Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh (2013) - Th.S Lê Văn Hòa - ĐHBKHN

107 3K 119
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh (2013) - Th.S Lê Văn Hòa - ĐHBKHN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

levanhoa@2014 Page 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Viện Kinh tế và Quản lý ***** Ths. Văn Hòa Tóm tắt bài giảng PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Hà Nội - 2014 levanhoa@2014 Page 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là việc chia nhỏ các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh thành các bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó, bằng các phương pháp so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra xu hướng và tính quy luật của các hiện tượng nghiên cứu. Tác dụng: + Giúp cho các cơ quan quản lý nhìn thấy mặt tốt, mặt thiếu sót trong công tác quản lý. + Tìm ra các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Phát hiện ra khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. + Đề ra các biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đối tượng: Phân tích hoạt động kinh doanh hướng đến các kết quả kinh doanh cụ thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, với sự tác động của các nhân tố kinh tế. Vị trí của phân tích hoạt động kinh doanh trong quản lý doanh nghiệp: 1.2 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 1.2.1 Phương pháp so sánh So sánh là quá trình xác định sự chênh lệch giữa mức độ kỳ phân tích so với mức độ kỳ gốc. Kỳ gốc có thể là kỳ kế hoạch hoặc kỳ thực tế năm trước. Điều kiện so sánh: + các dữ liệu so sánh phải thống nhất về nội dung so sánh và phương pháp tính toán. + các dữ liệu so sánh phải cùng đơn vị tính. + các dữ liệu so sánh phải chính xác và thu thập trong một khoảng thời gian nhất định. Áp dụng: + Kiểm tra mức độ hoàn thành kế hoạch Chủ thể quản lý Kế hoạch marketing KH sản xuất LĐ tiền lương KH giá thành Đối tượng bị quản lý TK, kế toán, PTHĐKD Δx, Δy, Δz, Δt levanhoa@2014 Page 3 + Đánh giá tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Có thể trực tiếp dựa vào mức biến động của từng nhân tố hoặc dựa vào phép thay thế lần lượt từng nhân tố. Cách thứ nhất gọi là số chênh lệch, thứ 2 gọi là thay thế liên hoàn. 1.2.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn Là đặt đối tượng nghiên cứu vào những điều kiện giả định khác nhau để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. B1. Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. (VD: Δq=q1-qk) B2. Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp nhân tố theo trình tự nhất định. VD: có bốn nhân tố a, b, c, d: q 1 = a 1 b 1 c 1 d 1 ; q k = a k b k c k d k B3. Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2. Thế lần 1: q a = a 1 b k c k d k Thế lần 2: q a = a 1 b 1 c k d k Thế lần 3: q a = a 1 b 1 c 1 d k Thế lần 4: q a = a 1 b 1 c 1 d 1 B4. Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước. Mức ảnh hưởng của nhân tố a: Δq a = q a – q k Mức ảnh hưởng của nhân tố b: Δq b = q b – q a Mức ảnh hưởng của nhân tố c: Δq c = q c – q b Mức ảnh hưởng của nhân tố d: Δq d = q d – q c Ví dụ: Phân tích biến động tổng chi phí vật liệu để sản xuất sản phẩm theo dữ liệu sau: Chỉ tiêu KH TT Chênh lệch 1. Số sản phẩm sản xuất (cái) 2. Mức tiêu hao vật liệu (kg) 3. Đơn giá vật liệu (1000đ) 4. Tổng chi phí NVL (1000đ) 1000 10 50 500.000 1200 9,5 55 627.000 +200 -0,5 +5 +127.000 Giải: Gọi F là tổng chi phí nguyên vật liệu. Ta có: levanhoa@2014 Page 4 F = q.m.s  F k = q k m k s k = 1000. 10. 50 = 500.000 nghìn đồng  F 1 = q 1 m 1 s 1 = 1200. 9,5. 55 = 627.000 nghìn đồng  ΔF = F 1 – F k = 627000 – 500000 = +127000  Các nhân tố ảnh hưởng: a) Nhân tố sản lượng: F q = q 1 m k s k = 1200. 10. 50 = 600.000 => ΔF q = F q - F k = 600000 – 500000 = +100000 b) Nhân tố mức tiêu hao F m = q 1 m 1 s k = 1200. 9,5. 50 = 570000 => ΔF m = F m - F q = 570000 – 600000 = -30000 c) Nhân tố đơn giá NVL F s = q 1 m 1 s s = 1200. 9,5. 55 = 6270000 => ΔF s = F s - F m = 627000 – 570000 = +57000 Cộng: ΔF = +100000+ (-30000)+57000 = +127000 Nhận xét: Qua phân tích ta thấy tổng chi phí NVL thực hiện so với kế hoạch tăng 127 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng sản xuất tăng làm cho tổng chi phí NVL tăng 100 triệu đồng; nguyên nhân thứ hai do đơn giá NVL tăng làm cho tổng chi phí NVL tăng 57 triệu đồng; còn mức tiêu hao NVL giảm làm cho tổng chi phí NVL giảm 30 triệu đồng. Đây là yếu tố tích cực, vì nếu mức tiêu hao NVL không giảm thì tông chi phí NVL còn tăng hơn nữa. 1.2.2.2 Phương pháp số chênh lệch: Trong thực tế phương pháp thay thế liên hoàn được dùng dưới dạng khác đó là phương pháp số chênh lệch. Phương pháp này trực tiếp dùng số chênh lệch giữa số thực tế và số kế hoạch của các nhân tố ảnh hưởng để tính ra mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến đối tượng phân tích. Ví dụ: Trở lại ví dụ trên, ta có:  ΔF = F 1 – F k = 627000 – 500000 = +127000  Các nhân tố ảnh hưởng: a) Nhân tố sản lượng: ΔF q = (q 1 - q k )m k s k = +200.10.50 = +100000 b) Nhân tố mức tiêu hao levanhoa@2014 Page 5 ΔF m = (m 1 - m k )q 1 s k = -0,5.1200.50 = -30000 c) Nhân tố đơn giá NVL ΔF s = (s 1 - s k )q 1 m 1 = +5.1200.9,5 = +57000 Cộng: ΔF = +100000+ (-30000)+57000 = +127000 1.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối Trong quá trình hoạt động kinh doanhdoanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố ới quá trình kinh doanh. VD: + giữa tài sản và nguồn vốn + giữa nguồn thu với nguồn chi + giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán + giữa nguồn huy động vật tư với nguồn sử dụng vật tư. VD: Phân tích bảng CĐKT ở doanh nghiệp lập ngày 31/12/xx Tài sản ĐK CK ± Nguồn vốn ĐK CK ± A. TSNH I. Tiền II. Phải thu III. Tồn kho B. TSDH I. TSCĐ II. ĐTDH Tổng TS 400 50 100 250 600 500 100 1000 430 60 120 250 670 600 70 1100 +30 +10 +20 - +70 +100 -30 +100 A. A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn góp II. Lợi nhuận để lại Tổng NV 300 100 200 700 550 150 1000 330 80 250 770 550 220 1100 +30 -20 +50 +70 - +70 +100 Nhận xét: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn CK so với ĐK đều tăng 100 tr.đ do các nhân tố sau: - Xét về tài sản: chủ yếu tăng do TSCĐ tăng 100 tr.đ, sau đó là đến các khoản phải thu tăng 20 tr.đ, tồn kho không đổi, đầu tư dài hạn giảm 30 tr.đ. - Xét về nguồn vốn: chủ yếu tăng do lãi để lại tăng 70 tr.đ, nợ dài hạn tăng 50 tr.đ; nguồn vốn góp không thay đổi, nợ ngắn hạn giảm 20 tr.đ. Tình hình trên cho phép ta kết luận: Trong kỳ, doanh nghiệp đã giảm các khoản đầu tư dài hạn, tăng vay nợ dài hạn để đàu tư cho TSCĐ. Và kết quả hoạt động kinh doanh đã mang lại kết quả khá cao, tiền lãi để lại tăng 70 triệu. 1.2.4 Các phương pháp khác - Tương quan - Hồi quy tuyến tính đơn - Hồi qui tuyến tính bội 1.3 Quy trình phân tíchphân loại phân tích levanhoa@2014 Page 6 1.3.1 Quy trình phân tích + lập kế hoạch: Phân tích chỉ tiêu nào, bộ phận nào làm, khi nào thì kết thúc. + thu thập dữ liệu: + phân tích dữ liệu + lập báo cáo phân tích và truyền đạt kết quả phân tích (đánh giá kết quả, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất biện pháp) 1.3.2 Phân loại phân tích  Theo thời điểm phân tích: + phân tích trước (phân tích dự báo) + phân tích hiện hành (phân tích tác nghiệp) + phân tích sau (phân tích kết quả)  Theo nội dung phân tích : phân tích chuyên đề và phân tích toàn diện  Theo phạm vi phân tích: phân tích điển hình và phân tích tổng thể.  … levanhoa@2014 Page 7 Chương 2. PHÂN TÍCH KQSX VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KQSX Phần A: Phân tích kết quả sản xuất I/ Phân tích khái quát quy mô kết quả sản xuất 1) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất a) Các chỉ tiêu hiện vật - Nửa thành phẩm: là kết quả sản xuất đã qua chế biến ở 1 hoặc một số giai đoạn nhưng chưa qua chế biến ở giai đoạn công nghệ cuối cùng thuộc quy trình CNSX sản phẩm của doanh nghiệp. - Thành phẩm là những sản phẩm đã qua chế biến ở tất cả các giai đoạn công nghệ cần thiết và đã hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng, có đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định cho sản phẩm. - Sản phẩm quy ước: phản ánh số lượng sản phẩm tính đổi từ số lượng các sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau về quy cách, chất lượng,… - Số lg sản phẩm quy ước = số lg sản phẩm hiện vật x hệ số tính đổi b) Các chỉ tiêu giá trị GTSLHH: biểu hiện bằng tiền của khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã hoàn thành, có thể tiêu thụ trên thị trường. Đo chỉ tiêu này người ta dùng giá cố định để so sánh qua nhiều năm nhằm phản ánh tốc độ sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp. Nội dung chỉ tiêu bao gồm 3 yếu tố: Yếu tố 1: Giá trị sản phẩm sản xuất bằng NVL của doanh nghiệp Yếu tố 2: Giá trị chế biến những sản phẩm chế tạo bằng NVL của người đặt hàng Yếu tố 3: Giá trị những công việc có tính chất công nghiệp. Tổng giá trị sản xuất: (GO) Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp thường tính cho 1 năm. • Khi tính tổng giá trị sản xuất phải tuân thủ các nguyên tắc sau: + Chỉ được tính kết quả trực tiếp và có ích của HĐ sản xuất + Tính theo kết quả cuối cùng của toàn bộ kết quả sản xuất chứ không cộng kết quả của từng phân xưởng, có nghĩa là không tính trùng trong phạm vi doanh nghiệp. + Tính toàn bộ giá trị của sản phẩm bao gồm giá trị mới sáng tạo và giá trị dịch chuyển theo giá bán buôn của doanh nghiệp. + Kết quả sản xuất kỳ nào phải được tính vào giá trị sản xuất của kỳ đó. Nội dung chỉ tiêu gồm 6 yếu tố: levanhoa@2014 Page 8 + Yếu tố 4: Giá trị NVL người đặt hàng đem chế biến + Yếu tố 5: Chênh lệch giá trị cuối năm so với đầu năm của nửa thành phẩm, sản phẩm dở dang, công cụ mô hình từ chế + Yếu tố 6: Giá trị sản phẩm tự chế tự dùng tính theo quy định đặc biệt. GTSLHHTH: Là chỉ tiêu GTSLHH mà doanh nghiệp đã tiêu thụ được trên thị trường. 2) Phân tích khái quát quy mô kết quả sản xuất a) Phương pháp phân tích: + So sánh kỳ phân tích với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch + So sánh giữa các kỳ (năm) để đánh giá sự biến động về quy mô + Phân tích các yếu tố cấu thành để tìm nguyên nhân gây nên sự biến động về quy mô sản xuất + Phân tích quy mô của kết quả sản xuất trong mối liên hệ giữa các chỉ tiêu để thấy mối quan hệ tác động giữa chúng. ổ  ổ    b) Ví dụ phân tích Bảng 2.1 Bảng phân tích tổng giá trị sản xuất tại một doanh nghiệp Số TT Yếu tố cấu thành KH TH Chênh lệch TH/KH Mức % 1 Gía trị thành phẩm sản xuất bằng NVL của DN 750 747 - 3 - 0,4 2 Gía trị chế biến sản phẩm bằng NVL của người đặt hàng 15 16,5 1,5 10 3 Gía trị những công việc có t/c công nghiệp 26 24,2 - 1,8 - 6,9 I Gía trị sản lượng hàng hóa 791 787,7 - 3,3 - 0,4 4 Gía trị NVL của KH 45 49,5 5 Gía trị chênh lệch giữa CK/ĐK SP. Đang chế tạo 42 48,3 6,3 15 6 Gía trị SP tự chế tự dùng tính theo quy định đặc biệt 10 11,6 1,6 16 II Gía trị TSL 888 897,1 9,1 1,02 III Gía trị SLHH thực hiện 805 764 - 41 - 5,1 Căn cứ vào số liệu trong bảng trên ta có thể phân tích các mặt sau: levanhoa@2014 Page 9 Phân tích kết quả sản xuất theo yếu tố cấu thành • Chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa: So với mục tiêu kế hoạch đặt ra giảm 0,42% tương ứng 3,3 tiệu đồng, do yếu tố 1 và 3 có mức giảm còn yếu tố 2 thì tăng so với kế hoạch. Nếu đi sâu vào các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu này cho thấy: Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm sản xuất bằng NVL của doanh nghiệp. Đây là bộ phận chủ yếu của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (chiếm tỷ trọng 95%) và còn là nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp. Yếu tố này giảm so với kế hoạch 0,4% tương ứng 3 triệu đồng, nếu việc này giảm có ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch nhà nước giao cho, hoặc đến tình hình hợp đồng với khách hàng, thì doanh nghiệp cần đi sâu tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục. Yếu tố 2: Giá trị chế biến sản phẩm bằng NVL của người đặt hàng. Đây là số tiền thu về do hoạt động gia công chế biến cho khách hàng, chứ không phải toàn bộ giá trị thành phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất cho khách hàng. Yếu tố này tăng so với kế hoạch 10% tương ứng 1,5 triệu đồng đã làm chỉ tiêu tổng giá trị sx tăng 0,192 (1,5:791 * 100)%. Yếu tố 3: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp. Yếu tố này giảm so với kế hoạch 6,9%, tương ứng 1,8 triệu đồng. Để thấy rõ nguyên nhân gây nên biến động này, cũng như yếu tố 1 và 2 ta cần có tài liệu chi tiết của từng loại sp sx, chế biến cho từng khách hàng, cũng như tính chất các công việc thực hiện, từ đó cho phép ta xác định nguyên nhân và kết luận tốt xấu chính xác. • Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất so với kế hoạch tăng 1,02%, tương ứng 9,1 triệu đồng, việc tăng này chủ yếu do yếu tố 4 và 5. Trong chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất như trình bày ở bảng trên gồm 6 yếu tố cấu thành, trong đó ta đã nghiên cứu 3 yếu tố (1,2,3) của chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa, như vậy ở đây ta chỉ cần nghiên cứu 3 yếu tố còn lại: Yếu tố 4: Giá trị nguyên vật liệu của người đặt hàng: Yếu tố này tăng so với kế hoạch 10% tương ứng 4,5 triệu đồng. Đây là bộ phận NVL của khách hàng đem đến để doanh nghiệp chế biến, còn giá trị chế biến ở yếu tố 2. Nếu trong trường hợp tỷ trọng giữa giá trị chế biến so với giá trị NVL của khách hàng giữa các kỳ phân tích có sự biến động, chứng tỏ kết cấu các mặt hàng chế biến đã có sự thay đổi, trường hợp này doanh nghiệp cần đi sâu xem xét hoạt động chế biến đối với từng khách hàng, để từ đó có kết luận đúng đắn. Yếu tố 5: giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ so với đầu kỳ của sản phẩm đang chế tạo: Giá trị sản phẩm đang chế tạo tăng 15% tương ứng 6,3 triệu đồng, đã làm cho chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất tăng 0,71% (6,3:888*100). Để đánh giá tình hình biến động này tốt hay xấu, ta cần phải có tài liệu giá trị đầu kỳ và cuối kỳ của sản phẩm đang chế tạo và tình hình biến động của quá trình sản xuất, cũng như tình hình cải tiến và quy mô sản xuất,… trên cơ sở đó mới cho ta kết luận chính xác. levanhoa@2014 Page 10 Yếu tố 6: giá trị sản phẩm tự chế tự dùng và sản xuất tiêu thụ khác: Yếu tố này so với kế hoạch tăng 16% tương ứng 1,6 triệu đồng. Trong yếu tố này được gộp chung hai bộ phận giá trị, giá trị sản phẩm tự chế tự dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở tại doanh nghiệp, do đó bộ phận này chỉ còn bảo đảm đúng như mục tiêu kế hoạch đặt ra. Còn bộ phận giá trị sản xuất tiêu thụ khác, đây là các hoạt động dịch vụ cung cấp cho khách hàng, khác với hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp, bộ phận giá trị doanh thu này theo quy định mới được tính trong chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Kết luận: Quá trình phân tích trên cho ta thấy chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất tăng so với kế hoạch đặt ra, nhưng chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa lại không đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra. Xét về tính chất của yếu tố tác động đến 2 chỉ tiêu này, cho phép ta có thể đánh giá là chất lượng trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp nhìn chung là chưa tốt. c) Phân tích kết quả sản xuất trong mối quan hệ giữa các chỉ tiêu Để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh về quy mô sản xuất ở doanh nghiệp trước hết ta phải thiết kế mối quan hệ giữa các chỉ tiêu qua phương trình kinh tế sau:       Hoặc GTSLHHTH = Tổng giá trị sản xuất * Hệ số SX hàng hóa * Hệ số tiêu thụ hàng hóa So sánh các hệ số sản xuất hàng hóa và hệ số tiêu thụ hàng hóa giữa các kỳ phân tích để đánh giá tình hình tồn kho sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho biến động giữa các kỳ. Căn cứ bảng phân tích tổng giá trị sản xuất trên, sử dụng các chỉ tiêu (I, II, III) ở kỳ kế hoạch và thực hiện, đưa vào phương trình biểu hiện mối quan hệ sau:  Kế hoạch:        Hoặc      Thực hiện:        Hoặc      Hệ số sản xuất hàng hóa thực hiện so với kế hoạch giảm 0,0128 (0,878 – 0,8908) là do giá trị sản phẩm đang chế tạo còn tồn đọng cao hơn so với kế hoạch dự kiến. Hệ số tiêu thụ hàng hóa thực hiện so với kế hoạch giảm 0,0477 (0,97 – 1,0177) là do sản phẩm sản xuất còn tồn đọng trong kho chưa tiêu thụ được nhiều hơn so với mục tiêu kế hoạch đặt ra. II/ Phân tích các mối quan hệ chủ yếu trong sản xuất 1) Đánh giá tốc độ tăng trưởng [...]... liệu Nếu doanh nghiệp sử dụng và khai thác đồng bộ các yếu tố này để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ tạo ra năng lực kinh doanh rất lớn I/ Phân tích tình hình sử dụng lao động 1) Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động Trước hết cần xem xét lượng lao động tham gia quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Bản thân lao động trực tiếp được chia thành lao động cơ khí hóa và lao động thủ... trong doanh nghiệp thường được chia ra thành hai loại: công nhân viên sản xuất và công nhân viên ngoài sản xuất  Phương pháp phân tích So sánh tỷ trọng biến động của từng loại công nhân viên giữa các kỳ phân tích, đối chiếu với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, để rút ra kết luận về tình hình và khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng số lượng lao động của doanh nghiệp Ví dụ: Có tài liệu tại doanh. .. đó: - Nghỉ phép định kỳ 12 - Ốm đau 4,5 - Thai sản 1,5 - Học tập, hội họp 9.5 - Tai nạn lđ - Nghỉ vì việc riêng - Nghỉ vì lý do khác 3 Số ngày công ngừng việc Trong đó: - mmtb hỏng - thiếu nguồn NVL, dụng cụ, phụ tùng - thiếu điện hơi - do thời tiết 4 Số ngày làm việc = 1 – (2x3) Trong đó: - ngày công làm thêm vào ngày lễ &CN Theo số ghi thực tế : về số ngày công làm thêm 3 494299 39.641 (ngày) 4 -4 854... hiện phân tích này nhằm phát huy tốt nhất các tiềm năng sử dụng các thiết bị vào sản xuất - Có thể sử dụng phương trình kinh tế : ì â Như vậy từ công thức trên nội dung phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất và ảnh hưởng của chúng đến tình hình sản xuất sản lượng gồm 3 vấn đề chủ yếu + Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp + Phân tích thời gian hoạt động. .. trong ca Vì: a) Vắng mặt trong ca - Cho con bú - Ốm đau - Tai nạn lđ - Hội họp - Nghỉ có lý do - Nghỉ không lý do b) Ngừng việc trong ca Vì: - mmtb hỏng - mất điện nước - thiếu NVL - mưa bão - không nhiệm vụ sản xuất - nguyên nhân khác - làm thêm giờ 1 436860 0,2 0,05 0,15 873720 + 436860 87.372 21.844 65.528 2,0 0,8 371.331 +283.959 13.105,8 -8 .738,2 87.372 +21.844 4.368,6 +4.368,6 52.423,2 +52.423,2... tăng do tăng NSLĐ: 100% - 94,27% = +5,73% Hay: 1.040.514.103 – 980.928.103 = +59.586.103đ 2) Phân tích cơ cấu CNV sản xuất trong doanh nghiệp - Do vai trò của từng loại CNV trong doanh nghiệp, nhiệm vụ và tác dụng khác nhau của mỗi loại đến việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, nên khi phân tích cơ cấu các loại lđ trong doanh nghiệp cần xem xét sự biến động của từng loại lđ ntn? - Những tỷ lệ cần được quan... số đều đặn của sản xuất trong tháng 4 năm N của doanh nghiệp bằng 0,68 < 1 Bởi vậy, cần tìm ra những nguyên nhân làm cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không đều đặn, để có những biện pháp khắc phục, nhằm nâng dần hệ số này ở kỳ sau bằng 1 levanhoa@2014 Page 16 III/ Phân tích chất lượng sản phẩm Các nhà kinh tế sử dụng chỉ tiêu tài chính để phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm Kết quả tài chính... thấy: Tổng số lao động của doanh nghiệp, giảm so với mục tiêu kế hoạch đặt ra là 49 người (95 1-1 000) - Xét về cột tỷ trọng cho thấy: Việc giảm này là do giảm nhân viên quản lý 2,2% và nhân viên sản xuất gián tiếp 0,3% Nếu công việc của các loại nhân viên này, trên thực tế vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, thì việc giảm này so với kế hoạch được đánh giá là tốt - Về tỷ trọng của... 278 7 0,7778 270 615 +0,0132 -8 -0 ,5 +1,72 -2 ,91 -7 ,11 Page 34 8.1 NSLĐ giờ của 1 CNSX 8.2 NSLĐ giờ của 1 CNSX - ảnh hưởng k/c 9.1 NSLĐ năm của 1 CNSX 9.2 NSLĐ năm của 1 CNSX- ảnh hưởng k/c 2,6242 2,6242 5109 5109 2,9307 2,9015 5145,84 5091,84 +0,3065 +0,2773 +36,84 -1 7,16 +11,67 +10,56 0,72 -0 ,34 Áp dụng phương pháp số chênh lệch: xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: - Do thay đổi tỷ trọng CNSX/... khi phân tích các chỉ tiêu giá trị sản xuất ta phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm mới phản ánh thực chất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhdoanh nghiệp Công thức: Giá trị sản xuất = Số giờ công định mức x Đơn giá giờ công định mức Số giờ công định mức dùng cho sản xuất, là số giờ của công nhân trực tiếp sản xuất để tạo ra sản phẩm, biểu hiện lao động sống, thời gian lao động . loại phân tích  Theo th i điểm phân tích: + phân tích trước (phân tích dự báo) + phân tích hiện hành (phân tích tác nghiệp) + phân tích sau (phân tích kết quả)  Theo nội dung phân tích : phân. trí của phân tích hoạt động kinh doanh trong quản lý doanh nghiệp: 1.2 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 1.2.1 Phương pháp so s nh So s nh là quá trình xác định s chênh. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là việc chia nhỏ các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh th nh các bộ phận cấu th nh.

Ngày đăng: 30/03/2014, 20:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan