Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển

25 2.6K 10
Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ TIỂU LUẬN MÔN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH ******** Đề tài: Bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thanh Hà Nhóm thực hiện: Nhóm 12 A14 K45E Đỗ Thị Thu Thảo Vũ Thanh Hà Nguyễn Phương Anh Cao Phương Nhi Hà Thị Họa Bùi Thị Vân Anh Trần Thị Hiền LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống bằng nghề nông nông nghiệp đóng góp hơn 20% GDP cả nước. Có thể khẳng định rằng nông nghiệp là ngành có ảnh hưởng to lớn tới đời sống dân sinh xã hội Việt Nam. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu những trận thiên tai lớn, những rủi ro đến từ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Chính vì lẽ đó, nông nghiệp Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng cho dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp ra đời phát triển. Tuy nhiên, thực tế phát triển của bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam lại hoàn toàn trái ngược với tiềm năng to lớn của nó. Mặc dù xuất hiện từ khá sớm nhưng đến nay loại hình bảo hiểm này vẫn chỉ được triển khai quy mô nhỏ, hiệu quả còn hạn chế thậm chí đang có nguy cơ tàn lụi do nhiều nguyên nhân đến từ cả 3 phía: người nông dân, các doanh nghiệp bảo hiểm Chính phủ. Nhận thấy vai trò quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp trong sự phát triển nông nghiệp nói riêng sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, chúng em quyết định chọn đề tài “Bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam Thực trạng giải pháp phát triển” với mong muốn nghiên cứu thực trạng hoạt động của thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của loại hình bảo hiểm quan trọng này. Bố cục bài tiểu luận gồm 3 phần chính: Phần I: Tổng quan về bảo hiểm nông nghiệp Phần II: Thực trạng phát triển bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam Phần III: Giải pháp phát triển bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam 2 Bài tiểu luận được viết dưới góc nhìn của sinh viên nên còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để nâng cao hiểu biết của bản thân, cũng như có được những đóng góp thực sự hữu ích về vấn đề này. Hà Nội, ngày 12/03/2009 3 I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP 1. Khái niệm Bảo hiểm nông nghiệp là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có đối tượng bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đời sống nông thôn, bao gồm những rủi ro gắn liền với cây trồng, vật nuôi, vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu nhà xưởng. Đồng thời nó cũng là nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có đối tượng bảo hiểm giới hạn trong các rủi ro gắn liền với cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, không phải mọi rủi ro trong sản xuất nông nghiệp đều có thể được bảo hiểm, đặc biệt là những rủi ro mang tính thảm họa lớn. Loại hình bảo hiểm nông nghiệp được biết đến nhiều nhất là bảo hiểm mùa màng. Bảo hiểm mùa màng nhắm vào thị trường sản xuất nông nghiệp, bao gồm nông dân, người chăn nuôi các đối tượng khác nhằm bảo vệ các cá nhân tổ chức này khi mất mùa xảy ra do các nguyên nhân: thảm họa tự nhiên như mưa đá, hạn hán, lũ lụt, hay khi bị thâm hụt lợi tức do sự trượt giá của các mặt hàng nông sản. Loại hình bảo hiểm này không bảo hiểm rủi ro chiến tranh hạt nhân. Bảo hiểm mùa màng được chia làm hai loại là: bảo hiểm hoa lợi mùa màng bảo hiểm lợi tức mùa màng. Bảo hiểm hoa lợi mùa màng gồm: bảo hiểm mưa đá bảo hiểm đa thiên tai.  Bảo hiểm mưa đá: phổ biến rộng rãi các công ty bảo hiểm tư nhân do mưa đá là loại thảm họa tự nhiên có nguy cơ nhỏ, diễn ra trên địa bàn hẹp tổng thiệt hại của loại hình thiên tai này thường không vượt quá số vốn dự trữ của các công ty bảo hiểm tư nhân. Bảo hiểm này dựa trên cơ sở tỉ lệ - tức là trong trường hợp có tổn thất, người nông dân sẽ được bồi thường một khoản tiền tính trên cơ sở tỉ lệ giữa phần mùa màng bị thiệt hại toàn bộ mùa màng. 4 Những chương trình bảo hiểm mưa đá sớm nhất được triển khai bởi các hợp tác xã nông nghiệp Pháp Đức vào những năm 1820.  Bảo hiểm đa thiên tai (MPCI): là loại hình bảo hiểm bao gồm nhiều loại thiên tai như lũ lụt, hạn hán, nạn côn trùng, dịch bệnh… có khả năng ảnh hưởng tới người được bảo hiểm tại cùng một thời điểm gây ra tổn thất hết sức to lớn cho công ty bảo hiểm. Để xây dựng loại hình bảo hiểm này, các loại hình thiên tai thường được liệt kê tập trung vào một chính sách, được gọi là chính sách bảo hiểm đa thiên tai (MPCI). Các chương trình bảo hiểm đa thiên tai thường được đưa ra bởi công ty bảo hiểm quốc doanh tiền đóng bảo hiểm thường được chính phủ trợ cấp một phần. Chương trình bảo hiểm đa thiên tai sớm nhất được thực thi bởi Liên đoàn Bảo hiểm Mùa màng Liên bang (FCIC), một cơ quan trực thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ, vào năm 1938. Chương trình của FCIC được điều hành bởi Cơ quan quản lý rủi ro (RMA), thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ từ năm 1996. Bảo hiểm lợi tức mùa màng là loại hình bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm hoa lợi mùa màng bảo hiểm giá cả. Bảo hiểm lợi tức bao gồm cả việc bảo hiểm cho trượt giá xảy ra khi cây trồng đang trong thời kỳ phát triển, nhưng không bao gồm bảo hiểm cho trượt giá xảy ra từ vụ mùa này sang vụ mùa khác bởi nếu không đó sẽ là trợ giá vấn đề này có thể làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề phức tạp trong chính sách nông nghiệp cũng như thương mại quốc tế. 2. Vai trò của bảo hiểm nông nghiệp Nông nghiệp chiếm một vị trí thiết yếu trong nền kinh tế quốc dân ảnh hưởng lớn tới đời sống dân sinh xã hội. Tuy nhiên đây là ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi rủi ro xảy ra, thiệt hại thường rất nặng nề. Vì vậy, bảo hiểm nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với người nông dân trong 5 việc giảm bớt tổn thất của rủi ro, đảm bảo điều kiện cần cho việc tái sản xuất tạo tâm lí an toàn trong sản xuất. 2.1. Bảo hiểm nông nghiệp giúp bù đắp một phần tổn thất do rủi ro gây ra, tạo điều kiện để người nông dân khôi phục sản xuất. Nông nghiệp là ngành được đánh giá là chịu nhiều rủi ro khó dự đoán nhất trong các ngành do phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan. Những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh thường gây hậu quả nghiêm trọng tới cây trồng, vật nuôi trên diện rộng, khiến đời sống của đa số nông dân lâm vào cảnh khó khăn, điêu đứng. Trong khi đó, khả năng ứng phó với các loại rủi ro của ngành nông nghiệp còn hạn chế, đặc biệt những nước đang phát triển có nền khoa học công nghệ lạc hậu. Vì vậy, bảo hiểm nông nghiệp xuất hiện với vai trò bù đắp cho người nông dân phần nào những tổn thất đó để đảm bảo đời sống, quan trọng hơn để người dân có đủ khả năng khôi phục sản xuất. 2.2. Bảo hiểm nông nghiệp giúp tạo tâm lí an tâm cho người nông dân, từ đó thúc đẩy quá trình hiện đại hoá sản xuất. Những rủi ro từ dịch bệnh, thiên tai gây thua lỗ sản xuất sẽ khiến người nông dân không dám mạo hiểm đầu tư vào những mô hình, công nghệ sản xuất hiện đại cho hiệu quả kinh tế cao nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn hơn. Thay vào đó, họ vẫn tìm đến những cây trồng, vật nuôi truyền thống cho dù chúng chỉ có giá trị lợi nhuận thấp. Vì lẽ đó, sự xuất hiện của bảo hiểm nông nghiệp sẽ đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo ra tâm lí an tâm cho người nông dân. Được bảo hiểm đồng nghĩa với khi rủi ro xảy ra sẽ được bồi thường cho những tổn thất mức độ nào đó. Vì vậy, người nông dân khi đã có bảo hiểm sẽ dám thử thách, áp dụng các phương pháp, mô hình, công nghệ mới vào sản xuất. Kết quả là không chỉ đời sống người nông dân được cải thiện, nông nghiệp được thúc đẩy, mà cả nền kinh tế sẽ đạt được bước tiến mới. 6 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1. Tiềm năng phát triển Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển bảo hiểm nông nghiệp.  Việt Nam là một thị trường rộng lớn để phát triển bảo hiểm nông nghiệp. Hiện nay, gần 80% số hộ gia đình Việt Nam phụ thuộc vào nông nghiệp và nông nghiệp chiếm tới trên 20% GDP Việt Nam (Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2008, khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 21,99% GDP).  Do chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên mức độ bao cấp của Nhà nước đối với nông nghiệp phải giảm xuống. Nếu như trước đây bà con nông dân nhận được sự bao cấp rất nhiều từ phía nhà nước, làm cái gì, sản xuất ra sao, thu hoạch thế nào cho đến cả thiệt hại đều trông chờ vào Nhà nước thì bây giờ sản xuất theo cơ chế thị trường, tự nông dân phải quyết định chấp nhận rủi ro, nên nhu cầu mua bảo hiểm của người dân có xu hướng ngày càng tăng.  Nông nghiệp Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu những rủi ro đến từ dịch bệnh gia súc, gia cầm cây trồng, cũng như những trận thiên tai lớn. Những năm gần đây, người nông dân bị bao phen khốn đốn vì gà, vịt chết trong dịch cúm gia cầm, lợn chết vì bệnh tai xanh, trâu bò chết vì dịch lở mồm long móng. Dịch cúm gia cầm 2 năm liên tục (2004 - 2005) làm cho những người chăn nuôi điêu đứng. Chỉ tính riêng trong năm 2008 đã có 10 cơn bão, 6 trận áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam gây thiệt hại trên 13.000 tỷ đồng. Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp Phát triển nông 7 thôn) cho biết, đợt rét kỷ lục đầu năm 2008 đã làm 65.802 con gia súc chết rét, chết đói, làm 1500 ha lúa, hơn 9500 ha mạ bị chết, thiệt hại về chăn nuôi vào khoảng 330 tỷ đồng, thiệt hại về giống lúa lên tới 200 tỷ đồng. Tính ra mỗi năm, tổng thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp lên tới gần 5% GDP của cả nước. Bởi vậy, nông nghiệp Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho bảo hiểm nông nghiệp phát triển.  Nhận thức của người nông dân về vai trò của bảo hiểm có xu hướng tăng lên. Trước hàng loạt thay đổi từ phía nhà nước như việc chuyển sang cơ chế kinh tế mới kéo theo sự thay đổi các chính sách quản lí, cũng như ảnh hưởng xấu của thời tiết dịch bệnh ngày càng gia tăng, người nông dân đã có chuyển biến đáng kể trong nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng ngừa rủi ro bằng bảo hiểm. Báo cáo mới nhất của Hội Nông dân Việt Nam cho thấy, có tới 87% nông dân có nhu cầu bảo hiểm tài sản của mình, nhất là cây lúa. 2. Thực trạng phát triển Với những tiềm năng phát triển kể trên, những tưởng bảo hiểm nông nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược, loại hình bảo hiểm này không những không phát triển được mà đang có nguy cơ tàn lụi. 2.1. Về phía người nông dân Hàng năm, người nông dân luôn phải gánh chịu nhiều khốn đốn như dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch rầy nâu trên hoa màu làm hàng ngàn ha lúa bị hư hại nặng Khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra, người nông dân phải đơn thương độc mã chống chọi. Theo Hội Nông dân Việt Nam, tổng giá trị thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp hàng năm lại rất lớn, tương ứng 8,2% GDP (1994), 10,5% GDP (1997), 4,8% GDP (1999) 4,57% GDP (2000). 8 Vậy mà trong khi đó, theo Vụ Bảo hiểm - Bộ Tài chính, tỷ trọng tham gia bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam đứng mức rất thấp, chỉ chiếm chưa đến 1% tổng diện tích cây trồng tổng số vật nuôi. Tính đến hết năm 2001, mới chỉ có 0,19% diện tích cây trồng, 0,24% số trâu bò, 0,10% đàn lợn 0,04% số gia cầm được bảo hiểm. Điều này đã khiến người nông dân không tránh khỏi những thiệt hại nặng nề mà đáng lẽ có thể kiểm soát được khi rủi ro xảy ra. Một ví dụ minh chứng rõ ràng cho điều này chính là câu chuyện về đợt cúm gia cầm năm 2004. Trong đợt cúm gia cầm năm 2004, cả nước có trên 38 triệu gia cầm mắc dịch, chết bị tiêu huỷ, chiếm 15% tổng đàn gia cầm của cả nước, gây thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt sản xuất của hàng triệu hộ gia đình. Xét dưới góc độ tài chính, một phần của những tổn thất nêu trên lẽ ra có thể được bù đắp nếu những người chăn nuôi, chế biến tiêu thụ gia cầm được bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, trong phạm vi cả nước, mới chỉ có một đàn gà với tổng số trên dưới 500 con được bảo hiểm với số tiền bồi thường khoảng 12 triệu đồng. Điều này cho thấy một thực tế là trong thời gian qua nghiệp vụ bảo hiểm vật nuôi nói riêng bảo hiểm nông nghiệp nói chung Việt Nam chưa được người dân quan tâm, chú ý đúng mức để tự bảo vệ cho mình trước những rủi ro có thể xảy ra trong sản xuất nông nghiệp. 2.2. Về phía các doanh nghiệp Trong thực tế, bảo hiểm nông nghiệp chiếm một thị phần rất nhỏ trên thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp bảo hiểm còn e ngại trong việc cung ứng loại hình bảo hiểm này vì phí bảo hiểm tương đối thấp mà rủi ro lại lớn. Tuy nhiên, vì sự cần thiết của loại hình bảo hiểm này nên nó vẫn được đề cao phát triển. Dưới đây là một số nét tổng quan về các đơn vị chính tham gia thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam thời gian qua. 9  Công ty bảo hiểm Bảo Việt Trên thực tế, bảo hiểm nông nghiệp được triển khai Việt Nam từ khá sớm. Ngay từ đầu những năm 1980, Bảo Việt đã thí điểm nhận bảo hiểm cây lúa ở hai huyện Vụ Bản Nam Ninh, tỉnh Nam Hà, trước khi mở rộng nghiệp vụ này ra nhiều địa phương trong phạm vi cả nước vào năm 1993. Tuy nhiên, bởi nhiều lý do, hoạt động bảo hiểm cây lúa của Bảo Việt gặp phải không ít khó khăn dẫn đến diện tích gieo trồng được bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm giảm dần, trong khi tỷ lệ bồi thường lại đứng mức cao. Trong suốt thời gian từ 1994 đến 1998, Bảo Việt đã nhận bảo hiểm cho diện tích hơn 200.000 ha lúa, thu phí được 13 tỷ đồng nhưng lại bồi thường hết 14,4 tỷ đồng. Từ năm 1999 trở đi, Bảo Việt đã ngừng triển khai bảo hiểm cây lúa do thua lỗ. Bên cạnh bảo hiểm cây lúa, Bảo Việt cũng đã xúc tiến bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cho một số loại cây công nghiệp như cao su, cây bạch đàn làm nguyên liệu giấy. Tuy nhiên, các sản phẩm này mới chỉ được triển khai ở quy mô nhỏ, hiệu quả còn hạn chế đã chấm dứt từ bao giờ không rõ do không đem lại lợi nhuận cho công ty.  Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Tương tự, năm 2002, Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama cũng đã cung cấp các dịch vụ bảo hiểm vật nuôi, cây trồng; bảo hiểm tài sản, thiệt hại dùng trong sản xuất nông nghiệp, bảo hiểm việc cung ứng nguyên vật liệu thiết bị bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động nông nghiệp trách nhiệm dân sự trong sản xuất nông nghiệp. Phạm vi hoạt động của công ty này giới hạn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Sau 2 năm đi vào hoạt động, mặc dù đã có nhiều cố gắng được sự giúp đỡ của Bộ Tài chính về cơ chế, chính sách, song hoạt 10 [...]... khẩu nông sản, vai trò của bảo hiểm nông nghiệp trở nên nặng nề cấp thiết hơn bao giờ hết Vấn đề này đòi hỏi sự nhìn nhận sâu sắc cũng như những giải pháp đồng bộ từ cả ba phía: người nông dân, doanh nghiệp bảo hiểm chính phủ Có được sự phối hợp nhịp nhàng này bảo hiểm nông nghiệp mới hi vọng phát triển, từ đó đóng góp vào sự phát triển của nông nghiệp - nông thôn Việt Nam nói riêng sự phát triển. .. lý do môi trường pháp lý chưa ổn định thiếu tính minh bạch, khiến các doanh nghiệp bảo hiểm còn e ngại khi tiến hành triển khai Chính điều đó khiến thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam vẫn “dậm chân tại chỗ” chưa thể tiến xa III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Với đặc thù là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số hoạt động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn, đồng thời... phủ Trên thế giới đã có rất nhiều mô hình bảo hiểm nông nghiệp được triển khai thực tế cho thấy, bảo hiểm nông nghiệp không phải là một dịch vụ kinh doanh phát triển, muốn có thành công cần phải có sự hỗ trợ rất lớn từ phía chính phủ Ông Hoàng Xuân Điều, chuyên gia bảo hiểm nông nghiệp Bảo Việt, đã dùng một hình ảnh ví von rằng bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam tựa như một mảnh đất chưa có người khai... bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn, phát triển nhỏ bé, phân tán chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường Những khó khăn này đòi hỏi sự nhìn nhận sâu sắc cũng như những giải pháp đồng bộ từ cả ba phía: người nông dân, doanh nghiệp bảo hiểm chính phủ Có được sự phối hợp nhịp nhàng này bảo hiểm nông nghiệp mới hi vọng phát triển, từ đó đóng góp vào sự phát triển. .. như vậy, người nông dân phải gánh chịu những chi phí rủi ro nhiều hơn Trên thực tế bảo hiểm nông nghiệp thường được xem là lĩnh vực hoạt động phức tạp, tốn kém, khả năng sinh lợi thấp rất dễ bị thua lỗ nên nhiều doanh nghiệp tìm cách tránh né Một thực tế đáng buồn là mặc dù bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nhưng cung cầu bảo hiểm chưa gặp nhau Bảo hiểm nông nghiệp mới... quản lý thiếu kinh nghiệm của các nhà bảo hiểm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam khi tham gia vào thị trường bảo hiểm nông nghiệp này 3.3 Về phía chính phủ Luật pháp nước ta không có những quy định mua bảo hiểm bắt buộc một số loại hình nên số hộ nông dân tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp còn rất hạn chế 14 Do nông nghiệp. .. quả doanh nghiệp bảo hiểm cũng như người nông dân để thị trường bảo hiểm nông nghiệp đầy tiềm năng có thể phát triển xa hơn 22 KẾT LUẬN Qua những số liệu phân tích trên, có thể kết luận rằng thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn, phát triển nhỏ bé, phân tán chưa tương xứng với tiềm năng của nó Những hạn chế trong nhận thức của người nông dân về vấn đề tự bảo vệ... trợ cho bảo hiểm nông nghiệp được như các nước phát triển trên thế giới đang áp dụng Hành lang pháp lý về bảo hiểm nông nghiệp chưa hoàn thiện Nhiều nhánh nhỏ trong loại hình bảo hiểm này chưa được luật pháp quan tâm đúng mức đưa ra các văn bản quy định rõ ràng trách nhiệm cũng như quyền lợi của các bên tham gia Hiện nay, nhiều hình thức của bảo hiểm nông nghiệp vẫn rất khó đi vào thực tế bởi lý do... doanh nghiệp khi cung ứng dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp mang tính rủi ro cao sự thiếu vắng những chính sách hỗ trợ thích hợp từ phía Chính phủ là những nguyên nhân chính kiềm chế sự phát triển của bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam, khiến thị trường bảo hiểm này gần như “dậm chân tại chỗ”, không có nhiều bước tiến đáng kể trong thời gian qua Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, để ổn định nông nghiệp và. .. các doanh nghiệp bảo hiểm khi kinh doanh loại hình bảo hiểm nông nghiệp này 12 Thêm một nguyên nhân để các doanh nghiệp bảo hiểm tính đường “tháo chạy” là cung cách làm ăn không sòng phẳng của các “thượng đế” Một ví dụ điển hình cho tình trạng này là trường hợp của Bảo hiểm Bảo Việt Thời gian đầu, khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp cho gia súc, để đảm bảo đúng đối tượng, nhân viên bảo hiểm đã . chính: Phần I: Tổng quan về bảo hiểm nông nghiệp Phần II: Thực trạng phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam Phần III: Giải pháp phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam 2 Bài tiểu luận được. bảo hiểm nông nghiệp trong sự phát triển nông nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, chúng em quyết định chọn đề tài Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và giải. bước tiến mới. 6 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1. Tiềm năng phát triển Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển bảo hiểm nông nghiệp.  Việt Nam là một thị

Ngày đăng: 31/03/2014, 17:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan