Luận văn: Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoácủa Công ty ứng Dụng và Phát Triển Công Nghệ doc

28 197 0
Luận văn: Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoácủa Công ty ứng Dụng và Phát Triển Công Nghệ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Luận văn Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoácủa Công ty ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ 2 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay hoạt động xuất nhập khẩu vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Không một quốc gia nào muốn tồn tại phát triển độc lập được mà giữa các quốc gia luôn có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau trong hoạt động phát triển kinh tế, mà hoạt động xuất nhập khẩu là một trong số đó. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư hàng hoá các quốc gia có thể khai thác được các lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu nhập cho đất nước,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Chính vì thế mà việc nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư hàng hoá là một việc rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Mục đích của việc nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư hàng hoá được đề cập trong đề tài này là nghiên cứu các hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị, vật tư hàng hoá của Công ty ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ nhằm đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các hoạt động này trong thời gian tới. Em đã chọn đề tài: “Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoácủa Công ty ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ” làm chuyên đề thực tập tốt nhiệp của mình. Bằng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê…em đã mạnh dạn đưa ra nội dung của chuyên đề như sau: Chương I: Vai trò, nội dung, hình thức những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu thiết bị, vật tư hàng hoá. Chương II: Phân tích thực trạng nhập khẩu thiết bị, vật tư, hàng hoá củ Công ty ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ. Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thiết bị, vật tư, hàng hoá của Công ty ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ. 3 4 CHƯƠNG I: VAI TRÒ, NỘI DUNG, HÌNH THỨC NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ, VẬT TƯ HÀNG HOÁ. I. VAI TRÒ CÁC HÌNH THỨC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ, VẬT TƯ HÀNG HOÁ. 1. Khái niệm thiết bị, vật tư hàng hoá. Thiết bị, vật tư hàng hoá là toàn bộ hệ thống máy móc, các nghuyên vật liệu còn ở dạng thô hoặc đã qua chế biến cần được tiếp tục gia công hoặc đưa vào sử dụng ở các lĩnh vực khác nhau. Thiết bị, vật tư hàng hoá bao gồm máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, nguyên vật liệu, phụ tùng có thể gọi chung là hàng hoá. Nhập khẩu hàng hoá là mua hàng hoá dịch vụ từ một hay nhiếu quốc gia khác nhau trên cơ sở tiền tệ làm phương thức thanh toán, dựa trên nguyên tắc ngang giá.Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc đối với cả hai quốc gia. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá diễn ra trên mọi lĩnh vực từ hàng hoá tiêu dùng đến vật liệu sản xuất, máy móc thiết bị vật tư cả công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các quốc gia. 1.1. Vai trò hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia được thực hiện bởi các đơn vị kinh tế của các quốc gia đó mà phần lớn là thông qua các doanh nghiệp ngoại thương. Do vậy thực chất hoạt động nhập khẩu hàng hoá của quốc gia là hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hoạt động nhập khẩu không chỉ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà còn đối với cả bản thân doanh nghiệp tham gia. 1.2. Đối với nể kinh tế quốc dân. Hoạt động nhập khẩu là nội dung chính của hoạt động ngoại thương là hoạt động đầu tiên trong hoạt động thương mại quốc tế. Nó có vai trò đặc 5 biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Nó là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển kinh tế quốc gia. Thứ nhất: nhập khẩu tạo ra những sự thay đổi lớn về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, làm giảm giá thành vật tư hàng hoáphục vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Thứ hai: Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dưới tác động của hoạt động nhập khẩu cơ cấu sản xuất tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ dẫn đến cơ cấu kinh tế của quốc gia cũng thay đổi (chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ). Thứ ba: nhập khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Đối với việc giải quyết cộng ăn việc làm, nhập khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc gia công lắp ráp, sản xuất bao bì bảo quản, tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Thứ tư: nhập khẩu là cơ sở để mở rộngvà thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Hoạt động nhập khẩuhoạt động cơ bản, là hình thức ban đầu của kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy mối quan hệ khác như du lịch quốc tế, tín dụng quốc tế… phát triển theo. 1.3. Đối với doanh nghiệp Hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế. Thứ nhất: thông qua nhập khẩu các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả chất lượng….Những nhân tố này đòi hỏi các doanh nghiệp hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Thứ hai: sản xuất trong khâu lưu thông tiếp tục làm tăng thêm giá trị hàng hoá, đã thu hút được nhiều lao động tạo ra thu nhập ổn định, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân vừa thu được lợi nhuận. 6 Thứ ba: nhập khẩu cũng góp phần cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàngtrong ngoài nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Do đó giúp doanh nghiệp tăng doanh số lợi nhuận, đồng thời giảm được rủi ro mất mát trong hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Thứ tư: nhập khẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động đầu tư, nghiên cứu , hoạt động sản xuất Marketing cũng như sự phân phối mở rộng kinh doanh. Như vậy, hoạt động nhập khẩu hàng hoá có vai trò quan trọng có tác động tích cực với sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của quốc gia. 2. Các hình thức nhập khẩu chủ yếu hiện nay. 2.1. Hoạt động nhập khẩu trực tiếp. Hình thức này các doanh nghiệp nhập khẩu thuộc các tỉnh, thành phố đặc khu có điều kiện thuận lợi về địa lý, khả năng tài chính, nhiều kinh nghiệm trong buôn bán với nước ngoài được Nhà nước, bộ thương mại cấp giấy phép cho trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán với nước ngoài trong khuôn khổ pháp luật quy định. 2.2. Hoạt động nhập khẩu uỷ thác Hoạt động nhập khẩu uỷ thác là hình thức các đơn vị kinh tế địa phương hoặc trung ương có ngoại tệ nhưng không có điều kiện nhập khẩu trực tiếp nên phải nhờ các doanh nghiệp trung ương hoặc địa phương nhập khẩu hộ. Với hình thức này các đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu là đơn vị được tính doanh số còn đơn vị làm đại lý chỉ được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận giữa hai bên. Hình thức nhập khẩu này có ưu điwmr là dễ thực hiện, độ rủi ro thấp, doanh nghiệp ngoại thương không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hàng hoá cũng không phải tự bỏ vốn ra để mua hàng. Tuy nhên 7 phí uỷ thác mà doanh nghiệp nhận được thường nhỏ được thanh toán nhanh. Doanh nghiệp ngoại thương có thể thực thiện hình thức nhập khẩu uỷ thác theo các bước sau. Ký kết hợp đồng uỷ thác nhập khẩu đối với các đơn vị nước ngoài, có hàng hoá xuất khẩu. Ký hợp đồng nhập khẩu từ khách hàng nước ngoài sau đó tiến hàng giao hàng thực hiện thanh toán tiền hàng. Nhận phí uỷ thác từ đơn vị uỷ thác. Trong thực tế doanh nghiệp ngoại thương cũng có thể ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hoá với nước ngoấiu đó tiến hành ký kết hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với các đơn vị có hàng. Hình thức xuất khẩu uỷ thác có thể áp dụng khi doanh nghiệp thiếu hàng cho khách hàng các đơn vị cung cấp không muốn bán hàng cho doanh nghiệp mà họ chỉ muốn làm vai trò trung gian. 2.3. Hoạt động nhập khẩu theo hình thức đối lưu Theo hình thức này, mục đích của hoạt động nhập khẩu không phải xuất đồng nội tệ mà thu về một lượng hàng hoá khác tương ứng với giá trị của hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp ngoại thương có thể sử dụng hình thức nhập khẩu này để xuất khẩu các loại hàng hoá mà thị trường trong nước đang thừa cung hoặc mặt hàng có lợi thế sản xuất. 2.4. Một số hoạt động nhập khẩu khác Theo nghị định số 33/CP của chính phủ ngày 14/04/1994 về quản lý Nhà nước với hoạt động xuất nhập khẩu có quy định các hình thức dưới đây. 3.4.1.Tạm nhập tái xuất Tạm nhập tái xuất được hiểu là việc mua hàng hoá của một nước để bán cho một nước khác (nước thứ ba) trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại 8 thương có làm các thủ tục nhập khẩu rồi lại làm thủ tục xuất khẩu thông qua gia công chế biến. Đối với những hàng hoá nhập khẩu nhằm mục đích sử dụng trong nước nhưng một thời gian sau,vì lý do nào đó nó không được sử dụng nữa mà được xuất ra nước ngoài thì không được coi là hàng hoá kinh doanh theo hình thức tam nhập tái xuất. Thời gian hàng hoá kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất được lưu chuyển ở Việt Nam là 60 ngày. 3.4.2. Chuyển khẩu hàng hoá Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng hoá từ một nước (nước xuất khẩu) để bán cho một nước khác (nước nhập khẩu) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam cũng như thủ tục xuất khẩu từ Việt Nam. 3.4.3. Quá cảng hàng hoá Hàng hoá của một nước được gửi đi tới một nước thứ ba qua lãnh thổ Việt Nam, có sự cho phép của Chính Phủ Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu có đủ điều kiện như quy định của Nhà nước Việt Nam có thể được xem xét cho thực hiện các hình thức nhập khẩu phù hợp với doanh nghiệp mình. II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP NGOẠI THƯƠNG. Nhập khẩuhoạt động hết sức phức tạp chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Hoạt động nhập khẩu trải qua nhiều khâu ràng buộc lẫn nhau, đòi hỏi nhà kinh doanh phải hết sức thận trọng, linh hoạt để nắm bắt được thời cơ, giảm rủi ro thu được lợi nhuận cao nhất. Tuỳ theo các hình thức nhập khẩu mà số lượng thực hiện cũng như cách thức tiến hành có những nét đặc trưng riêng. Trong kinh doanh nhập khẩu hàng hoá nội dung cơ bản có thể được thực hiện theo các bước sau: 1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ một Công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Việc nghiên 9 cứu thị trường tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh nhận ra được quy luật vận động của từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, hàng cung ứng, giá cả thị trường. Qua đó giúp các nhà kinh doanh giải quyết được những vấn đề của thực tế như nhu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những thông tin, số liệu đó để rút ra kết luận về xu hướng vận động của thị trường. Những kết luận này xẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra được những nhận định đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch Marketing. 2. Lập phương án kinh doanh Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường,đơn vị kinh doanh phải lập phương án kinh doanh cho mình. Phương án này là kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Việc xác định phương án kinh doanh bao gồm: - Đánh giá tình hình thị trường thương nhân,phác hoạ bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi khó khăn. - Lựa chọn mặt hàng, thời cơ điều kiện phương thức kinh doanh. Sư lựa chọn này phải mang tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan. - Đề ra mục tiêu cụ thể như sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá bán bao nhiêu, thâm nhập vào thị trường nào. - Đề ra biện pháp công cụ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu. Những biện pháp này bao gồm đẩu tư vào sản xuất, cải tiến mẫu mã, bao bì hàng hoá, ký kết hợp đồng kinh tế, tham gia hội chợ quốc tế, tổ chức quảng cáo mở rộng mạng lưới đại lý, lập chi nhánh ở nước ngoài… - Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu cơ bản như: 10 +) Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ +) Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi +) Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn +) Điểm hoà vốn [...]... TƯ, HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CÔNG TY ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ 1 Quá trình hình thành phát triển Công ty Công ty ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ được thành lập theo quyết định 617/QĐ- BKHCNMT ngày 23-03-2002 của Bộ Khoa Học Công Nghệ Môi trường trên cơ sở chuyển nguyên trạng trung tâm ứng dụng phát triển năng lượng hạt nhân thuộc Công. .. tâm triển khai công nghệ mới Chi nhánh Công ty tại TP HCM Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Công ty Công ty ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ Từ khi thành lập đến nay Công ty Công ty ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ luôn cải tiến tổ chức bộ máy quản lý của mình cho phù hợp với từng thời điểm cụ thể Trong cơ chế thị trường, bộ máy tổ chức của Công ty Công ty ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ được bố trí... thuộc Công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật Công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật được thành lập theo quyết định số 60/QĐ ngày 16/02/1993 Căn cứ vào công văn số 113/VPCP ngày 06/03/2002 của văn phòng chính phủ thông báo ý kiến thành lập doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Công ty ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ trực thuộc viện năng lượng nguyên tử Việt Nam +)Tên gọi: Công ty Công ty ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ +)Tên... sản xuất phát triển, tạo thu nhập cho Công ty, tăng thu nhập cho Nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước Như vậy chức năng chính của Công ty Công ty ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ là kinh doanh trong nước tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tổng hợp các loại hàng hoá nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hoáhiện đại hoá đất nước trên cơ sở kết hợp với lợi ích của xã hội, của Công ty của toàn... đầu tư thành phố Hà Nội Ngay từ khi ra đời, Công ty hoạt động kinh doanh áp dụng hình thức kinh doanh mới của Công ty đặc biệt là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (chủ yếu là nhập khẩu) , đã từng bước phát triển ngành hàng thị trường ổn định, khách hàng tín nhiệm Công ty trực tiếp tìm kiếm thị trường, giao dịch với bạn hàng để xuất nhập khẩu những vật tư hàng hoá cần thiết cho sản xuất và. .. Các đơn vị trực thuộc Công ty bao gồm 3 đơn vị +) Trung tâm ứng dụng phát triển năng lượng hạt nhân +) Trung tâm triển khai công nghệ mới +) Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh các văn phòng đại diện tại Liên Bang Nga 4 Vốn kinh doanh, khả năng huy độn sử dụng vốn Công ty Công ty ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ là một doanh nghiệp nhà nước Vì vậy một mặt Công ty chịu sự quản lý về... Trong quá trình hoạt động Công ty luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch góp phầnphục vụ sản xuất nhu cầu tiêu dùng của toàn xh Theo đăng ký kinh doanh ngoài hoạt động kinh doanh trong nước Công ty còn kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá Hiện nay Công ty kinh doanh chủ yếu là nhập khẩu: +) Máy móc, thiết bị, dụng cụ vật... nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến quyết đinh mua hàng của khách hàng ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Đặc điểm sự thay đổi về văn hoá xã hội của thế giới: có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp - Trình độ phát triển khoa học- công nghệ trên thế giới:... động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại mà còn có cả trong tương lai Vì vậy, một mặt doanh nghiệp phải tuân theo hưởng ứng nó, mặt khác doanh nghiệp phải có các kế hoạch nhập khẩu tương lai phù hợp Doanh nghiệp ngoại thương khi tham gia hoạt động nhập khẩu cần nhận biết tuân theo cũng như hưởng ứng các chiến lược, chính sách những quy đinh của Nhà nước về hoạt động nhập khẩu Do... hiện được các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá Giấy phép nhập khẩu hàng hoá là một công cụ quản lý của Nhà nước về hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp Trước đây khi muốn nhập khẩu một lô hàng nào đó các doanh nghiệp thường phải có giấy phép kinh doanh nhập khẩu xin giấy phép nhập khẩu từng chuyến Để giảm gánh nặng về thủ tục hành chính cho các doanh . TƯ, HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ. I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CÔNG TY ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Công ty ứng Dụng và. trạng nhập khẩu thiết bị, vật tư, hàng hoá củ Công ty ứng Dụng và Phát Triển Công Nghệ. Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thiết bị, vật tư, hàng hoá của Công ty ứng. 1 Luận văn Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoácủa Công ty ứng Dụng và Phát Triển Công Nghệ 2 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay hoạt động xuất nhập khẩu vô cùng quan

Ngày đăng: 28/03/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan