để nuôi thân, nhưng ông vẫn không quản khó khăn, phấn đấu rèn luyện học văn hoá, học thư hoạ và khắc triện. Đến lúc có được thành công, nhờ vào việc viết vẽ, khắc triện gia đình dần được sung túc thì mẹ ông đã qua đời. Tề Bạch Thạch rất đau lòng, thương mẹ vất vả cả đời đến lúc mình có thể báo hiếu thì lại không còn nữa nên ông đã đặt tên cho phòng vẽ của mình là “Hối Ô Đường” (Ô tức là con quạ. Theo truyền thuyết, quạ là loài vật có hiếu, khi quạ con lớn thường kiếm mồi mớm nuôi quạ mẹ) Ấn “Hối Ô Đường” – Tề Bạch Thạch Nhưng nội dung nhàn chương vẫn là phong phú nhất. Tề Bạch Thạch có một nhàn chương với ấn văn : “Trung Quốc Trường Sa Tương Đàm Nhân Dã” (中國長沙湘潭人也). Qua ấn này có thể biết quê quán của ông ở Tương Đàm – Trường Sa tỉnh Hồ Nam – Trung Quốc. Tề Bạch Thạch đã đi qua khắp các miền Trung Quốc, cuối đời mới định cư ở Bắc Kinh, ông dùng ấn nhàn chương này thể hiện nỗi nhớ quê hương của mình. Một nhàn chương khác của ông là: “Ngô ấu quải thư ngưu giác” (吾幼挂書牛角) nghĩa là : thuở nhỏ ta từng treo sách trên sừng trâu, thể hiện nỗi hoài niệm về thời thơ ấu vì nghèo khó phải đi chăn trâu, nhưng vẫn phấn đấu học tập, vừa chăn trâu, vừa đọc sách. Chính nhờ tinh thần ham học này, Tề Bạch Thạch mới trở thành một nhà thư hoạ triện khắc nổi tiếng Trung Quốc và thế giới. Ông còn có các nhàn chương khác như : “Ngã tự tác ngã gia hoạ” (我自作我家畫); “Lưu tục chi sở khinh dã” (流俗之所輕也) thể hiện chí tiến thủ trong nghệ thuật, tạo phong cách riêng của mình, coi nhẹ việc vẽ những tác phẩm theo trào lưu thông thường của mọi người; “Bất tri hữu Hán” (不知有漢) – Không biết có nhà Hán, lấy từ câu : “Bất tri hữu Hán, hà luận Ngụy Tấn” (不知有漢何論魏晉) – Không biết có nhà Hán, nói gì đến nhà Nguỵ, nhà Tấn) trong “Đào Hoa nguyên ký” (桃花源記) của Đào Uyên Minh thể hiện quyết tâm đi tìm con đường riêng, tránh theo thói thường của mình. Ấn “Trung Quốc Trường Sa Tương Đàm Nhân Dã” – Tề Bạch Thạch Ấn “Ngô Ấu Quải Thư Ngưu Giác” – Tề Bạch Thạch Phó Bão Thạch – hoạ gia cận đại của Trung Quốc có ấn nhàn chương : “Đại sơn xuyên nhi ngôn dã” (代山川而言也) – Nói thay lời của núi sông. Câu này lấy trong “Thạch Đào hoạ ngữ lục” (石濤畫語錄) của Thạch Đào – một hoạ sĩ nổi tiếng đời Thanh, thể hiện tình yêu của Phó Bão Thạch với thiên nhiên, non sông tổ quốc. Ông đã chuyên tâm vào vẽ tranh sơn thuỷ và để lại nhiều kiệt tác. Một ấn khác của ông là: “Vãng vãng tuý hậu” (往往醉後) – (Tôi) thường thường (vẽ) sau khi say, thể hiện thói quen hay vẽ tranh sau khi uống rượu lấy hứng của ông. Ấn “Vãng vãng tuý hậu” – Phó Bão Thạch Phan Thiên Thọ trong các tác phẩm của mình thường dùng nhàn chương “Cường kỳ cốt”(強其骨) – Gân cốt mạnh mẽ, thể hiện quan điểm nghệ thuật, thẩm mỹ của ông. Cách dùng bút của ông bao giờ cũng mạnh trầm, cương kiện, khoẻ khoắn. Một ấn thường dùng khác của ông là “Bất điêu” (不雕)- Không tô vẽ, cũng thể hiện quan điểm thẩm mỹ và chủ trương sáng tác của ông. Ông thường vẽ một cách tự nhiên, chân thực không tô vẽ khoa trương. Có thể nói nội dung của nhàn chương vô cùng phong phú, nó có thể biểu hiện tư tưởng tình cảm, quan điểm, lý tưởng nghệ thuật của tác giả, cũng có thể chỉ là một biến có hay sự kiện nào đó trong cuộc đời của tác giả … Ngoài những nội dung bằng chữ, trong nhiều ấn chương còn có các hình vẽ kèm theo Phần lớn các hình vẽ là những con giáp thể hiện tuổi của tác giả (thường đi cùng tên) hoặc thể hiện năm sáng tác tác phẩm … Cách dùng ấn trong thư hoạ, trước hết phải quan sát kỹ toàn bộ tác phẩm để xác định vị trí đóng triện thích hợp. Đồng thời cũng phải xem xét đến việc ấn chương có nội dung gì, lớn nhỏ ra sao, là ấn chu văn hay bạch văn, là ấn vuông, hay chữ nhật, hay tròn … Nói chung cách dùng ấn trong thư hoạ có thể chia thành hai trường hợp lớn: Một là, kết hợp với lạc khoản, đề thức để làm bằng cứ cho tác giả; Hai là, dùng để điều tiết bố cục tác phẩm, điều tiết sự cân đối màu sắc … Trong trường hợp I, chủ yếu là dùng các ấn tên họ, tự hiệu, hay ấn trai, đường, quán, các, nói chung là bằng tín chương. Gián hoặc có trường hợp dùng nhàn chương. Vị trí đóng ấn triện đại thể có ba cách : - Đóng ấn triện ngay trên dòng chữ lạc khoản. - Đóng ấn triện bên trái dòng lạc khoản (Thường người ta không đóng triện bên phải dòng lạc khoản) - Đóng ấn triện cuối dòng lạc khoản – đây là cách dùng phổ biến nhất. Dấu đóng tại lạc khoản có thể dùng một hoặc hai ấn, nhưng nếu dùng hai ấn thì nên dùng một ấn âm văn và một ấn dương văn. Trong trường hợp II, chủ yếu là dùng các nhàn chương (cũng có lúc dùng ấn trai đường hoặc biệt hiệu). Trong hoạ (tranh thuỷ mặc) đóng nhàn chương để điều tiết màu sắc, bố cục, tính cân đối của bức tranh. Trong thư pháp, nhàn chương được dùng trong một số trường hợp như : nhàn chương đóng ở đầu bức thư pháp gọi là khởi thủ chương; nhàn chương đóng ở ngang bức thư pháp (trong trường hợp bức thư pháp quá dài, đóng ở ngang bức thư pháp để để tăng thêm sự vững chắc) gọi là yêu chương; một số trường hợp khác, tuỳ vào tình hình cụ thể, tác giả có thể đóng nhàn chương để bổ khuyết cho các chữ viết chưa hợp lý để bức thư pháp cân đối hoàn thiện hơn về chương pháp … Ở trên là giới thiệu sơ lược về ấn chương trong nghệ thuật thư hoạ Trung Quốc. Ở Việt Nam, các ấn triện cá nhân hiện còn chưa được nghiên cứu kỹ, một phần do các ấn triện, các tác phẩm thư hoạ cổ không lưu lại nhiều, phần nữa do người Việt Nam ít có tập quán dùng ấn cá nhân. Tuy vậy, trên một số hoành phi, câu đối cổ ở các di tích đôi khi cũng có những ấn triện được khắc cùng tên người đề chữ, cung tiến như ấn triện trên bức hoành phi “Vĩnh hoài ân trạch” có niên đại năm Quang Tự (Thanh) thứ 6 tại đền Bạch Mã – Hà Nội, ấn triện trên một số câu đối tại đền Bạch Mã – Hà Nội, đình La Khê – Hà Tây … Điều đó đòi hỏi chúng ta đặt ra vấn đề cần phải có sự quan tâm hơn nữa đến việc nghiên cứu các ấn triện cá nhân tại Việt Nam. Sau đây, xin giới thiệu một số nội dung ấn nhàn chương thường được các tác giả sử dụng trong nghệ thuật thư hoạ Trung Quốc theo các chủ đề khác nhau : 1/ Các câu thể hiện kiến giải và lý tưởng nghệ thuật của tác giả : - Thiên ý mỗi tuỳ nhân (天意每隨人) : Ý vị thiên nhiên tuỳ theo cảm nhận của từng người. - Hoài chân (懷真) : Mong (thể hiện được cái đẹp) chân thực - Du mục sính hoài (游目騁懷) : Phóng tầm mắt, thả tâm hồn (theo thiên nhiên) - Ngưỡng quan vũ trụ chi đại, phủ sát phẩm loại chi thịnh (仰觀宇宙之大,俯察品類之盛) : Ngửa trông sự lớn lao của vũ trụ, cúi xem sự phồn thịnh của muôn vật (Câu này lấy từ thiếp Lan Đình Tự của Vương Hi Chi) - Vô hoạ tài nhi hữu hoạ ý (無畫才而有畫意): Không có tài vẽ tranh nhưng có lòng muốn vẽ - Mặc hí (墨戲) : Chơi đùa với mực. - Hình hiện thần tàng (形現神藏) : Hình ảnh hiện lên thì có cái thần ẩn chứa bên trong. - Dụng bút tại tâm (用筆在心): Dùng bút cốt là ở tấm lòng - Ý đáo bút tuỳ (意到筆隨): Bút viết, vẽ theo ý nghĩ chợt đến. - Sư tạo hoá (師造化): Tạo hoá (thiên nhiên) chính là người thầy. - Hội tâm xứ (會心處): Nơi hội tụ tâm hồn. - Tá cổ dĩ khai kim (借古以開今): Mượn cái xưa để mở ra cái nay - Bất cầu tự (不求似): Không mong giống. - Đắc giang sơn trợ (得江山助): được sự giúp sức của núi sông. - Pháp cổ (法古): Theo cách xưa. - Đắc cổ pháp xuất tân ý (得古法出新意): Được cách xưa để tạo ra ý mới - Đại phác bất điêu (大樸不雕): chân thực không tô vẽ. 2/ Các câu thể hiện tâm tư tình cảm của tác giả : - Ngô thảo mộc chúng nhân dã (吾草木眾人也): Ta chỉ là người bình thường sống giữa cỏ cây như mọi người. - Ngô thiếu thanh bình (吾少清平): Tuổi thơ ta thật thanh bình. - Ngẫu ngâm (偶吟): Ngẫu nhiên ngâm ngợi. - Tri kỷ hữu ân (知己有恩): Biết mình là có ơn với mình. - Phong tiền nguyệt hạ thanh ngâm (風前月下清吟): Khúc ngâm thanh nhã trước gió, dưới trăng. - Tiêu dao du (逍遙游): Tiêu dao thảnh thơi (Đây là tên một thiên trong sách Trang Tử) - Nhất liêm thu nguyệt (一簾秋月): Một rèm trăng thu - Biệt thời dung dị, kiến thời nan (別時容易見時難): Chia tay thì dễ, gặp gỡ nhau thì khó. - Mai hoa đồng tố tâm (梅花同素心): Tấm lòng trong trắng như hoa mai. - Tâm nguyệt đồng quang (心月同光): Tấm lòng sáng như ánh trăng. - Hư tâm cao tiết (虛心高節): Khiêm tốn là phẩm chất cao thượng. 3/ Các câu cách ngôn mang tính triết lý: - Tuy hữu như vô (雖有如無): Tuy có mà như không. - Thảo mộc vị tất vô tình (草木未必無情): Cỏ cây không hẳn vô tình. - Khiên ngưu bất ẩm tẩy nhĩ thuỷ (牽牛不飲洗耳水): Dắt trâu không uống nước rửa tai. (Câu này nhắc đến điển cố Sào Phủ – Hứa Do) - Lâm uyên tiện ngư bất như thoái nhi kết võng (臨淵羨魚不如退而結網): Đến khe suối thích cá chẳng bằng quay về mà đan lưới. - Tiệm nhập giai cảnh (漸入佳境): Dần vào nơi cảnh đẹp - Hoa hương bất tại đa (花香不在多): Hương hoa thơm không cần nhiều. - Vô khả, vô bất khả (無可無不可): Không cái gì là có thể, không cái gì là không thể. - Hoá phũ hủ vi thần kỳ (化腐朽為神奇): Biến cái mục nát (vô dụng) thành cái thần kỳ. 4/ Các câu cách ngôn mang tính lập chí, tự răn mình: [...]... Thọ đồng kim thạch (壽同金石): Thọ cùng vàng đá - Trường niên đại lợi (長年大利): Đại lợi dài lâu - Hoa hảo, nguyệt viên, nhân thọ (花好月圓人壽): Hoa đẹp, trăng tòn, người thọ - Trường lạc Vị Ương (長樂未央): Được mãi vui vẻ trong cung Vị Ương (cung điện nước Tần) - Đãn nguyện vô sự thư ng tương kiến (但願無事常相見): Chỉ mong vô sự thư ng được gặp nhau . Ấn chương trong Thư Họa Trung Hoa Ấn chương là một nét văn hoá độc đáo của người Trung Quốc. Trong nghệ thuật thư (viết chữ) và hoạ (tranh thuỷ mặc), ấn chương càng có một. bức thư hoạ như một cành mai gân guốc trước gió đông thì ấn chương chính là cánh hồng mai điểm xuyết cho cành mai ấy. Ấn chương là một phần trong cái hồn của bức thư hoạ, bức thư hoạ chưa có ấn. hoặc hai ấn, nhưng nếu dùng hai ấn thì nên dùng một ấn âm văn và một ấn dương văn. Trong trường hợp II, chủ yếu là dùng các nhàn chương (cũng có lúc dùng ấn trai đường hoặc biệt hiệu). Trong

Ngày đăng: 02/04/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan