Đánh giá khái quát thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Tấn Thành.DOC

54 578 1
Đánh giá khái quát thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Tấn Thành.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá khái quát thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Tấn Thành

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam đang mở cửa nền kinh tế với sự xuất hiện của nhiều loại hìnhdoanh nghiệp, xu thế toàn cầu hoá kinh tế làm cho môi trường cạnh tranh trongnước ngày càng trở lên khốc liệt hơn Bài toán nan giải nhất, của các doanh nghiệptrong nước đặt ra lúc này là làm thế nào để có thể tồn tại và phát triển được trongmôi trường đó? Có lẽ điều quan trọng hơn cả là doanh nghiệp cần phải xây dựngđược một nền tảng vững chắc, đa số phương châm để đứng vững trong nền kinh tếthị trường của các doanh nghiệp hiện nay là: xây dựng thương hiệu vững mạnhbằng cách luôn cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, giá thành, tăng khảnăng cạnh tranh nhằm nâng cao giá trị thực của doanh nghiệp nhằm đạt được mụctiêu cuối cùng là lợi nhuận Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần hiểu biết sâu sắc vềđối tác, bạn hàng của mình.

Báo cáo thực tập tổng hợp của em nhằm trình bày những vấn đề chung nhất,khái quát nhất về một doanh nghiệp trên các khía cạnh: lịch sử hình thành và pháttriển, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chứchạch toán kế toán tại công ty….Cụ thể được trình bày trong bài báo cáo này làCông ty TNHH Tấn Thành.

Từ những lý luận cơ bản được tích lũy trong quá trình học tập tại trường vàthời gian đầu thực tập thực tế tại Công ty TNHH Tấn Thành cùng với sự giúp đỡtận tình của giáo viên hướng dẫn, anh chị em trong Công ty TNHH Tấn Thành đãgiúp em hoàn thành phần báo cáo tổng hợp của mình.

Báo cáo thực tập tổng hợp gồm các nội dung chính, sau:

Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Tấn Thành.

Phần 2: Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty TNHH TấnThành.

Phần 3: Đánh giá khái quát thực trạng tổ chức công tác hạch toánkế toán tại Công ty TNHH Tấn Thành.

Em xin cảm ơn cô giáo TS Phạm Thị Bích Chi cùng toàn thể các anh chị em trong công ty TNHH Tấn Thành đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.

Trang 2

PHẦN 1

TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TẤN THÀNH 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TYTNHH TẤN THÀNH

*Thông tin chi tiết về Công ty TNHH Tấn Thành- Tên pháp định: Công ty TNHH Tấn Thành

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn

- Địa chỉ: Khu 4- Đường Ngô Quyền- Phường Cẩm Thượng- Hải

- Số đăng ký kinh doanh: 0800245496

- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất tấm lợp ximăng amiăng

*Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty

Công ty TNHH Tấn Thành là cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất tấm lợp xi măng amiăng Công ty chính thức được thành lập ngày 11 tháng 12 năm 2000 và đưa vào hoạt động với công suất ban đầu 100000 tấm/năm, được xây dựng trên địa bàn Phường Cẩm Thượng- TP Hải Dương- Tỉnh Hải Dương, với tổng diện tích gần 20.000m2

Tính đến nay Công ty đã hoạt động được 9 năm Trong những năm đầu mới thành lập, Công ty còn gặp nhiều khó khăn do: cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị kĩ thuật còn thô sơ, khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế vì chủ yếu là sản xuất thủ công.

Năm 2001, công ty hoàn thiện, đổi mới quy trình công nghệ đã đẩy nhanh công suất hoạt động và đưa khối lượng sản phẩm sản xuất lên đến

Trang 3

600.000 tấm/năm được duy trì cho đến nay Năm 2004, công ty đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất ống nhựa chịu nhiệt PP-PVICO và đã đưa vào sản xuất, tiêu thụ.

Trong những năm gần đây, công ty còn nhập những cuộn tôn phẳng đa dạng về màu sắc, về gia công tạo sóng thành những tấm tôn mạ màu phù hợp với mọi môi trường công nghiệp cũng như trong môi trương dân dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng.

*Chiến lược cạnh tranh của Công ty

Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có; đồng thời, xây dựng và thực thi các chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, đảm bảo tốt nhu cầu quản lý cũng như nhu cầu cao về công tác kế toán, nâng cao trình độ kỹ thuật cho công nhân trong Công ty nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao, chất lượng sản phẩm ổn định và đạt tiêu chuẩn

Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ sản xuất, phát triển và đưa vào vận hành hệ thống các phần mềm ứng dụng tiên tiến như phần mềm kế toán máy được cập nhật liên tục, xác định giá trị doanh nghiệp, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật để hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả quá trình ra quyết định của các nhà quản lý.

1.2 ĐẶC ĐIẺM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC SẢNXUẤT CỦA CÔNG TY

*Ngành nghề sản xuất kinh doanh

Công ty TNHH Tấn Thành là một đơn vị kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng với các sản phẩm như:

- Tấm lợp xi măng amiăng - Tấm úp nóc

Trang 4

- Khung nhà thép tiền chế (xà gồ thép) - Tấm tôn mạ màu

- Ống nhựa chịu nhiệt PP-PVICO

Trong đó, sản phẩm chính của Công ty là tấm lợp xi măng amiăng Với dây chuyền sản xuất hiện đại và không ngừng cải tiến về kĩ thuật, những sản phẩm do Công ty sản xuất ra có chất lượng ngày càng cao, đa dạng, phong phú về kích thước Cụ thể là, hiện nay Công ty có thể sản xuất được những tấm lợp có độ dài từ 1,2m→1,8m Ngoài ra, Công ty cũng có thể sản xuất được tấm lợp với độ dài tối đa là 3m để phục vụ nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, trên thực tế xét về tính hợp lý và thẩm mỹ của công trình thì nhu cầu của khách hàng chủ yếu là những tấm lợp có độ dài 1,5m.

Bên cạnh đó, Công ty còn sản xuất tấm úp nóc, xà gồ thép có tác dụng tăng tính thẩm mỹ, và tiện dụng cho công trình.

Mới đây Công ty đã thử nghiệm thành công việc sản xuất ống nhựa chịu nhiệt PP-PVICO Ống nhựa PP-PVICO rất tiện dụng trong những công trình như: nhà ở, khách sạn, chung cư v.v nó có ưu điểm không gây độc hại, đảm bảo vệ sinh an toàn, nhẹ, bền, dễ sử dụng.

Ngoài ra, Công ty còn nhập các cuộn tôn phẳng đa dạng về màu sắc như: xanh rêu, xanh ghi, đỏ gạch v.v về gia công tạo sóng thành những tấm tôn mạ màu có chất lượng, kết cấu phù hợp với mọi môi trường công nghiệp, dân dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu.

*Tổ chức sản xuất

Mô hình tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Tấn Thành được căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ của dây chuyền sản xuất tấm lợp Trong phân xưởng sản xuất được bố trí theo dây chuyền sản xuất mỗi ca Các ca có

Trang 5

mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một dây chuyền khép kín để sản xuất 1 loại sản phẩm Mỗi ca làm việc 8h/ngày Trong mỗi ca có tổ trưởng sản xuất điều hành theo dây chuyền sản xuất Mặt khác, ở Công ty còn hình thành tổ bốc xếp để bốc dỡ mỗi khi có xe chở tấm lợp vào hầm sấy, cũng cần có nhân lực trợ giúp khi chở hàng đi bán hay nhập nguyên liệu về, ngoài ra còn có tổ phục vụ và tổ KCS.

*Quy trình sản xuất sản phẩm

Để sản xuất tấm lợp xi măng amiăng nguyên vật liệu chính bao gồm: xi măng, amiăng, bột giấy kráp Trước tiên Amiăng được phun ẩm sau đó đưa vào nghiền bằng máy: "Xa luân" cho các sợi amiăng bị dập nhỏ ra nhưng không bị gãy vụn.

Sau đó amiăng kết hợp với xi măng, bột giấy krap, nước sạch đưa vào nghiền hỗn hợp bằng máy trộn "Holende", quá trình khuấy phân phối này thành thể lỏng sau đó qua các giai đoạn gắn keo, bơm rửa hút, hút chân không và đưa vào máy cán.

Tại đây nguyên vật liệu được tạo thành tấm phẳng, được tiếp tục phân chia và cắt thành các tấm theo tiêu chuẩn, rồi chuyển qua máy tạo hình trên khuôn, qua bộ phận bảo dưỡng nhiệt và ẩm sau đó nhập vào kho thành phẩm

Trong quá trình sản xuất, tất cả các nguyên liệu thừa ở các công đoạn đều được quay lại tái hồi sản xuất (Khi nguyên vật liệu được tạo thành tấm phẳng rồi qua công đoạn cắt tạo thành tấm lợp xi măng amiăng thì ngoài thành phẩm ra nó còn có những mẩu vụn dở dang thì những mẩu vụn này

được nhặt và đưa quay lại tái hồi sản xuất) Do vậy ở Công ty không có sản

phẩm dở dang

Trong tất cả các khâu của qui trình sản xuất tấm lợp xi măng amiăng (Sơ đồ 1.1) đều có sự kiểm tra giám sát chất lượng của tổ KCS để phát hiện

Trang 6

kịp thời những sai hỏng và có biện pháp khắc phục nhanh chóng để cho hoạt động sản xuất luôn luôn được thông suốt và tạo ra sản phẩm với chất lượng

Trang 7

*Quan hệ của Công ty TNHH Tấn Thành với các bên, như:

Với Cán bộ công nhân viên cùng những lao động tham gia sản xuấtsản phẩm trong Công ty

Để đảm bảo lợi ích cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với Công ty Công ty đã xây dựng được một qui chế thưởng phạt rất hữu hiệu trong đó áp dụng đầy đủ các hình thức khuyến khích lao động mà phổ biến là sử dụng hình thức lương, thưởng để khuyến khích người lao động hăng say trong sản xuất Bên cạnh đó để tăng cường kỷ luật lao động Công ty còn áp dụng các hình thức kỷ luật từ cảnh cáo, nêu danh, bồi thường thiệt hại cho đến đuổi việc đối với những người vi phạm tuỳ theo tính chất nghiêm trọng và mức độ vi phạm nhằm gắn trách nhiệm, quyền lợi với nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên trong Công ty với công việc được giao.

Với khách hàng của Công ty

Những sản phẩm do Công ty sản xuất ra mà không tiêu thụ được thì phải tiến hành xem xét lại cả một quá trình sản xuất kinh doanh, điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty Chính vì thế Công ty luôn chú trọng đến khâu tiêu thụ sản phẩm, cán bộ phòng kinh doanh của Công ty thường xuyên đi khai thác và mở rộng thị

trường, Công ty còn đưa ra các chính sách ưu đãi và khuyến mãi cho khách

hàng của Công ty như:

Khách hàng mua với số lượng lớn trong 1 tháng sẽ được hưởng khuyến mãi theo đơn giá, cụ thể là:

Tiêu thụ từ 1.000 tấm đến 3.000 tấm/tháng sẽ được giảm giá 100 đ/tấm Tiêu thụ từ 3.000 tấm đến 5.000 tấm/tháng sẽ được giảm giá 200 đ/tấm

Trang 8

Tiêu thụ từ 5.000 tấm đến 7.000 tấm/tháng sẽ được giảm giá 300 đ/tấm Tiêu thụ từ 7.000 tấm đến 10.000 tấm/tháng sẽ được giảm giá 400 đ/tấm

Tiêu thụ từ 10.000 tấm đến 15.000 tấm/tháng sẽ được giảm giá 500 đ/tấm

Tiêu thụ trên 15.000 tấm/tháng sẽ được giảm giá 600 đ/tấm

Căn cứ vào lượng hàng tiêu thụ trong tháng của các khách hàng, Phòng kế toán tổng hợp tính ra mức khuyến mại cho từng khách hàng-đối với những khách hàng thường xuyên mua sản phẩm của Công ty

Công ty còn cho khách hàng chậm thanh toán (Nợ) tối đa là 30% giá trị hàng lấy trong tháng hoặc lấy hàng chuyến sau trả tiền hàng chuyến trước

Hình thức khuyến mại của Công ty rất đa dạng, cụ thể như: lấy bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay lấy bằng sản phẩm.

Với nhà cung cấp

Công ty luôn chú trọng tới việc tạo uy tín với khách hàng cũng như với những nhà cung cấp nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ cho công ty như việc thanh toán tiền hàng đúng thời hạn nhằm giữ mối quan hệ tốt giữa công ty với đối tác giúp Công ty có được những nguồn hàng chất lượng, giá cả hợp lý.

Với nhà nước

Hàng tháng, hàng quý công ty luôn đi đầu trong việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước như: nộp thuế, phí v.v

*Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tấn Thànhtrong 3năm gần đây

Qua kết quả (biểu số 1) cho thấy:

Trang 9

Với chỉ tiêu Doanh thu thuần tăng do Công ty đã có sự thay đổi về

quy trình công nghệ kết hợp với những biện pháp tích cực đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm mà khối lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ cũng đã thay đổi theo chiều hướng tích cực ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận của Công ty, cụ thể là: trong 3năm 2005, 2006, 2007 Doanh thu thuần đã có xu hướng tăng đáng kể, như: Năm 2006 tăng 1.741.812 (ngàn đồng) tương ứng với tốc độ tăng là 17,2% so với năm 2005 Năm 2007 tăng 2.338.208 (ngàn đồng) tương ứng với tốc độ tăng là 19,69%

Chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế: Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2006

tăng 10.111 (ngàn đồng) so với năm 2005 tương ứng với 9,1%, năm 2007 tăng13.587 (ngàn đồng) tương ứng 11,2% Điều này cho thấy, việc đầu tư cho công nghệ sản xuất, cải tiến kỹ thuật, mở rộng quy mô đã có những tác động tương đối tới lợi nhuận của Công ty Nó thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm làm tăng tổng doanh thu thuần Đây là tác động tích cực,Công ty nên duy trì và phát triển trong những năm tiếp theo.

Chỉ tiêu tổng giá trị Tài sản cố định cũng có nhiều chuyển biến tích

cực, cụ thể là tổng giá trị tài sản cố định tăng qua các năm (tăng 47,34% so với năm2005 và tăng 48,02% so với năm 2006) Để mở rộng quy mô sản

Trang 10

xuất Công ty buộc phải mua sắm thêm tài sản cố định, đây cũng là điều dễ hiểu Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho Công ty là làm thế nào để có thể sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị 1cách hiệu quả nhất, làm thế nào để giảm thiểu tối đa hao mòn hữu hình trong suốt quá trình sử dụng nó

Mở rộng quy mô sản xuất bằng cách mua sắm thêm tài sản cố định, cũng như việc cải tiến công nghệ là 1 trong những lý do quan trọng để nâng cao năng suất lao động Điều này cho thấy việc sản phẩm sản xuất tăng cả về mặt số lượng và chất lượng trong 2năm 2006, 2007 là tất yếu xảy ra, bên cạnh đó Công ty còn có cơ hội giảm chi phí giá thành, nâng cao khả năng cạnh trạnh của sản phẩm trong toàn ngành Vì vậy mà doanh thu, lợi nhuận thuần của Công ty cũng đã được cải thiện rõ rệt qua kết quả hoạt động trong những năm gần đây.

Chỉ tiêu nộp Ngân sách Nhà nước cũng phần nào cho thấy điều này.

Nộp vào ngân sách năm 2007 tăng gấp 2lần so với năm 2005, và 1,5lần so với năm 2006: năm 2007 nộp vào ngân sách là 187.475 (ngàn đồng), năm 2006 là 131.102 (ngàn đồng), năm 2005 là 92.701 (ngàn đồng).Và trong các khoản nộp ngân sách thì chủ yếu là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chỉ tiêu thu nhập bình quân 1lao dộng/năm: chỉ tiêu này ngày càng

tăng qua 3năm 2005, 2006, 2007 cho thấy việc kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tốt có ý nghĩa rất lớn tới thu nhập của người lao động, nó góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của họ, những chính sách tiền lương, thưởng hợp lý sẽ tạo động lực cho người lao động hăng hái sản xuất, phát huy khả năng học hỏi, nâng cao trình độ tay nghề cũng như kinh nghiệm chuyên môn

Nhìn chung, qua những số liệu tính toán (biểu số 1) và kết quả phân

tích trên cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong

Trang 11

3 năm là tương đối tốt Công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ làm tăng tổng doanh thu thuần, tăng lợi nhuận cho công ty Tuy nhiên, để có thể đứng vững trên thị trường ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất, Công ty cũng cần phải chú ý đến việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nũa, đặc biệt chú trọng đến công tác quảng bá thương hiệu nhằm chiếm lĩnh thị trường và khai thác thị trường tiềm năng.

1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH TẤNTHÀNH

Công ty TNHH Tấn Thành là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, mô hình quản lý được Công ty áp dụng theo hình thức quản lý tập trung, cơ chế gọn nhẹ, đơn giản nhưng hiệu quả Mọi hoạt động đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, chủ động trong các hoạt động sản xuất, thông tin trong Công ty được phân luồng rõ rệt, các mối quan hệ cũng như chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, cán bộ chủ chốt được qui định, phân công rõ ràng

Để phát huy một cách hiệu quả công tác tổ chức bộ máy quản lý, Công ty TNHH Tấn Thành luôn chú trọng tới công tác xây dựng các chính sách quản lý kinh tế, tài chính cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Những chính sách này được thực hiện nhất quán và có sự kiểm soát chặt chẽ từ cấp cao xuống cấp thấp.

Bộ máy quản lý của công ty gồm có 19 người trong đó có 10 cán bộ trình độ Đại học, 8 cán bộ trình độ Cao đẳng, 1 cán bộ trình độ trung học, cụ thể như sau:

+ Phòng Giám đốc có 1 cán bộ ( Giám đốc) trình độ Đại học + Phòng Kinh doanh :7 cán bộ, trong đó có:

Trang 12

- 1 Trưởng phòng kinh doanh, trình độ Đại học - 1 Phó phòng kinh doanh, trình độ Đại học

- 5 Cán bộ kinh doanh, 1 trình độ Đại học và 3 trình độ Cao đẳng - 1 Kế toán trưởng trình độ Đại học

- 4 Kế toán viên, 2 trình độ Đại học và 2 trình độ Cao dẳng

Từ sơ đồ bộ máy quản lý (sơ đồ 1.2) cho thấy bộ máy quản lý hoạt động của Công ty gồm có: 3 phòng ban, 3 phân xưởng, và 3 tổ được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Mỗi bộ phận đều có những chức năng nhiệm vụ cụ thể, như sau:

Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tấn Thành

Trang 13

* Giám đốc:

Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất trong Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Giám đốc có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty Giám đốc có thẩm quyền tự chủ về tài chính để đáp ứng đòi hỏi nhanh nhậy trong cơ chế thị trường.

* Phòng kinh doanh:

Trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh như: tìm nguồn nguyên liệu, tiếp thị và tìm hiểu thị trường, tăng cường việc mở rộng thị trường tiêu thụ, quan hệ với các bạn hàng, theo dõi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, phản ánh kịp thời các ý kiến của khách hàng với lãnh đạo Công ty Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp giám đốc Công ty tổ chức mạng lưới nhân viên tiêu thụ, nhân viên tiếp thị, điều hành công tác phục vụ khách hàng như vận chuyển bốc xếp hàng hoá và đề xuất các giải pháp có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Xây dựng chính sách Marketing bao gồm; Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng tháng, hàng quý và cả năm Chuẩn bị thị trường cho tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để Công ty nghiên cứu và đưa vào sản xuất các mẫu mã sản phẩm mới có giá tri kinh tế trên thị trường.

Xây dựng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm năng động thích ứng nhanh chóng với yêu cầu của thị trường, đôn đốc thanh toán nợ của khách hàng.

* Phòng kỹ thuật:

Trang 14

Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc Công ty quản lý máy móc thiết bị và các dây chuyền sản xuất, kết hợp và chỉ đạo tổ phục vụ kịp thời sửa chữa những hư hỏng để đưa máy móc thiết bị và các dây chuyền sản xuất trở lại hoạt động bình thường, thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm làm ra.

Căn cứ vào hợp đồng của khách hàng, xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất, ghi đầy đủ các thông số kỹ thuật gửi phòng kinh doanh.

Triển khai kế hoạch sản xuất mặt hàng mới, vật tư mới chọn mẫu mã sản phẩm duyệt với khách hàng.

Căn cứ vào tình hình sản xuất và định mức sản xuất hàng ngày, phòng kỹ thuật nhận nguyên vật liệu, vật tư về phân bổ cho các phân xưởng sản xuất.

* Phòng Kế toán - Tài vụ:

Theo dõi quản lý vốn của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan chức năng về chế độ hạch toán được áp dụng, lập kế hoạch tài vụ cho quý, năm, đồng thời lập Báo cáo tài chính theo chế độ qui định Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và luân chuyển vốn của Công ty cho Giám đốc, kiến nghị các biện pháp tích cực giải quyết nếu gặp khó khăn trong sản xuất Đảm bảo chế độ tiền lương và phụ cấp lương cho cán bộ công nhân viên theo đúng qui định, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước như nộp thuế, ủng hộ các nơi bị thiên tai, lũ lụt xảy ra, bảo lưu, cất giữ toàn bộ chứng từ sổ sách liên quan đến tình hình hoạt động tài chính của Công ty.

* Tổ KCS:

Trang 15

Kiểm tra theo dõi, giám sát toàn bộ chất lượng sản phẩm trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật mà phòng Kỹ thuật đã xây dựng, đồng thời báo cáo kịp thời các hoạt động liên quan đến chức năng nhiệm vụ cho giám đốc.

* Tổ bốc xếp:

Làm nhiệm vụ bốc xếp sản phẩm mỗi khi có xe chở tấm lợp vào hầm sấy, là nhân lực trợ giúp khi chở hàng đi bán hay xuống nguyên liệu khi nhập nguyên vật liệu về Quản lý xe nâng hàng và chịu trách nhiệm trước giám đốc để đảm bảo xe luôn hoạt động tốt, phục vụ cho khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty,

* Tổ phục vụ:

Làm nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nghiền amiăng, nghiền giấy, vệ sinh khuôn, quét dọn vệ sinh tại các phân xưởng chuẩn bị tốt cho công việc sản xuất.

* Các phân xưởng:

Căn cứ vào từng dây chuyền sản xuất mà nhiệm vụ của các phân xưởng khác nhau Phân xưởng I chuyên sản xuất Tấm lợp xi măng - amiăng, Phân xưởng II chuyên sản xuất các loại ống nhựa PP-R VICO, Phân xưởng III chuyên sản xuất Tấm tôn mạ màu, Xà gồ thép hình U, V Công nhân làm việc theo ca, mỗi ca 8h/ngày và sản xuất các loại mặt hàng và số lượng theo kế hoạch sản xuất đã được duyệt.

Trang 16

PHẦN 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHHTẤN THÀNH

2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

* Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Để đảm bảo cho việc quản lý, hoàn thiện sổ sách, lưu trữ, luân chuyển chứng từ một cách thuận tiện Đồng thời tạo cho cán bộ công nhân viên kế toán có môi trường học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn v.v và căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ

chức của bộ máy quản lý, công ty TNHH Tấn Thành đã áp dụng hình thức

tổ chức công tác kế toán tập trung

Theo mô hình này (Sơ đồ 2.1), thì tất cả các công việc kế toán như: phân loại , kiểm tra các chứng từ ban đầu, ghi sổ tổng hợp, ghi sổ chi tiết, tính giá thành cũng như việc lập các báo cáo kế toán đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán-tài vụ

Phòng kế toán-tài vụ của công ty gồm 5cán bộ, trong đó có 3 cán bộ trình độ Đại học và 2 cán bộ trình độ Cao đẳng, cụ thể:

- 1 Kế toán trưởng (trình độ Đại học) - 1 Kế toán vật tư (trình độ Cao đẳng)

Trang 17

- 1 Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội và kế toán tài sản cố định (trình độ Đại học)

- 1 Kế toán bán hàng (trình độ Cao đẳng)

- 1 Kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng (trình độ Đại học)

*Mô hình (sơ đồ 2.1)và chức năng của từng bộ phận trong phòng kếtoán cụ thể, như sau:

- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng: Là người phụ trách chung và

chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động liên quan đến công tác kế toán tài chính, kế toán tổng hợp Chịu trách nhiệm thực thi các chính sách, các chế độ tài chính, và đồng thời chịu trách nhiệm về các quan hệ tài chính với Nhà nước Ngoài ra, kế toán trưởng còn là người trực tiếp quản lý các kế toán viên trong phòng kế toán

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức công tác kế toán

- Kế toán tiền lương - tài sản cố định (TSCĐ) và Bảo hiểm Xã hội

(BHXH): Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, biên bản kiểm nghiệm

sản phẩm hoàn thành nhập kho kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội-tài sản cố định tính ra lương các khoản trích theo lương, phụ cấp, tiền thưởng v.v cho các bộ phận gián tiếp, trực tiếp sản xuất của toàn Công ty Theo dõi quản lý tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ theo định kỳ, tính các

Trang 18

khoản trích theo lương của cán bộ, công nhân trong toàn Công ty như BHXH, BHYT, quỹ Công đoàn, đảng phí và các quỹ khác cho cán bộ công nhân viên, làm báo cáo thống kê theo yêu cầu của Phòng, Công ty và cấp trên

- Kế toán bán hàng: Công việc của kế toán bán hàng gồm có: Theo dõi

nhập xuất tồn kho thành phẩm của Công ty Viết phiếu nhập kho thành phẩm, kiểm tra đối chiếu kho hàng, đối chiếu công nợ với khách hàng.

- Kế toán vật tư: Kế toán phải đảm trách các công việc liên quan đến

vật tư bao gồm: Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư đầy đủ kịp thời, viết phiếu nhập, phiếu xuất vật tư, hàng tháng đối chiếu nhập xuất -tồn kho vật tư với thủ kho, định kỳ kiểm kê, tính chênh lệch thừa thiếu do kiểm kê để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Kế toán thanh toán và Ngân hàng (Kiêm thủ quỹ): Có nhiệm vụ

theo dõi các khoản công nợ phải thu, công nợ phải trả và công nợ cá nhân trong nội bộ Công ty phải mở chi tiết theo từng đối tượng khách hành và phải cập nhật thông tin đầy đủ và kịp thời Viết phiếu thu, phiếu chi và thanh toán nội bộ, giao dịch với các Ngân hàng về các khoản thanh toán bằng tiền qua Ngân hàng và các khoản tiền vay và trả nợ, đối chiếu số dư với Ngân hàng theo định kỳ, theo dõi quỹ tiền mặt, kiểm kê quỹ thường xuyên, làm báo cáo thu chi tiền hàng tháng.

2.2 TỔ CHỨC VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

2.2.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

- Chế độ kế toán mà Công ty đang áp dụng theo Quyết định số

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính.

Trang 19

- Công ty áp dụng niên độ kế toán từ ngày 01/01- 31/12 (năm dương

- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép là Việt Nam đồng.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Do Công ty sản xuất sản phẩm

liên tục lên việc nhập - xuất nguyên vật liệu cũng diễn ra thường xuyên Vì vậy để thuận tiện cho việc theo dõi Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho:

+ Hàng tồn kho được tính theo giá thực tế.

+ Giá của vật tư xuất kho được tính theo phương pháp tính giá "Nhập trước xuất trước"

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Để quản lý chặt chẽ các khoản nộp thuế cho nhà nước, Công ty đã áp dụngphương pháp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp khấu hao:

Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ áp dụng tại đơn vị là phương pháp khấu hao đường thẳng và việc áp dụng khấu hao tài sản cố định phù hợp và tuân theo quyết định 206/2003/QĐ –BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2003.

- Phương thức hạch toán chi tiết thành phẩm: Phương pháp thẻ song

song.

Trang 20

- Phương pháp hạch toán tổng hợp: Để phù hợp với đặc điểm sản

xuất kinh doanh của Công ty và thuận tiện trong công tác hạch toán kế toán Công ty TNHH Tấn Thành đã áp dụng tổ chức hệ thống sổ sách theo hình

thức "Nhật ký chung" Hình thức này là rất phù hợp với đặc điểm của Công

ty, nó cho phép giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán khi mà bộ máy kế toán còn ít Mặt khác hình thức này phù hợp với việc sử dụng kế toán máy ở Công ty.

- Hiện nay Công ty đang sử dụng cả phần mềm kế toán máy của:

Trung tâm Tin học Bộ Xây dựng Nhờ đó khối lượng công việc của Kế toán giảm, kế toán viên chỉ cần vào số liệu cho các chứng từ ban đầu, các khâu còn lại sẽ tự động làm nốt cho đến khi ra được báo cáo cuối cùng.

- Các chứng từ mà Công ty sử dụng là những chứng từ theo mẫu của

Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế quy định dành cho các doanh nghiệp sản

Cụ thể sử dụng những loại chứng từ kế toán sau:

- Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Biên bản kiểm kê vật tư công cụ, sản phẩm, hàng hoá, Bảng kê mua hàng.

- Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ, Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bản thanh toán tiền làm thêm giờ, giấy đi đường, Phiếu xác

Trang 21

nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bô tiền lương và BHXH

- Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản định giá lại tài sản, Biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

- Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền.

- Chứng từ bán hàng: Hoá đơn GTGT, bảng kê bán lẻ sản phẩm, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, báo cáo bán hàng gửi đại lý.

2.2.2.2 Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

- Hiện nay hệ thống tài khoản mà Công ty đang áp dụng là hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh

nghiệp của Bộ Tài chính (Phụ lục số 1)

Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh Công ty còn phải mở chi tiết cho các tài khoản sau: TK 131, TK 152, TK 154, TK 211, TK 311, TK 331, TK 333, TK 421, TK 511, TK 621, TK 622, TK 627, TK 632

2.2.2.3 Vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,

xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính

theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán

Theo quy trình của phần mềm kế toán (Sơ đồ 2.2), các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Trang 22

Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy Vi

tính:

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị

Phần mềm kế toán

MÁY VI TÍNH

Trang 23

Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Sơ đồ 2.3) và được thực hiện trên máy vi tính Hệ thống sổ sách kế  Sổ chi tiết tiền mặt  Sổ chi tiết tiền gửi  Sổ công cụ, dụng cụ

 Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá

 Sổ chi tiết chi phí SXKD TK 621, 622, 627, 154, 641, 642  Sổ chi tiết thanh toán với CNV

 Sổ theo dõi chi tiết thanh toán với người mua, người bán  Sổ chi tiết tạm ứng

 Sổ chi tiết theo dõi thuế GTGT

2.2.2.4 Vận dụng các báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo Tài chính:

*Kỳ lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo từng tháng, hàng quý và theo năm để thuận lợi cho việc báo cáo số liệu và chỉ đạo sản xuất kinh doanh

Trang 24

*Quy trình lập báo cáo tài chính

Do Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán máy nên mối quan hệ giữa các phần hành kế toán trong việc chuyển số liệu để lập báo cáo do máy

tự động thực hiện, kế toán viên chỉ cần nhập số liệu cho các chứng từ ban

đầu, các khâu còn lại sẽ tự động làm nốt cho đến khi ra được báo cáo Tàichính.

* Hệ thống báo cáo Tài chính của Công ty bao gồm:

1 Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN)._phụ lục số2

2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN)._Phụ lục số 3

3 Bảng lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN)._Phụ lục sô 4 4 Thuyết minh báo cáo Tài chính (mẫu số B09-DN) 5 Bảng cân đối tài khoản.

Ngoài 5 loại trên Công ty còn phải lập thêm Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN, Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và Tờ khai thuế GTGT hàng tháng nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Ngoài ra kế toán viên phải lập và theo dõi các báo cáo nội bộ như:

1 Các khoản phải thu của khách hàng 2 Các khoản phải thu khác.

3 Bảng đối chiếu giao dịch với Ngân hàng, các khoản vay Ngân hàng.

Trang 25

9 Các khoản phải trả nhà cung cấp

Công ty phải nộp báo cáo Tài chính cho:

- Cục thuế tỉnh Hải Dương (theo năm tài chính).

- Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương (hàng quý và hết năm nộp Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh)

Trang 26

Sơ đồ 2.2: Hạch toán theo hình thức "Nhật ký chung" của Công ty.

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

2.2.3 Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán

Công ty TNHH là đơn vị sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là hoạt động sản xuất nên phần hành kế toán của công ty bao gồm đầy đủ nét đặc trưng của 1đơn vị sản xuất Những phần hành kế toán chủ yếu của Công ty là: Hạch toán nguyên vật liệu, kế toán tài sản cố định, hạch toán hàng tồn kho, hạch toán tiền lương v.v Và cụ thể đặc điểm tổ chức của một số phần hành hạch toán, như sau:

* Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:

Căn cứ chứng từ hạch toán như hoá đơn mua hàng, bảng tổng hợp nhập, xuất kho NVL, công cụ dụng cụ, bảng kê phân bổ NVL, công cụ dụng

Trang 27

cụ hạch toán vật tư nhập vào máy, máy sẽ tự động cập nhật phản ánh vào sổ nhật ký chung và sổ, thẻ hạch toán chi tiết tài khoản 152, 153 và các sổ chi tiết có liên quan như sổ tài khoản 111, 112, 131, 154, 155 (Các chứng từ cùng loại có thể lập bảng tổng hợp chi tiết sau đó mới nhập vào máy) hoặc định kỳ hàng tháng hạch toán chỉ cần chọn sổ nhật ký chung, sổ hạch toán chi tiết hay sổ cái các tài khoản 152, 153, 111, 112, 131, 154, 155 và in ra sổ và máy cũng tự động cập nhật vào báo cáo tài chính

* Hạch toán lương và các khoản trích theo lương:

Căn cứ chứng từ hạch toán về tiền lương như bảng chấm công, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng làm khoán, bảng tổng hợp thành phẩm hoàn thành nhập kho, bảng thanh toán tiền lương hạch toán tiền lương, TSCĐ & BHXH nhập vào máy, máy sẽ tự động tính ra số tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương tính vào chi phí SXKD và in ra sổ nhật ký chung và sổ hạch toán chi tiết tài khoản 334, 335, 338 và sổ cái các tài khoản 334, 335, 338 Máy sẽ tự động tổng hợp và phản ánh vào báo cáo tài chính

* Hạch toán tài sản cố định:

Căn cứ chứng từ hạch toán tài sản cố định như hoá đơn GTGT, Hợp đồng kinh tế, BB nghiệm thu, BB Bàn giao, BB kiểm kê, Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ hạch toán tiền lương, TSCĐ & BHXH nhập vào máy in ra sổ nhật ký chung và sổ, thẻ hạch toán chi tiết tài khoản 211, 214 và các sổ khác có liên quan như sổ chi tiết tài khoản 111, 112, 131, 331, 711, 811 và sổ cái các tài khoản trên Máy sẽ tự động tổng hợp và phản ánh vào báo cáo tài chính

* Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Căn cứ chứng từ hạch toán đã nhập vào máy ở phần hạch toán NVL, CCDC, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, hạch toán TSCĐ máy sẽ tự động tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ và căn cứ vào số lương

Ngày đăng: 03/09/2012, 09:14

Hình ảnh liên quan

(BHXH): Hàng thỏng căn cứ vào bảng chấm cụng, biờn bản kiểm nghiệm sản phẩm hoàn thành nhập kho kế toỏn tiền lương, bảo hiểm xó hội-tài sản  cố định tớnh ra lương cỏc khoản trớch theo lương, phụ cấp, tiền thưởng v.v.. - Đánh giá khái quát thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Tấn Thành.DOC

ng.

thỏng căn cứ vào bảng chấm cụng, biờn bản kiểm nghiệm sản phẩm hoàn thành nhập kho kế toỏn tiền lương, bảo hiểm xó hội-tài sản cố định tớnh ra lương cỏc khoản trớch theo lương, phụ cấp, tiền thưởng v.v Xem tại trang 17 của tài liệu.
- Chứng từ bỏn hàng: Hoỏ đơn GTGT, bảng kờ bỏn lẻ sản phẩm, Phiếu xuất kho kiờm vận chuyển nội bộ, bỏo cỏo bỏn hàng gửi đại lý. - Đánh giá khái quát thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Tấn Thành.DOC

h.

ứng từ bỏn hàng: Hoỏ đơn GTGT, bảng kờ bỏn lẻ sản phẩm, Phiếu xuất kho kiờm vận chuyển nội bộ, bỏo cỏo bỏn hàng gửi đại lý Xem tại trang 21 của tài liệu.
Căn cứ chứng từ hạch toỏn như hoỏ đơn mua hàng, bảng tổng hợp nhập, xuất kho NVL, cụng cụ dụng cụ, bảng kờ phõn bổ NVL, cụng cụ dụng  - Đánh giá khái quát thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Tấn Thành.DOC

n.

cứ chứng từ hạch toỏn như hoỏ đơn mua hàng, bảng tổng hợp nhập, xuất kho NVL, cụng cụ dụng cụ, bảng kờ phõn bổ NVL, cụng cụ dụng Xem tại trang 26 của tài liệu.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Đánh giá khái quát thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Tấn Thành.DOC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Xem tại trang 35 của tài liệu.
Phụ lục số 2: Bảng cõn đối kế toỏn - Đánh giá khái quát thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Tấn Thành.DOC

h.

ụ lục số 2: Bảng cõn đối kế toỏn Xem tại trang 35 của tài liệu.
V- Thụng tin bổ sung cho cỏc khoản mục trỡnh bày trong Bảng cõn đối kế toỏn - Đánh giá khái quát thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Tấn Thành.DOC

h.

ụng tin bổ sung cho cỏc khoản mục trỡnh bày trong Bảng cõn đối kế toỏn Xem tại trang 41 của tài liệu.
a- Bảng đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu Vốn đầu  tư của  chủ sở  hữuThặng dư vốn cổ phầnVốn khỏc của chủ sở  - Đánh giá khái quát thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Tấn Thành.DOC

a.

Bảng đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ sở hữuThặng dư vốn cổ phầnVốn khỏc của chủ sở Xem tại trang 48 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan