ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HIỆN NAY pdf

37 959 7
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HIỆN NAY pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HIỆN NAY 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….2 1.Lý do chọn đề tài……………………………………………………… 2 2.Lịch sử nghiên cứu……………………………………………………….5 3.Mục đích nghiên cứu của đề tài………………………………6 4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu……….7 5. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………….7 6. Những đóng góp mới của đề tài……………………………7 7. Kết cấu của đề tài………………………………………… 7 NỘI DUNG………………………………………………………… 8 CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU CHỮ TÂM TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN PHẠM 1.1 Chữ tâm trong quan niệm đạo đứcchữ tâm trong đạo phật………. MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam chúng ta, từ ngàn xưa có nhiều nghề, nghề nào cũng cần đến đức độ, đặc biệt rất được coi trọng và người đời hay nói đến hai chữ LƯƠNG TÂM – đó là nghề thầy thuốc và nghề thầy giáo. Một nghề quan tâm tới sức khoẻ, quyết định tới sự sống chết của con người- nghề thầy thuốc; một nghề quyết định đến sự hình thành ,phát triển nhân cách của con người ngay từ bài học đầu tiên khi trẻ bước tới trường học tập đó là nghề dạy học. Đối với nghề giáo, lương tâm nghề nghiệp chính là thước đo về phẩm chất đạo đức mà mỗi nhà giáo cần phải rèn luyện thường xuyên, không ngừng nghỉ. Lời dạy của ông cha ta từ xưa qua câu nói mang tính chân lý sâu xa “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói về đạo làm thầy, đạo làm trò đã đến lúc cần được hiểu theo nghĩa rộng cho cả người dạy và người học: đã dạy người dù một chữ hay nửa chữ cũng đừng quên đạo làm thầy; đã học dù một chữ hay nửa chữ cũng phải luôn coi trọng thầy, biết ơn thầy. Lương tâm nghề dạy học được biểu hiện ở nhiều mặt từ tư tưởng, phẩm chất đạo đức của người thầy, từ tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ luôn “hết lòng vì học sinh thân yêu” đến tác phong, lối sống, cách xử sự và kỹ năng giao tiếp, … cần có của người giáo viên. Một khi ai đó đã lựa chọn nghề giáo viên - một nghề luôn coi trọng đạo lý và nhân cách đừng bao giờ nghĩ tới nghề dạy học để tích của, làm giàu. Các bậc thầy cao quí từ xưa đến nay như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Nguyễn Lương Ngọc, Lê Văn Thiêm, … suốt cuộc đời thanh bạch đã xứng đáng là những tấm gương sáng về phẩm chất nhà giáo giàu lòng đức độ, nhân nghĩa luôn luôn vì con người. Một nhà giáo có lương tâm nghề nghiệp trước hết phải xác định đúng con đường đi của cuộc đời mình. Đó là lòng thuỷ chung, máu thịt với nghề dạy học với phương châm “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” coi nghề dạy học là nghề tay phải, nghề chính để mà “sống chết” với nó, rèn luyện, lập nghiệp và trưởng thành 3 từ công việc “trồng người” cao quí mà mình đã chọn. Điều quan trọng hàng đầu là nhà giáo phải có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt để luôn trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Lương tâm nghề nghiệp không cho phép người giáo viên “nói một đằng, làm một nẻo” mà phải có sự thống nhất giữa con người ngoài đời với con người trên bục giảng, giữa phẩm chất và năng lực, giữa tài và đức để tạo nên một nhân cách nhà giáo cao đẹp. Mặt khác, người giáo viên phải là người có năng lực chuyên môn giỏi để đảm nhận tốt việc truyền thụ kiến thức chính xác, khoa học và truyền cảm mạnh mẽ tới học sinh. Đây cũng là điều quan trọng thuộc về lương tâm nghề dạy học mà người thầy cần có. Năng lực chuyên môn là kết quả tự thân vận động ở người giáo viên được hình thành qua quá trình học tập ở trường phạm, qua tích luỹ kinh nghiệm trong giảng dạy, qua rèn luyện trong thực tế cuộc sống và học hỏi từ sách vở, từ đồng nghiệp mà có. Người ta thường nói rằng giáo viên phải là người “biết mười dạy một”, phải có trách nhiệm trước lương tâm mình, trước học sinh về chất lượng giờ dạy trên bục giảng. Tất nhiên những giờ dạy hay, dạy giỏi sẽ là niềm vui, niềm tự hào đối với người giáo viên nhưng đã có mấy ai cắn rứt lương tâm về những tiết dạy “qua loa đại khái” những tiết dạy “không có lửa”, tẻ nhạt, không hề gây được ấn tượng đối với học sinh khi trên lớp chỉ có một mình thầy độc diễn? Yếu tố quan trọng nữa của lương tâm nghề dạy học là lòng yêu thương, bao dung, độ lượng, tận tình và ân cần đối với học trò. Đó là một phẩm chất không thể thiếu ở người giáo viên tâm huyết, chân chính. Lương tâm người giáo viên không cho phép phân biệt đối xử giữa học trò thông minh và học trò chậm hiểu, giữa học trò sống trong gia đình kinh tế khả giả và học trò trong gia đình còn có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Thầy giáo phải luôn là người thấu hiểu và sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ học sinh trong những trường hợp khó khăn, mắc mớ. 4 Mở rộng ra, người giáo viên phải thực sự công bằng trong giảng dạy và giáo dục, trong đánh giá sao cho đúng thực chất năng lực của học sinh từ các khâu ra bài kiểm tra, chấm bài, cho điểm … Làm được điều này uy tín của người thầy càng được nâng cao. Lòng yêu thương và quan tâm tới học trò sẽ giúp người giáo viên có trách nhiệm, có động lực luôn phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt vai trò của một “kỹ tâm hồn” như người đời thường ca ngợi. Lương tâm nghề dạy học còn là thái độ dứt khoát khi nói không với những tiêu cực trong chốn học đường. Người thầy không vì tình cảm riêng tư, không vì tiền bạc mà nể nang, thiên vị dẫn đến đánh giá sai lệch kết quả học tập của học sinh hoặc tiếp tay cho những việc làm vi phạm quy chế kiểm tra, thi cử mà báo chí, xã hội đã từng phê phán, lên án. Vì thế, ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải học tập tu dưỡng đạo đức như thế nào để sau này khi ra trường luôn mang chữ tâm trong nghề. Muốn làm được điều đó ta phải tìm hiểu tâm là gì, chữ tâm trong đạo phật có khác gì so với chữ tâm theo nghĩa thông thường, ảnh hưởng của chữ tâm trong phật giáo và ý nghĩa của nó trong sự nghiệp trồng người. Vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Chữ tâm trong đạo phật với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phạm” để làm rõ chữ tâm và vai trò của chữ tâm trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phạm. 2. Lịch sử nghiên cứu. Cũng có rất nhiều bài viết, đề tài đề cập đến vấn đề chữ tâm nhưng mỗi tác giả lại có một hướng đi khác nhau như bài viết “chữ tâm của nghề giáo” của thạc sỹ Nguyễn Thị Yến trưởng khoa dân vận, trường chính trị tỉnh Bến Tre có ưu điểm đã nêu khái niệm chữ tâmchữ tâm đối với nghề giáo và nêu chữ tâm của nghề giáo viên được thể hiện trên các phương diện nào. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở đó không nêu những mặt hạn chế, những cách khắc phục giải quyết khó khăn vấn đề còn đang tồn tại hiện nay của giáo viên. 5 Còn bài viết “nghề giáo- nghề của chữ tâm” của Trung Hiếu, THPT Thới Bình, Cà Mau đã khẳng đinh vị trí vai trò quan trọng của người giáo viên: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,cái tâm của người thầy giáo càng quan trọng hơn bao giờ hết. Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục, người thầy phải có cái tâm, phải có tình thương, trách nhiệm với học sinh, với nghề nghiệp. Tuy nhiên bài viết chỉ dừng lại ở vấn đề nêu cao vai trò chữ tâm của giáo viên, chưa đề cập đến vấn đề giáo dục chữ tâm cho sinh viên phạm, họ là những thầy cô giáo tương lai, cũng cần có chữ tâm ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Bài viết “lương tâm nghề giáo” cũng đã nêu rõ vai trò của chữ tâm trong nghề giáo, đã khẳng định vị trí quan trọng của chữ tâm trong mỗi giáo viên nhưng bài viết mới chỉ dừng lại ở vấn đề chữ tâm có vai trò quan trọng đối với người giáo viên chưa nêu những điểm hạn chế và cách khắc phục. Và khóa luận tốt nghiệp: phạm trù chữ “tâm”- trong triết học Trung Quốc thời kì Tiên Tần với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay” Lê Thị Tươi, 2012, đã nêu về phạm trù chữ “tâm”,một số phạm trù triết học Trung Quốc thời kì Tiên Tần và qua đó hình thành nhân cách con người Việt Nam thông qua các mối quan hệ xã hội.Cũng chỉ dừng lại nghiên cứu con nguười Việt Nam nói chung ảnh hưởng của chữ tâm thời kì Tiên Tần. Mặc dù vậy, cho đến nay chưa có bài viết nào tập trung khai thác tiếp cận chữ tâm trong phật giáo một cách hệ thống và phân tích vai trò của nó đối với giáo dục đạo đứccho sinh viên phạm.Vậy nên đề tài này có những cái mới nổi bật hơn nêu rõ chữ tâm trong đạo phậtchữ tâm theo quan niệm đạo đức, đi tìm hiểu vai trò của chữ tâm trong giáo dục đạo đức sinh viên phạm, từ đó tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của việc vận dụng chữ tâm trong giáo dục đạo đức sinh viên phạm ngày nay từ đó tìm ra giải pháp. 6 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Làm rõ chữ tâm trong đạo phật và ảnh hưởng của nó đến việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phạm, từ đó đưa ra các giải pháp để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chữ tâm đối với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phạm. 4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chữ tâm trong đạo phật đối với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phạm hiện nay. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng- duy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, khảo sát thực tiễn, đối chiếu so sánh. Ngoài ra, còn sử dụng cá phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa trong quá trình nghiên cứu và trình bày. 5. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ảnh hưởng của chữ tâm đối với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phạm. 6. Những đóng góp mới của đề tài 6.1 Về phương diện lý luận Đề tài góp phần hệ thống, cung cấp bổ sung thêm phần lý luận chung về chữ tâm trong phật giáo, và ảnh hưởng của nó đến việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phạm. 7 Phân tích làm sáng tỏ thêm vai trò của nó đối với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phạm hiện nay. 6.2 Về phương diện thực tiễn Đề tài góp phần tạo cơ sở cho việc phát huy tích cực và hạn chế những tiêu cực của chữ tâm đối với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm hiện nay. Đề tài có thề sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến vấn đề chữ tâm trong phật giáo. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU CHỮ TÂM TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN PHẠM 1.2 Chữ tâm trong quan niệm đạo đứcchữ tâm trong đạo phật 1.2.1 Chữ tâm trong qua niệm đạo đức Chữ Tâm là phiên âm của chữ Hán, là chữ tượng hình của người Trung Quốc( một vầng trăng khuyết ba sao trên trời). “Tâm” là tim là trung tâm của trung tâm, là bộ phận quan trong nhất, quý giá nhất. Vì thế mà người ta ví Hà Nội là trái tim của cả nước. “tâm” là lương tâm, đức độ, tấm lòng, là lòng nhân ái của 8 của con người với đồng loại. “Tâm” đồng thời cũng là sự bao dung, độ lượng, lòng vị tha, từ bi. “Tâm” cũng có thể hiểu là tâm tư, tâm tính, tâm can, tâm khảm. Theo từ điển tiếng việt, “tâm” được định nghĩa là mặt hồng cầu, ý chí của con người Nhưng ở phương Tây với nền văn minh du mục, trọng “động” nên chữ “tâm” không được coi trọng như ở phương Đông. Ở phương Đông với nền văn minh nông nghiệp, gắn liền với cây lúa nước. Nên đời sống của người phương Đông thường ổn đinh, định cư lâu dài trên một địa bàn nhất định chứ không nay đây mai đó như nền văn minh du mục. Từ đó hình thành nên nếp sống, trật tự phép tắc, trong mối quan hệ giữa người với người. Chính vì thế mà chữ “tâm” đặc biệt được coi trọng Người Trung Hoa cổ đại cho rằng “đức” có nguồn gốc từ tâm. Tâm là nơi phát sinh những tình cảm, đạo đức. Phải có tâm tốt thì mới có đức tốt. Vì vậy, cần phải có chân tâm, thành tâm, thiện tâm…. Ngoài ra cần phải có minh tâm để thấu hiểu lẽ thị phi “tâm như minh kính đài”. Đài gương tuy sáng nhưng cũng cần được gột rửa và tâm cũng thế. Tâm là cái bên trong, ẩn giấu (vì vậy chữ ẩn mới có từ căn là tâm). Mặc dù vậy, người ta thường nói phàm là làm việc gì nếu người khác không biết thì cũng có trời biết, đất biết, quỷ thần biết “tâm động quỷ thần tri”. Tâm chính là tấm lòng. Tâm chịu tác động của cuộc sống bên ngoài sinh ra tính (Bộ tâm đứng ghép với chữ “sinh” sẽ tạo thành tính). Mạnh Tử cho rằng“nhân chi sơ tính bản thiện”. Người có tính thiện là người biết giũ phần quý, bỏ phần hèn, giữ cái cao đạo bỏ phần ti tiện, có thể trở thành thánh nhân.Tính thiện của con người được biểu hiện ở bốn đức lớn đó là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Bốn đức lớn đó lại bắt nguồn từ “tứ đoan” là: Lòng trắc ẩn (biết thượng xót), lòng tu ố( biết thẹn ghét), lòng tư nhượng (biết cung kính), lòng thị phi( biết phải trái). Lòng thương xót là đầu mối của nhân, lòng thẹn ghét là đầu mối của nghĩa, lòng cung kính là đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầu mối của tri. Khác với Mạnh Tử, 9 Tuân Tử thì cho rằng “nhân tri sơ tính bản ác”. Tính thiện chỉ là do con người trong quá trình rèn rũa mà có vì vậy cần phải giữ cho tâm chính định, sáng suốt, theo đạo lý đúng đắn mới tránh khỏi nhận thức sai lầm. Còn ở Việt Nam, với truyền thồng văn hóa lâu đời chữ Tâm cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Chữ Tâm đã trở thành một phạm trù cơ bản trong đạo lý truyền thống của dân tộc. Chữ Tâm luôn gắn với một con người, không chỉ là tình thương yêu, xuất phát từ bản chất thuần lương vốn có của con người, mà còn là sự căm ghét cái xấu, biết xả thân vì nghĩa lớn, vì quốc gia, dân tộc. Trong sự thăng trầm, hưng thịnh và diệt vong của các triều đại phong kiến, Việt Nam ta đã trải qua nhiều giai đoạn dưới sự cai trị của những nhà vua u tối cùng chế độ chính trị quan lại tham nhũng. Nhiều sĩ phu tự biết mình không thể thay đổi được thế sự, nên đã chọn cho mình một con đường khác giúp dân, giúp nước - là treo ấn từ quan trở về đời thường, hoặc sống thanh bạch với nghề dạy học. Hình ảnh những người thầy như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến mà tài năng, đạo đức của các vị đã trở thành niềm tự hào của nền giáo dục của đất nước có lịch sử ngàn năm văn hiến. Học trò - những môn sinh của ho ở khắp nơi, không chỉ học kiến thức uyên bác, mà còn học ở thầy khí phách của chữ Tâm, sống trọn đạo một con dân đất Việt. Bởi vậy trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, khi bị giặc Nguyên bắt và dụ hàng, Trần Bình Trọng đã khảng khái "Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc". Còn khi giặc Pháp xâm lược nước ta, Triều đình nhà Nguyễn yêu cầu Trương Công Định thu binh nghị hòa, nhưng ông đã thẳng thắn trả lời: 10 [...]... mẫu cho học sinh sau này Sinh viên phạm là những người bằng nhân cách của mình góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những lớp người kế tục xây dựng và bảo vệ tổ quốc 2.2 Thực trạng chữ tâm trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viênphạm hiên nay 2.2.1 Thành tựu của việc phát huy vai trò chữ tâm trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viênphạm hiện nay 21 Chữ tâm luôn gắn liền với cuộc... có đạo đức trong sáng và có chuyên môn nghiệp vụ giỏi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà trường nói riêng và ngành giáo dục đào tạo nói chung 19 CHƯƠNG 2: PHÁT HUY VAI TRÒ CHỮ TÂM TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN PHẠM HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1 Đặc thù của sinh viên phạm 2.1.1 Sinh viên phạm là gì Sinh viên phạm là những sinh viên đang học tập rèn luyện trong. .. đến đạo phật, vấn đề trung tâm và vật thường đặt ra cho người ta rằng đạo phật là duy tâmtrong kinh phật có câu: “Nhất thiết duy tâm tạo” Vậy ta phải hiểu chữ duy tâm ở đây như thế nào “Duy tâm trong đạo phật khác hẳn với duy tâm trong triết học tây phương Triết học Tây Phương hiểu chữ tâm là tinh thần, đối với vạn vật là vật chất Chữ tâm trong đạo phật có ý nghĩa hoàn toàn khác Vậy chữ tâm trong. .. trang bị những kiến thức chuyên môn cho sinh viên phạm, cần chú trọng chữ tâm đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viênphạm Ta đã chọn nghề dạy học không chỉ cần có tri thức và kĩ năng trong phạm mà cần có chữ tâm trong nghề : Ta đã chọn làm nghề dạy học Cần có lòng yêu nghề mến trẻ Cần chuyên môn kiến thức giỏi Có lòng tận tụy, đức hi sinh Ta đã chọn làm nghề dạy học Dạy các em biết đối... Đảng và Nhà nước ta xác định phải quan tâm trong thời kì đổi mới, thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Cần giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên theo hướng kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống với những giá trị đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường Cần đa dạng hóa các loại hình giáo dục đạo đức cho sinh viên mà quan trọng là kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội... ích cho học sinh, là những người hàng ngày trở lớp lớp các chuyến đò qua sông Từ những tấm gương sáng của các thầy cô giáo trong nhà trường phạm, đã giúp cho sinh viên phạm nhận ra sự thật về cái tâm của nghề dạy học nó ý nghĩa như thế nào đối với nghề giáo Chính vì những động lực như vậy mà giúp cho sinh vien phạm ngày càng yêu cái nghề của mình hơn Thứ hai, chữ tâm giúp cho sinh viên phạm. .. thản, có trách nhiệm với công việc của mình hơn Đặc biệt hơn, nghề giáo viên là một trong những nghề cần chữ tâm ở vị trí hàng đầu Người giáo viên là những người đưa đò qua sông Nhân cách, sự thành bại của một con người chủ yếu là do người giáo viên. Vậy nên, Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viênphạm là nhiệm vụ vô cùng quan trong và rất cần thiết Đây 33 là vấn đề lớn trong chiến lược con người... nếu như biết cách phát huy chữ tâm ấy trong mình thì vô cùng ý nghĩa và tốt đẹp Sinh viên phạm cũng vậy, khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng đã có chữ tâm trong nghề dạy học thì sinh viên ấy đã đạt được rất nhiều các thành tựu quý giá cho bản thân Thứ nhất, chữ tâm giúp cho sinh viên phạm yêu nghề dạy học Đúng vậy, có chữ tâm người sinh viên sau khi ra trường mang trong mình lòng nhiệt huyết... 2.2.3 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy đặc biệt các môn học khoa học xã hội đạo đức nhà giáo 30 Thực chất giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phạm không được xếp thành môn học chính khóa trong trường phạm nhưng nó được lồng ghép và tích hợp thông qua nhiều hoạt động khác, mà trong đó giảng dạy các môn là hoạt động không thể thiếu được Các môn học này đã cung cấp cho sinh. .. sinh sẽ bị thụ động, không làm chủ bản thân, dễ rơi vào tình trạng mất bình tĩnh, không trả lời được những câu học sinh thắc mắc, dẫn đến chất lượng giờ học thấp, học sinh sẽ không còn tôn trọng giáo viên áy, cho rằng trình độ của giáo viên ấy thấp không đủ khả năng để dạy học 2.2.2 Hạn chế của chữ tâm trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phạm hiện nay Bên cạnh những thành tựu giáo dục . CỦA NGHIÊN CỨU CHỮ TÂM TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM 1.2 Chữ tâm trong quan niệm đạo đức và chữ tâm trong đạo phật 1.2.1 Chữ tâm trong qua niệm đạo đức Chữ Tâm là phiên âm của chữ. của chữ tâm đối với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm. 4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chữ tâm trong đạo phật đối với. nó trong sự nghiệp trồng người. Vậy nên tôi đã chọn đề tài: Chữ tâm trong đạo phật với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm để làm rõ chữ tâm và vai trò của chữ tâm trong giáo

Ngày đăng: 30/03/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan