Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô pot

183 1.5K 23
Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô MỤC LỤC CHƯƠNG I HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC 1.1 Ly hợp Ly hợp nằm ở giữa động cơ và hộp số có nhiệm vụ truyền và cắt mômen từ trục khuỷu động cơ tới hệ thống truyền lực Đồng thời ly hợp đóng vai trò như một cơ cấu an toàn nhằm tránh quá tải cho hệ thống truyền lực và động cơ khi chịu quá tải lớn Ly hợp có khả năng dập tắt hiện tượng cộng hưởng trong truyền động nhằm nâng cao chất lượng truyền lực 1.1.1 Phân loại ly hợp - Theo cách truyền mômen động cơ đến trục sơ cấp hộp số chia ra: ly hợp ma sát, ly hợp thủy lực, ly hợp điện từ, ly hợp liên hợp thường xuyên đóng hoặc mở Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 1 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô - Theo hình dạng và số lượng của đĩa ma sát: ly hợp một hay nhiều đĩa, ly hợp hình nón, ly hợp hình trống, ly hợp hình côn - Theo hình thức phát sinh lực ép trên đĩa ép: ly hợp dùng lò xo trụ đặt xung quanh, lò xo trụ đặt ở giữa, lò xo màng 1.1.2 Yêu cầu đối với ly hợp - Phải nối hộp số và động cơ một cách êm dịu - Đóng ngắt nhanh và chính xác, đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền lực khi quá tải - Ở trạng thái đóng ly hợp phải truyền hết được mômen quay lớn nhất của động cơ mà không bị trượt ở bất cứ điều kiện sử dụng nào - Ly hợp điều khiển dễ dàng, lực tác dụng lên bàn đạp nhỏ - Kết cấu ly hợp đơn giản, dễ điều chỉnh, chăm sóc, các bề mặt ma sát thoát nhiệt tốt, có tuổi thọ cao 1.1.3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ly hợp ma sát a) Cấu tạo Hình 1.1 Cấu tạo ly hợp ma sát 1 Vỏ ly hợp 2 Càng mở ly hợp 3 Trục ly hợp 4 Bi tỳ 8 5 Lò xo ép (lò xo màng) 9 6 Cơ cấu đòn bẩy 7 Đĩa ép 8 Đĩa ma sát 10 9 Đầu trục khuỷu Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 10 Mặt ma sát 11 11 Bánh đà 7 6 5 Cấu tạo của ly hợp ma sát có thể chia làm hai phần: Phần chủ động, phần bị động và cơ cấu dẫn động 2 Phần chủ động gồm bề mặt bánh đà và nắp ly hợp Nắp ly hợp bắt với bánh đà bằng bulông 1 2 4 3 - Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô - Phần bị động gồm trục bị động và đĩa ma sát Đĩa ma sát đặt giữa bánh đà và đĩa ép, được lắp với trục bằng then hoa - Cơ cấu dẫn động ly hợp gồm đòn mở, vòng bi tỳ, càng mở, bàn đạp ly hợp và bộ dẫn động cơ khí hay thủy lực  Nắp ly hợp Nắp ly hợp dùng để nối và ngắt công suất động cơ, nó phải được cân bằng động tốt và thoát nhiệt tốt trong khi nối ly hợp Lò xo được lắp trong nắp ly hợp đẩy đĩa ép vào đĩa ma sát, các lò xo này có thể là lò xo trụ hoặc lò xo màng 1 Kiểu lò xo màng được làm bằng lá thép lò xo được tán bằng đinh tán hoặc bằng bu lông bắt 2 3 chặt vào nắp ly hợp Phần phía trong có các rãnh Hình 1.2 Nắp ly hợp dài xẻ hướng tâm và được kết thúc bằng các lỗ Lò xo ép tròn tạo điều kiện cho lò xo có khả năng biến dạng Vỏ ly hợp tốt Đầu trong của lò xo được mài lõm tạo nên Đĩa ép rãnh tròn nhằm giảm diện tích tiếp xúc với bi tỳ và tạo điều kiện kiểm tra độ mòn của mép trong lò xo sau một thời gian làm việc nhất định Ở trạng thái tự do lò xo có dạng hình nón, ở trạng thái lắp lò xo đã bị biến dạng để gây nên lực ép Kiểu lò xo trụ được lắp ở giữa đĩa ép và nắp ly hợp nó được bố trí theo đường tròn Lò xo trụ được định vị trong vỏ ly hợp và được liên kết với đòn bẩy được gắn với cần mở ly hợp Ngày nay trên ôtô du lịch người ta sử dụng loại lò xo màng là chủ yếu vì những ưu điểm của nó: Lực cần ấn vào bàn đạp ly hợp nhỏ hơn so với cơ cấu ly hợp sử dụng lò xo trụ, khả năng truyền công suất của ly hợp kiểu lò xo màng không bị giảm cho tới giới hạn mòn của đĩa, kết cấu đơn giản Đĩa ép làm bằng gang có khả năng dẫn nhiệt tốt, mặt tiếp giáp với đĩa ma sát được gia công nhẵn, mặt đối diện có các gờ lồi, một số gờ tạo nên các điểm tựa cho lò xo ép, một số tạo nên các điểm truyền mômen xoắn giữa vỏ và đĩa ép  Đĩa ma sát Đĩa ma sát nằm giữa bánh đà và đĩa ép, được gia công rãnh then hoa để di trượt cùng với trục sơ cấp, xung quanh đĩa ma sát có xẻ rãnh để đảm bảo khả năng tản nhiệt và êm dịu khi đóng, ngắt ly hợp Cấu tạo của đĩa ma sát được trình bày trên hình vẽ: Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 3 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô Mặt ma sát được làm bằng vật liệu chịu mài mòn và có hệ số ma sát ổn định, được tán vào xương đĩa nhờ 2 hàng đinh tán đồng tâm Trên bề mặt tấm ma sát có xẻ rãnh hướng tâm và vòng tròn nhằm tăng khả năng tiếp xúc, tạo nên các rãnh thoát bẩn, thoát nhiệt ra ngoài Xương đĩa được làm bằng thép đàn hồi, được uốn vênh lượn sóng tạo điều kiện có thể biến dạng nhỏ dọc trục khi làm việc Nhờ có kết cấu như vậy xương đĩa có khả năng đàn hồi dọc trục và theo chiều xoắn nên có thể làm êm quá trình đóng mở ly hợp 1 2 3 4 5 Hình 1.3 Cấu tạo đĩa ma sát Mặt ma sát Đinh tán Xương đĩa Moayơ ly hợp Lá thép Lò xo giảm chấn Moayơ nằm trực tiếp trên xương 6 của đĩa ma sát, có then hoa di trượt trên trục bị động, phần ngoài của moayơ có dạng hoa thị, trên các phần trống có chỗ để lắp lò xo trụ giảm chấn Ôm ngoài là 2 vành thép lá được tán trên xương đĩa nhờ đinh tán nhưng cho phép nó dịch chuyển nhỏ đối với moayơ Giữa các vành thép và moayơ có các tấm ma sát bị ép chặt nhờ đinh tán Trên các vành thép có các ô cửa sổ nhỏ lồng vào đó là các lò xo hoặc cao su giảm chấn Một đầu của lò xo hoặc cao su giảm chấn tỳ vào moayơ đầu kia tỳ vào ô cửa sổ tác dụng để giảm chấn trong quá trình hoạt động của ly hợp b) Nguyên lý hoạt động của ly hợp Trạng thái đóng: là trạng thái làm việc thường xuyên của ly hợp Dưới tác dụng của lò xo ép: đĩa ép, đĩa ma sát và bánh đà của động cơ bị ép sát vào nhau Khi đó bánh đà, đĩa ma sát, đĩa ép, lò xo ép và vỏ ly hợp quay thành một khối Mômen xoắn của động cơ được truyền từ bánh đà qua các bề mặt ma sát đến trục của ly hợp Ly hợp thực hiện chức năng truyền mômen từ động cơ đến trục sơ cấp của hộp số b a Hình 1.4 Hoạt động của ly hợp a Trạng thái đóng b Trạng thái mở Trạng thái mở: là trạng thái làm việc không thường xuyên của ly hợp Khi người lái xe tác động lên cơ cấu mở ly hợp vòng bi tỳ sẽ nén lò xo ép lại làm cho đĩa ép di chuyển Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 4 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô ngược chiều nén của lò xo, các mặt ma sát của đĩa ma sát với bánh đà và đĩa ép được tách ra Phần chủ động của ly hợp (nắp ly hợp) quay theo động cơ nhưng do lực ép không tác dụng lên đĩa ép nữa bởi vậy không tạo nên ma sát để truyền mômen xoắn từ động cơ đến trục của ly hợp 1.1.4 Cơ cấu dẫn động ly hợp Có nhiệm vụ truyền lực của người lái từ bàn đạp ly hợp đến các đòn mở để thực hiện việc đóng mở ly hợp Cơ cấu dẫn động ly hợp được chia ra làm 2 loại chính: Dẫn động bằng cơ khí và dẫn động bằng thủy lực a) Cơ cấu dẫn động bằng cơ khí Cơ cấu dẫn động ly hợp kiểu cơ khí là hệ thống dẫn động điều khiển ly hợp bằng các thanh đòn, khớp nối, được lắp đặt theo nguyên lý đòn bẩy, loại dẫn động điều khiển ly hợp đơn thuần này có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và có độ tin cậy làm việc cao Nhược điểm cơ bản của kiểu dẫn động này là yêu cầu lực tác động của người lái lớn khi tác động lên bàn đạp ly hợp, nhất là đối với loại xe ôtô hạng nặng b) Cơ cấu dẫn động bằng thủy lực Cơ cấu dẫn động ly hợp dẫn động bằng thủy lực được dùng khi vị trí của ly hợp không thuận tiện cho việc dùng cáp hay thanh truyền hoặc ở những động cơ có tính năng kỹ thuật cao Ưu điểm là việc bố trí của các chi tiết trong hệ thống khá linh hoạt, việc cắt ly hợp êm dịu hơn tuy nhiên lực dẫn động mở ly hợp cũng không được lớn lắm, áp dụng cho các xe du lịch và xe tải nhỏ  Sơ đồ cấu tạo chung được trình bày trên hình vẽ: 5 4 6 1 2 3 Hình 1.5 Cơ cấu dẫn động ly hợp bằng thủy lực Xi lanh cắt ly hợp Cần đẩy Bàn đạp ly hợp Bulông chặn bàn đạp Cần đẩy Xy lanh chính  Bàn đạp ly hợp Bàn đạp ly hợp: tạo áp suất thủy lực trong xy lanh chính bằng lực ấn vào bàn đạp, áp suất này sẽ tác dụng lên xy lanh cắt ly hợp để đóng, ngắt ly hợp Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 5 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô Hành trình tự do của Hình 1.6 Cấu tạo bàn đạp bàn đạp ly hợp là khoảng ly hợp 5 4 cách mà bàn đạp ly hợp a: Hành trình của bàn đạp được ấn cho đến khi vòng bi ly hợp 3 cắt ly hợp tác dụng vào đĩa b: Chiều cao của bàn đạp ly 2 ép Khi đĩa ma sát bị mòn hợp hành trình tự do của bàn đạp 1 1 Bàn đạp ly hợp bị giảm Nếu đĩa tiếp tục bị 2 Lò xo hồi mòn, hành trình tự do của a 3 Vít điều chỉnh bàn đạp ly hợp không còn sẽ 4 Cần đẩy b gây hiện tượng trượt ly hợp 5 Xy lanh chính của ly hợp Do đó cần phải duy trì hành trình tự do của bàn đạp ly hợp Việc duy trì hành trình tự do của bàn đạp ly hợp tiến hành bằng cách điều chỉnh độ dài của cần đẩy xy lanh cắt ly hợp đối với loại có thể điều chỉnh được Điều chỉnh độ cao của bàn đạp ly hợp bằng bulông chặn bàn đạp, điều chỉnh độ cao của bàn đạp ly hợp giúp cho quá trình mở ly hợp được diễn ra hoàn toàn (mở hết)  Xy lanh chính của ly hợp Xy lanh chính của ly hợp làm nhiệm vụ tạo áp suất thủy lực cho xy lanh cắt ly hợp điều khiển quá trình đóng mở ly hợp Cấu tạo của xy lanh chính được trình bày trên hình vẽ bao gồm các chi tiết: Van nạp Hình 1.7 Xy lanh chính của ly hợp Buồng A: đến xy lanh căt ly hợp 6 1 Thanh nối 2 Lò xo nén 3 Hãm lò xo 4 Piston Buồng B 5 Cần đẩy 6 Bình chứa dầu Buồng A Lò xo côn 5 4 1 Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 2 3 6 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô Vỏ xy lanh chính của ly hợp được chế tạo bằng gang có mặt bích và lỗ khoan để bắt trên giá đỡ Xy lanh dài đường kính nhỏ tạo điều kiện nhanh chóng tăng áp lực dầu khi đạp bàn đạp ly hợp Hoạt động của xy lanh chính ly hợp: Khi ấn bàn đạp: Piston dưới tác dụng của cần đẩy dịch chuyển về bên trái, dầu trong xy lanh chính qua van nạp chảy đến bình chứa đồng thời chạy đến xy lanh cắt ly hợp Khi piston tiếp tục dịch chuyển về bên trái thanh nối sẽ tách ra khỏi bộ phận hãm lò xo van nạp bị đóng lại Do đó hình thành áp suất tại buồng A và áp suất này truyền đến xy lanh cắt ly hợp Khi nhả bàn đạp: Khi nhả bàn đạp ly hợp lò xo nén đẩy về bên phải áp suất giảm xuống, khi piston trở về hoàn toàn bộ phận hãm lò xo đẩy thanh nối về bên phải Như vậy van nạp được mở nối bình A với bình B  Xy lanh cắt ly hợp Xy lanh cắt ly hợp tiếp nhận áp suất thủy lực từ xy lanh chính, điều khiển càng cắt ly hợp thông qua cần đẩy Xy lanh cắt ly hợp có 2 loại: loại tự động điều chỉnh khe hở khi đĩa ma sát mòn, loại phải điều chỉnh bằng tay Loại tự động điều chỉnh: lò xo bên trong xy lanh luân ép cần đẩy vào càng cắt ly hợp giữ cho hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không đổi Loại có thể điều chỉnh được: ta trực tiếp điều chỉnh độ dài của cần đẩy và càng cắt ly hợp để đảm bảo hành trình tự do của bàn đạp khi đĩa ma sát bị mòn trong quá trình hoạt động 1.1.5 Ly hợp dùng 2 đĩa ma sát Khi cần 1 ly hợp làm việc với công suất lớn hơn nhưng không gian làm việc bị giới hạn không thể chế tạo được 1 ly hợp lớn hơn khi đó người ta dùng ly hợp có 2 đĩa ma sát, chúng thường được dùng trên xe tải nặng và trung bình Dùng đĩa ma sát thứ 2 nhằm tăng diện tích ma sát tiếp xúc vì vậy khả năng tải mômen lớn hơn, khi ăn khớp mỗi đĩa ma sát truyền một nửa mômen từ bánh đà đến trục ly hợp Nhược điểm của ly hợp dùng 2 đĩa ma sát là mở kém dứt khoát, và có kết cấu phức tạp a) Cấu tạo Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 7 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô Ly hợp hai đĩa ma sát có cấu tạo tương tự loại một đĩa ma sát, nhưng có thêm một đĩa ép và một đĩa ma sát Sơ đồ cấu tạo ly hợp dùng 2 đĩa ma sát được trình bày trên hình vẽ bao gồm các bộ phận: 1 Hình 1.8 Cấu tạo ly hợp 2 đĩa ma sát 1 Bánh đà 2, 4 Đĩa ép 3 Mặt bích phụ 5 Vỏ ly hợp 6 Đòn mở ly hợp 7, 9 Đĩa ma sát 8, 11 Lò xo ép 10 Thanh kéo 12 Đòn mở 13 Bi tỳ 14 Ống dẫn 2 3 7 8 9 4 5 6 10 11 12 13 14 b) Nguyên lý làm việc Ở trạng thái đóng: dưới sự tác dụng của các lò xo ép, các đĩa ép ép chặt đĩa ma sát với bánh đà, mômen xoắn sẽ được truyền từ trục khuỷu qua bánh đà tới đĩa ma sát qua trục sơ cấp hộp số đến cầu chủ động Ở trạng thái mở: khi người lái tác động vào bàn đạp ly hợp thông qua cơ cấu dẫn động, đòn mở kéo đĩa ép sau dịch chuyển về phía sau, đồng thời các lò xo tách đẩy đĩa ép trước về phía sau Hai đĩa ma sát được tách khỏi bề mặt của bánh đà và các đĩa ép Đường truyền công suất từ động cơ đến trục ly hợp bị cắt 1.1.6 Các loại ly hợp khác a) Ly hợp điện từ Ly hợp điện từ không những được bố trí trên ôtô mà còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác Ưu điểm của loại này là truyền động êm, cho phép trượt lâu dài mà không ảnh hưởng tới hao mòn các chi tiết của ly hợp Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 8 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô  Cấu tạo của ly hợp điện từ 2 C 3 B 1 Bộ phận chủ động 2 Bộ phận cố định 3 Cuộn dây điện từ 4 Bộ phận bị động 4 1 A D A, B, C, D Các khe hở Trên phần cố định 2 có cuộn dây điện từ 3 Bộ phận chủ động 1 được nối với trục khuỷu động cơ, bộ phận bị động 4 được nối với trục ly hợp (trục sơ cấp của hộp số) Các bộ phận chủ động, bị động và bộ phận cố định có thể quay trơn với nhau thông qua các khe hở A, B, C, D Để hiệu suất truyền động cao thì các khe hở này phải nhỏ Hình 1.9.Ly hợp điện từ  Nguyên lý hoạt động Nguyên lý hoạt động ly hợp điện từ dựa vào lực điện từ tương tác giữa phần chủ động và bị động nhờ nam châm điện do cuộn dây sinh ra Trạng thái đóng ly hợp: Lúc này cuộn dây 3 được cấp dòng điện một chiều và nó trở thành nam châm điện Điện trường của nam châm sẽ khép kín mạch, từ các cuộn dây qua bộ phân cố định 2, phần chủ chủ động 1, phần bị động 4 theo chiều mũi tên như hình vẽ Khi này dưới sự tương tác của lực điện từ phần chủ động 1 sẽ kéo phần bị động 4 quay theo mômen được truyền từ trục động cơ sang trục ly hợp Trạng thái mở ly hợp: Khi cần mở ly hợp người ta ngắt dòng điện cấp cho cuộn dây, lúc này lực điện từ sẽ mất, các chi tiết được quay tự do, ngắt đường truyền mômen từ trục động cơ đến trục ly hợp b) Ly hợp thủy lực Ngoài ly hợp ma sát trên ôtô còn sử dụng ly hợp thuỷ lực So với ly hợp ma sát, ly hợp thuỷ lực có những ưu điểm sau: - Làm việc êm dịu, hạn chế va đập khi truyền mômen từ động cơ xuống hệ thống truyền lực - Có khả năng trượt lâu dài mà không gây hao mòn như ở ly hợp ma sát Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 9 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô - Khi đóng ly hợp rất êm dịu  Cấu tạo của ly hợp thủy lực Cấu tạo của ly hợp thủy lực được trình bày trên hình vẽ bao gồm: 1 Bánh đà 3 2 2 Bánh tuabin 4 3 Bánh bơm 4 Trục sơ cấp 5 5 Vỏ ly hợp 1 Hình 1.10 Ly hợp thủy lực Chi tiết chính của ly hợp gồm có bánh bơm, bánh tuabin Các bánh công tác này có dạng nửa hình vòng xuyến, được bố trí rất nhiều cánh dẫn theo chiều hướng tâm Bánh bơm được hàn chặt với vỏ ly hợp và được bắt chặt với trục khuỷu động cơ (quay cùng với trục khuỷu) Nó có tác dụng quạt dòng chất lỏng sang bánh tuabin thông qua đó truyền mômen Bánh tuabin được đặt trong vỏ ly hợp có thể quay tự do, được nối với trục sơ cấp hộp số bằng khớp nối then hoa, nó chịu sự tác động của dòng chất lỏng từ bánh bơm truyền sang, khi đó nó sẽ quay và truyền chuyển động cho trục sơ cấp hộp số  Hoạt động của ly hợp thủy lực Khi trục khuỷu quay, thông qua vỏ ly hợp bánh bơm quay theo, theo nguyên tắc ly tâm dầu chứa trong ly hợp được bánh bơm quạt đi từ phía trong ra phía ngoài sang tác động vào các cánh của bánh tuabin làm cho bánh tuabin quay theo cùng chiều Dòng chất lỏng sau khi sang bánh tuabin sẽ đi vào phía tâm của bánh rồi trở về bánh bơm Cứ như vậy mômen xoắn được truyền từ bánh bơm (chủ động) sang bánh tuabin (bị động) 1.2 Hộp số cơ khí 1.2.1 Công dụng, phân loại, yêu cầu a) Công dụng - Biến đổi mômen quay của động cơ để tăng, giảm lực kéo ở bánh xe chủ động - Thay đổi tốc độ của ôtô và thực hiện chuyển động lùi của ôtô Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 10 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô xe 4WD cũng có thể phân loại thành các loại FF (Động cơ ở phía trước, bánh xe dẫn động ở phía trước) và FR (động cơ dẫn động ở phía trước, bánh xe dẫn động ở phía sau) Ngoài ra, các xe 4WD còn có thể phân loại thành các loại xe để chạy trên địa hình phức tạp và các loại xe để chạy trên đường 4.7.1 Hoạt động của bộ vi sai Hình 4.40 Sơ đồ hoạt động của bộ vi sai a) 4WD thường xuyên b) 4WD gián đoạn Xe sử dụng bộ vi sai để triệt tiêu sự chênh lệch về tốc độ quay của các bánh xe khi quay vòng, Với loại 4WD thường xuyên, có them một bộ vi sai trung tâm nữa ngoài bộ vi sai trước và bộ vi sai sau để triệt tiêu sự chênh lệch tốc độ quay của các bánh xe trước và sau Có 3 bộ vi sai khác nhau làm cho xe chạy được êm do đảm bảo việc truyền công suất đều nhau đến cả 4 bánh xe, kể cả khi quay vòng- đây là ưu điểm chủ yếu của loại 4WD thường xuyên Đối với các xe 4WD gián đoạn không có bộ vi sai để triệt tiêu sự chênh lệch tốc độ quay giữa các bánh trước và sau, khi xe quay vòng gấp theo chế độ 4WD, xảy ra hiện tượng phanh khó khăn khi quay vòng và không thể quay vòng được êm Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 169 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô Vì lẽ đó, với loại 4WD gián đoạn này, cần phải chuyển chế độ 2WD và 4WD để phù hợp với các điều kiện xe chạy 4.7.2 Phân loại hệ thống 4WD Có thể phân loại 4WD thành các loại sau đây theo các khác biệt về loại dẫn động và điều khiển a) WD gián đoạn Với loại 4WD này, người lái phải chuyển đổi giữa chế độ 2WD và 4WD băng hộp số phụ theo điều kiện của đường sá Bình thường, xe chạy theo chế đô 2WD, còn khi đường xấu và có tuyết, v.v…thì sử dụng 4WD Tuy nhiên, vì hệ thống 4WD gián đoạn có các hệ thống truyền lực phía trước và sau nối trực tiếp với nhau, nên xảy ra hiện tượng phanh khi quay vòng, và xe không thể quay vòng được êm Vì vậy, cần phải chuyển từ chế độ 4WD về 2WD khi xe chạy trên đường bình thường b) WD thường xuyên Có thể sử dụng xe tại mọi thời điểm trong mọi điều kiện chạy xe và đường xá, từ đường xá bình thường đến đường xá gồ ghề và đường xá có hệ số ma sát thấp đó là loại 4WD thường xuyên Ngoài ra, các xe 4WD thường được trang bị bộ vi sai trung tâm c) WD thường xuyên có khớp mềm V Hệ thống 4WD thường xuyên có khớp mềm V làm cho xe có thể hoạt động thích hợp với chế độ 2WD trong thời gian chạy bình thường khi hầu như không có sự chênh lệch về tốc độ quay giữa các bánh xe trước và sau Khi có sự chênh lệch về tốc độ quay giữa các bánh xe trước và sau như khi xe quay vòng hoặc chạy trên đường có tuyết, hệ thống này truyền lực dẫn động đến các bánh sau Nhờ vậy, nó đảm bảo tính điều khiển ổn định trong khi chạy ở các điều kiện đường xá và chạy xe khác nhau 4.7.3 Ưu nhược điểm của hệ thống 4WD a) Ưu điểm của 4WD Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 170 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô Một chiếc xe phải có khả năng chạy được trên nhiều loại đường xá, không chỉ là các đường có tuyết, mà còn là các đường có đặc tính bề mặt thay đổi do điều kiện thời tiết Cách tốt nhất để chạy trên các đường gồ ghề là xe có cả bốn bánh xe đều được truyền lực Về mặt này, các xe 4Wd có một số ưu điển vượt trội hơn các xe 2WD loại FF FR hoặc MR (động cơ đặt ở giữa xe, bánh sau dẫn động) Tính ổn định khi quay vòng: Vì cả bốn bánh xe đều truyền lực như nhau, thay vì chỉ có hai bánh truyền lực tải trọng trên mối lốp sẽ giảm đi, có thể sử dụng lực quay vòng của các lốp có hiệu quả, tạo ra sự quay vòng rất ổn định Tính ổn định khi chạy trên đường thẳng: Với xe 4WD, vì lực bám dư của mỗi lốp xe tăng lên, các thay đổi bên ngoài không ảnh hưởng đến xe Nhờ vậy đạt được tính ổn định khi chạy trên đường thẳng Tính năng khởi hành và tăng tốc: Độ bám của lốp các xe 4WD gần gấp đôi độ bám của các xe 2WD, nên thậm chí khi xe được trang bị động cơ công suất cao, các lốp cũng không quay trượt khi khởi hành hoặc tăng tốc Tính năng leo dốc: Vì có lực bám gần gấp hai lần lực bám của xe 2WD xe 4WD có thể leo các dốc mà xe 2WD không thể leo được Chạy trên các đường gồ ghề/ và có tuyết: Ở xe 4WD, vì cả 4 bánh xe đều truyền lực, nên lực truyền vào đường có thể gấp đôi lực truyền vào đường của xe 2WD trên đường có tuyết, và tính năng chạy thông trên các đường có hệ số ma sát ( µ ) thấp rất tốt Khi chạy trên các đường cát, bùn hoặc cực kỳ gồ ghề cần có công suất lớn hơn Vì cả 4 bánh xe của xe 4WD đều truyền lực, các bánh xe trước và sau sẽ hỗ trợ lẫn nhau, nên có thể đạt được tính năng chạy thông cao b) Nhược điểm của xe 4WD - Hiện tượng phanh góc hẹp: Khi nối trực tiếp trục các đăng giữa cầu trước và cầu sau, không thể triệt tiêu được sự chênh lệch về tốc độ quay giữa các bán trục trước và bán trục sau Điều này làm cho hệ thống truyền lực phải chịu lực quá mức Trên các đường có hệ số ma sát thấp, nếu có lốp xe nào bị trượt, có thể triệt tiêu được sự chênh lệch về tốc độ quay giữa các bán trục trước và sau, nhưng trên đường có hệ số ma sát ( µ ) cao, chẳng hạn như đường lát đá khô, thì sự trượt khó xảy ra, tạo ra điều kiện rất giống như việc phanh xe - Trọng lượng tăng lên: Do số bộ phận tăng lên, nên trọng lượng (của xe) tăng lên Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 171 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô - Giá thành tăng: Do cấu tạo của xe phức tạp hơn và số bộ phận tăng lên dẫn đến giá thành của xe tăng lên - Cấu tạo phức tạp: Cần phải có một hộp số phụ, trục các đăng, bộ vi sai v.v… để phân phối công suất đến các bánh trước và sau làm cho cấu tạo phức tạp - Các nguồn rung động và tiếng ồn tăng lên: Việc tăng các bộ phận quay (hộp số phụ, trục các đăng v.v…) làm tăng số nguồn phát sinh rung động và tiếng ồn CHƯƠNG V: THÂN VỎ XE 5.1 Kiểu thân xe Thân xe là bộ phận của xe dùng để chở người hay hàng hóa Có rất nhiều kiểu thân xe khác nhau Sedan: Đây là loại xe du lịch được chú trọng vào tiện nghi của hành khách và lái xe Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 172 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô Coupe: Đây là loại xe thể thao được chú trọng vào kiểu dáng và tính năng Lift back: (Hatch back) Về cơ bản, loại này tương tự như loại coupe khu vực dành cho người và hàng hóa được gắn liền nhau Cửa hậu và cửa sổ hậu mở ra cùng với nhau Hardtop: Đây là loại xe sedan không có khung cửa sổ cũng như trụ đỡ giữa Convertible: Đây là loại sedan hay coupe mà có thể lái xe với trần xe cuốn lên hay hạ xuống Pickup: Đây là loại xe tải nhẹ có khoang động cơ kéo dài về phía trước của ghế lái xe Van and wagon: Loại này có không gian cho hành khách và hàng hóa liền nhau Nó chở được nhiều người hay nhiều hàng hóa Van chủ yếu để chở hàng, còn wagon chủ yếu để chở người Khoang cho động cơ, khoang cho người và khoang cho hàng hóa của thân xe được chia thành: Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 173 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô - Xe có 3 khoang riêng biệt Động cơ/hành khách/hàng hóa Loại này bao gồm khoang độc lập, tách rời cho động cơ/hành khách và hàng hóa - Xe có 2 khoang hành khách/hàng hóa liền nhau Loại này có khoang cho hành khách và hàng hóa liền nhau, khoang cho động cơtách rời Kiểu này thường áp dụng cho xe nhỏ gọn - Xe có một khoanghành khách/hành lý liên nhau với động cơ nằm dưới sàn Loại này nối liền các khoang dùng cho động cơ, hành khách và hàng hóa Nó rất thích hợp cho việc chở nhiều người và hành lý, cho phép sử dụng không gian hiệu quả 5.2 Cấu tạo cơ bản của thân xe Có hai loại cấu tạo thân xe: Thân xe dạng khung và thân xe dạng vỏ - Thân xe dạng khung: Loại kết cấu này bao gồm thân xe và khung xe (trên đó có lắp động cơ, hộp số và hệthống treo) tách rời - Thân xe dạng vỏ: Loại kết cấu này bao gồm thân xe và khung xe được gắn liền thành một khối Toàn bộ thân xe chắc khỏe dưới dạng một khối thống nhất 5.3 Sơn xe Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 174 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô Sơn là một loại màng được phủ lên trên bềmặt của thân xe Mục đích chính của nó là nâng cao vẻđẹp của thân xe Một mục đích khác nữa là để bảo vệ thân xe khỏi bị rỉ, ánh nắng mặt trời bụi và mưa 1 Tấm kim loại 2 Lớp lót Để bảo vệ thân xe khỏi bị rỉ 3 Lớp trung gian Tạo nên lớp nền và làm nhẵn lớp lót 4 Lớp phủ ngoài Đây là lớp ngoài cùng nó mang lại cho sơn độ bóng và độ hấp dẫn 1 2 3 4 5.4 Kính xe Kính là một bộ phận quan trọng dùng để đảm bảo độ an toàn và tính tiện nghi cho xe Không những trong suốt, kính ôtô còn bảo vệ hành khách bằng cách khó vỡ dước tác dụng của ngoại vật 1 2 1 Ánh nắng mặt trời, 2 tia cực tím UV  Các loại kính thông dụng: Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 175 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô - Kính hai lớp:Một lớp màng trong suốt được đặt vào giữa hai tấm kính thông thường, và ép lại với nhau Nó được thiết kế để tránh những vật, như đá văng vào từ bên ngoài, không xuyên qua kính Nó cũng không bị vỡ thành những mảnh sắc Ngày nay, loại kính này được dùng làm kính chắc gió Lớp màng được dùng trong kính hai lớp sẽ ngăn tia cực tím - Kính tôi nhiệt: Kính thông thường được nung nóng và làm lạnh nhanh để tạo nên loại kính này, nó có khả năng chống va đập cao hơn It Nó có cường độ cao gấp 4 lần so với kính thông thường Mặc dù kính tôi nhiệt bị vỡ khi bịđập mạnh, nó vỡ thành dạng hạt để giảm nguy cơ bị thương - Kính giảm tia cực tím UV: "UV" là viết tắt của từ "ultraviolet rays- tia cực tím", và kính giảm UV được phát triển để giảm lượng tia cực tím có thể gây ra bỏng do ánh nắng Được dùng chủ yếu ở cửa và cửa sổ sau, kính giảm tia UV giảm khoảng 90 đến 95% tia cực tím - Kính màu: Toàn bộ kính có màu xanh và đồng nhạt Kính có một dải sẫm màu được sử dụng cho kính chắn gió Chỉ có phần trên đỉnh là sẫm màu, và đướng biên của nó giảm dần để nâng cao vẻ đẹp - Kính hấp thụ năng lượng mặt trời: Kính này có chứa một lượng nhỏ kim loại như niken, sắt, coban v.v nó có tác dụng hấp thụ bước sóng của ánh nắng mặt trời ở trong khoảng tia hồng ngoại Điều này giảm bớt nhiệt độ bên trong xe mà thông thường là kết của của ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp 5.5 Các bộ phận khác của thân xe 5.5.1 Ghế: Ngoài chức năng đỡ hành khách, ghế còn hấp thụ va đập 1 Tựa đầu 2 Lưng ghế 3 Đỡ lưng 4 Nệm ghế 1 2 3 4  Các chức năng điều chỉnh ghế: - Điều chỉnh trượt: Điều chỉnh vị trí của ghế theo hướng dọc xe bằng cách trượt các ray bên dưới ghế Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 176 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô - Điều chỉnh nghiêng lưng ghế: Điều chỉnh góc nghiêng của lưng ghế về phía trước và sau - Điều chỉnh độ cao ghế: Điều chỉnh độ cao của nệm ghế Một số loại di chuyển toàn bộ ghế lên và xuống, loại khác chỉ điều chỉnh phần trước hay sau - Điều chỉnh đỡ lưng: Tạo ra phần đỡ ở vùng thắt lưng của lưng ghế nhằm làm giảm mệt mỏi cho hành khách khi lái x với quãng đường dài - Điều chỉnh đỡ sườn: Điều chỉnh độ rộng của phần đỡ sườn trên lưng ghế và mức độ đỡ cơ thể của lái xe khi quay vòng - Điều chỉnh tựa đầu: Tựa đầu được thiết kế để bảo vệ lái xe khỏi bị gẫy cổ trong trường hợp tai nạn từ phía sau Điều chỉnh tựa đầu được sử dụng để điều chỉnh vị trí của tựa đầu phù hợp với khổ người và vị trí của hành khách Có những loại mà có thể điều chỉnh lên xuống và loại khác có thể điều chỉnh cả lên xuống và trước sau 5.5.2 Đai an toàn: Khi phanh bị đạp gấp, hay khi tai nạn xảy ra, cơ thể của hành khách sẽ chuyển độn về phía trước với lực quán tính mạnh Đai an toàn sẽ giữ chắc cơ thể của hành khách vào ghế Do đó, nó có thể tránh cho hành khách không bị đập vào vôlăng hay kính trước, hay bị văng ra khỏi xe Có hai loại đai an toàn: loại 2 điểm, nó chỉ giữ hông, và loại 3 điểm, nó giữ cả hông và vai 1 2 Loại hai điểm, 2 loại ba điểm Đai an toàn 5.5.3 Khoá cửa: Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 177 Đề cương bài giảng môn: Cấu tạo ô tô Ngăn không cho cửa mở ra do va đập hay rung động, khoá của ngăn không cho mở của bằng tay hoặc mở cửa từ bên ngoài bằng tay nắn 1 2 3 1 Cửa mở, 2 cửa khép, 3 cửa đóng Khoá cửa Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 178 ... lực kéo bánh xe chủ động - Thay đổi tốc độ ? ?tô thực chuyển động lùi ? ?tô Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 10 Đề cương giảng môn: Cấu tạo ô tô - Truyền không truyền mômen từ động tới bánh xe chủ động để xe... lùi, bánh cấu sang số Đa số hộp số khí sử dụng bốn năm số tiến số lùi Sơ đồ cấu tạo hộp số khí trình bày hình vẽ: Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 11 Đề cương giảng môn: Cấu tạo ô tô Hình 2.1 Cấu tạo hộp... thủy lực b) Cấu tạo biến mơ Hình 3.2 Cấu tạo biến mơ Bánh bơm Bánh tubin Stato Khớp chiều Trục sơ cấp hộp số Vỏ hộp số Vỏ biến mô Khoa CKĐL - ĐH_SPKT_HY 25 Đề cương giảng môn: Cấu tạo ô tô Moayơ

Ngày đăng: 29/03/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan