Thách thức lớn nhất là cảm xúc trong quá trình dạy và học

3 358 0
Thách thức lớn nhất là cảm xúc trong quá trình dạy và học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thách thức lớn nhất là cảm xúc trong quá trình dạy và học

Thách thức lớn nhất cảm xúc trong quá trình dạy học Trong phần cuối cuộc trò chuyện về chủ đề "một lối thoát cho giáo dục Việt Nam" , TS Giáp Văn Dương nói, những thày cô giáo thành công nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến sự trưởng thành của học sinh, không phải những thày cô nhiều kiến thức nhất, mà người giàu lòng yêu thương, giàu cảm xúc nhất. Anh cảm thấy thế nào khi trước mặt mình chỉ cái máy quay? Anh lấy đâu ra cảm hứng để thực hiện bài giảng? Anh có thể so sánh với việc đứng giảng trước sinh viên? - Rất khó khăn. Qua đó, tôi biết được thách thức đầu tiên có lẽ lớn nhất trong giáo dục trực tuyến việc dạy trực tuyến, chứ không phải học trực tuyến. Nếu vượt qua được các khó khăn của việc dạy trực tuyến thì việc học trực tuyến sẽ có nhiều cơ hội để thành công. Vậy thách thức đó cụ thể gì? Đó vượt qua, hoặc ít nhất khắc phục phần nào, những hạn chế về cảm xúc trong quá trình dạy học. William Butler Yeats cho rằng, giáo dục không phải đổ đầy một bát nước, mà là thắp lên một ngọn lửa. Nhưng thắp lửa làm sao nếu không có cảm xúc? Nếu nhìn lại việc học của mình, chắc hẳn chị sẽ đồng ý: những thày cô giáo thành công nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến sự trưởng thành của học sinh, không phải những thày cô nhiều kiến thức nhất, mà người giàu lòng yêu thương, giàu cảm xúc nhất. Nhưng làm sao để truyền tải cảm xúc, truyền tải tình yêu thương qua một cỗ máy? Việc này quả thật một thách thức rất lớn đối với giáo dục trực tuyến. Khi giảng bài cho sinh viên thực, bạn có thể dùng tất cả các phương tiện biểu hiện khác nhau, như lời nói, ánh nhìn, sự lắng nghe, mức độ biểu cảm, khoảng lặng, ngôn ngữ cơ thể.… Bạn cũng có thể dừng lại để trao đổi với sinh viên. Bạn có thể cười mỉm hoặc cười to, thậm chí cáu gắt. Đó một cuộc sống rất thật, rất đời, rất sống động nhiều cảm xúc. Nhưng khi giảng trực tuyến trước máy tính thì không thể. Bạn không có gì hết. Chỉ có bạn chiếc máy tính vô cảm. Điều này làm cho việc giảng bài trực tuyến trở nên rất thách thức. để vượt qua nó, người giảng bài phải có một niềm tin rất lớn vào ý nghĩa của việc mình làm, phải làm chủ được cảm xúc của mình, phải rất tĩnh rất trống. Đồng thời lại phải sôi động để tránh buồn ngủ. Nói chung rất khó. Phải tập luyện rất nhiều thì mới có thể thực hiện được. Nếu so với việc giảng bài cho sinh viên thực, thì giống như việc bạn trò chuyện, hay khiêu vũ với một con người một bức tượng. Bạn phải hiểu được bức tượng kia đang nghĩ gì, cảm xúc thế nào, để tìm cách trò chuyện sao cho phù hợp hiệu quả. Người sáng lập Học viện Khan năm 2009 - ông Salman Khan – chia sẻ: “Phần lớn thời gian hàng ngày tôi măc áo thun giá 6 đô la quần vải bông nói chuyện với máy tính dám ước mơ lớn. Tôi không mơ thiết lập được một trang mạng phổ biến hay một tia chớp trong thảo luận về giáo dục. Có lẽ tôi một người ảo tưởng, nhưng tôi đã mơ thành lập một cái gì đó dài lâu có tính biến đổi, một tổ chức cho thế giới có thể tồn tại vài trăm năm giúp chúng ta tư duy lại một cách căn bản việc dạy học có thể thực hiện như thế nào”. Học viên của GiapSchool có thể hình dung như thế nào về người thầy của mình? anh có đem ước mơ của mình vào các bài giảng? - Về tôi ư? Ngoài hai chữ tự do thì hiện tôi không còn gì để mô tả, không có nhu cầu tự mô tả về mình. Tôi nghĩ tốt hơn hãy để cho họ tự do tưởng tượng. Còn ước mơ, tất nhiên tôi có. Phải có ước mơ mới có thể làm những việc như vậy. khi ước mơ đó đủ lớn thì tự nó sẽ lan tỏa trong các bài giảng. Khi đó, bạn học sẽ tự khắc nhận ra. Khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” sẽ hoàn toàn không còn chỗ đứng, khi trước mặt mỗi người chỉ cái máy tính? - Không hẳn thế. Khi học trực tuyến thì cũng vẫn có lễ, có phép tắc. Lễ trước hết là với bản thân mình, sau với giảng viên bạn bè cùng khóa, khi giao tiếp và cùng thảo luận bài học. Còn phép tắc các quy định về tiến trình học, kiểm tra đánh giá…mà mỗi người phải tuân thủ. Tuy nhiên, mức độ thì nhẹ nhàng hơn so với đời sống thực bên ngoài. Theo quan niệm giáo dục hiện đại, học để ứng xử chỉ chiếm một phần nhỏ. Vì vậy, không nên dùng cái phần rất nhỏ này để bao trùm lên mọi hoạt động giáo dục.Trong ảnh: Học sinh lớp 1 trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh: Văn Chung Tuy nhiên, điều tôi e ngại không phải khẩu hiệu này không còn chỗ đứng, mà ở chỗ chúng ta đã cổ vũ nó một cách thái quá dẫn đến phản giáo dục. Cụ thể, khẩu hiệu này ra đời trong nền giáo dục Nho giáo ở phương Đông. Truy nguyên và diễn giải nó thì rất dài dòng. Nhưng ta có thể hiểu vì sao cổ nhân lại dùng câu này thông qua việc trả lời hai câu hỏi sau: Thứ nhất, mục đích của nền giáo dục ngày xưa gì? Rất dễ thấy: về đại thể, đó là học để làm quan. Tất nhiên, vẫn còn những ngoại lệ. Nhưng rõ ràng sự học ngày xưa chủ yếu để làm quan. Đó cũng cách nhanh nhất để tiến thân, không chỉ cho mình mà còn cho cả gia đình, dòng họ, vì “một người làm quan cả họ được nhờ”, hay “ngựa anh đi trước võng nàng theo sau” đã những ao ước của bao người. Vì thế mới có những sĩ “sôi kinh nấu sử” để đi thi đến tận già. Không đỗ khóa này thì thi khóa sau. Nhưng nhất định phải thi đỗ mới dừng. Thứ hai, trọng tâm của sự học ngày xưa gì? Đó học để ứng xử, mà chủ yếu là ứng xử xã hội. Do trật tự phong kiến quá khắc nghiệt, lại chỉ có một chiều trên – dưới, nên để tồn tại, mỗi người phải học được cách ứng xử cho đúng lễ nghi phép tắc. Vì thế mới có chuyện “tiên học lễ hậu học văn”. Cũng vì học để ứng xử nên khoa học đã không ra đời ở phương Đông. Ngày nay sự học đã khác đi, học để có kỹ năng kiến thức. Học để trở thành người tự do. Trong báo cáo “Học tập: Kho báu bên trong mỗi người” công bố ngày 13/12/1999, UNESCO đưa ra bốn trụ cột của việc học trong thiên niên kỷ mới, đó là: Học để biết, học để làm, học để khẳng định bản thân học để chung sống (learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together). Như vậy, theo quan niệm giáo dục hiện đại, học để ứng xử chỉ chiếm một phần nhỏ. Vì vậy, không nên dùng cái phần rất nhỏ này để bao trùm lên mọi hoạt động giáo dục. Chưa kể, rất nhiều hành động có thể nhân danh chữ “lễ” này để bóp méo việc dạy học, xâm phạm đến các quyền trẻ em. Vì thế nếu khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” không còn chỗ đứng thì đó cũng là một điều bình thường. . công. Vậy thách thức đó cụ thể là gì? Đó là vượt qua, hoặc ít nhất là khắc phục phần nào, những hạn chế về cảm xúc trong quá trình dạy và học. William Butler Yeats cho rằng, giáo dục không phải là. Thách thức lớn nhất là cảm xúc trong quá trình dạy và học Trong phần cuối cuộc trò chuyện về chủ đề "một lối thoát cho. thành công nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến sự trưởng thành của học sinh, không phải là những thày cô nhiều kiến thức nhất, mà là người giàu lòng yêu thương, giàu cảm xúc nhất. Anh cảm thấy thế

Ngày đăng: 27/03/2014, 13:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan