bài tiểu luận cơ sở văn hóa

12 7.5K 32
bài tiểu luận cơ sở văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

………… o0o………… Bài tiểu luận sở văn hóa Lời mở đầu Theo Hán ngữ chúng ta thấy rõ: Chữ "Hiếu" ( 孝)là chữ viết tắt của hai chữ "Lão" ( 老 ) ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử" ( 子 )ở dưới. "Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Chữ Hiếu là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát. Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc. "Hiếu" là thiên kinh địa nghĩa, là gốc của mọi đức tính. Ca dao tục ngữ đã nói nhiều, ngay trong bài học vỡ lòng, trong "Luân lý giáo khoa thư" chúng ta đã hiểu: "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" Những chân lý đó, ai không chấp nhận, song quan niệm về chữ "Hiếu" ngày nay cũng phần khác thời xưa. Đạo hiếu xuyên suốt trong mọi phong tục của nhân dân ta, không thể không nói đến chữ hiếu khi viết về phong tục cổ truyền của ta. Lễ tế, lễ tang, lễ cưới, kể cả sinh đẻ, xây nhà dựng cửa, hội hè đình đám, việc nước, việc làng, thuần phong mỹ tục đã đành mà trong số những phong tục đã lỗi thời, ngày nay bị xếp vào loại đồi phong bại tục, ta cũng chắt lọc được một phần tinh hoa của đạo hiếu. rất nhiều người đã nói tới đạo hiếu nhưng cũng không thể nói hết được ý nghĩa của chữ hiếu. Chính vì nhưng lí do trên mà tôi đã chọn đề tài là “Đạo Hiếu trong văn hóa Việt Nam”. Qua đề tài này, tôi muốn giới thiệu với tất cả mọi người về “Đạo Hiếu” một nét đẹp văn hóa của đất nước và con người Việt Nam. 1.1 Khái quát chung về “Đạo Hiếu” Con người chúng ta từ khi sinh ra ai cũng đều biết đến chữ Hiếu. Theo từ điển Hán – Việt chữ “Hiếu” ( 孝) là chữ viết tắt của hai chữ "Lão" ( 老 ) ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử" ( 子 ) ở dưới. Hiếu là một đạo lâu đời nhất trong các đạo. Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản quí báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng và giữ gìn Khi Phật Giáo xuất hiện ở Việt Nam thì đạo đức dân tộc và đạo đức Phật Giáo hòa quyện vào nhau như nước với sữa. Do người Việt sẵn tinh thần yêu chuộng đạo hiếu và giá trị giải thoát nên đã tiếp nhận giáo lý Phật Giáo một cách dễ dàng. Làm người ai cũng mang ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Người Phật tử Việt Nam hướng về Lễ hội Vu Lan vào ngày rằm tháng bảy mỗi năm là thực hiện một phương thức báo hiếu vốn từ lâu đời, và xem đó như là một tín ngưỡng truyền thống. Đây là nét đẹp của đạo hiếu xuyên suốt chiều dài lịch sử vốn trong nền văn hóa Việt Nam. Hiếu thảo với cha mẹ là một nét đẹp văn hóa đã trở thành truyền thống, tiêu biểu cho cốt cách con người Việt Nam, là bước đi đầu tiên trên con đường hoàn thiện nhân cách và đạo đức. Con người lòng hiếu thảo mới hội tụ đủ: “Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí – Tín” và nếu ai không đủ các phẩm chất đó thể được coi là không thành người. 1.2 Quan niệm về chữ Hiếu của dân tộc Việt Nam Hiếu kính Cha Mẹ là một truyền thống rất tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến ngày nay. Có thể nói hiếu thảo là cái gốc của đạo làm người. Đã bao thế hệ người Việt chúng ta lớn lên trong lời ru nhẹ nhàng sâu lắng: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Để rồi từ lúc nào triết lý sống đậm chất nhân bản ấy thấm sâu vào tâm khảm, trở thành phương châm sống cho mỗi con người. Đạo Hiếu là một nét đẹp văn hóa đã trở thành truyền thống, tiêu biểu cho cốt cách con người Việt Nam, là bước đi đầu tiên trên con đường hoàn thiện nhân cách và đạo đức. Con người lòng hiếu thảo mới hội tụ đủ: “Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí – Tín và nếu ai không đủ các phẩm chất đó thể được coi là không thành người. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay các gia đình hai thế hệ chiếm số đông, gia đình nhiều thế hệ ngày một ít đi. Song dù thế nào đi nữa thì một trong những tiêu chí lớn của đạo làm người của người Việt ta là hiếu thảo với cha mẹ không bao giờ thay đổi. 1.2.1 Các cách thể hiện về Đạo Hiếu Đạo Hiếu được ghi lại trong rất nhiều các tác phẩm văn học, ca dao tục ngữ, những câu truyện sự tích v v . Trong văn học dân gian còn lưu lại những dấu tích về tấm lòng yêu chuông đạo hiếu người con Việt. Trải qua bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử với những phương diện trong đời sống con người, như kinh tế, chính trị, văn hóa và nghệ thuật v.v , nó cùng ảnh hưởng tương tác giúp cho người Việt Nam làm nên văn hóa của dân tộc trong quá khứ và hiện tại. Văn học dân gian Việt Nam đã đề cao văn hóa gia đình và dòng tộc. Trong truyền thuyết hay truyện cổ tích, người Việt luôn tự hào là thuộc dòng giống con rồng cháu tiên. Lạc Long Quân như là một người cha mẫu mực, anh hùng, thương yêu và che chở con cái lúc hoạn nạn, thường khuyên mọi người ăn ở hiền lành, sống đúng đạo lý cha con và tình nghĩa vợ chồng. Đó là ý thức về hiếu hạnh, đặt nền tảng gây dựng đạo đức xã hội. Câu chuyện về sự tích bánh chưng bánh dầy đã bày tỏ công lao sanh dưỡng của cha mẹ. Nó nói lên lòng hiếu thảo của người con với cha mẹ của mình bằng những hành động việc làm giản đơn. Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, là người con hiếu thảo, hiền lành đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời. Do vậy mà được vua Hùng truyền trao ngôi vua. Tiền bạc, vàng ngọc châu báu, của ngon vật lạ của các người con khác dâng lên đều bị vua từ chối. Ý thức ấy như ngọn gió đạo đức đã thổi vào luồng văn hóa dân tộc để xây dựng nền đạo lý lâu dài. Chiếc bánh chưng, bánh dầy đã trở thành một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chiếc bánh ấy thường được dâng cúng tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán và các lễ hội hàng năm. Trong ca dao Việt Nam, tiếng nói đạo đức mang truyền thống văn hóa dân tộc được kết tụ mấy nghìn năm lịch sử. Với những lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu đã đề cao được công lao dưỡng dục của cha mẹ, nó không nằm trong phạm vi văn chương bác học, mà trở lại gần gủi và phổ cập với đời sống con người qua bao thế hệ: “Công cha nghĩa mẹ cao dày, Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ. Nuôi con khó nhọc đến giờ, Trưởng thành con phải biết thờ song thân.” “Ơn cha lành cao hơn non Thái Nghĩa mẹ hiền sâu tựa biển khơi Dù cho dâng cả một đời Củng không trả được ơn người sinh ta.” “ Công cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Vậy người cha, nổi bật là đức nghiêm. nghiêm mới giáo dục con cái đạo đức, có văn hóa, sau trở thành người đủ tài đủ đức, nên tính đức người cha sừng sững, vòi vọi như núi Thái Sơn. Còn tính đức của người mẹ thì muốn con cuộc sống no ấm, đủ đầy. Người mẹ lại thường gần gũi, an ủy, vỗ về con cái hơn, nên tình nghĩa của người mẹ, nó đậm đà, da diết như suối nguồn bất tận. Suối nguồn tình thương của người mẹ, nó dịu dàng, đầm ấm, âm thầm tuôn chảy không bao giờ dừng nghỉ. Nên trách nhiệm người con là phải "một lòng thờ mẹ kính cha ". “Bốn con ngồi bốn góc giường Mẹ ơi mẹ hỡi mẹ thương con nào Mẹ thương con út mẹ thay Thương thì thương vậy chẳng tày trưởng nam Trưởng nam nào gì đâu Một trăm cái giỗ đổ đầu trưởng nam” "Mồ côi cha, ăn cơm với cá Mồ côi mẹ lót lá mà nằm Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẫu từ". Ngoài những mẩu truyện sự tích, ca dao tục ngữ thì trong văn học Việt Nam “Đạo Hiếu” cũng được các nhà văn nhà thơ nói đến rất nhiều. Như trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đạo hiếu được nhắc đến rất sâu sắc, với hình ảnh Thúy Kiều bán mình chuộc cha như một khúc đàn ai oán, báo hiệu cho sự bất hạnh của một con người. Sự bất hạnh ấy, là một tấm gương sáng khó quên được khi nhắc đến Kiều. “Duyên hội ngộ đức cù lao Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn, Để lời thệ hải minh sơn Làm con trước phải đền ơn sanh thành.” Thúy Kiều đã hy sinh tất cả hạnh phúc cá nhân để làm tròn Chữ Hiếu: “Như nàng lấy hiếu làm trinh Bụi nào cho đục được mình ấy vay.” “ Ôm lòng đòi đoạn xa gần, Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau! Nhớ ơn chín chữ cao sâu Một ngày một ngã bóng dâu tà tà”. (trong câu 1254-1255, truyện kiều) Hay: “Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương Mái nhì man mác nhớ sông Hương Hà ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ Cày đắng bao nhiêu nổi đoạn trường”. (Quê mẹ- Tố Hữu) Hay như Cụ Nguyễn Đình Chiểu, một sĩ phu yêu nước, thương dân vào thế kỉ thứ mười chín, không màng danh lợi, rất đề cao tinh thần hiếu hạnh, thể trong tác phẩm“ Lục Vân Tiên.” Hình ảnh Lục Vân Tiên trên đường đi thi trạng nguyên, nghe tin mẹ mất, đã quay về chịu tang cho mẹ và ông đã khóc lóc đến mù mắt. Lục Vân Tiên không vì sự nghiệp của bản thân mình mà quên đi trách nhiệm của người con khi cha mẹ qua đời. 1.2.2 Đạo Hiếu trong Phật giáo Trong đạo Phật đạo hiếu gồm bốn thứ: một là đại hiếu, hai là tiểu hiếu, ba là viễn hiếu, bốn là cận hiếu. Thế nào là đại hiếu? Tức là báo đền ơn cha mẹ của mình trong nhiều đời về trước, báo đền ơn của sư trưởng. Thế nào là tiểu hiếu? Tức là hiếu thảo với cha mẹ trong đời này mà thôi; lo lắng, chăm sóc làm cho cha mẹ vui vẻ, phụng dưỡng, an ủi, đó tức là cung kính cha mẹ, cúng dường cha mẹ. Thế nào gọi là viễn hiếu? Tức là kính trọng các bậc thánh hiền xưa kia, ly mỗi lời nói mỗi công hạnh của họ làm gương sáng để mình bắt chước noi theo. Thế nào là cận hiếu? Tức là ngoại trừ hiếu thảo với cha mẹ mình, thì cũng cần phải hiếu thảo với cha mẹ người khác. Rằng: "lo ngô lo, dĩ cập nhân chi lo", tức là tôn trọng những huynh trưởng, tiền bối của mình rồi cũng tôn trọng những bậc tiền bối của kẻ khác. Mình cần tư tưởng và hành động hiếu thảo như vậy. Phật giáo gắng liền với truyền thống văn hóa Việt Nam, thông qua pháp Báo hiếu trong kinh Vu Lan bồn được thể hiện khá rõ nét. thể nói, pháp báo hiếu này là điểm tựa tinh thần cững chắc và cũng là nền tảng đạo đức của dân tộc ta. Kinh Nhẫn Nhục dạy rằng: "Ðiều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu." Trong giáo lý đạo Phật, Đức Phật Thích Ca, ngài là một bậc Thầy của trời người đã thể hiện trọn vẹn về hạnh hiếu. Khi vua Tịnh Phạn bệnh nặng, ngài đã về hoàng cung để thuyết pháp cho vua cha. Trong kinh Địa Tạng chép rằng, Đức Phật còn lên cung trời Đâu Lợi thuyết pháp cho mẹ là Thánh Mẫu Ma Gia. Vì công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ quá là cao dày, nên Kinh Thi câu: "Phụ hề sinh ngã, Mẫu hề cúc ngã, Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao. Dục báo thâm ân, hiệu thiên vãng cực" (Cha sanh ra ta, Mẹ nuôi nấng ta, Thương cha mẹ lắm, vì sinh ta nhọc nhằn, đến khi muốn báo đáp ân sâu, thì than ôi, trời cao không cùng!). Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ quá là lớn lao, như trời cao. Khi người con muốn đền đáp ân sâu thì lúc đó như trời cao vói không tới. Từ khi cưu mang đến mở mắt chào đời, trưởng thành và lớn khôn, cha mẹ phải chịu biết bao là khổ sở, nhọc nhằn. Thế mà khi sức sống đã truyền hết cho con thì cha mẹ hơi tàn sức tận, rồi trở thành "người thiên cổ". Ai lớn lên từng nếm mùi cay đắng, thấm gót phong trần thì mới thấm thía cái ơn của cha mẹ mình. Một người biết đến điều ân nghĩa, chắc chắn không dám vội quên cái ơn của cha mẹ. Đạo Hiếu còn được thể hiện qua kinh Báo ân. Qua tư tưởng hiếu đạo của kinh Báo ân cha mẹ, chúng ta đã thấy tinh thần hiếu đạo là một trong những pháp môn tu tập của người Phật tử . Pháp môn ấy đem lại đạo đức và hạnh phúc cho con người và xã hội. Đức Phật dạy: "Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng, dâng cúng với của cải, vật chất, tiền bạc thì không bao giờ đủ để đáp đền ơn cha mẹ. Nhưng này các Tỳ kheo, ai đối với cha mẹ không lòng tin Tam bảo thì khuyến khích lòng tin Tam bảo, đối với cha mẹ sống tà giới thì khuyến khích vào chánh giới, đối với cha mẹ gian tham thì khuyến khích bố thí, đối với cha mẹ tà kiến thì khuyến khích vào chánh kiến. Cho đến như vậy, này các Tỳ kheo, là đền đáp xứng đáng cho mẹ và cha" (Tăng Chi 1, 75). Ở trong Kinh Vu Lan, hình ảnh Đức Mục Kiền Liên tiêu biểu một đệ tử chí hiếu. thể khẳng định rằng từ thuở xa xưa đến nay, tấm gương hiếu hạnh của Tôn giả Mục Kiền Liên vẫn mãi mãi soi sáng, làm thắm đượm nhân tình. Sau khi thành đạt đạo qủa A La Hán, ngài Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn quan sát khắp, thấy mẹ mình bị đọa đày làm loài quỷ đói. Ngài là hàng đệ tử thần thông đệ nhất, tin rằng sẽ cứu được mẹ qua cơn đói khát đày đọa tấm thân. Ngài với hai tay cầm bát cơm vừa đưa ngang miệng, thì than ôi, cơm hóa thành than hồng, không thể ăn được! Tôn giả chính mắt chứng kiến cảnh tượng này, lòng đau khổ vô cùng. Tôn giả trở về xin Phật mở lương từ bi cứu độ mẹ Ngài. Phật dạy: "Mẹ ông đã nhiều kiếp gieo nhơn xan tham keo kiệt, nên nay phải chịu qủa báo làm loài quỷ đói. Một mình ông không thể cứu được. Phải nhân ngày Rằm tháng Bảy, tổ chức cúng dường Phật và chúng Tăng mười phương, nhờ vào uy lực và sức chú nguyện của Phật và chúng Tăng mười phương thì mẹ ông mới thể siêu thoát được". Sau đó, Tôn giả Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật dạy, đến ngày Rằm tháng Bảy đem phẩm vật đến cúng dường chúng Tăng mười phương. Mẹ của Ngài nhờ uy đức phước lực của chúng Tăng và lòng chí thành chí kính của Ngài, sớm được thoát khỏi nỗi thống khổ của loài quỷ đói, siêu sinh về cõi lành. Từ đó, ngày Lễ Vu Lan được tổ chức long trọng để hàng Phật tử câu hội về ngôi Tam bảo, cúng dường đức Phật và chúng Tăng, cầu cho cha mẹ còn sống được thân tâm an lạc, sau khi mạng chung được sanh về cõi lành. Về phương diện giáo dục đạo đức của đạo Phật, một điểm đáng ghi nhận là giáo dục về hiếu đạo. Hiếu đạo là nền tảng đạo đức của đạo làm người cho ra người. Chúng ta thể trang trải tình thương đến tất cả mọi loài mọi vật, nhưng điểm xuất phát làm nền tảng phải từ sự hiếu kính cha mẹ. Một người thể thương đủ thứ người, tình thương đó trùm hết muôn loài vạn vật, nhưng nếu không thương kính cha mẹ thì tình thương đó e thành giả dối, vì không gốc rễ, không được lập cước từ căn bản. Cho nên hiếu đạo xưa nay vẫn thường được đề cao trong phạm vi luân lý đạo đức. Nếu chưa thực hiện hiếu đạo ngay trong đời sống gia đình đối với cha và mẹ thì chưa thể xứng đáng là một con người. Người xưa câu: "Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên". Ngày rằm tháng bảy là ngày Vu Lan báo hiếu. Ngày rằm tháng bảy còn là ngày Phật Hoan Hỷ. Tại sao Phật vui trong ngày đó? Bởi vì đó là ngày tăng chúng tự tứ. Sau ba tháng an cư, Phật họp chúng tăng lại để “tự tứ”, nghĩa là để sửa lỗi cho nhau và cùng sám hối lỗi. Sám hối như vậy thì tâm thanh tịnh; thấy chúng tăng thanh tịnh, làm sao phật không vui? Tinh thần hiếu hạnh Phật giáo thấm nhuần trong văn hóa của dân tộc Việt nam , ca dao câu: “dù ai buôn bán đâu đâu, cứ rằm tháng Bảy mưa Ngâu thì về”. Rằm tháng bảy trong kí ức mọi người là ngày xá tội vong nhân, phát tâm làm lành lánh dữ, cúng dường Tam Bảo cầu cho gia quyến bình an và cầu nguyện cho hương linh cha mẹ và tổ tiên quá vãng được sanh về cỏi an lành .Như vậy ,Phật Giáo thực hiên rất sâu sắc hơn về ý nghĩa đạo hiếu. Người Phật Tử làm tất cả các thiện pháp để hồi hướng cho tổ tiên ông bà quá vãng nhiều đời: “đa sanh phụ mẫu”, là nuôi lớn tình thương bình đẳng vô ngã vị tha. Ý nghĩa ấy, chúng ta còn phải trách nhiệm với bao bậc mẹ cha khác trên cuộc đời, vì giá trị rộng lớn của chữ hiếu trong triết lý duyên sinh. Theo quan điểm đao Phật, hiếu thuận với cha mẹ là phải hiếu thuận với tất cả mọi người .Đây là lý tưởng sống cao đẹp không những dân tộc Viêt Nam mà các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới đều yêu chuộng và giữ gìn . 1.3 Vai trò của “Đạo Hiếu” trong đời sống Trong nền luâncổ truyền Việt Nam, đạo hiếu được đề cao trong phong cách, và bản chất của con người. Nói đến đạo hiếu là nói đến truyền thống quý báu của người dân Việt dược thể hiện muôn hình muôn vẻ trong cuộc sống đời thường mà chúng ta cần chiêm nghiệm. Dù chúng ta sống nơi đâu, thành thị hay thôn quê, chúng ta cũng khó tách rời cái ngôi đầu tiên của cuộc đời mình là mái ấm tình thương của cha mẹ. Tấc cả các sinh vật trên thế gian này, được sinh ra và tồn tại là nhờ vào sự duy truyền nòi giống giữa thể cha cùng thể mẹ. Mỗi loài đều thuộc tính khác nhau. Chúng ta sự diễm phúc hơn các loài sinh vật khác là nhờ sự nhận thức thế giới bằng chính khả năng tri giác của mình. Điều này đạo Phật thể hiện rất rõ qua lời dạy của đức Thế tôn: “Được làm thân người là khó, được gặp Phật vá nghe pháp lại càng khó hơn”. Hẳn bạn cũng cảm nhận điều ấy trong cuộc sống thương nhật của mình. Nhưng điều tôi muốn nói ở đây, là sự đối đãi giữa người và người trong xã hội. Sự đối đãi ấy, không phải đơn điệu bình thường mà là cả nghệ thuật sống bằng chính khả năng nhận thức của mỗi người trong một hoàn cảnh nhất định. Bạn đang sống trong môi trường gia đình, tất nhiên bạn phải chấp nhận những thiết chế mà gia đình đặt ra. Và lúc nào đó bạn tự hỏi: “mình làm đúng vai trò của người con đối với cha mẹ hay chưa?”. Chính câu hỏi này là nền tảng đưa bạn đến thành công trên mọi lĩnh vực xã hội. Ngày nay, đất nước đang hòa nhập vào sự phát triển khoa học kỉ thuật hiện đại, cùng với sự du nhập các nền văn hóa phương tây, liệu chúng ta giữ được truyền thống tốt đẹp của lòng hiếu kính hay không? Chính câu hỏi này, cũng là nỗi ưu tư các nhà xã hội học. Nạn ma túy đang hoành hành, hàng loạt bi kịch xảy ra trong cuộc sống như hả hế với sự tàn đầy dã tâm của một con quỷ dữ. Dù thế nào đi chăng nữa, tôi và bạn không thể dững dưng với nổi khổ của các bậc cha mẹ về những đứa con vô tâm như thế. Phàm làm người, chúng ta không thể sống một cách buông thả để ngày tháng trôi qua mà không nuối tiếc. Vì rằng, chúng ta còn hiện hữu trên cuộc đời này là chúng ta còn mang ơn và báo ơn. Bạn cùng tôi hãy sống thực với chính mình, bằng chính trái tim và hơi thở để cảm nhận ở mỗi chúng ta là một thế giới đủ năng lực diệu dụng của từ bi và trí huệ. Lòng từ bi không thể thiếu được yêu và thương. Bỡi lẽ, lòng từ bi bắt nguồn từ tình yêu thương cha mẹ. Nếu không chất liệu ấy, thì con người khó thể hòa nhập với đời. Ngày xưa vua Trần Nhân Tông đã cảm hóa cha mình chính chất liệu hiếu và thương. “Ân cha lành cao như núi Thái Nghĩa mẹ hiền sâu tựa biển khơi Dù cho dâng cả cuộc đời Cũng không trả được ơn người sinh ta.” Hay: “Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương Mái nhì man mác nhớ sông Hương Hà ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ Cày đắng bao nhiêu nổi đoạn trường”. (Quê mẹ- Tố Hữu) Tập tục của người Việt Nam thể hiện tinh thần hiếu đạo qua việc thờ cúng tổ tiên trong mọi gia đình, mà chúng ta thường gọi là đạo ông bà. Vả chăng, dù bạn đang đứng trên quan điểm của ngành Triết học nào đi nữa, thì bạn cũng không thể đánh mất chất liệu hiếu và thương. Bỡi vì: “Hiếu là tâm địa pháp môn”.Chúng ta phải làm gì để đúng với tinh thần đạo hiếu? Từ bao đời “trẻ cậy cha, già cậy con” luôn được coi là điều tất yếu. Nhất là khi chúng ta chưa quỹ phúc lợi và các trung tâm chăm sóc người già một cách tốt nhất như ở các nước phát triển. Ở đây nếu hiểu một cách sâu sắc và đúng đắn thì “cậy’ không chỉ là sự nhờ vả, mà cao hơn chính là sự tin yêu vào thái độ chăm sóc của con cháu. Điều này thể hiện đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam ta. Đồng thời còn là động cơ thôi thúc mỗi con người phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, gieo trồng quả phúc cho đời sau. Người xưa răn dạy con cháu vô cùng sâu sắc: “Khi cha mẹ còn hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ vậy. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là khi cha mẹ còn thì thờ ơ chểnh mảng, lúc cha mẹ mất thì mâm cao cỗ đầy “làm văn tế ruồi”, như thế cũng là bất hiếu. Cho nên là người con hiếu còn cha mẹ ngày nào nên mừng ngày ấy, kíp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, hối lại cũng không sao được nữa. Vì rằng làm con mà được còn cha mẹ để báo đáp là một việc sung sướng ở đời, mà cũng là duyên phúc nữa.” (Cổ học tinh hoa của Nguyễn Ngọc và Trần Lê Nhân). Cha mẹ là đấng sinh thành, đã cống hiến trọn đời cho gia đình, cho quê hương đất nước. Cha mẹ đã từng sống, chiến đấu, lao động và học tập góp phần làm nên những chiến công thầm lặng. Khi già yếu cha mẹ quyền được nghỉ ngơi và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và xã hội. Hạnh phúc của cha mẹ là được thấy một gia đình hòa thuận, con cháu khỏe mạnh chăm ngoan, học tập và lao động chăm chỉ… Điều đó cần [...]... quan hệ nhân quả và trước dư luận xã hội Đất nước ngày một phát triển, những chuẩn mực đạo đức truyền thông cần thay đổi cho phù hợp với sự tiến bộ của xã hội Song mãi mãi gia đình vẫn là tế bào của xã hội và hiếu thảo với cha mẹ mãi mãi là chuẩn mực đạo đức bất di bất dịch Điều đó cao cả thiêng liêng như một tôn giáo chân chính, bởi đó là “đạo” - đạo làm người Qua bài viết này tôi muốn khẳng định... http://chuaphathue.com (Quan niệm đạo hiếu của Phật giáo ) 5 http://www.chungta.com ( Giáo dục Vu Lan ) 6 http://www.thuvienhoasen.org/vulan-24 7 http://phatphap.wordpress.com/2007/08/16 (Đạo Hiếu trong văn hóa Việt Nam) . ………… o0o………… Bài tiểu luận cơ sở văn hóa Lời mở đầu Theo Hán ngữ chúng ta thấy rõ: Chữ "Hiếu" ( 孝)là chữ viết. chính trị, văn hóa và nghệ thuật v.v , nó cùng ảnh hưởng tương tác giúp cho người Việt Nam làm nên văn hóa của dân tộc trong quá khứ và hiện tại. Văn học dân gian Việt Nam đã đề cao văn hóa gia. nét đẹp của đạo hiếu xuyên suốt chiều dài lịch sử vốn có trong nền văn hóa Việt Nam. Hiếu thảo với cha mẹ là một nét đẹp văn hóa đã trở thành truyền thống, tiêu biểu cho cốt cách con người Việt

Ngày đăng: 29/03/2014, 18:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan