Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

79 703 11
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

Trường ĐHSPKT Hưng Yên Luận Văn Tốt NghiệpCHƯƠNG 1LỜI MỞ ĐẦU1.1. Tính cấp thiết của đề tài.Nguồn nhân lực là vốn quý nhất của bất cứ một xã hội hay một tổ chức nào. Chỉ khi nào nguồn nhân lực được sử dụng một cách có hiệu quả thì tổ chức ấy mới có thể hoạt động một cách trơn tru đạt được những thành công như mong đợi. Hoạt động của mỗi tổ chức đều chịu ảnh hưởng chịu sự chi phối bởi các nhân tố mức độ ảnh hưởng khác nhau qua các thời kỳ, nhưng nguồn nhân lực vẫn luôn giữ được vai trò quyết định trong hoạt động của bất cứ tổ chức nào. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng của mình thì nguồn nhân lực trong các tổ chức cũng phải ngày càng tự hoàn thiện để có thể đáp ứng được những nhu cầu đặt ra. Các doanh nghiệp để có thể tồn tại phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì phải tìm mọi cách để trang bị cho mình đội ngũ lao động lớn mạnh cả về số lượng chất lượng. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng thời nhiều công việc một trong số đó là công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong công ty, đồng thời cũng tạo điều kiện để có thể thu hút gìn giữ được lao động tới công ty làm việc cống hiến. Đào tạo phát triểnđào tạo những kỹ năng kiến thức để người lao động có thể vận dụng chúng một cách linh hoạt vào quá trình thực hiện công việc thường ngày chuẩn bị để thực hiện tốt hơn những công việc trong tuơng lai.Công ty TNHH Mừng Quý là công ty mới được thành lập chưa lâu, do đó đội ngũ lao động của công ty vẫn có những sự xáo trộn trình độ kiến thức của người lao động vẫn còn chậm thay đổi để có thể đáp ứng được nhu cầu đặt ra của công ty. Vì vậy, thực trạng của công ty luôn đặt ra những đòi hỏi với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của công ty để làm sao có thể đào tạo nguồn lao động thực sự phù hợp với những mục tiêu mà công ty đã đề ra trước mắt cả trong lâu dài. Nhận thấy sự thực trạng của công ty như trên em quyết định chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Mừng Quý” làm khóa luận tốt nghiệp.1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.1 Trường ĐHSPKT Hưng Yên Luận Văn Tốt NghiệpViệc nghiên cứu đề tại này nhằm:Hiểu rõ những lý luận về đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp.Vận dụng những lý thuyết nghiên cứu được để tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Mừng Quý.Rút ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Mừng Quý.Đề ra các pháp để cải thiện các hạn chế còn tồn tại hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH Mừng Quý.1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.Nghiên cứu tình hình thực tiễn trình độ của đội ngũ công nhân viên tại công ty TNHH Mừng Quý.Nghiên cứu công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Mừng Quý.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.• Pham vi thời gian: Từ năm 2006 tới nay.• Phạm vi không gian:Nghiên cứu tình hình nhân sự tại trụ sở chính của công ty và các đại lý các nhà phân phối của công ty.1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tàiBài khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên sau đây:• Phương pháp thống kê.• Phương pháp so sánh.• Thu thập thông tin qua thực tế thực tập, phiếu điều tra.• Phương pháp chuyên gia.CHƯƠNG 22 Trường ĐHSPKT Hưng Yên Luận Văn Tốt NghiệpCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC2.1. Nội dung của quản trị nhân sự.2.1.1. Nội dung của quản trị nhân sựMôn học quản trị nhân sự (QTNS) bao gồm nhiều nội dung khác nhau nhưng nói chung nó gồm:• Kế hoạch nguồn nhân sự: nghiên cứu các hoạt động dự báo nhu cầu về nhân lực của tổ chức và hoạch định những bước tiến hành để đáp ứng số lượng, chất lượng lao động cần thiết đáp ứng kịp thời các kế hoạch kinh doanh.• Thiết kế và phân tích công việc: Vạch rõ những nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc về công việc và mối quan hệ của nó đối với những công việc khác, kiến thức và kỹ năng cần thiết, những điều kiện làm việc cần thiết để hoàn thành nó.• Tuyển mộ, tuyển chọn, biên chế nhân lực: Nghiên cứu viêc thu hút, sắp xếp, bố trí người lao động vào các vị trí làm việc khác nhau trong doanh nghiệp.• Tạo động lực trong lao động: Vạch rõ các yếu tố tạo động lực về phía nội tại người lao động cũng như về phía tổ chức, xã hội và các phương hướng tạo động lực cần quan tâm.• Đánh giá thực hiện công việc: làm cơ sở cho việc thuê mướn, sa thải, trả thù lao cho người lao động.• Đào tạo và phát triển: Đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động.• Đãi ngộ và phúc lợi: Có tác dụng thu hút những người tài giỏi về cho tổ chức, củng cố lòng trung thành của nhân viên và giảm tối đa số người rời bỏ tổ chức, rời bỏ doanh nghiệp.• Quan hệ lao động: nghiên cứu những vấn đề về quyền, quyền lợi nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.3 Trường ĐHSPKT Hưng Yên Luận Văn Tốt Nghiệp• Bất bình và kỷ luật lao động: thủ tục giải quyết các bất bình có hiệu quả để bảo vệ người lao động cũng như các nguyên tắc, hình thức tiến hành kỷ luật đối với người lao động.• An toàn và sức khỏe cho người lao động: Chương trình an toàn để loại trừ các tai nạn sẽ xảy ra và các chương trình sức khỏe cho người lao động.• Tổ chức hệ thống QTNL: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng QTNL và của nhân viên quản lý.2.1.2. Khái niệm, đối tượng, mục tiêu và tầm quan trọng của Quản trị nhân lực.2.1.2.1. Khái niệmBất cứ một tổ chức nào cũng đều được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực. Do đó có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người và nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực.• Thể lực là sức khỏe của thân thể phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực con người còn tùy thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính…• Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách… của từng người. Trong sản xuất kinh doanh truyền thông, việc tận dụng các tiềm năng về thể của người lao động luôn được quan tâm, không bao giờ lãng quên và gần như được khai thác một cách triệt để. Sự khai thác trí lực vẫn còn mới mẻ, chưa bao giờ khai thác cạn kiệt.Có rất nhiều khái niệm về quản trị nhân sự nhưng nói chung thì: “Quản trị nhân lực là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức về mặt số lượng và chất lượng”.2.1.2.2. Đối tượng của quản trị nhân lực4 Trường ĐHSPKT Hưng Yên Luận Văn Tốt NghiệpĐối tượng của Quản trị nhân lực (QTNL) là người lao động với tư cách là những cá nhân cán bộ, công nhân viên trong tổ chức và các vấn đề liên quan đến họ như công việc và các quyền lợim nghĩa vụ của họ trong tổ chức.2.1.2.3. Mục tiêu của QTNLMục tiêu cơ bản của bất cứ tổ chưc nào cũng là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức đó. QTNL nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chât lượng lao động cần thiết cho tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. QTNL giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân người lao động.2.1.2.4. Vai trò của QTNLKhông một tổ chức nào mang lại hiệu quả nếu thiếu “ Quản Trị nhân lực “. QTNL là bộ phận cấu thành và không thể thiếu của quản trị kinh doanh. QTNL thường là nguyên nhân của thành công hay thất bại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.Thực chất của QTNL là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức đối với người lao động. Nói cách khác, QTNL chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào tổ chức giúp cho họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh.QTNL đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của QTNL trong các tổ chức xuất phát từ tầm quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chứcm và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của tổ chức nên QTNL chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức. Mặt khác quản lý các nguông lực khác nhau cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy cho cùng mọi hoạt động quản lý đếu thực hiện bởi con người.Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như ngày nay ta cang thấy sự quan trọng của việc quản trị nhân sự. Một tổ chức muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giảm gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người 5 Trường ĐHSPKT Hưng Yên Luận Văn Tốt Nghiệpmang tính quyết định. Bởi vậy việc tìm hiểu đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi loại hình tổ chức hiện nay.Nghiên cứu về QTNL sẽ giúp cho các nhà quản trị học được cách giao tiếp với người khác, biết cách đặt câu hỏi và biết cách lắng nghe, biết cách tìm ngôn ngữ chung với nhân viên của mình và biết cách nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên say mê với công việc và tránh được các sai lầm trong việc tuyển chọn, sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức.2.1.3. Các hoạt động chủ yếu của Quản trị nhân lực.2.1.3.1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lựcBao gồm các hoạt động đảm bảo cho tổ chức có đủ nhân viên về số lượng và chất lượng. Muốn vậy tổ chức cần tiến hành: kế hoạch hóa nhân lực, phân tích thiết kế công việc, biên chế nhân lực, tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí nhân lực.• Kế hoạch hóa nhân lực: là quá trình đánh giá nhu cầu của tổ chức về nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu chiến lược, các kế hoạch của tổ chức và xây dựng các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đó.• Thiết kế và phân tích công việc: là quá trình xác định, xem xét, khảo sát những nhiệm vụ và những hành vi liên quan đến một công việc cụ thể. Thiết kế và phân tích việc thường sử dụng để xây dựng chức năng nhiệm vụ và yêu cầu về trình độ kỹ thuật của công việc làm cơ sở cho công tác tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo, thù lao…• Biên chế nhân lực: là quá trình thu hút người có trình độ vào tổ chức lựa chọn người có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc trong những ứng viên xin việc rồi sắp xếp hợp lý nhân viên vào các vị trí khác nhau trong tổ chức.2.1.3.2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcNhóm chức năng này chú trọng các hoạt động nhằm nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong tổ chức có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển tồi đa năng lực cá nhân. Bên cạnh đó việc đào tạo mới còn có các hoạt động đào tạo lại nhân viên mối khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh hay quy trình kỹ thuật, công nghệ đổi mới.6 Trường ĐHSPKT Hưng Yên Luận Văn Tốt Nghiệp2.1.3.3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lựcNhóm này chú trọng duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong tổ chức. Nhóm chức năng này bao gồm 3 hoạt động: đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động cho nhân viên, duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.Thông qua hệ thống thù lao lao động và phúc lợi một mặt thúc đẩy nhân viên làm việc hăng say, tận tình, có ý thức trách nhiệm. Mặt khác đây là biện pháp hữu hiệu để thu hút và duy trì được đội ngũ lao động lành nghề cho doanh nghiệp.2.2. Những vấn đề cơ bản về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.Ngày nay mỗi xã hội, mỗi tổ chức muốn tồn tại phát triển đều cần đến các nguồn lực khác nhau. Các nguồn lực như nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ, nguồn lực con người… đều cần được huy động sử dụng có hiệu quả nhằm đảm bảo và duy trì một xã hội phát triển. Trong các nguồn lực đó, nguồn lực con người hay nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng hàng đầu, đây là nguồn lực đóng vai trò quyết định trong việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực còn lại. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ càng đòi hỏi nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng. Không nằm ngoài quy luật đó, trong các doanh nghiệp thì nguồn lực con người cũng ngày càng đóng vai trò to lớn. Với các doanh nghiệp, thế mạnh về nguồn nhân lực chính là thế mạnh rất lớn trong cạnh tranh, vì con người sẽ quyết định tới việc doanh nghiệp đó có sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính hay máy móc công nghệ không? Đặc biệt là nguồn lực con người ảnh hưởng rất lớn tới những sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, nguồn nhân lực để đáp ứng các nhu cầu đó không thể tự nhiên xuất hiện mà phải qua quá trình dài học tập lao động mới có thể đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Quá trình học tập của những người lao động phải trải qua nhiều quá trình, một trong những quá trình đào tạo của người lao động chính là quá trình đào tạo trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải đào tạo người lao động vì rất nhiều lý do: Người lao động mới cần có sự đào tạo để có thể quen với công việc trong một môi trường lao động hoàn toàn mới, qua đó họ mới có thể hòa nhập nhanh chóng có hiệu quả trong công việc. Còn với những lao động đang làm việc trong doanh nghiệp thì việc học tập của họ nhằm nâng cao những khả năng cần thiết để hoàn thành ngày càng tốt 7 Trường ĐHSPKT Hưng Yên Luận Văn Tốt Nghiệpcông việc mà họ đang đảm nhiệm hoặc công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn trong tương lai.Đào tạo và phát triển các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.2.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực.Đào tạo là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.2.2.2. Phát triển nguồn nhân lực.Phát triển là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức.2.2.3.Mục tiêu, ý nghĩa đào tạo phát triển nguồn nhân lực.Đào tạo phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, nó góp phần đáp ứng nhu cầu hoạt động phát triển của cả doanh nghiệp những người lao động trong doanh nghiệp đó.Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp đỡ cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao các khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.Đào tạo phát triển đáp ứng được yêu cầu công việc hay chính là đáp ứng nhu cầu tồn tại phát triển của mỗi doanh nghiệp. Xã hội ngày nay đang biến đổi một cách nhanh chóng, nhất là cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Do vậy, những nhu cầu đặt ra với sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp ngày càng cao.8 Trường ĐHSPKT Hưng Yên Luận Văn Tốt NghiệpĐặc biệt là khi ngày nay các doanh nghiệp đang áp dụng một cách rộng rãi triệt để các ứng dụng của khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Chính điều đó làm cho vai trò của đào tạo phát triển là không thể thiếu trong việc giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu đó.Đào tạo phát triểnmột trong những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đây là điều tất yếu nếu như một doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh vị thế của mình trên thị trường.Đào tạo phát triểnmột trong những điều kiện quan trọng để có thể áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào trong doanh nghiệp. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh là đòi hỏi tất yếu đối với các doanh nghiệp ngày nay, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh chỉ có thể được thực hiện khi có đội ngũ nhân lực đủ trình độ thực hiện. Đội ngũ lao động đó chỉ có thể có được thông qua quá trình đào tạo phát triển, không chỉ trong trường lớp mà còn cả ở trong doanh nghiệp thì những người lao động đó mới có thể đáp ứng nhu cầu được đặt ra.Đào tạo phát triển giúp nâng cao năng suất lao động, nâng cao khả năng thực hiện công việc. Người lao động được học tập đào tạo sẽ tạo điều kiện cho họ có thể thực hiện công việc nhanh chóng với nhiều sáng kiến hơn, như vậy là đồng nghĩa với việc năng suất lao động tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc sẽ góp phần làm giảm bớt sự giám sát của doanh nghiệp, như vậy cũng làm giảm bớt áp lực với người lao động. Cả người lao động doanh nghiệp đều có lợi, người lao động được tự chủ hơn trong công việc còn doanh nghiệp có điều kiện để giảm bớt nhân lực ở bộ máy giám sát đưa vào thực hiện những công việc đang đòi hỏi nhiều nhân lực hơn.Đào tạo phát triển giúp cho doanh nghiệp có cơ hội nâng cao tính ổn định sự năng động của mình. Sự ổn định của doanh nghiệp được quyết định bởi nhiều nhân tố, trong đó nguồn nhân lựcnhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới sự ổn định của toàn bộ doanh nghiệp. Vì nguồn nhân lực chính là nhân tố giúp các nhân tố khác có thể hoạt động một cách nhịp nhàng, thông suốt qua đó làm cho hoạt động của doanh 9 Trường ĐHSPKT Hưng Yên Luận Văn Tốt Nghiệpnghiệp không gặp cản trở đồng thời tạo nên tình ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp.Đào tạo phát triển nguồn nhân lực không những nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn đáp ứng nhu cầu của người lao động đó là nhu cầu được học tập nâng cao trình độ bản thân. Đây là nhu cầu tất yếu của người lao động nhằm nâng cao giá trị cũng như vị thế của họ trong doanh nghiệp cũng như trong xã hội. Qua đó cải thiện được đời sống vật chất tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp.Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp:• Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc.• Nâng cao chất lượng thực hiện công việc.• Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát.• Năng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.• Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực.• Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp.• Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.Đối với người lao động• Tạo ra sự gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động.• Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động.• Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai• Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.• Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.10 [...]... triển nguồn nhân lực 2.5.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Ngày nay trong các doanh nghiệp thì đào tạo phát triển nguồn nhân lực là nhu cầu tất yếu, đòi hỏi này xuất phát từ cả lí do khách quan chủ quan của doanh nghiệp Lí do khách quan là doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực cạnh tranh các nhu cầu của thị trường Khi một doanh nghiệp... cầu đào tạo của người lao động để tránh tình trạng xuất hiện mâu thuẫn giữa những người được đào tạo người không được đào tạo trong công ty Điều này đòi hỏi với người làm công tác đào tạo của công ty phải có sự xác định, bố trí sắp xếp kế hoạch đào tạo một cách hợp lý 3.1.7.4 Cơ cấu trình độ đào tạo của lao động trong công ty TNHH Mừng Quý Bảng 7: Cơ cấu đào tạo của lao động trong công ty TNHH. .. dụng linh hoạt vào trong công tác đào tạo của tổ chức mình nhằm thu được hiệu quả đào tạo cao nhất Tùy theo yêu cầu doanh nghiêp có thể lựa chọn hai nhóm phương pháp đào tạo để thực hiện việc đào tạo trong doanh nghiệp của mình Đó là nhóm phương pháp đào tạo trong doanh nghiệp nhóm phương pháp đào tạo ngoài doanh nghiệp 2.4.1.5 Dự tính chi phí đào tạo Từ việc xác định nhu cầu đào tạo đến việc xây... sản phẩm công ty kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú trên thị trường vì vậy yêu cầu đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của công ty sao cho phù hợp với những đặc điểm kinh doanh vốn có mà lại có thể mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh Do đó việc tìm hiểu về thực trạng công tác đào tạo phát triển tại công ty TNHH Mừng Quý là một yêu cầu đang đặt ra nhằm tìm những... thuận lợi để công ty có thể phát triển mở rộng thị trường, tuy nhiên kéo theo những thuận lợi ấy là những thách thức cho công ty khi thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của mình Đội ngũ lao động của công ty có sự chênh lệch về độ tuổi, trình độ, giới tính, thâm niên trong nghề do vậy nên có sự đòi hỏi với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong công ty là phải có kế hoạch chương... hiện công tác đào tạo thì công ty TNHH Mừng Quý cũng đã nhận thức được điều này đã thực hiện việc đào tạo bằng nhiều hình thức để phát huy khả năng của các nguồn lực này, đó là việc công ty thực hiện các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên phục vụ, thực hiện phương pháp đào tạo tại chỗ thông qua sự hướng dẫn của lao động có kinh nghiệm… Bảng 5: Cơ cấu tuổi của lao động được đào tạo tạicông... xây dựng chương trình đào tạo phương pháp để đào tạo thì doanh nghiệp phải dựa vào yếu tố quan trọng là chi phí mà doanh nghiệp dành cho công tác đào tạo phát triển Kinh phí dành cho đào tạo của doanh nghiệp được dự trù từ việc lập kế hoạch đào tạo năm Những chi phí đào tạo dành cho quá trình đào tạo bao gồm các loại chi phí sau: • Chí phí dành cho những người tham gia đào tạo • Chi phí tiền lương... nhu cầu đào tạo Để thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp một cách hiệu quả thì việc xác định nhu cầu đào tạo là việc đầu tiên mà người làm công tác đào tạo trong doanh nghiệp cần phải quan tâm Đây là khâu trọng yếu trong toàn bộ quá trình đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo đúng thì mới có thể tạo hiệu quả cao trong việc thực hiện các bước tiếp theo của quá trình đào tạo Doanh... đào tạo thêm để nâng kiến thức Nói chung mục đích của doanh nghiệp là cần đào tạo để nâng cao năng suất của người lao động, nhằm giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh làm cho doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận 2.5.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Mừng Quý Mới được thành lập từ năm 2006 nên khả năng về vốn, nhân lực của công. .. mục tiêu đào tạo Mục tiêu đào tạo là kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo Mục tiêu đào tạo được xác định thông qua nhu cầu đào tạo, trước khi đào tạo một loại lao động nào đó thì cần biết được quá trình đào tạo sẽ trang bị được những gì cho người lao động doanh nghiệp thu được gì qua quá trình đào tạo đó như: kỹ năng cần đạt được là gì, số lượng đào tạo là bao nhiêu, thời gian đào tạo trong . công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Mừng Quý.Rút ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân. hiện đồng thời nhiều công việc và một trong số đó là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp

Ngày đăng: 17/12/2012, 16:41

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Một số cửa hàng và đại lý của cụng ty TNHH Mừng Quý - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

Bảng 1.

Một số cửa hàng và đại lý của cụng ty TNHH Mừng Quý Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 4: Cơ cấu tuổi và giới tớnh của lao động tạicụng ty TNHH Mừng quý. - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

Bảng 4.

Cơ cấu tuổi và giới tớnh của lao động tạicụng ty TNHH Mừng quý Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 5: Cơ cấu tuổi của lao động được đào tạo tạicụng ty TNHH Mừng Quý năm 2009 Đơn vị : người - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

Bảng 5.

Cơ cấu tuổi của lao động được đào tạo tạicụng ty TNHH Mừng Quý năm 2009 Đơn vị : người Xem tại trang 30 của tài liệu.
Qua bảng 4ở trờn cú thể thấy rằng cơ cấu giới tớnh ở cụng ty TNHH Mừng Quý cú sự tăng lờn của nữ giới năm 2007 là 66,67% đến năm 2009 là 62,59%, sự tăng lờn  ở tỷ trọng của nữ giới là do cụng ty đã tuyờ̉n thờm mụ̣t sụ́ lượng nhõn viờn phục vụ  cho - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

ua.

bảng 4ở trờn cú thể thấy rằng cơ cấu giới tớnh ở cụng ty TNHH Mừng Quý cú sự tăng lờn của nữ giới năm 2007 là 66,67% đến năm 2009 là 62,59%, sự tăng lờn ở tỷ trọng của nữ giới là do cụng ty đã tuyờ̉n thờm mụ̣t sụ́ lượng nhõn viờn phục vụ cho Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 6: Cơ cấu giới tớnh chia theo lao động giỏn tiếp và lao động trực tiếp năm 2009 của cụng ty TNHH Mừng Quý. - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

Bảng 6.

Cơ cấu giới tớnh chia theo lao động giỏn tiếp và lao động trực tiếp năm 2009 của cụng ty TNHH Mừng Quý Xem tại trang 33 của tài liệu.
Qua bảng trờn thấy rằng lao động trong cụng ty TNHH Mừng Quý phần lớn cú trỡnh độ đào tạo là Cao đẳng, Trung cấp, cụng nhõn kỹ thuật và các lao đụ̣ng khác - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

ua.

bảng trờn thấy rằng lao động trong cụng ty TNHH Mừng Quý phần lớn cú trỡnh độ đào tạo là Cao đẳng, Trung cấp, cụng nhõn kỹ thuật và các lao đụ̣ng khác Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 8: Vốn kinh doanh qua cỏc năm (2007, 2008, 2009) - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

Bảng 8.

Vốn kinh doanh qua cỏc năm (2007, 2008, 2009) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Nhỡn vào bảng dễ dàng thấy được cụng ty cú một nguồn vốn kinh doanh tương đối ổn định qua cỏc năm, cỏc doanh nghiệp tiếp cận với vốn vay vụ cựng khú khăn,  trước tỡnh hỡnh khú khăn trong năm 2008 nhưng cụng ty vẫn huy động được một  lượng tiền khỏ lớn đú  - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

h.

ỡn vào bảng dễ dàng thấy được cụng ty cú một nguồn vốn kinh doanh tương đối ổn định qua cỏc năm, cỏc doanh nghiệp tiếp cận với vốn vay vụ cựng khú khăn, trước tỡnh hỡnh khú khăn trong năm 2008 nhưng cụng ty vẫn huy động được một lượng tiền khỏ lớn đú Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 9: doanh thu và lợi nhuận của cụng ty 2007-2009 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

Bảng 9.

doanh thu và lợi nhuận của cụng ty 2007-2009 Xem tại trang 37 của tài liệu.
Nhỡn vào bảng dễ dàng thấy được cụng ty cú một nguồn vốn kinh doanh tương đối ổn định qua cỏc năm, năm 2008 mặc dự nhà nước thực hiện chớnh sỏch thắt chặt  tiền tệ, cỏc doanh nghiệp tiếp cận với vốn vay vụ cựng khú khăn, trước hoàn cảnh đú  cụng ty vẫn cú - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

h.

ỡn vào bảng dễ dàng thấy được cụng ty cú một nguồn vốn kinh doanh tương đối ổn định qua cỏc năm, năm 2008 mặc dự nhà nước thực hiện chớnh sỏch thắt chặt tiền tệ, cỏc doanh nghiệp tiếp cận với vốn vay vụ cựng khú khăn, trước hoàn cảnh đú cụng ty vẫn cú Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 12: Số lượt người được đào tạo qua cỏc năm của cụng ty TNHH Mừng Quý - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

Bảng 12.

Số lượt người được đào tạo qua cỏc năm của cụng ty TNHH Mừng Quý Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 13: Kinh phớ đào tạo của cụng ty TNHH Mừng Quý qua cỏc năm - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cty TNHH Mừng Quý

Bảng 13.

Kinh phớ đào tạo của cụng ty TNHH Mừng Quý qua cỏc năm Xem tại trang 49 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan