Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam

45 2.4K 26
Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam PETROVIETNAM

Lời Mở Đầu Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, xu thế hội nhập trở thành mục tiêu trung tâm của nhiều quốc gia trên thế giới và một thời đại “ nền kinh tế tri thức” đang lên ngôi thì vai trò to lớn của lực lượng doanh nghiệp,ngày càng được chú trọng Đây là lực lượng tạo nên các bước đột phá trong thương mại và công nghiệp, nhờ đó nền kinh tế mới tăng trưởng Để đáp ứng được vai trò to lớn đó, các doanh nhân những người giữ vị trí chủ chốt trong phát triển hoạt động kinh tế, nhất thiết phải là những doanh nhân có văn hóa Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra Vì vậy trong bất cứ một lĩnh vực văn hóa nào con người đều đóng vai trò trung tâm và mang tính quyết định Đặc biệt doanh nhân với tư cách là chủ thể của hầu hết các hoạt động kinh doanh, chính là tác giả của văn hóa kinh doanh và đóng vai trò quyết định tới văn hóa kinh doanh.Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh chọn lọc , tạo ra , sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó và đồng thời cũng quyết định yếu tố thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường cạnh tranh đầy gay go, căng thẳng như ngày nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ( PetroVietnam) là một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, được biết nhiều trong khu vực và trên thế giới mà nhóm chúng tôi được biết cũng đã áp dụng đúng đắn và sáng tạo văn hóa kinh doanh cho doanh nghiệp của mình và thực tế cho thấy doanh nghiệp này đã có những thành công đáng nể và khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước , được người tiêu dùng tín nhiệm Để thấy rõ hơn việc áp dụng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp này , nhóm chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu đề tài: ‟ Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam ” TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM PETRO VIETNAM Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Công ty nhà nước được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (tên giao dịch là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 18-6-2010 Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, được biết nhiều trong khu vực và trên thế giới - Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM - Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM OIL AND GAS GROUP - Tên gọi tắt: PETROVIETNAM, Viết tắt: PVN - Địa chỉ trụ sở chính: 18 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội - Điện thoại: 84 - 04 - 3 8252526 - Fax: 84 - 04 - 3 8265942 - Website: www.petrovietnam.com.vn; www.pvn.com.vn; www.pvn.vn - Email: info@pvn.vn Tại Quyết định số 190//QĐ-TTg ngày 29-01-2011, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau: a) Tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với với tổ chức, cá nhân; tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định với tổ chức, cá nhân;tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy luật của Luật Dầu khí; tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biên dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí, với công ty con và với các tổ chức, cá nhân khác b) Trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa PVN và các doanh nghiệp khác trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thể hiện bằng hợp đồng kinh tế c) Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; chi phối công ty con theo quy định của pháp luật và điều lệ này d) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty con và công ty liên kết đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam e) Thực hiện những công việc khác mà Nhà nước trực tiếp giao cho PVN và theo các quy định tại Điều lệ này f)Cơ cấu tổ chức hiện nay của Petrovietnam gồm nhiều đơn vị thành viên và các công ty liên doanh, hoạt động kinh doanh phát triển bao trùm khắp các lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí tại Việt Nam: - Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển dầu khí làm dịch vụ về dầu khí; - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sảm phẩm dầu khí, hoá dầu; - Kinh doanh và phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí; - Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; - Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; - Đầu tư kinh doanh bất động sản; - Đầu tư kinh doanh điện; - Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng; bảo hiểm; - Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu lao động; - Kinh doanh khách sạn, du lịch, văn phòng giao dịch - Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật Ban lãnh đạo: Chức vụ Họ và tên Chủ tịch Hội đồng thành viên Phùng Đình Thực Tổng Giám đốc Đỗ Văn Hậu Phó Tổng Giám đốc Lê Minh Hồng Phó Tổng Giám đốc Vũ Quang Nam Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Tiến Dũng Phó Tổng Giám đốc Trần Thị Bình Phó Tổng Giám đốc Phạm Thị Thu Hà Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Quốc Thập Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Quốc Khánh * Sứ mệnh: Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là đầu tàu kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước việt nam hùng cường * Logo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Biểu tượng Logo với hai màu chính là màu xanh da trời của nền và màu đỏ của ngọn lửa hai nhánh thể hiện thành quả hoạt động tìm kiếm thăm dò-khai thác và các lĩnh vực hoạt động khác để đưa tài nguyên dầu khí từ lòng đất, lòng thềm lục địa Việt Nam lên phục vụ đất nước Ngọn lửa đỏ hai nhánh được bắt đầu từ trong lòng chữ V (chữ đầu của từ Việt Nam) được cách điệu tạo cho khoảng trống ở giữa hai ngọn lửa giống hình đất nước Nhánh màu đỏ cháy lên từ chữ V của hàng chữ màu trắng PETROVIETNAM - tên giao dịch quốc tế Tập đoàn Dầu khí Việt Nam * Slogan: Petrovietnam - Năng lượng cho phát triển đất nước * Tầm nhìn chiến lược đến 2025: "Tập đoàn kinh tế dầu khí hàng đầu trong khu vực - Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam" * Sơ đồ tổ chức Lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt nam - Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, dầu khí, khí hoá than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước; - Kinh doanh dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước; - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu; - Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí; - Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí; - Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí; - Đầu tư, sản xuất và kinh doanh nhiên liệu sinh học; - Đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện và phân bón; - Đầu tư, khai thác than và các loại khoáng sản tại nước ngoài, ký kết hợp đồng nhập khẩu, cung ứng than; hợp tác khai thác và kinh doanh than trong nước, vận chuyển và tàng trữ than; - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hoá dầu, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hoá dầu; - Đầu tư sản xuất và kinh doanh năng lượng tái tạo; - Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm; - Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí; xuất khẩu lao động; - Triển khai, phát triển các dự án năng lượng sạch, “cơ chế phát triển sạch” (CDM)”; hiện qua phong cách về thái độ và hành vi ứng xử, xử lý công việc hằng ngày cho từng thành viên và mỗi bộ phận vì sự thịnh vượng của DN Nét đẹp trong văn hóa dầu khí cùng với những truyền thống của các thế hệ "những người đi tìm lửa" sẽ tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau IV + + + + + + Các hình thức văn hóa khác − Lịch sử hình thành và phát triển • Các mốc lịch sử 1975 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và Vụ Dầu khí thuộc Tổng cục Hoá chất 1977 - Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Company – Petrovietnam) trực thuộc Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập để thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam Tháng 4 năm 1990 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được sát nhập vào Bộ Công nghiệp nặng Tháng 6 năm 1990 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Corporation – Petrovietnam) được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam Tháng 5 năm 1992 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trở thành công ty dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam Tháng 5 năm 1995 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là Tổng công ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam Điểm nổi bật nhất trong tìm kiếm thăm dò dầu khí ở giai đoạn đất nước còn chiến tranh là năm 1973, phát hiện dòng khí đầu tiên ở giếng khoan 61 (Thái Bình) Tuy trữ lượng không cao, nhưng đã đánh dấu mốc son trong suốt mấy chục năm tìm dầu khí trong mưa bom bão đạn Trong giai đoạn sau khi đất nước thống nhất đến năm 1990 là thời kỳ ngành Dầu khí đạt được những thành tựu vẻ vang nhất Ngày 19/6/1981, Hiệp định Liên doanh Việt – Xô chính thức được ký kết Trong những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, hàng loạt các mỏ dầu khí lớn như Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng được đưa vào khai thác Sản lượng dầu thô tăng lên nhanh chóng: năm 1986 khai thác được 40 nghìn tấn, năm 1987: 280 nghìn tấn, năm 1988: 680 nghìn tấn Cuối năm 1988, tấn dầu thứ 1 triệu được khai thác Chỉ sau khi Việt Nam giành được độc lập, nhất là sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sớm quyết tâm xúc tiến việc thăm dò tài nguyên khoáng sản, trong đó có dầu khí cho dù tài liệu và các thông tin có được quá nghèo nàn so với các loại khoáng sản khác Trong bối cảnh trong nước và thế giới lúc bấy giờ, việc Chính phủ Việt Nam đề nghị các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô, cử chuyên gia có kinh nghiệm giúp Việt Nam vừa nghiên cứu khảo sát, đánh giá triển vọng dầu khí, vừa đào tạo cán bộ cho Việt Nam là một chủ trương hết sức đúng đắn, một tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chính phủ Điều hết sức quan trọng là các chuyên gia đã giúp Việt Nam đề xuất được một kế hoạch tổng thể, từng bước cụ thể để triển khai tìm kiếm thăm dò dầu khí, với sự trợ giúp to lớn của Liên Xô Ngày 27-11-1961, Đoàn thăm dò dầu lửa (Đoàn 36 dầu lửa) được thành lập, là dấu mốc lịch sử mở đầu một thời kỳ hoạt động dầu khí có tổ chức ở Việt Nam Dânchủ Cộng hòa (sau này, ngày 27-11 đã được nhà nước công nhận là Ngày truyền thống Dầu khí Việt Nam) Ngày 3-9-1975, Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập, mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển công nghiệp dầu, khí, ngày 3-9 được công nhận là Ngày thành lập ngành Dầu khí Việt Nam Hai mốc thời gian trên đã đi vào lịch sử của một giai đoạn hình thành và đặt nền móng cho giai đoạn phát triển công nghiệp dầu khí ở Việt Nam ∗ Về hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí Sau khi được thành lập, Đoàn 36, sau này là Liên đoàn Địa chất 36, đã áp dụng các công nghệ tiên tiến và đồng bộ của thế giới vào công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở miền Bắc Việt Nam Trong thăm dò địa vật lý ở miền võng Hà Nội và vùng trũng An Châu đã sử dụng một hệ các phương pháp trọng lực, địa chấn phản xạ - khúc xạ, điện cấu tạo, địa vật lý giếng khoan Riêng thăm dò trọng lực đã mở rộng khảo sát trên toànmiền Bắc Việt Nam Ở miền võng Hà Nội đã nghiên cứu được lát cắt địa chất sâu trên 3.500 m, thành lập các bản đồ cấu tạo với các tỷ lệ khác nhau, từ đại thể 1/500.000, khu vực 1/200.000 và 1/100.000 đến chi tiết 1/25.000 và 1/10.000 Kết quả thăm dò địa vật lý đã cung cấp các số liệu rất quan trọng, đặt cơ sở cho công tác khoan tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở miền Bắc Trong công tác khoan có các dạng khoan vẽ bản đồ đến chiều sâu 150-160 m, khoan cấu tạo đến chiều sâu 1.200 m, khoan thông số và tìm kiếm sâu đến 2.400-4.253 m Công tác khoan đã khẳng định kết quả thăm dò địa vật lý, chính xác hoá cấu trúc địa chất miền võng Hà Nội, phát hiện các vết dầu và vỉa khí trong trầm tích Neogen Ngày 18-3-1975, phát hiện mỏ khí Tiền Hải với trữ lượng tại chỗ đến 1,3 tỷm3, là sự kiện nổi bật của 15 năm tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở miền Bắc Việt Nam Ngoài ra ở đây còn phát hiện nhiều vỉa than, phân bố rất rộng và có trữ lượng đến hai trăm tỷ tấn, mỏ nước khoáng Tiền Hải Các tài liệu này rất quan trọng cho phát triển công nghiệp than, bổ sung nguồn năng lượng cho đất nước trong tươnglai và cung cấp một nguồn nước uống tinh khiết dồi dào với chất lượng cao Công tác thí nghiệm, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã kịp thời tổng kết các kết quả sản xuất, đúc kết thành các công trình khoa học để rồi quayNghiên cứu tổng hợp tài liệu địa chất - địa vật lý, khoan đã cho một bức tranh khá rõ ràng về cấu - kiến tạo, địa tầng - trầm tích, đặc điểm địa hoá của trầm tích Đệ Tam miền võng Hà Nội Ở vùng trũng An Châu mức độ nghiên cứu còn thấp hơn.Miền võng Hà Nội được đánh giá “có triển vọng về khí là chủ yếu tuy không lớn, còn về dầu thì với mức độ còn ít hơn” Vùng trũng An Châu còn có các ý kiến khác nhau về triển vọng và không triển vọng Những đánh giá trên đây cơ bản là đúng đắn và có giá trị cho sau này Đó là kết quả của bao nhiêu công sức và trí tuệ, kể cả hy sinh tính mệnh của đội ngũ cán bộ, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô, trong điều kiện khó khăn, gian khổ và ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam Từ những ngày đầu chập chững, kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của chuyên gia Liên Xô, đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân kỹ thuật làm công tác thăm dò dầu khí Việt Nam đã nắm bắt và áp dụng có sáng tạo các công nghệ tiên tiến thế giới vào thực tiễn Việt Nam; đã đào tạo được một lớp cán bộ khoa học - kỹ thuật dầu khí có trình độ cao và kinh nghiệm thực tế phong phú, một đội ngũ công nhân lành nghề Có thể nói miền võng Hà Nội là nơi mở đầu của ngành Dầu khí Việt Nam, là trường học đào tạo đội ngũ những người làm công tác dầu khí, để chuẩn bị cho những bước phát triển mạnh mẽ sau này của ngành Dầu khí Việt Nam.Trong giai đoạn này ở miền Nam, hoạt động thăm dò dầu khí có muộn hơn (1970-1975), nhưng sự ra đời của Luật Dầu hỏa (năm 1970), Uỷ ban Quốc gia Dầu hỏa (năm 1971) và Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản (năm 1974) đã thúc đẩy công việc tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở miền Nam Nhờ vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài, công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí đã được triển khai ở thềm lục địa miền Nam Đã xác định 3 bể trầm tích chủ yếu: Sài Gòn - Brunây (Bể Nam Côn Sơn), Mêkông (Bể Cửu Long) và vịnh Thái Lan (Bể Malay - Thổ Chu) đã được xác định Việc phát hiện dầu khí trong các giếng khoan ở các Bể Cửu Long và Nam Côn Sơn là căn cứ để sau ngày thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết tâm xây dựng và phát triển ngành Dầu khí Việt Nam − Nét đẹp và bản sắc văn hóa Dầu khí Văn hóa dầu khí được hình thành và phát triển suốt chiều dài lịch sử hình thành của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây Các giá trị cốt lõi, sứ mệnh tầm nhìn, thương hiệu dầu khí đang dần trở thành thương hiệu quốc gia, văn hóa dầu khí đang dần thấm vào đội ngũ những người lao động dầu khí Văn hóa Dầu khí đang đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của Tập đoàn, với những giá trị cốt lõi đặc trưng như sự chuyên nghiệp, sáng tạo, trí tuệ, hiện đại với trình độ khoa học kỹ thuật cao, tính quốc tế hóa cao, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và tinh thần trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng, xã hội và đất nước Nét đẹp của văn hóa dầu khí đã được đồng chí Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn, nhấn mạnh các điểm chính là: Đoàn kết-Kỷ cương; Chất lượng-Hiệu quả; An toàn-Chắc chắn; Nhân áiTrách nhiệm; Vì PVN phát triển bền vững; Vì Tổ quốc Việt Nam phồn vinh.Tập đoàn dầu khí là một tập đoàn kinh tế mạnh hàng đầu của đất nước với hơn 50 nghìn lao động, với gần 30 tổng công ty lớn và các đơn vị thành viên, là tập hợp của đội ngũ lớn những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, văn hóa, quan hệ xã hội, địa bàn trải rộng khắp đất nước với rất nhiều các vùng miền địa lý khác nhau các yếu tố trên đã tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp của Tập đoàn phải liên tục tìm tòi sáng tạo cái mới, đổi mới quy trình, công nghệ và quản lý để đem lại hiệu quả cao nhất Chuyên nghiệp, sáng tạo, đổi mới, cải tiến KHCN là đòn bẩy phát triển của PVN Công tác thăm dò, khai thác chế biến dầu khí hiện nay đã được áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất của khu vực và thế giới Với những điều kiện đó đòi hỏi đội ngũ CBCNV phải có trình độ, tay nghề, chất xám cao mới tiếp thu làm chủ được khoa học công nghệ hiện đại Cũng như, do các yêu cầu hội nhập phải làm việc với các nhà thầu dầu khí quốc tế, đòi hỏi đội ngũ CBCNV ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao phải giỏi ngoại ngữ Vì vậy, đội ngũ cán bộ KHCN và quản lý của dầu khí hiện nay có trình độ khoa học công nghệ cao, có nhiều chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực, làm chủ được các công nghệ hiện đại như đã cơ bản vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các nhà máy điện, đạm, các giàn khoan tự nâng… và đã dần thay thế được các chuyên gia nước ngoài đang vận hành ở các nhà máy, công trình đó Văn hóa dầu khí thể hiện ở tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và tinh thần đoàn kết đồng tâm hiệp lực, chung sức chung lòng vì sự phát triển của Tập đoàn Phong cách làm việc của người dầu khí là phong cách quyết liệt, bám sát hiện trường, việc hôm nay không để ngày mai, làm hết việc chứ không hết giờ Tinh thần ý chí đó, phong cách đó đã thể hiện rất rõ nét ở cấp lãnh đạo cao nhất của tập đoàn và lan tỏa đến đội ngũ cán bộ, người lao động dầu khí Văn hóa dầu khí còn là tấm lòng nhân ái chia sẻ, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và đất nước Tấm lòng nhân ái, chia sẻ với cộng đồng đã trở thành nhận thức, tình cảm và hành động của đội ngũ người lao động dầu khí, mọi người tự nguyện làm an sinh xã hội (ASXH) Hằng năm, CBCNV của tập đoàn đã đóng góp từ 5 đến 7 ngày lương lao động để thực hiện an sinh xã hội Số tiền này được dùng để hỗ trợ các địa phương nghèo, hỗ trợ xây dựng trường học, trạm xá, nhà văn hóa, triển khai các chương trình đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào thiên tai lũ lụt… Năm 2008, Tập đoàn đã hỗ trợ hơn 500 tỷ đồng cho công tác ASXH, năm 2009 đã hỗ trợ gần 1000 tỷ đồng, năm 2010 hơn 700 tỷ đồng… Công tác tương trợ CBCNV trong tập đoàn gặp khó khăn, trợ cấp cho những người có thu nhập thấp, quan tâm đến đời sống của những CBCNV đã nghỉ hưu, xây nhà nghĩa tình dầu khí cho CBCNV nghèo… được tiến hành thường xuyên và kịp thời Trong thời gian qua, Công đoàn Dầu Khí và công đoàn các cấp đã tích cực triển khai và tham gia xây dựng văn hóa dầu khí Các đơn vị cũng đã xây dựng được “môi trường dầu khí”, đó là môi trường làm việc đoàn kết, hỗ trợ chia sẻ, một môi trường sinh sống có đủ các điều kiện về vật chất và tinh thần Những dự án trọng điểm đều ở những nơi xa xôi, vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất, tinh thần gặp nhiều khó khăn Vì thế, lãnh đạo Tập đoàn, các đơn vị và tổ chức công đoàn đã quan tâm xây dựng, trang bị cho cán bộ CNV về nhà ở, các khu vui chơi thể thao, sân bóng đá, bóng chuyền, khu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ… để họ yên tâm công tác và cống hiến Công đoàn Dầu khí đã tổ chức thành công Tuần lễ văn hóa lần thứ I, II, III, IV trong thời gian từ năm 2008 đến 2011 với nhiều hoạt động sôi nổi phong phú như các hoạt động kỷ niệm chào mừng ở Tập đoàn và các đơn vị, các hoạt động thể thao như đại hội thể thao toàn ngành, đêm văn hóa dầu khí, đêm nghệ thuật chào mừng, các hoạt động từ thiện an sinh xã hội, về nguồn cho CBCNV thấm đậm văn hóa dầu khí…Các chương trình đã khắc họa được truyền thống văn hóa dầu khí, tinh thần và ý chí dầu khí cho đội ngũ người lao động, thể hiện được tình yêu, sự gắn bó và lòng tự hào về ngành Dầu khí Để tiếp tục xây dựng thành công văn hóa PVN rất cần sự quan tâm, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tập đoàn, của lãnh đạo các đơn vị, sự đồng tâm hiệp lực của cả hệ thống chính trị, sự kiên trì thực hiện các mục tiêu, cũng như phát huy hơn nữa vai trò của Ban văn hóa của Tập đoàn và các đơn vị, vai trò quan trọng của Công đoàn các cấp và các đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động, phổ biến văn hóa dầu khí, động viên CBCNV, người lao động thực hiện và góp phần phát triển văn hóa dầu khí và sự phát triển bền vững của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt, tăng tốc phát triển, giữ vững vị trí đầu tàu, vai trò trụ cột, chủ đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ðảng ủy, Ban Tổng Giám đốc Petrovietnam xác định: Xây dựng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam năng động, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả kinh doanh cao, bằng cách đẩy mạnh hoạt động và tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của ngành là thăm dò, khai thác, lọc hóa dầu, sản xuất điện, đạm từ khí và dịch vụ kỹ thuật dầu khí, gia tăng giá trị tài nguyên dầu khí trong nước, gia tăng nguồn tài nguyên dầu khí từ nước ngoài, tăng cường xã hội hóa để thu hút nguồn đầu tư khác vào các lĩnh vực không phải là cốt lõi của Tập đoàn, tạo điều kiện cho các lĩnh vực này hỗ trợ cho các lĩnh vực cốt lõi và cùng phát triển Trên cơ sở đó giữ vững vị trí đầu tàu, vai trò trụ cột, chủ đạo của nền kinh tế đất nước, công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô có hiệu quả của Nhà nước, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đi đầu trong công tác an sinh xã hội; xây dựng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là một hình mẫu doanh nghiệp nhà nước tốt nhất, biểu tượng của một Việt Nam năng động trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế Các nhóm giải pháp chủ yếu để xây dựng Ðảng bộ trong sạch, vững mạnh và phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện thắng lợi chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2025 bao gồm: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo về thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác cán bộ của các tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và đảng viên trong Ðảng bộ Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức quản lý; nâng cao hiệu quả đầu tư; phát triển thị trường, khoa học công nghệ; chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng Thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được xác định trong Chiến lược tăng tốc phát triển; xác định và tập trung chỉ đạo quyết liệt ba giải pháp đột phá về phát triển nguồn nhân lực, về khoa học công nghệ và về quản lý để tăng tốc phát triển Với phương châm: Giải pháp quản lý là trung tâm, giải pháp nguồn nhân lực là then chốt, giải pháp khoa học công nghệ là động lực và nền tảng cho sự phát triển Trên cơ sở các Nghị quyết, Văn kiện Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025 và Chiến lược tăng tốc phát triển Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Ðảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam với ý thức và quyết tâm chính trị cao nhất thống nhất chỉ đạo: Xây dựng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thành một hình mẫu doanh nghiệp nhà nước tốt nhất, thể hiện rõ nhất vai trò trụ cột, chủ đạo của kinh tế nhà nước trong quá trình phát triển đất nước Chủ động, sáng tạo trong việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam lần thứ I, nhiệm kỳ 2010 2015, coi việc học tập, phổ biến, quán triệt và triển khai Nghị quyết Ðại hội Ðảng các cấp là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Tập đoàn Cụ thể hóa nội dung các Nghị quyết, Văn kiện Ðại hội Ðảng các cấp thành các chương trình, kế hoạch hành động với những chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn; phân công rõ nội dung công việc, thời gian thực hiện, trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức, cá nhân liên quan, bảo đảm huy động mọi nguồn lực của Tập đoàn tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội Ðảng các cấp Tổ chức cho cán bộ, đảng viên, người lao động trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam nghiên cứu, học tập Nghị quyết, các Văn kiện Ðại hội Ðảng các cấp theo đúng tinh thần Chỉ thị số 01 -CT/T.Ư ngày 17-3-2011 của Bộ Chính trị về học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng, các Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Ðảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Ðảng ủy Tập đoàn Các tổ chức, cán bộ, đảng viên, người lao động sau khi nghiên cứu học tập đều xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung cụ thể để tổ chức thực hiện góp phần cùng Tập đoàn thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội Ðảng các cấp Việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Ðại hội Ðảng các cấp là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2011 Ðề ra mục tiêu, nội dung, biện pháp tiếp tục thực hiện Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh' trong từng năm theo chỉ đạo của Trung ương gắn với nội dung, tiêu chí xây dựng và thực hiện văn hóa dầu khí là đặc trưng riêng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Khẩu hiệu hành động của Tập đoàn trong toàn khóa là: 'Ðồng tâm hiệp lực - Ðổi mới quyết liệt - Tăng tốc phát triển' Chỉ đạo phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong toàn Tập đoàn với 'tinh thần Dầu khí' là: 'quyết liệt - chuyên nghiệp' Ðây là một nội dung mới, cụ thể của văn hóa dầu khí Hằng năm Tập đoàn và các đơn vị phát động thi đua và giao cho các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội làm nòng cốt tổ chức, động viên cán bộ, công nhân viên và người lao động hưởng ứng, tham gia với tinh thần trách nhiệm cao nhất, với niềm tự hào, kiêu hãnh về truyền thống, về những đóng góp quan trọng và to lớn của ngành dầu khí Việt Nam với đất nước; quyết tâm hoàn thành 'Ðúng tiến độ - Ðúng chất lượng - An toàn - Hiệu quả' các công trình, dự án trọng điểm của Nhà nước, Tập đoàn và từng đơn vị  + + + Các chỉ tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ 5 năm 2011 – 2015 Tốc độ tăng trưởng bình quân 18 đến 20%/năm; với cơ cấu phát triển hợp lý giữa các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí là cốt lõi Tổng doanh thu: 3.040 nghìn tỷ đồng Tổng nộp ngân sách Nhà nước: 650 nghìn tỷ đồng Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn điều lệ PVN: 20% đến 25%/năm Gia tăng trữ lượng: 35 đến 45 triệu tấn quy dầu/năm Tổng sản lượng khai thác dầu khí: 142 triệu tấn quy dầu Trong đó: Sản lượng dầu: 90 triệu tấn.Sản lượng khí: 52 tỷ m3 Sản lượng điện: 108 tỷ kWh.Tổng sản lượng phân bón (Ure + NPK): 8,0 triệu tấn Tổng sản lượng sản phẩm các nhà máy Lọc dầu: 45 triệu tấn Sản lượng sản phẩm hóa dầu: 1,8 triệu tấn Sản lượng sản phẩm nhiên liệu sinh học: 1 triệu tấn.Doanh thu dịch vụ dầu khí/trong 15.000 người Chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới trung bình hằng năm 1.000 đảng viên Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm: hơn 95% Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh hằng năm: hơn 90% Phấn đấu về cơ bản cán bộ công nhân viên gắn bó lâu dài trong ngành dầu khí có nhà ở Thực hiện công tác an sinh xã hội trên 3.000 tỷ đồng Kết luận Tóm lại “Văn hóa kinh doanh” là sự nỗ lực chủ quan của người tham gia kinh doanh, chính họ đã và đôngang góp công sức cho sự tiến bộ của xã hội, song chính hoj nếu không đủ sức và lực, nhân và trí thì sẽ có những hành vi phản văn hóa kinh doanh Do vậy văn hóa kinh doanh điều tiết mối quan hệ này nọ chính là một hoạt động nhân văn có tính gia đình, có tính quốc tế, được điều tiết trong một giải pháp cụ thể vì sự tiến bộ và văn minh của xã hội Đồng thời chúng ta cần xác định lại việc đưa lại thành tựu khoa học kĩ thuật, phương tiện hiện đại Kinh doanh là mục đích cao cả là phục vụ con người- con người chứ không phải chỉ vì lợi nhuận, vì hiệu quả kinh tế đơn thuần luôn được bổ sung từ thực tiễn sinh động của các thế hệ kế tiếp nhau Hoạt đông kinh doanh phải có sự kết hợp hài hòa giữa cái thiện và cái đẹp chứ không vì lợi ích thấp hèn mà làm mất nhân cách con người Với người Việt Nam chúng ta đã được rèn luyện đúc lên từ những di sản quí báu của truyền thống dân tộc Nếu không làm được như vậy thì chúng ta là người có tội với tổ tiên và cả nhân loại tiến bộ của xã hội loài người Thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng nhờ áp dụng văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp của mình mà tập đoàn petro Việt Nam đã có được lòng trung thành và tận tụy của từng nhân viên trong doanh nghiệp của mình Như vậy , văn hóa kinh doanh tạo nên sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh cho chính doanh nghiệp này Cũng qua việc nghiên cứu doanh nghiệp này , chúng tôi nhận thấy doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh thị trường gay gắt nhất thiết phải xây dựng văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp Mục Lục Trang Lời mở đầu 1 Triết lý kinh doanh 2 Đạo đức kinh doanh 13 Đạo đức kinh doanh 15 Văn hóa kinh doanh 26 Các hình thức văn hóa khác 31 ... nước; - Kinh doanh dịch vụ khai thác dầu thô, khí, sản phẩm dầu, khí sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ngồi nước; - Xuất nhập vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu; - Kinh doanh, phân. .. cục Dầu khí Việt Nam nam thành lập sở Liên đoàn địa chất 36 Vụ Dầu khí thuộc Tổng cục Hố chất 1977 - Cơng ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Company – Petrovietnam) trực thuộc Tổng cục Dầu khí. .. ngành Dầu khí Việt Nam trở thành mơt lĩnh vực dầutư nước ngồi sơi động: Nhiều tập đồn Dầu khí lớn có kế hoạch đầu tư mở rộng Việt Nam Ngoài số hợp đồng thăm dị khai thác tập đồn Dầu khí Việt Nam(

Ngày đăng: 27/03/2014, 11:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan