PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG TRONG THỜI GIAN TỚI.doc

33 498 0
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP  PHÁT TRIỂN CỦA BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN  HẠ TẦNG TRONG THỜI GIAN TỚI.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG TRONG THỜI GIAN TỚI.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN- BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG 2

1 Bộ kế hoạch và đầu tư 2

1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Bộ kế hoạch và dầu tư: 2

1.2 Chức năng nhiệm vụ của Bộ kế hoạch đầu tư: 3

1.3 Cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư 4

2 Viện chiến lược phát triển 5

2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Viện chiến lược phát triển 5

2.2 Vị trí và chức năng 6

2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn 7

2.4 Cơ cấu tổ chức của Viện 8

3 Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng 9

3.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban 9

3.2 Cơ cấu tổ chức 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAI ĐOẠN 2001-2008 11

1 Tình hình hoạt động của Viện chiến lược phát triển 11

1.1 Tình hình hoạt động của Viện trong các năm gần đây 11

1.1.1 Tình hình nghiên cứu đề án 11

1.1.2 Tình hình nghiên cứu khoa học 12

1.1.3 Tình hình hoạt động đào tạo 14

Trang 2

1.1.4 Tình hình hoạt động hợp tác quốc tế 15

1.1.5 Các hoạt động khác 16

1.2 Một số thành tựu của Viện chiến lược phát triển 16

1.3 Đánh giá tình hình hoạt động của Viện chiến lược phát triển 18

1.3.1 Ưu điểm: 18

1.3.2 Hạn chế 19

1.4 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Viện chiến lược phát triển 19

2 Thực trạng hoạt động của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng 19

2.1 Tham gia công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực kết cấu hạ tầng .20 2.2 Tham gia các dự án do Viện chiến lược phát triển chủ trì 22

2.3 Tư vấn giúp các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế-xã hội 23

3 Đánh giá hoạt động của Ban 23

3.1 Ưu điểm: 23

3.2 Những tồn tại hiện nay 25

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG TRONG THỜI GIAN TỚI 27

1 Định hướng phát triển trong thời gian tới 27

1.1 Phương hướng chung trong thời gian tới 27

1.2 Nhiệm vụ cụ thể của Ban năm 2009 27

2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban trong thời gian tới 30

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, Việt Nam đã ngày càng lớn mạnh về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội Đặc biệt là sự thay đổi từng ngày bộ mặt nền kinh tế đất nước trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế.

Đứng trước vận hội mới, thách thức mới, nhiệm vụ của sinh viên kinh tế không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lý thuyết mà còn phải biết vận dụng những kiến thức đã học ở trong trường để áp dụng vào thực tế Để giúp sinh viên có đẩy đủ hành trang khi rời ghế nhà trường, dưới sự chỉ đạo của nhà trường, khoa kinh tế đầu tư đã tổ chức đợt thực tập tốt nghiệp từ ngày 05/01/2009 đến 07/05/2009.

Em vinh dự được phân công thực tập tại một đơn vị thuộc Bộ kế hoạch đầu tư, đó là Viện chiến lược phát triển và cụ thể là Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Từ Quang Phương và được sự giúp đỡ hướng dẫn của các cô các chú trong Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng, em xin được viết báo cáo thực tập tổng hợp về Viện chiến lược phát triển - Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng.

Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm ba phần chính:

Chương I : Khái quát về viện chiến lược phát triển – Bộ kế hoạch đầu tư và Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng.

Chương II: Thực trạng hoạt động của Viện chiến lược phát triển và Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng 2001-2008

Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng.

Trong quá trình thực tập, em đã thu thập số liệu nhưng bài viết còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy và các cô chú trong Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng để em có thêm kinh nghiệm và hiểu biết thêm nhiều điều mới về Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng nói riêng cũng như về Viện chiến lược phát triển nói chung.

Em xin chân thành cảm ơn tập thể Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng cùng Thầy giáo Từ Quang Phương đã giúp đỡ em.

Trang 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN- BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ BAN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG 1 Bộ kế hoạch và đầu tư

1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Bộ kế hoạch và dầu tư:

- Ngày 31/12/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời

nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh số 78 – SL thành lập Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ các kế hoạch quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội, văn hóa.

- Ngày 14/05/1950, chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc

lệnh số 68- SL thành lập Ban kinh tế chính phủ ( thay cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết Ban này có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình chính phủ những đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác.

- Ngày 08/10/1955, Hội đồng chính phủ họp quyết định thành lập Ủy ban

kế hoạch quốc gia Ủy ban kế hoạch quốc gia có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch.

- Ngáy 09/10/1961, Hội đồng chính phủ ra Nghị định 168 – Cp qui định

rõ ủy ban kế hoạch Nhà nước là cơ quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước Cùng với các thời kỳ phát triển của đất nước, các nghị định 158/CP, 47/CP, 209/CPC, 224/CP, 69/HĐBT… tiếp tục bổ sung chức năng cho Ủy ban kế hoạch Nhà nước.

Trang 5

- Ngày 27/11/1986, Hội đồng Bộ trưởng có nghị định 151/HĐBT giải thể

Ủy ban Phân vùng kinh tế trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban kế hoạch nhà nước.

- Ngày 01/01/1993, Ủy ban kế hoạch Nhà nước nhận Viện nghiên cứu và

quản lý kinh tế trung ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách luật pháp kinh tế phục vụ cho công tác đổi mới.

- Ngày 01/11/1995, Chính phủ ra nghị định số 75/CP qui định chức năng

nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ kế hoạch đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.

1.2 Chức năng nhiệm vụ của Bộ kế hoạch đầu tư:

Theo nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 qui định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ kế hoạch đầu tư:

- Trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ các dự án, luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản pháp quy khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.

- Trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ chiến lược, qui hoạch tổng thể, dự án phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm và những cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính-ngân sách.

- Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.

- Chỉ đạo, hưỡng dẫn, kiểm tra, chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch được phê duyệt trong phạm vi quản lý của Bộ.

- Làm công tác qui hoạch, kế hoạch.

- Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài - Quản lý ODA

Trang 6

- Quản lý nhà nước với các khu công nghiệp, khu chế xuất

- Tổ chức và quản lý việc thành lập và đăng ký kinh doanh của cá doanh nghiệp thuộc thẩm quyền

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ

- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, quản lý và chỉ đạo với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ

- Quản lý nhà nước các hoạt động của Hội, tổ chức chính phủ trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc Bộ

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ

- Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo qui định của Nhà nước.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật với cán bộ do Bộ quản lý, đào tạo , bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức, viên chức thuộc các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ - Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chực thực hiện ngân sấchj

được phân bổ theo qui định của pháp luật.

1.3 Cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư.

 Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước - Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân

- Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ - Vụ tài chính tiền tệ

- Vụ kinh tế công nghiệp - Vụ kinh tế nông nghiệp

Trang 7

- Vụ thương mại và dịch vụ - Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị

- Vụ quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất - Vụ thẩm định và giám sát đầu tư

- Vụ quản lý đấu thầu - Vụ kinh tế đối ngoại - Vụ quốc phòng an ninh - Vụ pháp chế

- Vụ tổ chức cán bộ

- Vu khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường - Vụ lao động, văn hóa và xã hội

- Cục đầu tư nước ngoài

- Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Thanh tra

- Văn phòng

 Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ - Viện chiến lược phát triển

- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - Trung tâm thông tin kinh tế xã hội quốc gia - Trung tâm tin học

- Báo đầu tư

- Tạp chí kinh tế và dự báo

2 Viện chiến lược phát triển

2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Viện chiến lược pháttriển

Viện chiến lược phát triển ngày nay được thành lập trên cơ sở tiền thân là hai vụ của Ủy ban kế hoạch nhà nước ( nay là Bộ kế hoạch đầu tư) : Vụ

Trang 8

Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế Quá trình hình thành và phát triển của Viện như sau:

Thành lập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn Do vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Viện, cán bộ phụ trách Viện tương đương cấp Tổng cục và các cán bộ tương đương cấp vụ phụ trách các Ban và Văn phòng viện Năm 1986:

Đổi tên Viện phân vùng và quy hoạch thành Viện phân bố lực lượng sản xuất.

Năm 1988:

Giải thể Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Viện phân bố lực lượng sản xuất Thành lập viện Kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất thuộc Ủy ban Kế hoạch nhà nước.

Năm 1994:

Đổi tên Viện kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất thành Viện chiến lược phát triển ( có vị trí tương đương Tổng cục loại I).

Năm 2003:

Thủ tướng Chính phủ ký quyết định Viện chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia.

2.2 Vị trí và chức năng

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ nghị định số 86/2002/NĐ – CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, cơ quan ngang bộ;

Trang 9

Căn cứ nghị định số 61/2003/NĐ – CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ kế hoach và đầu tư và Bộ trưởng Bộ nội vụ Thủ tướng đã ra quyết định về vị trí và chức năng của Viện chiến lược phát triển.

Viện chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia, trực thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ, tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và tổ chức tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật.

Viện chiến lược phát triển là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự chủ theo quy định của pháp luật.

2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn

Viện chiến lược phát triển có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tổ chức nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ theo sự phân công của bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư.

- Giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược, quy hoạc; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước đã được phê duyệt, thu nhập thông tin, tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ.

- Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các dự án quy hoạch phát triển ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương, quản lý theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư.

Trang 10

- Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội.

- Phân tích tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế- xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội.

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư.

- Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học theo quy hoạch của pháp luật.

- Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc Viện và quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ kế hoạch và đầu tư - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư

2.4 Cơ cấu tổ chức của Viện

Viện Chiến lược phát triển có hội đồng khoa học và 10 đơn vị trực thuộc: - Ban tổng hợp

- Ban dự báo

- Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất - Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ

- Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội - Ban nghiên cứu và phát triển vùng

- Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng

- Trung tâm nghiên cứu kinh tế Miền Nam

- Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển

Trang 11

- Văn phòng

3 Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng

3.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban

Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng là đơn vị thuộc Viện chiến lược phát triển có chức năng, nhiệm vụ được quy định tại quyết định số 232/2003/QĐ-TTG ngày 13/11/2003.

Với tư cách là một cơ quan nghiên cứu thuộc Viện, ban nghiên cứu phát triển hạ tầng không trực tiếp tham gia hoạt động đầu tư mà chủ yếu giúp Viện lập các quy hoạch, chiến lược, là công cụ quan trọng để quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư, cũng như thẩm định các quy hoạch có liên quan đến ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

Mạng lưới kết cấu hạ tầng gồm nhiều lĩnh vực có thể chia thành kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất ( hay kết cấu hạ tầng kinh tế) và kết cấu hạ tầng xã hội.

 Kết cấu hạ tầng kinh tế - Mạng lưới giao thông vận tải - Mạng lưới bưu chính viễn thông - Mạng lưới cấp nước và thoát nước - Mạng lưới điện

- Hệ thống bến cảng, kho bãi - Xử lý chất thải

 Kết cấu hạ tầng xã hội

- Hệ thống trường, phòng học, phòng thí nghiệm của các trường học từ nhà trẻ, mẫu giáo đến phổ thông các cấp.

- Hệ thống trường đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp trở lên đến đại học.

- Hệ thống các bệnh viện, trạm y tế.

Trang 12

- Hệ thống các công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí ( cung văn hóa, rạp hát, rạp chiếu bóng, sân vận động, công viên…)

Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng là tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển hạ tầng của cả nước và trên các vùng lãnh thổ Đầu mối tham mưu các vấn đề về quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hạ tầng Tham gia thẩm định qui hoạch các ngành liên quan.

Trong từng năm, Viện lại đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho Ban.

Ví dụ: Giai đoạn 2006-2007, Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng có nhiệm

Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng có 6 cán bộ Trong đó có 1 lãnh đạo là trưởng ban, 1 phó ban, 2 nghiên cứu viên cao cấp và 2 cán bộ và bao gồm:

 Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng kinh tế.

 Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng xã hội và các cơ chế chính sách cho phát triển hạ tầng.

 Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng bảo vệ môi trường.

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ BAN NGHIÊN CỨUPHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAI ĐOẠN 2001-2008

1 Tình hình hoạt động của Viện chiến lược phát triển

1.1 Tình hình hoạt động của Viện trong các năm gần đây

1.1.1 Tình hình nghiên cứu đề án

Trong các năm qua dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư, Viện chiến lược phát triển đã thực hiện nhiều đề án, bao gồm các công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, dự báo kinh tế và một số chương trình khác.

Công tác xây dựng chiến lược.

 Làm đầu mối giúp Bộ kế hoạch và đầu tư triển khai nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2001-2010.

 Nghiên cứu chuyên đề, tham gia xây dựng báo cáo sơ bộ về quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của chiến lược để báo cáo tiểu ban chỉ đạo Công tác quy hoạch.

 Phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2006-2010

 Phát triển kinh tế-xã hội vùng phía tây đường Hồ Chí Minh  Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ đến

năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

 Chương trình hành động của chính phủ thực hiện quyết định số 37 – NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 1/7/2004 cho các vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung đến năm 2010.

Trang 14

 Chương trình hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện nghị quyết số 37- NQ/ TW ngày 1/7/2004 của Bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và nghị quyết số 39- NQ/ TW ngày 1/7/2004 cho các vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung đến năm 2010.

 Đề án phát triển tổng thể kinh tế- xã hội khu vực kinh tế vân phong, tỉnh Khánh Hòa.

 Đề án quy hoạch tổng thể Vịnh Bắc Bộ đến 2020.

 Đề án quy chế hoạt động của khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu khoa học

Viện đã tập trung nhiều trong việc nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu Công tác nghiên cứu khoa học đã được thúc đẩy, chất lượng được nâng cao góp phần phục vụ tốt hơn cho việc hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn Viện đã hoàn thành nhiều đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước.

Năm 2005 hoàn thành 8 đề tài nghiên cứu khoa học:

1/ Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của một số nước trên thế giới.

2/ Nghiên cứu sự phát triển của Ấn Độ và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam trong quá trình hội nhập.

3/ Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng.

4/ Biện pháp chủ yếu nâng cao vị trí, vai trò của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân của các thành phố lớn Việt Nam.

5/ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH_HĐH).

6/ Thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các vùng khó khăn ở Tây Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam.

Trang 15

7/ Xác định quan hệ hợp lý hóa giữa đầu tư phát triển hạ tầng và sản xuất

1) Quan hệ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong 10 năm tới 2006-2016.

2) Nghiên cứu, xác định những khó khăn và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh việc hình thành và phát triển các khu kinh tế ở nước ta.

3) Hiện trạng và định hướng cải tiến chính sách phát triển vùng ở nước ta.

4) Giải pháp phát triển có hiệu quả các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh ( trường hợp nghiên cứu tỉnh Vĩnh Phúc) 5) Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dọc theo

quốc lộ 5 trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp ( lấy ví dụ tỉnh Hải Dương) 6) Ảnh hưởng của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Răng Gun tới sự

phát triển kinh tế Việt Nam.

7) Giải pháp thúc đẩy mở cửa của nền kinh tế đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ở Việt Nam.

8) Giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện chủ trương đưa các tỉnh Long An, Tây Ninh và Bình Phước vào các tỉnh trọng điểm phía Nam.

9) Nghiên cứu quan hệ tăng trưởng kinh tế với đô thị hóa trong thời gian vừa qua phục vụ cho phát triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn tới ( lấy ví dụ là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ).

10) Nguồn nhân lực chất lượng cao : Hiện trạng phát triển, sử dụng

Trang 16

11) Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ yêu cầu bứt phá vùng khó khăn Tây Bắc.

Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.

1) Đề tài KC.09.11 “ cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế-xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm’ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005 “Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biển”, mã số KC.09 Đề tài thực hiện năm 2001-2004, đã nghiệm thu kết quả khá khả quan.

2) Đề tài KC.08.23 “ Nghiên cứu các giải pháp tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường vùng Tây Nguyên trong tình hình mới” thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005 “Bảo về môi trường phòng chống thiên tai”, mã số KC.08 Đề tài thực hiện từ năm 2003-2005, đã hoàn thành báo cáo tổng hợp và các thủ tục đang chờ nghiệm thu.

3) Đã triển khai thực hiện đề tài độc lập cấp Nhà nước “ Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ tổ chức lãnh thổ và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc dưới tác động của công trình thủy điện Sơn La”, mã số ĐTĐL_ 2005/11, thời gian thực hiện 2005-2006.

1.1.3 Tình hình hoạt động đào tạo

Viện chiến lược phát triển tham gia đào tạo tiến sí thuộc 2 chuyên ngành: kinh tế phát triển và năm 2005 viện chiến lược phát triển tuyển sinh đào tạo tiễn sĩ khóa 2, đã tuyển sinh được 6 nghiên cứu sinh.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch và hợp tác quốc tế cho cán bộ tỉnh.

Ngày đăng: 03/09/2012, 13:12

Hình ảnh liên quan

Bảng đánh giá tổng kết công tác thực hiện năm 2008 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP  PHÁT TRIỂN CỦA BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN  HẠ TẦNG TRONG THỜI GIAN TỚI.doc

ng.

đánh giá tổng kết công tác thực hiện năm 2008 Xem tại trang 27 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan