LUẬT THƯƠNG MẠI

125 625 1
LUẬT THƯƠNG MẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬT THƯƠNG MẠI

PHẦN MỞ ĐẦU Từ sau Đại hội Đảng lần VI năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, chế độ bao cấp bị xóa bỏ thay vào đó là nền kinh tế nhiều thành phần, chúng ta thừa nhận tư hữu về tư liệu sản xuất, ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân, chủ động mở rộng giao thương với bạn bè quốc tế. Đây là một mốc son quan trọng đánh dấu sự ra đời của kinh tế thị trường ở Việt Nam. Theo đó các hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi với những hình thức đa dạng như hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư …bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều chủ thể mới gia nhập thị trường làm cho môi trường kinh doanh thêm phong phú như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp Tư Nhân hay Công ty Hợp Danh… Sự tự do cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên vì lợi nhuận có không ít chủ thể kinh doanh bất chấp quy định của pháp luật có những hành vi tiêu cực làm thiệt hại cho khách hàng, đối tác… dẫn đến xảy ra tranh chấp, khiếu kiện thậm chí là phá sản doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Thiết nghĩ để quyền tự do kinh doanh của mọi cá nhân phát huy ý nghĩa tích cực, để bảo đảm các hoạt động thương mại được diễn ra trong một môi trường lành mạnh nó cần phải được đặt trong những giới hạn nhất định của pháp luật. Sự can thiệp của Nhà nước với chính sách pháp luật hợp lý chặt chẽ là cần thiết để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường luôn lành mạnh và không bị hủy hoại bởi động lực và sức mạnh của lợi nhuận, và đó cũng là lý do để ngành luật thương mại ra đời. Mục tiêu môn học: Môn học này giúp sinh viên chuyên ngành luật hiểu và nắm vững quy định của pháp luật về những hoạt động thương mại cụ thể trong Luật thương mại 2005 như mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, nhượng quyền thương mại , đấu thầu, đấu giá… bên cạnh đó cũng trang bị cho sinh viên kiến thức chung về các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2005 và hộ kinh doanh về đặc điểm, cơ cấu tổ chức, quản lý, thành lập và giải thể các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Đồng thời giúp học viên có khả năng năng vận dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh (giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng con đường Trọng tài , giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng con đường Toà án) và pháp luật về phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản 2004 Yêu cầu môn học: học viên phải nắm được những kiến thức cơ bản về các hoạt động thương mại, các đặc trưng pháp lý của các loai hình doanh nghiệp và phải có khả năng vận dụng những quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp thương mại, cũng như các thủ tục pháp lý trong vấn đề phá sản doanh nghiệp. CẤU TRÚC MÔN HỌC CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI & LUẬT THƯƠNG MẠI – giới thiệu khái niệm thương mại, lược sử ra đời của Luật thương mại, đồng thời giúp học viên nhận biết được những ai là chủ thể của Luật thương mại, Luật thương mại điều chỉnh đối tượng nào CHƯƠNG II PHÁP LUẬT VỀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Chương 2 trang bị cho sinh viên kiến thức chung về các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2005 và hộ kinh doanh về đặc điểm, cơ cấu tổ chức, quản lý, thành lập và giải thể các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh CHƯƠNG III HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Chương này cung cấp cho học viên những đặc trưng pháp lý của hợp đồng trong thương mại cũng như tiếp cận với một số loại hợp đồng trong thương mại tiêu biểu để có thể áp dụng trong thực tiễn CHƯƠNG IV PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Chương IV giới thiệu cho người học các hình thức của hoạt động xúc tiến thương mại như khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu trưng bày sản phẩm, hội chợ triển lãm; đồng thời cung cấp cho người học những đặc điểm cơ bản, những quy định của pháp luật đối với từng hình thức đó CHƯƠNG V PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI Ngày nay bên cạnh những giao dịch thương mại được thiết lập thông qua sự gặp gỡ trực tiếp giữa bên bán/ cung ứng dịch vụ với bên mua/thuê dịch vụ thì các giao dịch được thiết lập thông qua 1 chủ thể trung gian ngày càng phổ biến. chương V sẽ giúp chúng ta tìm hiểu các dịch vụ trung gian thương mại như đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại. CHƯƠNG VI PHÁP LUẬT VỀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI KHÁC Chương này sẽ cung cấp thêm cho học viên những kiến thức pháp lý cơ bản về một số hoạt động thương mại khác như nhượng quyền thương mại, cho thuê hàng hóa, gia công hàng hóa CHƯƠNG VII PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức pháp lý trong giải quyết tranh chấp giúp học viên có khả năng năng vận dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh (giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng con đường Trọng tài , giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng con đường Toà án) CHƯƠNG VIII PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Chương VIII sẽ giúp học viên nắm được những thủ tục trong phá sản doanh nghiệp CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI & LUẬT THƯƠNG MẠI I. Hoạt động thương mại và sự ra đời của Luật thương mại 1. Khái niệm thương mại Lúc đầu “thương mại” được hiểu là hoạt động mua bán hàng hóa nhắm mục đích kiếm lời về sau cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế xã hội khái niệm thương mại đã được mở rộng hơn Những hoạt động như: Cung ứng dịch vụ du lịch? Công ty tư vấn Luật? Công ty quảng cáo? Có phải là hoạt động thương mại không?  Hoạt động thương mại Thật vậy không phải hoạt động mua bán hàng hóa nhưng hoạt động cung ứng dịch vụ (cung cấp tour du lịch, tư vấn pháp lý, quảng cáo sản phẩm) của các cty du lịch, cty tư vấn luật, cty quảng cáo điều là nghề nghiệp chính của cty đó, họ làm những dịch vụ này cũng nhằm mục đích lợi nhuận Như vậy hoạt động thương mại không chỉ là mua bán hàng hóa và định nghĩa hoạt động thương mại theo Luật thương mại 2005 đã được mở rộng hơn “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”(điều 3-LTM 2005) 2. Sự ra đời của luật thương mại • Hoạt động thương mại là nghề nghiệp chính của các chủ thể kinh doanh nên họ đòi hỏi phải có khung pháp lý chặt chẽ, cụ thể rõ ràng giúp họ giao kết thực hiện hợp đồng dễ dàng thuận tiện • Vì là nghề nghiệp chính nên giữa các chủ thể trong HĐTM sẽ có hành vi tiêu cực đối với nhau để trục lơi. Vì thế họ cần pháp luật bảo vệ trước đối thủ cạnh tranh • Được pháp luật bảo vệ thì họ cũng phải chịu sự quản lý, giám sát của nhà nước, chịu chế tài của pháp luật khi xâm hại lợi ích khách hàng, ảnh hưởng trật tự xã hội Từ những lý do cơ bản nêu trên cho thấy sự ra đời của luât thương mại là cần thiết II. Chủ thể chủ yếu của Luật thương mạiThương nhân 1. Khái niệm thương nhân Thương nhân theo LTM 2005 “thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” 2. Phân loại thương nhân Thương nhân là cá nhân  Doanh nghiệp tư nhân – chủ doanh nghiệp tư nhân là thương nhân  Hộ kinh doanh cá thể - chủ hộ là thương nhân Thương nhân là tổ chức Tổ chức là nhiều người cùng tham gia hoạt động theo một mục tiêu chung. Mọi người cùng nhau hùn vốn, góp sức để kinh doanh dưới một hình thức là công ty thì công ty đó là thương nhân nếu thõa các điều kiện của một thương nhân. Các tổ chức là thương nhân chủ yếu hiện nay? - công ty hợp danh - công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, 2 thành viên trở lên - công ty cổ phần - doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hôi… 3. Đặc điểm của thương nhân  Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại  Các hoạt động thương mại phải được thương nhân thực hiện một cách độc lập Như thế nào là tính độc lập? VD: chủ 1 Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) C thuê 1 cá nhân (anh A) về làm giám đốc cho Doanh nghiệp của mình thông qua hợp đồng lao động (hợp đồng lao động có quy định rõ phạm vi hoạt động của Giám đốc đối với Doanh nghiệp, quy định thời gian làm việc, nghĩ ngơi, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của 2 bên, quy định mức lương sẽ trả cho A…) Hỏi A có độc lập trong hoạt động kinh doanh của DNTN C không? Có thể hiểu độc lập với nghĩa như sau: Có quyền tự do quyết định nội dung hoạt động Tự do quyết định về thời gian làm việc Tự chịu trách nhiệm đối với các hành vi của mình  Các hoạt động thương mại phải được thương nhân tiến hành một cách thường xuyên và mang tính nghề nghiệp VD : Đến mùa thi Đại học một hộ gia đình sử dụng phòng trống trong nhà làm phòng trọ cho các sĩ tử thuê trong những ngày diễn ra ký thi ĐH. Hộ gia đình đó không phải thương nhân vi việc cho thuê phòng không phải là cv thường xuyên và không phải là nghề nghiệp chính của hộ Nhưng nếu hộ gia đình này xây dựng nhà trọ cho các bạn sinh viên thuê ở dài hạn thì hộ gia đình này là TN  Thương nhân phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh Đăng ký kinh doanh không phải là điều kiện đủ để xác định tư cách thương nhân, đăng ký kinh doanh chỉ là nghĩa vụ của DN, đối với trường hợp chưa đăng ký kinh doanh thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật (điều 7-LTM 2005) những chủ thể trong trường hợp này được gọi là thương nhân thực tế, đồng thời thương nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu chưa đăng ký kinh doanh III. Đối tượng điều chỉnh của luật thương mại – hành vi thương mại 1. Khái niệm Luật thương mại 2005 không xây dựng khái niệm hành vi thương mại mà xây dựng khái niệm hoạt động thương mại Một công ty chuyên mua bán hàng hóa nhưng trong hoạt động mua bán đó cty sẽ thực hiện nhiều hành vi khác nhau. Chẳng hạn hành vi bán sản phẩm, hành vi mua nguyên liệu để sản xuất sản phẩm…Có thể nói hoạt động thương mại theo định nghĩa của LTM 2005 là tổng hợp nhiều hành vi thương mại Để xác định đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật thương mại chúng ta sẽ tìm hiểu về từng loại hành vi thương mại 2. Đặc điểm  Hành vi thương mại là hành vi do thương nhân thực hiện Một hành vi được gọi là hành vi thương mại trước tiên hành vi đó phải được thực hiện bởi thương nhân. Hành vi không được thực hiện bởi thương nhân chúng ta gọi là hành vi dân sự VD: Ông A là chủ DNTN A, chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng. khi ông A thực hiện hành vi bán VLXD cho khách hàng thì hành vi của ông A sẽ được hiểu là hành vi thương mại và ông A thực hiện hành vi đó với tư cách là 1 thương nhân. Nhưng nếu ông A đến cửa hàng Hồng phúc mua 1 chiếc xe Airblade về để phục vụ nhu cầu đi lại thì hành vi mua xe là hành vi dân sự và tư cách của ông ta trong trường hợp này không phải là một thương nhân. Vậy nếu nói mọi hoạt động của thương nhân là hoạt động thương mại là đúng hay sai?Sai, vì cùng 1 chủ thể nhưng khi thực hiện hành vi này(hành vi thương mại) chủ thể là thương nhân nhưng khi thực hiện 1 hành vi khác (hành vi dân sự) thì chủ thể không phải là thương nhân  Hành vi thương mại là hành vi nhằm mục đích sinh lợi Hiểu như thế nào là mục đích sinh lợi? VD: Bạn A đến Hồng Phúc mua một chiếc Airblade - Hành vi ct Hồng phúc bán xe cho chúng ta dể hưởng lợi là hành vi thương mại - Chúng ta mua xe để sử dụng là hành vi dân sự vì chúng ta mua xe với mục đích tiêu dùng chứ không phải mục đích lợi nhuận Hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường Thị trường là nơi là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán và là nơi diễn ra các hoạt động thương mại. 3.Các loại hành vi thương mại  Hành vi thương mại thuần túy: là những hành vi có tính chất thương mại thể hiện một cách rõ ràng, dễ nhận thấy VD: Cty Việt tiến ký hợp đồng bán áo sơ mi cho Cty A  Hành vi thương mại gắn liền với thương nhân (hành vi thương mại phụ thuộc):là những hành vi có bản chất dân sự nhưng do thương nhân thực hiện theo nhu cầu nghề nghiệp hay nhân lúc hành nghề VD: mua bàn ghế, văn phòng phẩm để phục vụ cho hoạt động kinh doanh Giao dịch hổn hợp:là những giao dịch mang tính thương mại đối với một bên và mang tính dân sự đối với bên kia VD: Cty Việt tiến ký hợp đồng cung cấp trang phục cho Khoa luật (để tặng cho giáo viên của khoa nhân ngày 20-11) - Cty Việt tiến là 1 thương nhân, hành vi cung cấp trang phục là hành vi thương mại thuần túy - Khoa Luật là một đơn vị thuộc trường ĐHCT, không có tư cách thương nhân, hành vi mua trang phục chỉ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của khoa, không có mục đích sinh lời nên không phải là hành vi thương mại mà đó là hành vi dân sự. Khi giao dịch này xảy ra tranh chấp thì theo khoản 3 điều 1 – Luật thương mại 2005, bên chủ thể thực hiện hành vi không nhằm mục đích sinh lời (trong trường hợp này là khoa luật) sẽ được quyền ưu tiên chọn Luật áp dụng giải quyết. Nếu khoa Luật chon Luật thương mại 2005 giải quyết thì các quy định của Luật này sẽ được áp dụng. IV. Nguồn của luật thương mại Nguồn của Luật thương mại là hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực thương mại. Chúng ta có các nguồn như: Bộ Luật Dân Sự, Luật thương mại, Luật chuyên ngành (luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, luật bảo hiểm ) Tập quán thương mại CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP MỤC A GIỚI THIỆU PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp : Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Căn cứ vào quy định này thì doanh nghiệp có những đặc điểm sau: - Là đơn vị kinh tế, hoạt động trên thương trường, có trụ sở giao dịch ổn định, có tài sản, - Đã được đăng ký kinh doanh , - Hoạt động kinh doanh. Theo điều 4 Luật Doanh nghiệp thì “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. 2. Phân loại doanh nghiệp: Tùy theo những tiêu chí khác nhau có những cách phân loại doanh nghiệp khác nhau. * Nếu xét về dấu hiệu sở hữu, tức là căn cứ vào chủ sở hữu phần vốn thành lập nên doanh nghiệp ta có những loại doanh nghiệp sau: - Doanh nghiệp Nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, từ đó Nhà nước giữ quyền chi phối nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp tập thể: được hình thành do các thành viên cùng góp tài sản, công sức, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. - Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội: là doanh nghiệp được thành lập từ nguồn kinh phí của các tổ chức chính trị xã hội. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: là những doanh nghiệp mà nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ toàn bộ hay một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Có thể nói dấu hiệu sở hữu là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để quyết định về cấu trúc tổ chức và quản lý của doanh nghiệp. * Nếu xét về số lượng chủ sở hữu đầu tư vốn ta có: - Doanh nghiệp một chủ: là doanh nghiệp chỉ do một chủ duy nhất đầu tư vốn thành lập. Theo nghĩa này những công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, doanh nghiệp tư nhân hay công ty Nhà nước là những loại hình doanh nghiệp một chủ. - Doanh nghiệp nhiều chủ: là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở liên kết của các thành viên, thể hiện qua việc cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp, như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên hay công ty hợp danh theo Luật Việt Nam. * Nếu căn cứ vào tính chất của chế độ trách nhiệm về mặt tài sản của các chủ thể kinh doanh ta có thể chia thành: - Loại doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn: là loại doanh nghiệp mà chủ sở hữu đầu tư vốn chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã đầu tư thành lập doanh nghiệp (vốn điều lệ). - Loại doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn: là loại doanh nghiệp mà chủ sở hữu đầu tư vốn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. II. PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm và nội dung của pháp luật về các loại hình doanh nghiệp: Pháp luật về doanh nghiệp là hệ thống các văn bản pháp luật ghi nhận sự tồn tại và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Xuất phát từ những đặc tính pháp lý và cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của từng loại doanh nghiệp có những sự khác nhau nên pháp luật điều chỉnh về mỗi loại hình doanh nghiệp là khác biệt nhau. Pháp luật doanh nghiệp, về tính chất được coi là pháp luật tổ chức một doanh nghiệp dưới một hình thức nhất định. Nhìn chung, pháp luật về doanh nghiệp thường có những quy định về: - Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp: quy định về đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp là căn cứ quan trọng để phân biệt các loại hình doanh nghiệp khác nhau, - Cách thức thành lập, giải thể hay tổ chức lại doanh nghiệp, - Cơ cấu và hệ thống tổ chức quản lý của doanh nghiệp, - Một số nguyên tắc về hình thành, quản lý vốn và tài chính doanh nghiệp, - Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp. 2. Hệ thống pháp luật về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay: Pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay bao gồm các đạo luật sau: - Luật Hợp tác xã 2003: Quy định về hợp tác xã [...]... doanh, trong đó có những quy định về doanh nghiệp khi kinh doanh thuộc các ngành này Một số điểm khác nhau cơ bản giữa luật về doanh nghiệp và luật chuyên ngành là: - Trình tự thủ tục và điều kiện thành lập doanh nghiệp do Luật chuyên ngành có quy định khác so với luật doanh nghiệp - Luật chuyên ngành thường khống chế đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp được phép kinh... theo Luật Doanh nghiệp Tuy nhiên, về cơ bản luật chuyên ngành không quy định cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát của doanh nghiệp, không quy định việc tổ chức lại doanh nghiệp Các nội dung này được điều chỉnh bởi các luật về doanh nghiệp Nội dung của luật chuyên ngành thường quy định nghiệp vụ hoạt động kinh doanh ngành nghề đó MỤC B NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO LUẬT... doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức 2 Ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp có thể đăng ký hoạt động trong một hoặc một số ngành, nghề kinh doanh cụ thể nào đó Điều 7 Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có... Quyền của doanh nghiệp: Quyền của doanh nghiệp là những điều được pháp luật cho phép thực hiện Nhìn chung, doanh nghiệp có những quyền cơ bản như sau: - Quyền đối với tài sản của doanh nghiệp: theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp xác định doanh nghiệp là một chủ sở hữu đối với tài... lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo pháp luật về công đoàn; - Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trờng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật III TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP 1 Tổ... lợi ích của thành viên hoặc công ty theo quy định của pháp luật; h) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng, để thừa kế, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; i) Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty Ngoài ra, nhằm bảo vệ thành viên chiếm vốn ít trong công ty, Luật Doanh nghiệp quy định thành viên hoặc nhóm thành viên sở... góp vốn Tài sản khi góp vào công ty phải thực hiện định giá Luật Doanh nghiệp có những quy định hoàn toàn khác Luật Công ty về vấn đề định giá tài sản góp vốn Trước đây những tài sản góp vốn phải được định giá và phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (Ngân hàng, cơ quan công chứng, cơ quan đăng ký kinh doanh) về giá trị tài sản Hiện nay, Luật doanh nghiệp quy định như sau: - Tài sản góp vốn không... của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp: Điều 5 Luật Doanh nghiệp quy định về Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp như sau: 1 Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần... nghiệp: Luật Doanh nghiệp phân chia hai đối tượng nhà đầu tư, bao gồm: người được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp và người chỉ được quyền góp vốn vào doanh nghiệp a Thành lập và quản lý doanh nghiệp: Theo quy định Khoản 1 và 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh... tranh; Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp còn quy định doanh nghiệp có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích; Doanh nghiệp còn có các quyền khác do pháp luật quy định trong các văn bản khác b Nghĩa vụ của doanh . niệm thương mại, lược sử ra đời của Luật thương mại, đồng thời giúp học viên nhận biết được những ai là chủ thể của Luật thương mại, Luật thương mại điều chỉnh đối tượng nào CHƯƠNG II PHÁP LUẬT. của Luật thương mại là hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực thương mại. Chúng ta có các nguồn như: Bộ Luật Dân Sự, Luật thương mại, Luật. dịch vụ trung gian thương mại như đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại. CHƯƠNG VI PHÁP LUẬT VỀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI KHÁC Chương này

Ngày đăng: 26/03/2014, 21:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đối với Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam:

    • - Nghĩa vụ của thành viên công ty:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan