Xây dựng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ tỷ lệ lớn

71 1.1K 1
Xây dựng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ tỷ lệ lớn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC Mục lục………………………………………………………………………….1 Lời nói đầu…………………………………………………………………… 4 CHƯƠNG 1: Cơ sở toán học thành lập bản đồ tỷ lệ lớn bằng máy toàn đạc điện tử………………………………………………………………………… 5 1.1. Các phương pháp đo đạc thành lập bản đồ………………… 5 1.1.1. Phương pháp đo đạc trực tiếp …………………………………………….5 1.1.2. Phương pháp ảnh hàng không ……………………………………………6 1.1.3. Phương pháp viễn thám ………………………………………………… 7 1.1.4. Phương pháp biên vẽ từ tài liệu bản đồ ………………………………… 8 1.1.5. Phương pháp thông kê ………………………………………………… 8 1.2. Cơ sở toán học thành lập bản đồ tỉ lệ lớn …………………………… 9 1.2.1. Về tỉ lệ ……………………………………………………………………9 1.2.2. Về hệ thống tọa độ của bản đồ ………………………………………….10 1.2.3. Về sự phân mảnh bản đồ ……………………………………………… 16 CHƯƠNG 2: Giới thiệu về máy toàn đạc điện tử và phân mềm xử lý số liệu đo DPSurvey………………………………………………………………… 18 2.1. Giới thiệu máy toàn đạc điện tử ……………………………………… 18 2.1.1. Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Leica ………………………………….18 2.1.2. Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Sokkia ……………………………… 19 2.1.3. Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Nikon …………………………………19 2.1.4. Giới thiệu máy toàn đạc điện tử hãng Topcon ………………………….20 2.2. Giới thiệu máy toàn đạc điện tử TS02……………………………… 21 2.2.1. Các phím cứng (Fived keys)…………………………………………….21 2.2.2. Các phím mềm ( softkeys)………………………………………………22 2.2.3. Ý nghĩa các phím mềm 22 2.2.4. Bảng chọn chính (Main Menu) 23 2.2.5. Cây thu mục của máy toàn đạc điẹn tử TS02 Plus Series 23 2.2.6. Các cài đặt (Setting) 25 2.2.7. Cài đặt công việc ( General ) 25 2.2.8. Cài đặt vùng ( Regional ) 26 2.2.9 . Cài đặt số liệu (Data) 27 2.2.10. Cài đặt màn hình (Screen) 28 2.2.11. Cài đặt thông số liên quan đến đo khoảng cách (EDM) 29 2.2.12. Các chức năng trong phím Function(FNC) 30 2.2.13. Cách cài đặt cho phím Trigger 1 và Trigger 2 31 2 2.2.14. Cách cài đặt cho phím và phím ……………………………… 31 2.2.15. Chức năng định tâm bằng LASER và cân bằng bọt thủy điện tử 31 2.3. Đo vẽ bán đồ (SURVERYING) ……………………………………….32 2.4. Các bước trút số liệu bằng cáp trút GEV102, cổng RS232………….35 2.4.1. Cài đặt tham số truyển trút trên máy toàn đạc………………………… 35 2.4.2. Giới thiệu phân mềm xử lý số liệu đo đạc DPSurvey ………………… 36 2.4.3. Giao diện chương trình………………………………………………… 37 2.5. Bình sai lưới độ cao phụ thuộc……………………………………… 38 2.5.1. Giao diện chương trình……………………………………………… 38 2.5.2. Chức năng của chương trình…………………………………………… 38 2.5.3. Các tính năng trên hộp thoại…………………………………………… 39 2.5.3. Cách soạn thảo tệp số liệu từ tệp……………………………………… 42 2.6. Bình sai lưới mặt bằng phụ thuộc…………………………………… 44 2.6.1. Giao diện chương trình………………………………………………… 44 2.6.2. Chức năng của chương trình…………………………………………….44 2.6.3. Các tính năng hộp thoại………………………………………………….45 2.6.4. Cách soạn thảo tệp số liệu từ tệp…………………………………… 49 2.7. Xử lý số liệu đo vẽ chi tiết…………………………………………… 52 2.7.1. Giao diện chương trình………………………………………………… 52 2.7.2. Chức năng của chương trình…………………………………………….52 2.7.3. Các tính năng trên hộp thoại…………………………………………….53 2.7.4. Cài đặt thông số ban đầu……………………………………………… 54 2.7.5. Các tiện ích soạn thảo số liệu của bảng……………………………… 56 2.7.6. Cách soạn thảo tệp số liệu từ tệp…………………………………… 58 CHƯƠNG3: Đo đạc thành lập bản đồ tỷ lệ 1: 500 bằng máy toàn đạc điẹn tử Leica TS02 khu vực HVKTQS……………………………………………61 3.1. Khái niệm chung về phương pháp thành lập bản đồ tỷ lệ lớn……… 61 3.2. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ tỷ lệ lớn bằng phương pháp đo đạc tại thực địa …………………………………………………………….….61 3.2.1. Nhận nhiệm vụ, thu thập tài liệu ……………………………………… 62 3.2.2. Kháo sát thực địa lập phương án ……………………………………… 63 3.2.3. Chọn và chôn các môc khống chế 63 3.2.4. Đo đạc lưới khống chế và vẽ chi tiết…………………………………….64 3.2.5. Xử lý nội nghiệp 68 3 3.2.6. Biên tập, in bản đồ nháp, đối soát ngoại thực địa 69 3.2.7. Hoàn thiện biên tập ………………………………………………… 70 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển nhảy vọt và đạt ngiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực,ngành khoa học. ứng dụng các thành tựu khoa học của các ngành điện tử, tin học, công nghệ thông tin và nhất là máy toàn đạc điện tử có nhiều tiện ích đo đạc, được kết nối với máy TS để thành lập bản đồ địa hình, đáp ứng các yêu cầu sản xuất trong thời kỳ đổi mới và các nhiệm vụ an ninh quốc phòng trong chiến tranh công nghệ cao. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nghành Trắc địa bản đồ cũng rất tích cực nhập các thiết bị đo đạc hiện đại nhất, các công nghệ và các phần mềm chuyên dụng nhằm tự động hóa, nâng cao hiệu quả, năng suất, độ chính xác cho công tác trắc địa nói chung và cho công đo vẽ và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn nói riêng. 4 Vì vậy, em đó thực hiện đề tài “ứng dụng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ tỷ lệ lớn” nhằm mục đích có điều kiện nghiên cứu các chương trình đo của máy toàn đạc tử “Leica ST02” và các ứng dụng của nó trong công tác thành lập bản đồ tỷ lệ lớn được sâu hơn và các kiến thức này cũng rất ích cho em khi về nước. Do vấn đề nghiên cứu có nhiều nội dung nên không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong được sự chỉ đảo của các thầy, cô giáo và những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để nội dung đồ án được hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu thực tế. Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và cảm ơn các thầy và cô trong bộ môn Trắc địa – Bản đồ, các bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, động viên em hoàn thành đồ án trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ TOÁN HỌC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ TỶ LỆ LỚN BẰNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ. 1.1. Các phương pháp đo đạc thành lập bản đồ. 1.1.1. Phương pháp đo đạc trực tiếp. Khi thành lập các bản đồ tỷ lệ lớn, đòi hỏi phải xác định chính xác vị trí của các đối tượng trên mặt đất, đồng thời không có một nguồn thông tin tài liệu nào khác đáp ứng các yêu cầu của bản đồ cần thành lập thì người ta phải thu thập thông tin nguyên thuỷ trực tiếp ngoài thực địa. Trong đo đạc thực địa, do đặc điểm phân bố của các thông tin cần thu thập cho bản đồ mà các thiết bị cũng như quy trình công nghệ được ứng dụng cho từng thể loại bản đồ cũng rất khác nhau. Đo đạc mặt đất. Thuật ngữ này dùng để chỉ các phương pháp đo đạc trên mặt đất để thành lập các bản đồ địa hình, địa chính, và một số bản đồ chuyên đề tỷ lệ lớn (thông thường ứng dụng cho các bản đồ tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn). Các 5 phương pháp trắc địa được biết đến từ lâu để đo vẽ chi tiết các đối tượng mặt đất gồm có: phương pháp bàn đạc, phương pháp toàn đạc.Trong phương pháp bàn đạc, người ta sử dụng một tấm bảng gỗ phẳng có gắn giấy vẽ, và máy bàn đạc được đặt trên mặt giấy. Trong khi đo đạc ngoài trời, người đo đồng thời vẽ các hình ảnh đo được lên giấy vẽ bằng các dụng cụ vẽ như thước đo độ, thước kẻ thẳng, (gắn với máy đo), com pa, bút chì, Phương pháp này ngày nay hầu như không được ứng dụng do tính chất thủ công và thời gian làm việc ngoài thực địa bị kéo dài nhiều ngày. Phương pháp toàn đạc: Phương pháp này sử dụng máy toàn đạc để đo góc và cạnh. Khi đo ở ngoài trời, toàn bộ các kết quả đo (bao gồm các giá trị góc và chiều dài cạnh cùng các thông tin thuộc tính) đều được ghi vào sổ đo, đồng thời trong sổ cũng vẽ sơ hoạ để ghi nhớ các điểm cần nối với nhau. Sau đó, ở điều kiện làm việc trong phòng người đo đạc sẽ đối chiếu các giá trị đo góc – cạnh và dùng các dụng cụ vẽ (quan trọng nhất là thước đo góc và cạnh) để vẽ các đối tượng đo được lên bản vẽ. Trong công nghệ cũ, phần ghi sổ và chuyển vẽ các đối tượng cũng mang tính thủ công. Phương pháp này chỉ hơn phương pháp bàn đạc ở chỗ rút ngắn thời gian làm việc ngoài trời. Ngày nay, do ứng kỹ thuật điện tử, phương pháp toàn đạc đã được cải tiến, tự động hoá ở mức cao, và được gọi là phương pháp toàn đạc điện tử. Các máy toàn đạc điện tử hiện nay có khả năng bắt điểm chính xác, tự động ghi các kết quả đo, các mã đối tượng, mã đo, các giá trị thuộc tính, …vào các thiết bị nhớ có sẵn trong máy hoặc nối với máy. Sau khi kết thúc đo đạc ngoài trời, những kết quả đo sẽ được truyền vào máy tính điện tử để tiến hành các bước tiếp theo (xử lí kết quả đo, dụng hình, vẽ bản đồ, …) với khả năng tự động hoá cao nhờ các phần mềm chuyên dụng.Việc thành lập bản đồ bằng phương pháp toàn đạc sẽ bao gồm những bước chung sau đây: - Khảo sát, thiết kế, xây dựng luận chứng kinh tế – kỹ thuật - Lập lưới khống chế trắc địa (lưới khống chế đo vẽ) - Đo đạc chi tiết ngoài thực địa - Nhập số liệu vào máy tính (chế độ nhập tự động) 6 - Biên tập bản đồ (bản gốc đo vẽ thực địa) - Kiểm tra, sửa chữa bản vẽ 1.1.2. Phương pháp ảnh hàng không. Phương pháp ảnh hàng không cũng nhằm mục đích thu thập thông tin nguyên thuỷ, nhưng thông qua sản phẩm trung gian là ảnh hàng không (ảnh chụp từ máy bay). Phương pháp này ưu việt hơn phương pháp đo vẽ trực tiếp từ thực địa do khắc phục được những khó khăn của sản xuất trong điều kiện ra ngoại, cùng một lúc đo vẽ được một vùng rộng lớn, và rút ngắn thời hạn sản xuất. Độ chính xác đo vẽ bản đồ phụ thuộc vào tỷ lệ ảnh chụp. ảnh hàng không chủ yếu được dùng để thành lập bản đồ địa hình (tỷ lệ từ 1:2.000 đến 1:50.000), ngoài ra còn dùng để thành lập một số bản đồ mang tính chất chuyên ngành tỷ lệ lớn, như bản đồ địa chính, bản đồ lâm nghiệp. Những thể loại bản đồ này do nhu cầu quản lí mang tính chuyên ngành mà được thành lập trên phạm vi cả nước và thường kỳ phải làm mới lại, do đó các cơ quan chủ quản tổ chức sản xuất bản đồ một cách quy mô, và công việc bay chụp ảnh thường kỳ được đặt ra. Thành lập các bản đồ chuyên đề bằng ảnh hàng không đương nhiên là rất tốt, nhưng với điều kiện là ảnh đã có sẵn, nếu phải bay chụp thì không hiệu quả về kinh tế. - Khảo sát, thiết kế, xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật - Chụp ảnh hàng không - Lập lưới khống chế ảnh ngoại nghiệp - Tăng dày để phục vụ cho quá trình đo vẽ trên ảnh và nắn ảnh - Điều vẽ ảnh - Đo vẽ ảnh 1.1.3. Phương pháp viễn thám. Phần này đề cập đến vấn đề thành lập bản đồ trên cơ sở các thông tin viễn thám. Trong phương pháp viễn thám, tính chất quang học về phản xạ và hấp thụ của vật trong các phổ sóng điện từ là yếu tố đầu tiên được chú trọng phân tích nhằm nhận dạng đối tượng để thành lập bản đồ. Các ảnh viễn thám được chia làm hai loại chính là ảnh chụp (camera) và ảnh quét (scan). Dạng ảnh chụp điển hình từ vũ trụ là ảnh COSMOS của Nga, dạng ảnh quét khá phổ biến trên thế giới là ảnh LANDSAT của Trung tâm NASA (Hoa Kỳ).Thông tin viễn thám có 7 đặc điểm là được thu nhận tức thời, thường kỳ, phủ trên diện rộng, cung cấp nhiều tham số nhận dạng đối tượng khác nhau, và có độ chính xác và tính khái quát hoá phù hợp với các độ phân giải khác nhau. Do đó nó được ứng dụng rất có hiệu quả trong thành lập các loại bản đồ chuyên đề không hạn chế, và trong hiện chỉnh bản đồ địa hình.Việc thành lập bản đồ bằng thông tin viễn thám bao gồm những nội dung chính sau đây: - Công tác chuẩn bị - Suy giải ảnh vệ tinh - Các dấu hiệu điều vẽ ảnh (khoá ảnh) - Lập khoá mẫu suy giải - Bản đồ vệ tinh - Biên tập bản đồ 1.1.4. Phương pháp biên vẽ từ tài liệu bản đồ. Trong thực tế, rất nhiều bản đồ được thành lập từ các bản đồ đã thành lập, do các bản đồ đó có đầy đủ thông tin và đảm bảo các yêu cầu về thông tin (độ chính xác, tính chất thời gian, độ tin cây, …) cho bản đồ cần thành lập. Hầu hết các bản đồ tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhỏ, các đồ giáo khoa, bản đồ chuyên đề các loại trong atlat được thành lập bằng phương pháp này. - Công tác chuẩn bị. - Quét các tài liệu bản đồ. - Nắn, ghép bản đồ. - Biên vẽ theo phương án thứ nhất (vẽ thủ công). - Biên vẽ theo phương án thứ hai (vẽ trên máy). - Kiểm tra, chỉnh sửa trên máy, in phun trên giấy, kiểm tra và hoàn thiện bản gốc biên vẽ, lưu bản gốc biên vẽ trên đĩa CD. - Biên tập phim chế bản, tạo bản gốc số ghi trên đĩa CD và in ra phim. - Từ phim chế bản, chế khuôn in. - In bản đồ trên máy in offset. 8 1.1.5. Phương pháp thông kê. Phương pháp thống kê được áp dụng riêng cho thể loại bản đồ chuyên đề có nguồn thông tin chủ yếu là các số liệu thống kê. Phương pháp này có một phần giống và một phần khác với phương pháp biên vẽ từ bản đồ. Phần giống nhau là sự biên vẽ nền cơ sở địa lí cho một bản đồ chuyên đề, khác nhau ở dữ liệu chuyên đề được biên tập theo một số phương pháp ký hiệu phù hợp. Các phương pháp thường được áp dụng là: phương pháp đồ giải, phương pháp biểu đồ, phương pháp biểu đồ định vị, phương pháp chấm điểm. Các số liệu thống kê sau khi được chuyển đổi bằng các phép mô hình hoá toán học cũng có thể biểu diễn trên bản đồ bằng phương pháp đường đẳng trị (gọi là giả đẳng trị), hoặc nền định tính, nền định lượng, …. Khi thành lập bản đồ chuyên đề nói chung, bản đồ bằng phương pháp thống kê nói riêng, người ta thường hay áp dụng các bài toán phân tích dữ liệu để xử lí các số liệu thống kê và để mô hình hóa số liệu thống kê thành dạng bản đồ. Kết quả thường dẫn đến thành lập các bản đồ kiểu phân tích, tổng hợp, dự báo biến động theo không gian, hoặc thời gian, như: - Phân tích thống kê: để kiểm định, xử lí, chuẩn hóa các số liệu thống kê. - Phân tích tương quan: xác định mối tương quan giữa hai hoặc một số đối tượng, hiện tượng trong không gian. - Phân tích hồi quy: xác lập bề mặt thống kê liên tục (chiều cao thống kê) từ các số liệu thống kê rời rạc. - Phân tích cụm: phân bậc, phân khoảng các đơn vị lãnh thổ từ nhiều chỉ tiêu thống kê. - Phân tích nhân tố, thành phần chính: xác định các nhân tố và thành phần chính từ nhiều chỉ tiêu thống kê. Hiện nay, các bài toán phân tích và mô hình hóa lãnh thổ để thành lập bản đồ có thể dễ dàng thực hiện được nhờ các phần mềm GIS và một số phần mềm chuyên dụng (ví dụ, SPSS). 1.2. Cơ sở toán học thành lập bản đồ tỉ lệ lớn. 1.2.1. Về tỉ lệ. 9 Tỷ lệ là số lần thu nhỏ chiều dài nằm ngang của đoạn thẳng trên thực địa khi biểu diễn đoạn thẳng đó lên bình đồ hoặc bản đồ. Như vậy, tỷ lệ chính là tỷ số giữa chiều dài đoạn thẳng trên bản đồ hoặc bình đồ với chiều dài nằm ngang của đoạn thẳng đó ở ngoài thực địa. Tỷ lệ được biểu diễn dưới dạng phân số, có tử số bằng 1 và mẫu số là số chẵn.  Tỷ lệ bản đồ được phân thành 3 loại: - Tỷ lệ lớn là những bản đồtỷ lệ từ 1:5000 - 1:500 và lớn hơn - Tỷ lệ trung bình là những bản đồtỷ lệ từ 1:10.000 - 1:50.000 - Tỷ lệ nhỏ là những bản đồtỷ lệ từ 1:100.000 - 1:1.000.000 và nhỏ hơn Khi mẫu số càng lớn thì tỷ lệ càng nhỏ và ngược lại. Khi nói đến bản đồ có tỷ lệ lớn nghĩa là bản đồ có mẫu số bản đồ nhỏ. 1.2.2. Về hệ thống tọa độ của bản đồ. Bản đồ địa hình dùng hai hệ thống tọa độ, đó là hệ thống tọa độ địa lý và hệ tọa độ vuông góc. Hiện nay Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (trước kia là Tổng Cục Địa Chính) thống nhất sử dụng hệ tọa độ VN-2000 với Elipxoid quy chiếu là Elipxoid WGS84, điểm gốc tọa độ quốc gia: điểm N00 đặt tại Viện Nghiên Cứu Địa Chính. Hệ VN-2000 có các tham số chính sau đây: - Ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia là ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu với kích thước: a) Bán trục lớn: a = 6378137,0m b) Độ dẹt: f = 1:298,257223563 c) Tốc độ góc quay quanh trục: ω = 7292115,0x10 -11 rad/s 10 d) Hằng số trọng trường trái đất: GM = 3986005.10 8 m 3 s -2 - Vị trí ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia: ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu được xác định vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ. - Điểm gốc toạ độ quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính thuộc Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. - Hệ thống toạ độ phẳng: Hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo các công thức tại mục I của Phụ lục kèm theo Thông này. Lưới chiếu bản đồ được quy định như sau: - Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 11 0 và 21 0 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia ở tỷ lệ 1:1.000.000 và nhỏ hơn cho toàn lãnh thổ Việt Nam. - Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6 0 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K 0 = 0,9996 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia tỷ lệ từ 1:5.000.000 đến 1:25.000. - Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3 0 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K 0 = 0,9999 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000. - Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu phù hợp có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K 0 = 0,9999 để thể hiện hệ thống bản đồ địa chính cơ sở và bản độ địa chính các loại tỷ lệ; kinh tuyến trục được quy định cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Khi thành lập bản đồ chuyên đề, có thể sử dụng các lưới chiếu nói trên hoặc các loại lưới chiếu khác phù hợp với mục đích thể hiện bản đồ. [...]... thế hệ máy toàn đạc điện tử mới có tính năng ưu việt hơn, độ chính xác cao hơn Các thế hệ máy toàn đạc điện tử của Nikon như Nikon NPL-302 Series, Nikon DTM-302 Series, Nikon DTM-502 Series Hình 2.3: Máy toàn đạc điện tử hãng Nikon 2.1.4 Giới thiệu máy toàn đạc điện tử hãng Topcon Trong thời gian qua hãng Topcon ( Nhật Bản) đã không ngừng phát minh và cho ra đời nhiều thế hệ máy toàn đạc điện tử mới... đất thành từng đới 40 đánh số đới theo thứ tự vần chữ cái: A, B, C các đai và 15 các múi giao nhau tạo thành khung của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 Ví dụ như mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 có chức năng Hà Nội mang số hiệu F-48 (đai F, múi 48) Cách đánh số các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 là cơ sở để đánh các mảnh bản đồ tỷ lệ khác.Cách chia mảnh và đánh số cơ bản của bản đồ địa hình: - Mảnh bản đồ tỷ lệ. .. THIỆU VỀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ VÀ PHẦN MỀM XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐO DPSurvey 2.1 Giới thiệu máy toàn đạc điện tử 2.1.1 Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Leica Dùng máy TC trong, hóng Leica thường được sử dụng trong quân đội việt nam cùng như quân đội lào Thụy Sỹ đó không ngừng phát minh và cho ra đời nhiều thế hệ máy toàn đạc điện tử mới có tính năng ưu việt hơn Máy thế hệ sau kế thừa những ưu điểm của máy thế... thuận lợi hơn như các máy thế hệ sau thường có dung lượng bộ nhớ nhiều hơn, đo được xa hơn, có nhiều tiện ích thuận lợi hơn, Các thế hệ máy toàn đạc điện tử của Leica như TC407 17 TC407 Lieca Hình 2.1: Một số máy toàn đạc điện tử hãng Leica 2.1.2 Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Sokkia Trong những năm qua, hãng Sokkia đã không ngừng phát minh và cho ra nhiều thế hệ máy toàn đạc điện tử mới có tính năng... có tính năng ưu việt hơn Các thế hệ máy toàn đạc điện tử của Topcon như GTS-220 Series, GTS-230N Series, GPT300 Series, GPT-7000(i) Series 19 GTS-220 Series GPT300 Series GTS-230N Series GPT-7000(i) Series Hình 2.4: Một số máy toàn đạc điện tử hãng Topcon 2.2 Giới thiệu máy toàn đạc điện tử TS02 2.2.1 Các phím cứng (Fived keys) Hình 2.5: Bản phím máy toàn đạc điện tử TS02 Series : Phím chuyển sang trang... F-48-D-1(NF-4811) - Mảnh bản đồ 1:100000 được chia từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 thành 96 mảnh có kích thước 30'× 30' ký hiệu bằng số ARập từ 1 đến 96, có phiên hiệu F-48-96(6151) - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50000 được chia từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100000 thành 4 mảnh có kích thước 15'× 15' kí hiệu bằng A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới có phiên hiệu F-48-96-D(615111) - Mảnh bản đồ 1:25000 được... từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50000 thành 4 mảnh có kích thước 7'30"× 7'30" kí hiệu bằng a, b, c, d theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới có phiên hiệu F-48-96-D-d - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 được chia từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25000 ra làm 4 mảnh có kích thước 3'45"× 3'45" kí hiệu bằng 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới có phiên hiệu F-48-96-D-d-4 - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000... này Phân mảnh hệ thống bản đồ địa chính thực hiện theo quy định tại Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 và 1:25.000 do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999 0 - Múi 6 theo chia múi quốc tế được sử dụng cho các bản đồbản tỷ lệ từ 1: 0 500.000 đến 1 : 25.000, tức là giữ nguyên cách chia múi 6 như hiện đang sử dụng cho bản đồ địa hình Việt Nam theo... hơn Các thế hệ máy toàn đạc điện tử của Sokkia như: Sokkia Set 030R Series (SET1030R3/2030R3/3030R3; SET1030R/ 2030R/3030R); Sokkia Set 10R Series SET210/310/510/610); Sokkia Set 30R Series (SET230R3/330R3/ 530R3; SET230R/330R/ 530R) 18 Sokkia Set 030R Series Sokkia Set 30R Series Sokkia Set 10R Series Hình 2.2: Một số máy toàn đạc điện tử hãng Sokkia 2.1.3 Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Nikon Trong...11 - Chia múi và phân mảnh hệ thống bản đồ địa hình cơ bản theo hệ thống UTM quốc tế, phiên hiệu mảnh bản đồ trong hệ thống bản đồ địa hình cơ bản đặt theo hệ thống phiên hiệu mảnh bản đồ hiện hành, đối với các tỷ lệ từ 1:50.000 đến 1:500.000 có ghi chú thêm phiên hiệu mảnh bản đồ của hệ thống UTM quốc tế với cỡ chữ bằng 2/3 cỡ chữ của phiên hiệu hiện hành, . chẵn.  Tỷ lệ bản đồ được phân thành 3 loại: - Tỷ lệ lớn là những bản đồ có tỷ lệ từ 1:5000 - 1:500 và lớn hơn - Tỷ lệ trung bình là những bản đồ có tỷ lệ từ 1:10.000 - 1:50.000 - Tỷ lệ nhỏ là. em hoàn thành đồ án trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ TOÁN HỌC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ TỶ LỆ LỚN BẰNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ. 1.1. Các phương pháp đo đạc thành lập bản đồ. 1.1.1 nói chung và cho công đo vẽ và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn nói riêng. 4 Vì vậy, em đó thực hiện đề tài “ứng dụng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ tỷ lệ lớn nhằm mục đích có điều kiện

Ngày đăng: 28/03/2014, 06:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển nhảy vọt và đạt ngiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực,ngành khoa học. ứng dụng các thành tựu khoa học của các ngành điện tử, tin học, công nghệ thông tin và nhất là máy toàn đạc điện tử có nhiều tiện ích đo đạc, được kết nối với máy TS để thành lập bản đồ địa hình, đáp ứng các yêu cầu sản xuất trong thời kỳ đổi mới và các nhiệm vụ an ninh quốc phòng trong chiến tranh công nghệ cao.

  • Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nghành Trắc địa bản đồ cũng rất tích cực nhập các thiết bị đo đạc hiện đại nhất, các công nghệ và các phần mềm chuyên dụng nhằm tự động hóa, nâng cao hiệu quả, năng suất, độ chính xác cho công tác trắc địa nói chung và cho công đo vẽ và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn nói riêng.

  • Vì vậy, em đó thực hiện đề tài “ứng dụng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ tỷ lệ lớn” nhằm mục đích có điều kiện nghiên cứu các chương trình đo của máy toàn đạc tử “Leica ST02” và các ứng dụng của nó trong công tác thành lập bản đồ tỷ lệ lớn được sâu hơn và các kiến thức này cũng rất ích cho em khi về nước.

  • Do vấn đề nghiên cứu có nhiều nội dung nên không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong được sự chỉ đảo của các thầy, cô giáo và những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để nội dung đồ án được hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu thực tế.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan