Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận - văn mẫu

2 6.6K 9
Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận - văn mẫu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Muốn làm bài văn nghị luận, trước hết phải chuẩn bị luận điểm. Luận điểm là yếu tố chính tạo nên nội dung bài văn, còn yếu tố tự sự và miêu tả chỉ là những yếu tố phụ. Bởi vậy, để luyện tập tốt việc đưa các yếu […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Muốn làm bài văn nghị luận, trước hết phải chuẩn bị luận điểm. Luận điểm là yếu tố chính tạo nên nội dung bài văn, còn yếu tố tự sự miêu tả chỉ là những yếu tố phụ. Bởi vậy, để luyện tập tốt việc đưa các yếu tố tự sự miêu tả vào bài văn, người viết vừa phải xác định nội dung nghị luận, luận điểm nghị luận, vừa tìm yếu tố tự sự miêu tả. 2. Sau khi lựa chọn nội dung tự sự, nội dung miêu tả để đưa vào bài cần phải chú ý cách diễn đạt các yếu tố đó thành ngôn từ, thành câu chữ cụ thể. Cần đưa các yếu tố tự sự, miêu tả ở mức độ vừa phải, không nên quá tham lam khiến cho bài văn trở nên nặng nề, rườm rà, làm giảm sự chú ý của người đọc đối với nội dung chính của văn bản (những luận điểm, lập luận…). 3. Có thể luyện tập đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận theo trình tự các bước sau : - Tìm ý cho bài văn nghị luận. - Xác lập hệ thống luận điểm (luận điểm, luận cứ, các dẫn chứng…). Sắp xếp hệ thống đó thành dàn bài chi tiết. - Tìm các yếu tố tự sự, miêu tả thích hợp có thể đưa vào bài văn. Xác định vị trí, mức độ cụ thể cho từng yếu tố. - Triển khai dàn bài thành bài văn II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Định hướng làm bài “Trang phục văn hoá” là một đề tài mở, không bị giới hạn bởi những yêu cầu, định hướng. Tuy nhiên, điều đó cũng có thể gây cho người viết nhiều khó khăn trong việc lựa chọn sắp xếp luận điểm. Nếu không xác lập được một hệ thống chặt chẽ, bài văn sẽ rơi vào tình trạng lan man, dàn trải. Có thể dựa theo gợi ý trong sách giáo khoa để cụ thể hoá đề văn đó thành tình huống xác định, bao gồm hiện tượng nêu quan điểm, chính kiến : - Hiện tượng: một số bạn đua đòi ăn mặc, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, hoàn cảnh gia đình truyền thống văn hoá của dân tộc. - Nêu quan điểm, bày tỏ thái độ của bản thân trước hiện tượng đó. 2. Xác lập sắp xếp hệ thống luận điểm Trong số những luận điểm sách giáo khoa gợi ý, có những luận điểm không phù hợp, cần phải lược bỏ (ví dụ như luận điểm d). Những luận điểm còn lại cũng mới chỉ là sự liệt kê, chưa được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Bởi vậy, sau khi lược bỏ những luận điểm không cần thiết bổ sung thêm một số ý chi tiết, có thể xác lập một hệ thống luận điểm như sau : - Gần đây, cách ăn mặc của bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. - Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”. - Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại : + Làm mất thời gian + Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập + Gây tốn kém cho cha mẹ - Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại, nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi hoàn cảnh sống. 3. Vận dụng các yếu tố tự sự miêu tả trong bài văn Sau khi có được một hệ thống luận điểm như trên, người viết sẽ tìm các yếu tố tự sự, miêu tả để đưa vào, làm tăng sức thuyết phục của các luận điểm. Ví dụ như đoạn nói về hiện tượng “một số bạn đua đòi ăn mặc”, có thể miêu tả các bạn đó ăn mặc lố lăng, kệch cỡm như thế nào, có thể kể ra một sự kiện nào đó mà việc ăn mặc không phù hợp ấy đã gây phản cảm cho người chứng kiến. Hoặc trong phần trình bày quan điểm, thái độ, có thể dẫn lời của một người nào đó (thậm chí là câu nói nổi tiếng của một danh nhân) để cho lập luận của bài văn tăng thêm sức thuyết phục. Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên: • Bai van mieu ta Cho hoa • Cac bai mâu miêu ta • cac bai van mau mieu ta vao bai van nghi luan • Cac yeu to trong van nghi luận • mieu ta tu su trong van nghi luan • Miêu ta văn su ta vê loai hoa • trình tu noi dung của 1 bài van nghi luan • van nghi luan va van mieu ta, . việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn, người viết vừa phải xác định nội dung nghị luận, luận điểm nghị luận, vừa tìm yếu tố tự sự và miêu tả. 2. Sau khi lựa chọn nội dung tự sự, nội. làm bài văn nghị luận, trước hết phải chuẩn bị luận điểm. Luận điểm là yếu tố chính tạo nên nội dung bài văn, còn yếu tố tự sự và miêu tả chỉ là những yếu tố phụ. Bởi vậy, để luyện tập tốt việc. bài văn trở nên nặng nề, rườm rà, làm giảm sự chú ý của người đọc đối với nội dung chính của văn bản (những luận điểm, lập luận ). 3. Có thể luyện tập đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn

Ngày đăng: 26/03/2014, 17:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan