Thực trạng cân đối NSNN việt nam hiện nay. những giải pháp xử lí thâm hụt ngân sách nhà nước

38 1.1K 13
Thực trạng cân đối NSNN việt nam hiện nay. những giải pháp xử lí thâm hụt ngân sách nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Mỗi một nhà nước khi thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động thì đều có ngân sách nhà nước để đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, để thực hiện được tốt chức năng và nhiệm vụ đó thì đòi hỏi phải có một ngân sách nhà nước cân đối và ổn định. Vì tình hình kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia luôn biến đổi không ngừng nó có thể là tăng trưởng, phát triển nhưng cũng có thể rơi vào khủng hoảng, suy thoái. Điều này dẫn đến ngân sách nhà nước có thể rơi vào tình trạng bội chi hay bội thu. Vì vậy mỗi quốc gia cần lựa chọn và vận dụng những phương cách khác nhau phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của nước mình để cân đối ngân sách nhà nước cho hiệu quả. Trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, vấn đề cân đối ngân sách nhà nước là rất quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Bỡi lẽ, ngân sách nhà nước là công cụ tài chính cốt yếu để Nhà nước điều phối toàn xã hội, giải quyết những vấn đề khó khăn của đất nước, đem lại sự công bằng cho người dân,… Nhưng để đảm bảo tốt những vai trò trên thì ngân sách nhà nước phải được cân đối. Thực tế ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, ngân sách nhà nước không ổn định và mất cân đối đã kéo theo những hậu quả làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và nhiều vấn đề xã hội nãy sinh như: thu vào ngân sách nhà nước không đủ chi dẫn đến nợ nước ngoài nhiều, lạm phát tăng nhanh, không có nguồn tài chính để đầu tư đúng mức vào hoạt động kinh tế… Để khắc phục những vấn đề trên, chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách quản lý hành chính, đổi mới chính sách thu, chi ngân sách để hướng tới một ngân sách nhà nước được cân đối nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội và kiểm soát tình trạng lạm phát đang diển ra ở nước ta và đưa Việt Nam tiến vào thời kỳ hội nhập của nền kinh tế thế giới. Vì những lý do trên nên chúng em đã chọn chủ đề thảo luận là : “ Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước hiện nay và những giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước”.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ******** THẢO LUẬN : THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI NSNN VIỆT NAM HIỆN NAY. NHỮNG GIẢI PHÁP XỬ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Danh sách thành viên nhóm 6 - KTD - K10: 1. Tống Thị Hồng Nhung 2. Nguyễn Thị Hiên 3. Vũ Thu Hà 4. Nguyễn Thị Thêu 5. Nguyễn Thị Ngọc Mai 6. Đinh Thị Hương 7. Dương Thị Hường 8. Trần Thùy Dương 9. Trần Thị Giang 10. Trần Lệ Hằng 11. Lê Thị Hương HÀ NỘI - 5/2009 1 MỤC LỤC TIÊU ĐẾ TRANG Lời mở đầu 3 Phần I: Lý luận chung 5 I.1. Khái quát về NSNN 5 I.1.1. Khái niệm vè NSNN 5 I.1.2. Đặc điểm NSNN 7 I.2. Cân đối NSNN 9 I.2.1. Khái niệm cân đối NSNN 9 I.2.2. Đặc điểm cân đối NSNN 10 I.2.3. Vai trò của cân đối NSNN … 11 I.3. Thâm hụt NSNN 13 I.3.1.Khái niệm về thâm hụt NSNN 13 I.3.2.Nguyên nhân thâm hụt NSNN 14 Phần II. Thực trạng cân đối NSNN 15 II.1. Thực trạng thu NSNN 15 II.2. Thực trạng chi NSNN 21 II.3. Thực trạng thâm hụt NSNN 27 Phần III. Giải pháp xử thâm hụt NSNN 30 III.1. Thuận lợi, khó khăn trong cân đối NSNN 30 III.2. Giải pháp xử thâm hụt NSNN 31 III.2.1.Biện pháp“tăng thu, giảm chi” 31 III.2.2. Vay nợ trong nước 32 III.2.3. vay nợ nước ngoài 34 III.2.4. Sử dụng dữ trự ngoại tệ 35 III.2.5.Vay ngân hàng (in tiền) 35 Kết luận 37 Tài liệu tham khảo 38 LỜI MỞ ĐẦU Mỗi một nhà nước khi thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động thì đều có ngân sách nhà nước để đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, để thực hiện được tốt chức năng và nhiệm vụ đó thì đòi hỏi phải có một ngân sách nhà nước cân đối và ổn định. Vì tình hình kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia luôn biến đổi không ngừng nó có thể là tăng trưởng, phát triển nhưng cũng có thể rơi vào khủng hoảng, suy thoái. Điều này dẫn đến ngân sách nhà nước có thể rơi vào tình trạng bội chi hay bội thu. Vì vậy mỗi quốc gia cần lựa chọn và vận 2 dụng những phương cách khác nhau phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của nước mình để cân đối ngân sách nhà nước cho hiệu quả. Trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, vấn đề cân đối ngân sách nhà nước là rất quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Bỡi lẽ, ngân sách nhà nước là công cụ tài chính cốt yếu để Nhà nước điều phối toàn xã hội, giải quyết những vấn đề khó khăn của đất nước, đem lại sự công bằng cho người dân,… Nhưng để đảm bảo tốt những vai trò trên thì ngân sách nhà nước phải được cân đối. Thực tế ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, ngân sách nhà nước không ổn định và mất cân đối đã kéo theo những hậu quả làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và nhiều vấn đề xã hội nãy sinh như: thu vào ngân sách nhà nước không đủ chi dẫn đến nợ nước ngoài nhiều, lạm phát tăng nhanh, không có nguồn tài chính để đầu tư đúng mức vào hoạt động kinh tế… Để khắc phục những vấn đề trên, chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách quản lý hành chính, đổi mới chính sách thu, chi ngân sách để hướng tới một ngân sách nhà nước được cân đối nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội và kiểm soát tình trạng lạm phát đang diển ra ở nước ta và đưa Việt Nam tiến vào thời kỳ hội nhập của nền kinh tế thế giới. Vì những lý do trên nên chúng em đã chọn chủ đề thảo luận là : “ Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước hiện nay và những giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước”. PHẦN MỘT : LÝ LUẬN CHUNG I.1 . Khái Quát Về Ngân Sách Nhà Nước I.1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước Một Nhà nước muốn tồn tại và phát triển cần có một nguồn quỹ tài chính (Nguồn quỹ này được Nhà nước huy động từ trong xã hội) để phục vụ cho hoạt động của Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện chức năng và 3 nhiệm vụ của mình.Chính vì vậy, sự ra đời của Nhà nước cũng kéo theo sự hình thành về ngân sách nhà nước. Lúc đầu, ngân sách nhà nước được hiểu là một nguồn quỹ hoặc là túi tiền của người quản lý ngân khố, nó là toàn bộ những khoản thu chi thuộc về Nhà nước và do Nhà nước thực hiện. Cho đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm ngân sách nhà nước :  Thứ nhất: Ngân sách nhà nước là bản dự toán thu - chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.  Thứ hai: Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của nhà nước.  Thứ ba: Ngân sách nhà nướcnhững quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau. Xét về phương diện kinh tế: ngân sách nhà nước là bảng dự toán về các khoản thu và các khoản chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan Nhà nướcthẩm quyền quyết định thực hiện trong một khoản thời hạn nhất định, thường là một năm. Từ định nghĩa đó ta thấy có 2 yếu tố cơ bản trong ngân sách nhà nước: + Ngân sách nhà nước là một bảng kế hoạch tài chính của một quốc gia, thông qua hành vi kinh tế là xác lập nội dung thu chi liên quan đến ngân quỹ của Nhà nước. Do đó phải được Quốc hội với tư cách là người đại diện cho toàn thể nhân dân trong quốc gia đó quyết định trước khi chính phủ đem ra thi hành trên thực tế, để đảm bảo cho việc thu, chi ngân sách có hiệu quả và phù hợp với người dân. + Ngoài ra, Quốc hội còn là người giám sát chính phủ trong quá trình thi hành ngân sách và có quyền phê chuẩn bảng quyết toán ngân sách hàng năm do chính phủ đệ trình khi năm ngân sách kết thúc. 4 Xét về phương diện pháp lý : ngân sách nhà nước được hiểu là một đạo luật đặc biệt của mỗi quốc gia do Quốc hội ban hành và chính phủ thực hiện trong một thời hạn xác định. Nhưng khác với những đạo luật thông thường, ngân sách nhà nước được cơ quan lập pháp tạo ra theo trình tự thủ tục riêng và hiệu lực thi hành của đạo luật này được xác định rõ ràng là một năm. Theo Điều 1 - Luật Ngân sách Nhà nước 2002, ngân sách nhà nước được định nghĩa là: “ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nướcthẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”. Từ sự phân tích trên, ta có thể xác định : Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trên cơ sở luật định I.1.2. Đặc điểm Ngân sách Nhà nước Thông qua định nghĩa về ngân sách nhà nước, ta thấy ngân sách nhà nước là một loại hình ngân sách đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ mang những đặc điểm chung của các loại ngân sách thông thường, mà còn hàm chứa những đặc điểm riêng thể hiện bản chất của một loại hình ngân sách của một quốc gia như: Ngân sách nhà nước vừa là một bảng kế hoạch tài chính vừa là một đạo luật của một quốc gia. Ngân sách nhà nước chính là toàn bộ các khoản thu, chi của một quốc gia đã được dự toán thực hiện trong một 5 năm, việc thiết lập ngân sách nhà nước không chỉ mang tính kỹ thuật nghiệp vụ kinh tế giống như các loại ngân sách thông thường khác mà nó còn mang tính kỹ thuật pháp lý, ngân sách nhà nước được soạn thảo và thực hiện bởi cơ quan Nhà nướcthẩm quyền đặc biệt phải được Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua giống như việc ban hành một đạo luật. Đặc điểm này đã làm cho ngân sách nhà nước khác hẵn với các loại ngân sách thông thường khác như: ngân sách của gia đình của các tổ chức chính tri- xã hội,… Ngân sách nhà nước đảm bảo về giá trị pháp và bắt buộc các chủ thể liên quan phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình giống như việc thực hiện, chấp hành một đạo luật. Còn các loại ngân sách khác thì việc thực hiện và chấp hành của các chủ thể có liên quan, chỉ dừng ở mức độ thỏa thuận để ràng buộc trách nhiệm của mỗi người. Ngân sách nhà nước là bảng kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua trước khi trao cho chính phủ thi hành. Đặc điểm này thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách. Trong đó cơ quan lập pháp thường có vai trò áp đảo hơn, cơ quan hành pháp chỉ là cơ quan thừa hành thực hiện bảng kế hoạch tài chính mà Quốc hội đã thông qua, nhưng đồng thời còn phải chịu sự giám sát của Quốc hội trong khi thực thi nhiệm vụ ngân sách nhà nước nhằm hạn chế sự lạm quyền của các cơ quan hành pháp bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động tài chính nhà nước. Điều này bộc lộ lên nét đặc trưng riêng của ngân sách nhà nước mà ở các loại hình ngân sách khác không có, ngân sách nhà nước được thiết lập và thi hành có sự tham gia, giám sát của nhân dân theo phương cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua vai trò của Quốc hội, có sự tham gia của cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp và có sự phân chia nhiệm vụ rỏ ràng giữa hai cơ quan này. Trong khi đó, các loại hình ngân sách khác thì Nhà nước để cho chính chủ thể 6 đó tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra. Một số cơ quan hành pháp của Nhà nước chỉ tham gia kiểm tra, giám sát trong những trường hợp cần thiết, mà không tạo nên mối tương quan giữa cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp. Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi nhằm phục vụ hoạt động của bộ máy nhà nước, đảm bảo cho Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình vì lợi ích chung của toàn xã hội. Bộ máy nhà nước muốn hoạt động được cần có một số tiền rất lớn để chi tiêu và số tiền đó được trích ra từ ngân sách nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình nhằm bảo đảm cho sự phát triển của toàn xã hội, phục vụ lợi ích của toàn dân, không phân biệt người giàu nghèo hay đẳng cấp địa vị xã hội. Đặc biệt ngân sách nhà nước còn ưu tiên để giúp đỡ phục vụ cho những người nghèo, hỗ trợ để giảm bớt những tệ nạn xã hội. Vì vậy chính phủ luôn tìm cách thỏa mãn giữa nhiệm vụ thu và nhiệm vụ chi đã được hoạch định và cho phép thực hiện bởi Quốc hội. Đặc điểm này đã thể hiện một bản chất rất riêng của ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước phục vụ cho toàn xã hội, toàn dân, không phân biệt người giàu, người nghèo hay cá nhân, tổ chức nào để đảm bảo cho sự phát triển của cả đất nước. I.2. Cân Đối Ngân Sách Nhà Nước I.2.1. Khái niệm cân đối Ngân sách Nhà nước Ngân sách nhà nước là một bảng kế hoạch tài chính của một quốc gia trong đó dự trù các khoản thu và chi được thực hiện trong một năm. Trên thực tế quá trình thu chi ngân sách nhà nước luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng, nó bị ảnh hưởng bởi sự vận động của nền kinh tế quốc gia, có khi những khoản thu dự kiến không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong năm đó, hoặc có khi mức thu lại vượt xa những khoản chi. Do vậy các khoản chi 7 tiêu và thu ngân sách nhà nước phải được tính toán chính xác và phù hợp với thực tế để đảm bảo cho ngân sách nhà nước trong trạng thái cân bằng, ổn định. Thu và chi ngân sách là hai vấn đề quan trọng để đảm bảo cho ngân sách nhà nước được cân đối, hai vấn đề này lại nằm trong mối tương quan giữa tài chính và kinh tế, vì kinh tế có phát triển thì Nhà nước mới huy động được nguồn thu vào ngân sách nhà nước, còn kinh tế không ổn định, kém phát triển thì nguồn thu vào ngân sách nhà nước giảm và còn phải chi nhiều để hổ trợ. Điều đó dể dẫn đến ngân sách nhà nước bị mất cân đối. Xét về bản chất, cân đối ngân sách nhà nướccân đối giữa các nguồn thu mà Nhà nước huy động được tập trung vào ngân sách nhà nước trong một năm và sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong năm đó Xét về góc độ tổng thể, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa thu và chi trong một tài khóa. Nó không chỉ là sự tương quan giữa tổng thu và tổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấu các khoản chi của ngân sách nhà nước Xét trên phương diện phân cấp quản lý nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa trung ương và địa phương và giữa các địa phương với nhau để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao. Cân đối ngân sách nhà nước không chỉ đơn thuần là sự cân bằng về số lượng biểu hiện qua các con số giữa tổng thu và tổng chi, mà nó còn biểu hiện qua các khía cạnh khác nhau. Tựu trung lại ta có thể hiểu: Cân đối ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi Ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà Nhà nước đã đề ra trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể. I.2.2. Đặc điểm cân đối Ngân sách Nhà nước 8 Từ những quan niệm về cân đối ngân sách nhà nước ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản sau đây: - Cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước trong năm ngân sách nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nó vừa là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu kinh tế- xã hội. Cân đối ngân sách nhà nước không phải là để thu chi cân đối hoặc chỉ là cân đối đơn thuần về mặt lượng, mà cân đối ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế- xã hội của Nhà nước đồng thời các chỉ tiêu kinh tế- xã hội này cũng quyết định sự hình thành về thu, chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên việc tính toán thu, chi không phản ánh một cách thụ động các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, mà cân đối ngân sách nhà nước có tác động làm thay đổi hoặc điều chỉnh một cách hợp lý các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, bằng khả năng quản lý hoặc phân bổ nguồn lực có hiệu quả. - Cân đối ngân sách nhà nướccân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và các khoản chi, cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, đồng thời kiểm soát được tình trạng ngân sách nhà nước đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước. Cân bằng thu- chi ngân sách nhà nước chỉ là tương đối chứ không thể đạt mức tuyệt đối được vì hoạt động kinh tế luôn ở trạng thái biến động Nhà phải điều chỉnh hoạt động thu, chi cho phù hợp. Bên cạnh đó, cần phân bổ nguồn thu cho hợp lý để đảm bảo sự ổn định về kinh tế- xã hội giữa các địa phương. Mặt khác, nếu ngân sách không cân bằng mà rơi vào tình trạng bội chi thì cần đưa ra những giải quyết kịp thời để ổn định lại ngân sách nhà nước. - Cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tính tiên liệu.Trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước, người quản lý phải xác định các con số thu, chi ngân sách nhà nước so với tình hình thu nhập trong nước, chi tiết hóa từng khoản thu, chi nhằm đưa ra cơ chế sử dụng và quản lý 9 nguồn thu phù hợp với hoạt động chi, từ đó để làm cơ sở phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách. Cân đối ngân sách nhà nước phải dự đoán được các khoản thu, chi ngân sách một cách tổng thể để đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội. I.2.3. Vai trò của cân đối Ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường Cân đối ngân sách nhà nước là một công cụ quan trọng để Nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước, với vai trò quyết định đó thì cân đối ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường có các vai trò sau: - Cân đối ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nhà nước thực hiện cân đối ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế, chính sách chi tiêu hàng năm và quyết định mức bội chi cụ thể nên có nhiều tác động đến hoạt động kinh tế cũng như cán cân thương mại quốc tế. Từ đó góp phần ổn định việc thực các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô như: Tăng trưởng mức thu nhập bình quân trong nền kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát được duy trì ở mức ổn định và có thể dự toán được,… - Cân đối ngân sách nhà nước góp phần phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả, để đảm bảo được vai trò này ngay từ khi lập dự toán Nhà nước đã lựa chọn trình tự ưu tiên hợp lý trong phân bổ ngân sách nhà nước và sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế- xã hội với công tác lập kế hoạch ngân sách. Trong phân cấp quản lý ngân sách, nếu cân đối ngân sách nhà nước phân định nguồn thu một cách hợp lý giữa trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhau thì sẽ đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh tế- xã hội đã đề ra. - Cân đối ngân sách nhà nước góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa các địa phương. Nước ta với mỗi một vùng lại có một điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau, có những vùng điều kiện kinh 10 [...]... dân, toàn xã hội I.3 Thâm Hụt Ngân Sách Nhà Nước I.3.1 Khái niệm về thâm hụt Ngân sách Nhà nước Thâm hụt ngân sách nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng gắn liền với quá trình thực hiện cân đối ngân sách nhà nướcViệt Nam Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại thâm hụt ngân sách nhà nước là điều không thể tránh khỏi đối với ngân sách của một quốc gia, vì Nhà nước thường bỏ ra một... muốn thực hiện cân đối ngân sách nhà nước trước hết phải xác định được vấn đề thâm hụt của nước ta như thế nào, tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý để khắc phục tình trạng thấp nhất Theo đó ta có thể hiểu: thâm hụti ngân sách nhà nước là tình trạng chi ngân sách nhà nước vượt quá thu ngân sách nhà nước trong một năm, là hiện tượng ngân sách nhà nước không cân đối thể hiện trong... ngân sách nhà nước và vấn đề cân đối ngân sách càng đóng vai trò quan trọng hơn vào sự phát triển đất nước, bình ổn xã hội Hiểu và vận dụng tốt các học thuyết về cân đối ngân sách nhà nước sẽ giúp nước ta có thể giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về ngân sách nhà nước trong thời gian vừa qua Ngân sách nhà nước được cân đối, ổn định sẽ giúp Nhà nước thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình đối. .. từ những biến động và suy thoái của nền kinh tế thế giới nguồn ODA có thể bị sụt giảm, Nhà nước phải hỗ trợ nhiều cho nền kinh tế như: trợ gía xăng dầu, nông sản,… Năng lực và trình độ quản lý của bộ máy nhà nước còn nhiều yếu kém Những vấn đề trên có thể là những trở ngại lớn để nước ta thực hiện cân đối NSNN 28 III.2 Giải Pháp XửThâm Hụt Ngân Sách Nhà Nước Xử lý bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) ... dụng tiết kiệm; đồng thời, thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng gặp khó khăn khi Nhà nước điều chỉnh giá 27 PHẦN BA : GIẢI PHÁP XỬ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC III.1 Thuận Lợi, Khó Khăn Trong Cân Đối NSNN Thuận lợi: Hệ thống chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước có sự quan tâm đúng mức đến đề cân đối NSNN nhằm hướng tới một NSNN bền vững, ổn định làm điều kiện để thực hiện tốt các mục tiêu phát... hướng hiện tại tất cả đang hương tới trạng thái cân đối NSNNViệt Nam cũng đang cố gang thực hiện điều đó.Bởi vì bội chi NSNN tác động đến kinh tế vĩ mô nên càngiải pháp bể thực hiện giảm bôị chi ngân sách Mỗi giải pháp bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm xử lý bội chi NSNN như sau: Về cơ bản các biện pháp. .. phục những khiếm khuyết của 11 cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế- xã hội phát triển 1 Trong khi đó nguồn thu vào của ngân sách nhà nước thường không đủ cho hoạt động chi tiêu để Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, sự chênh lệch giữa các khoản thu nhiều hơn chi trong ngân sách nhà nước đã dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước trong nhiều năm qua Vì vậy Nhà nước muốn thực. .. phân bổ chi tiêu hiệu quả Điều đó đã làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước bị thất thoát, hoạt động thu không hiệu quả và không đủ cho hoạt động chi của nhà nước PHẦN HAI: THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC II.1 .Thực Trạng Thu Ngân Sách Nhà Nước Trong năm 2001-2003 cơ cấu thu NSNN đã dịch chuyển theo chiều hướng tích cực hơn, thu từ nguồn trong nước đã tăng từ 50,7% lên 52,6% so với tổng thu trong... nhân chủ quan: Do quản lý, điều hành ngân sách nhà nước bất hợp lý Biểu hiện qua những vấn đề sau: Tác động từ chính sách cơ cấu thu chi của nhà nước, việc khai thác và đánh giá nguồn thu chưa tốt, phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, gây thất thoát và lãng phí nguồn lực tài chính của nhà nước, vấn đề phân cấp quản lý ngân sách ngân sách nhà nước chưa khuyến khích địa phương nỗ... động Nhà nước đã có những điều chỉnh về thuế, cơ chế thu chi khi tham gia vào WTO để vấn đề cân đối NSNN ngày được đảm bảo hơn Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi có được, nước ta cũng gắp nhiều khó khăn để cân đối NSNN trong thời gian sắp tới Nguồn thu ngân sách nhà nước có thể không ổn định, chi têu NSNN có thể tăng lên, do đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Nhà nước phải thực hiện

Ngày đăng: 30/03/2014, 22:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan