Lập kế hoạch chuẩn bị đối phó với thiên tai Beth ppt

19 428 0
Lập kế hoạch chuẩn bị đối phó với thiên tai Beth ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lập kế hoạch chuẩn bị đối phó với thiên tai Beth Lindblom Batkus - chuyên gia tư vấn bảo tồn, Walpole, MA và Karen Motylewki - nguyên Giám đốc Dịch vụ,Trung tâm bảo tồn tài liệu Đông Bắc Những thảm hoạ tự nhiên, ví dụ như cơn bão Andrew tháng 8/1992 tàn phá miền Nam Florida và Louisiana đã giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về những tổn thất mà ta có thể gánh chịu khi thiên tai xảy ra. May mắn là những thảm hoạ có sức tàn phá lớn như vậy rất ít khi xảy ra, nhưng khi đã xảy ra thì chúng lại xảy ra ở nhiều dạng thức khác nhau. Ví dụ như vụ vỡ đường ống nước đã làm ngập lụt Hội sử học Chicago năm 1986, trận hoả hoạn đã tàn phá nặng nề Cabildo ở New Orleans năm 1988; trân động đất Loma Prieta đã huỷ hoại một số bảo tàng và thư viện ở San Francisco năm 1989; vụ cháy do chập điện đã tạo đám khói lớn bao trùm các bộ sưu tập của Gallery Huntington năm 1985, nấm mốc đã de doạ các bộ sưu tập tài liệu của Mount Vernon. Dù ở quy mô lớn hay nhỏ, do tự nhiên hay do con người gây ra, chúng đều gây nguy hiểm cho các nhân viên cũng như các bộ sưu tập của cơ quan. Thật không may là các nhân viên trong cơ quan chỉ nhận thấy tầm quan trọng của việc chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp khi chính bản thân họ đã trải qua tình huống này. Nhưng không phải tình huống khẩn cấp nào cũng có thể trở thành một thảm hoạ thực sự. Trên thực tế, ta có thể làm nhẹ bớt hoặc tránh được những nguy cơ đó bằng một chương trình sẵn sàng đối phó với trường hợp khẩn cấp một cách có hệ thống và toàn diện. Những chương trình này có chức năng nhận biết và ngăn ngừa rủi ro, từ đó phản ứng một cách tích cực với các trường hợp khẩn cấp. Ngày càng có nhiều người có chuyên môn nhận thức được rằng có thể ngăn chặn được những tình huống khẩn cấp quy mô nhỏ, nếu như các nhân viên được chuẩn bị sẵn sàng để đối phó một cách nhanh chóng. Và thậm chí đối với những nguy cơ lớn hơn, thì vẫn có thể hạn chế được những thiệt hại có thể xảy ra. Ví dụ như các cơ quan văn hoá ở Charleston, South Caroline đã thành lập một liên kết nhằm sẵn sàng đối phó với các thảm hoạ một vài năm trước khi cơn bão Hugo đổ bộ vào năm 1989. Nhiều cơ quan trong số này chỉ bị thiệt hại nhẹ do họ đã thực hiện nhiều biện pháp dự phòng. Việc hoạch định kế hoạch để đối phó với các thảm hoạ là rất phức tạp, kế hoạch này phải được thể hiện bằng văn bản, và nó phải là kết quả của nhiều hoạt động khảo sát đa dạng. Kế hoạch hoàn chỉnh sẽ đạt hiệu quả tố đa, nếu như nó được chính thức giao phó cho một người nào đó với tư cách là người hoạch định kế hoạch để đối phó với thảm hoạ của cơ quan. Giám đốc của cơ quan có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch này, hoặc giao phó trách nhiệm này cho một ai đó. Nhưng cần phải nhớ rằng muốn quá trình này mang lại hiệu quả thì nó phải nhận được sự hỗ trợ từ cấp lãnh đạo cao nhất của cơ quan. Người hoạch định kế hoạch phải lập được một thời gian biểu cho dự án này và xác định phạm vi và mục tiêu của kế hoạch, chủ yếu dựa trên cơ sở những nguy cơ mà cơ quan phải đối mặt. Nhận định rủi ro Bước đi quan trọng đầu tiên là lập danh sách các nguy cơ về mặt địa lý, khí hậu và các nguy cơ khác có khả năng đe doạ toà nhà và các bộ sưu tập. Nó có thể bao gồm các cơn bão, lốc xoáy, lũ quét, động đất, cháy rừng và thậm chí cả những nguy cơ bất thường như núi lửa phun. Cần xem xét các nguy cơ do con người gây ra như mất điện, vòi nước phun, mất nước/nhiên liệu, đổ hoá chất, cố ý gây hoả hoạn, nguy cơ đánh bom và nhiều vấn đề khác nữa. Hãy ghi lại những nguy cơ về môi trường xung quanh cơ quan của bạn cũng như các nhà máy hoá chất, các tuyến vận chuyển vật liệu nguy hiểm bằng đường sông/biển và các dự án xây dựng lân cận mà có thể ảnh hưởng đến cơ quan. Mặc dù các cơ quan đều không phải đối mặt với mọi loại nguy cơ, nhưng trong kế hoạch đối phó với các thảm hoạ, thì kế hoạch của bạn cũng phải bao trùm mọi loại nguy cơ có thể xảy ra. Hãy xem xét cẩn thận toà nhà và khu vực xung quanh. Kiểm tra địa hình xem toà nhà có nằm trên đường dốc hay không? Phần nền có nằm trên mực nước lụt hay không? Có cây to có gần toà nhà không? Có gần các loại cột công cộng và cột cờ hay không? Mái nhà có bằng phẳng không? Nước có bị tích tụ không? Hệ thống van và ống thoát nước có hoạt động tốt không? Chúng có được làm sạch thường xuyên không? Các cửa sổ và cửa mái có được gắn chặt không? Có tiền sử về dò rỉ hay các vấn đề về kiến trúc và xây dựng hay không? Bên trong toà nhà, các hệ thống cứu hoả, hệ thống điện, bơm nước và môi trường là những vấn đề cần quan tâm nhất. Có đủ bình cứu hoả không? Chúng có được thường xuyên kiểm tra không? Toà nhà có chuông báo cháy và hệ thống dập lửa không? Chúng có được bảo dưỡng tốt không? Chúng có được giám sát 24/24h trong ngày không? Các lối thoát hiểm có bị chắn không? Dây dẫn nước mới hay cũ, có bị quá tải không? Các ống dẫn nước còn tốt không? Có thiết bị phát hiện nước không và chúng có hoạt động bình thường không? Có vấn đề gì với hệ thống kiểm soát khí hậu không? Chắc hẳn bạn cũng đã suy nghĩ về nhiều câu hỏi khác nữa. Bạn nên tổng hợp chúng thành một danh sách đánh giá nguy cơ của riêng mình. Cũng cần phải xem xét tính dễ tổn thương của các hiện vật trong bộ sưu tập. Chúng được làm bằng những vật liệu gì? Có dễ bị hư hỏng không? Có dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, cháy, vỡ hay những vấn đề tương tự không? Các bộ sưu tập được lưu trữ ở đâu và như thế nào? Chúng có được để trong khung/hộp bảo vệ không? Giá lưu trữ có được gắn chặt vào các kết cấu của toà nhà không? Chúng có vững chắc không? Có hiện vật nào được để ngay trên sàn nhà, nơi mà chúng dễ bị ngập lụt hoặc nước dò rỉ làm hư hại không? Mọi hiện vật phải được đặt cách sàn nhà ít nhất là 10 cm và được đặt trên giá không thấm nước. Có hiện vật nào được để dưới hoặc gần các nguồn nước không? Hãy phân tích các quy trình an ninh và bố trí trong toà nhà của bạn. Nguồn tài liệu của bạn có nằm trong nguy cơ bị trộm cắp, phá hoại của con người hay của côn trùng không? Hãy xem xét những rủi ro về mặt quản lý. Các bộ sưu tập của cơ quan bạn đã được bảo đảm chưa? Việc kiểm tài liệu đã chính xác và đầy đủ chưa? Bản sao kết quả kiểm này đã được lưu giữ tại các vị trí khác chưa? Đã lập danh mục ưu tiên cho bộ sưu tập của bạn chưa? Nói cách khác, bạn đã biết bộ sưu tập nào của cơ quan mình cần được quan tâm trước tiên trong trường hợp hoả hoạn, ngập nước hoặc các trường hợp khẩn cấp khác xảy ra chưa? Bạn đã sao lưu dự phòng danh mục những tài liệu cần ưu tiên chưa, nếu như trong trường hợp bạn không thể tiếp cận được với những hiện vật đáng được ưu tiên hàng đầu này khi mà những huỷ hại của toà nhà hay của các thảm hoạ tự nhiên xẩy ra? Dường như có quá nhiều câu hỏi, nhưng khi bạn đã kết thúc quá trình khảo sát, bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn về những nguy cơ có thể xảy ra đối với cơ quan của mình. Mặc dù có nhiều loại nguy cơ khác nhau nhưng các nguy cơ phổ biến nhất là nước, lửa, huỷ hoại vật chất do hoá chất, hoặc là sự kết hợp các loại nguy cơ trên. Các quy trình cụ thể của một kế hoạch đối phó với rủi ro tập trung vào việc ngăn ngừa và giảm nhẹ những huỷ hoại đó. Làm giảm nguy cơ Khi đã chỉ ra được các nguy cơ có thể xảy ra đối với cơ quan, người chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch cần phải đưa ra một chương trình với những mục tiêu cụ thể, phụ thuộc vào các nguồn lực đã có và các hoạt động của cơ quan để loại trừ đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Các yếu tố địa lý và khí hậu thì không thay đổi được, nhưng các yếu tố khác thì con người có thể thay đổi được. Nếu như giám sát, sửa chữa và cải tiến thường xuyên các điều kiện của nguồn tài liệu và toà nhà thì có thể loại trừ được nhiều tình huống khẩn cấp. Nếu chưa có một chương trình giám định và bảo dưỡng thường xuyên toà nhà thì phải đặt việc này thành ưu tiên số một. Nó giúp ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro thông thường do các đường ống bị nổ, thiết bị kiểm soát khí hậu bị hỏng, dây điện mòn, đường thoát nước bị tắc và các vấn đề khác nữa gây ra. Nếu không thể thực hiện được ngay các cải tiến này thì hãy lập kế hoạch và thực hiện nó. Nếu một số vấn đề trong chương trình này tỏ ra không khả thi hay bị trì hoãn thì hãy chuyển sang bước kế tiếp và quay trở lại khi nó có khả năng dễ thực thi hơn. Một khi các hệ thống và toà nhà hoạt động ổn định, hãy thiết lập một lịch trình bảo dưỡng. Sửa chữa chắp vá và trì hoãn công việc bảo dưỡng chỉ đẩy nhanh sự suy thoái, làm tăng các nguy cơ hư hại mà thôi. Hãy ghi chép và lưu lại các sự cố của toà nhà như đường ống tắc và thiết bị hư hỏng. Bạn càng biết nhiều về toà nhà và những hoạt động của nó thì càng có thể sửa chữa nhanh hơn (và ít tốn kém hơn). Thảm hoạ phổ biến nhất với các bảo tàng và thư viện là do nước gây ra, nhưng mỗi cơ quan lưu giữ các tài liệu quý hiếm, có giá trị cần phải có một hệ thống phòng chống hoả hoạn thật tốt. Do hầu hết các trường hợp khẩn cấp đều xảy ra ngoài giờ làm việc, nên đầu tư cho một hệ thống phát hiện và cảnh báo hoả hoạn đáng tin cậy, được giám sát một cách chuyên nghiệp 24/24h là một đầu tư khôn ngoan. Nếu có thể, các bộ sưu tập phải được một hệ thống cứu hoả có trách nhiệm dập lửa bảo vệ. Khí halon không còn được sử dụng nữa, mà các chuyên gia làm công tác bảo quản hiện nay khuyên các thư viện và cơ quan lưu trữ nên dùng hệ thống vòi phun đường ống ướt. Ngoài ra, trong những năm gần đây, các hệ thống phun sương ngày càng trở nên phổ biến. Chúng có tác dụng dập lửa với lượng nước sử dụng ít hơn nhiều so với hệ thống vòi phun truyền thống. Trước khi lựa chọn một hệ thống phòng chống hoả hoạn, cần tham vấn một chuyên gia bảo quản hoặc chuyên gia phòng chống hoả hoạn để biết thêm những thông tin về các thành tựu mới nhất trong phòng chống hoả hoạn và có những lời khuyên phù hợp cho trường hợp cụ thể của bạn. Mọi hệ thống phòng chống hoả hoạn cần phải được các chuyên gia có kinh nghiệm với các bảo tàng, cơ quan lưu trữ và thư viện thiết kếlắp đặt vì các cơ quan này có nhu cầu rất khác biệt so với các hộ gia đình. Hãy nói chuyện với các đồng nghiệp ở các cơ quan, địa phương khác hoặc với một chuyên gia bảo quản để được hướng dẫn. Phải kiểm tra, xem xét các vấn đề mà họ giới thiệu. Các hoạt động làm giảm nguy cơ cho toà nhà và bộ sưu tập bao gồm duy trì việc kiểm bộ sưu tập, cải thiện điều kiện lưu trữ và tuân thủ các quy trình an ninh. Bản kiểm sẽ cung cấp một danh sách cơ bản, có tác dụng hỗ trợ trong việc thiết lập ưu tiên, và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho nguồn tài liệu. Việc cải thiện điều kiện lưu trữ như đóng hộp và đặt các hiện vật cách sàn nhà sẽ làm giảm hoặc loại trừ những thiệt hại khi xảy ra rủi ro. Các quy trình an ninh toàn diện sẽ ngăn ngừa được sự trộm cắp, phá hoại và các nguy cơ hoả hoạn khác. Kế hoạch hợp tác Việc hoạch định kinh nghiệm đối phó với các rủi ro không thể tiến hành một cách riêng rẽ, mà để đạt được hiệu quả, cần kết hợp nó với các quy trình hoạt động khác của cơ quan. Trên thực tế, bạn có thể nhận thấy rằng khi hoạch định kế hoạch đối phó với các thảm hoạ, bạn còn có thể giúp hoàn thiện nhiều mục tiêu khác nữa. Ví dụ như một hệ thống kiểm soát khí hậu hoạt động tốt sẽ ngăn ngừa sự tăng giảm thất thường của nhiệt độ và độ ẩm, giúp ổn định môi trường và tăng cường tuổi thọ cho các bộ sưu tập. Cùng lúc, nó cũng giúp ngăn chặn nguy cơ dò rỉ nước từ các thiết bị điều hoà không khí. Tương tự, nếu một cơ quan khảo sát tốt các bộ sưu tập và đưa ra bản kiểm cho việc hoạch định kế hoạch, thì đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu và nhân viên dễ dàng tiếp cận với các bộ sưu tập hơn. Cần ghi nhớ 3 đặc tính quan trọng của một kế hoạch đạt hiệu quả cao đó là: tính toàn diện, đơn giản và linh hoạt. Kế hoạch này phải chỉ ra được mọi tình huống khẩn cấp và nguy cơ mà cơ quan có thể gặp phải. Nó phải đưa ra được biện pháp phản ứng tức thời cũng như việc xử lý dài hạn và nỗ lực khôi phục khi cần thiết. Bản kế hoạch cũng phải đề cập đến cả trường hợp những dịch vụ thông thường bị gián đoạn. Bạn sẽ xử lý thế nào nếu không có điện, nước và điện thoại? Kế hoạch phải dễ thực hiện. Con người không thể suy nghĩ chín chắn khi đối mặt với thảm hoạ nên một kế hoạch thành công, nhất thiết phải đưa ra các chỉ dẫn chính xác và được đào tạo để thực hiện. Chìa khoá cho sự thành công này là văn phong thể hiện kế hoạch phải rõ ràng, đơn giản mà không mất tính toàn diện. Trên hết, cần ghi nhớ rằng bạn không thể đi sâu vào mọi chi tiết, nên phải đảm bảo rằng kế hoạch mà bạn đưa ra bao gồm những hướng dẫn cơ bản, nhưng cũng cho phép sáng tạo trên thực tế. Hãy quyết định xem ai sẽ chịu trách nhiệm đối phó với các tình huống khẩn cấp. Ai sẽ là người quyết định cuối cùng? Ai sẽ liên lạc với các cơ quan cứu hoả, cảnh sát hay dân phòng? Ai sẽ nói chuyện với báo chí? Ai sẽ đóng vai trò hỗ trợ thay thế, nếu như các thành viên trong nhóm của bạn không thể đến được hiện trường? Xác định vị trí đặt sở chỉ huy trung tâm (nếu cần), và khu vực làm khô các bộ sưu tập. Thiết lập một hệ thống báo tin cho các thành viên của đội cứu hộ. Do những thông tin trên văn bản ít bị hiểu nhầm hơn nên chiến lược thông tin của bạn nên có những “thông báo” được đưa đến tận nơi. Liên lạc tốt sẽ giúp tránh được nhầm lẫn và tăng cường các nỗ lực trong tình huống khẩn cấp. Cuối cùng, nếu như quá trình hoạch định có quá nhiều công việc thì hãy chia nó thành các giai đoạn. Xem loại thảm hoạ nào có khả năng xảy ra nhất trong cơ quan của bạn và bắt đầu lập kế hoạch để đối phó với nó. Sau đó có thể mở rộng kế hoạch để phối hợp đối phó với các thảm hoạ khác. Xác định các nguồn lực Phải tiến hành một số bước quan trọng trước khi lập kế hoạch. Trước hết, hãy xác định các nguồn hỗ trợ khi thảm hoạ xảy ra. Quyết định những gì cần thiết để đối phó với các thảm hoạ và dành nỗ lực tối đa để cứu vớt các bộ sưu tập cụ thể. Các đồ cần thiết như giẻ polyethylene, bọt biển, đèn pin và găng cao su cần được mua và chuẩn bị sẵn sàng. Chúng phải được giữ ở nơi được đánh dấu rõ ràng, được kiểm định kỳ và được thay thế (nếu cần thiết). Nếu bạn khoá nơi giữ những dụng cụ này thì phải bảo đảm chìa khoá luôn sẵn sàng trong tình huống khẩn cấp. Tài liệu này có kèm theo một danh sách các đồ dùng cơ bản. Hãy giữ một danh sách các đồ phụ trợ để phòng trường hợp cần đến. Danh sách này phải ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của người cung cấp, cũng như các nguồn cung cấp dự phòng. Cũng phải thu xếp mọi khoản tiền cho trường hợp khẩn cấp vì đôi khi có thảm hoạ xảy ra, việc này rất khó khăn. Trong những năm gần đây, nhiều cuốn hướng dẫn hoạch định kế hoạch đối phó với thảm hoạ cũng đã cung cấp danh sách các nhà cung cấp, các công ty dịch vụ và các nguồn hỗ trợ kỹ thuật. Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng các loại hình dịch vụ đó (vì đây là một phần thiết yếu của quá trình hoạch định). Nếu có thể, hãy mời nhà cung cấp dịch vụ đến cơ quan của bạn để họ có hiểu biết trước về thực tế, và hiểu rõ về các bộ sưu tập của cơ quan bạn. Cũng cần phải sắp xếp để có các công ty dự phòng, chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị và dịch vụ quan trọng trong trường hợp có nguy cơ mang tính khu vực rộng lớn. Hãy xem xét việc phối hợp với các cơ quan khác nằm trong địa bàn. Người hoạch định kế hoạch cần xác định được mọi việc đối phó cần thiết với các thảm hoạ cũng như các dịch vụ khắc phục phù hợp nhất. Việc đối phó này rất đa dạng, bao gồm từ lực lượng cảnh sát, cứu hoả, dịch vụ cấp cứu đến công nhân bảo dưỡng, nhân viên bảo hiểm và các công ty tiện ích. Có một số công ty nhà nước cung cấp các dịch vụ khắc phục sau thảm hoạ như làm giảm độ ẩm và làm khô bằng đông lạnh chân không. Cần phải duy trì tốt quan hệ với các cơ quan dịch vụ khẩn cấp của địa phương để họ có thể ứng phó kịp thời trong trường hợp xảy ra thảm hoạ. Ví dụ như bạn có thể cung cấp cho sở cứu hoả danh sách các khu vực được ưu tiên bảo vệ tránh khỏi nước trong trường hợp xảy ra cháy. Bạn có thể thu xếp với họ để cho phép một số nhân viên nhất định của cơ quan bạn vào toà nhà để đánh giá hoặc tham gia công tác cứu hộ nếu điều kiện an ninh cho phép. Có thể dùng dây ngăn phần hiện trường để điều tra hoả hoạn, cách biệt với khu vực cho phép tiếp cận. Tất cả những sắp xếp này phải được đề ra ngay từ đầu để đảm bảo việc đối phó có [...]... hỗ trợ một cách có hiệu quả khi đối phó với thiên tai Việc hoạch định kế hoạch đối phó với thiên tai có ý nghĩa thiết yếu với mọi cơ quan nhằm bảo vệ tốt nhất các bộ sưu tập của cơ quan đó Thảm hoạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với quy mô lớn hoặc nhỏ, nhưng nếu cơ quan luôn ở trong trạng thái sẵn sàng thì có thể giảm nhẹ và thậm chí có thể tránh được thảm hoạ đó Bản kế hoạch này phải được coi như một... for Collections – Holding Institutions.” ( Hoạch định kế hoạch đối phó với các thảm hoạ: Kế hoạch thực hiện bằng văn bản đối với các bộ sưu tập – Các bộ phận chủ quản) “ Technology and Conservation (Summer 1983): 18-24 ( Công nghệ và Bảo quản ( Mùa hè 1983): 18-24 Cách tiếp cận thiết thực và súc tích các kế hoạch đối phó với thảm hoạ Các uỷ ban hoạch định cần đọc tài liệu này trước khi thực hiện nhiệm... cập nhật, các ưu tiên cho bộ sưu tập cần được đánh giá lại khi cần thiết Một kế hoạch đối phó hiệu quả với các thảm hoạ sẽ phát huy hết khả năng bảo đảm an toàn cho các bộ sưu tập lịch sử trong các cơ quan văn hoá của chúng ta Tài liệu đọc thêm Các nguồn sau đây cung cấp thêm các tài liệu cơ bản về hoạch định kế hoạch đối phó với thảm họa cho các thư viện và phòng lưu trữ Xin tham khảo tài liệu “Emergency... theo Soạn thảo kế hoạch Khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị cần thiết, có thể bắt tay vào soạn thảo kế hoạch Do mỗi bản kế hoạch có đặc điểm khác nhau nên sau đây là một dàn ý mẫu: 1 Phần giới thiệu: nêu tên những người chịu trách nhiệm trong cơ quan và các sự kiện mà bản kế hoạch cần đề cập đến 2 Các hoạt động cần thực hiện nếu đã có dấu hiệu cảnh báo trước 3 Những quy trình ứng phó đầu tiên, bao... trị của hiện vật mà còn phải dựa vào khả năng dễ bị hư hại trong tình huống khẩn cấp Nếu bạn không nắm được kiến thức về những nguy hiểm đối với những loại vật liệu khác nhau thì hãy liên hệ với một chuyên gia bảo quản để hỗ trợ bạn trong việc đưa những vấn đề này vào kế hoạch cứu hộ Ví dụ như giấy và vải dễ bị mốc khi chúng bị ẩm/ướt Nhiều kim loại bị ăn mòn nhanh chóng trong những điều kiện tương... cấp để liên hệ với các bộ phận khác trong từng tình huống cấp thiết mà bản kế hoạch đã đề ra Nó bao gồm: những việc cần làm khi sự cố xảy ra, các quy trình cứu hộ cần thiết và thích hợp tiếp theo cần được thực hiện, khi những phút kinh hoàng ban đầu đã qua Bao gồm cả các kế hoạch phụ 5 Các kế hoạch khắc phục để cơ quan có thể trở lại hoạt động bình thường 6 Phần phụ lục: có thể bao gồm kế hoạch sơ tán,... Hãy giữ một vài bản sao kế hoạch ở những vị trí khác nhau, kể cả bên ngoài toà nhà (tốt nhất là trong những hộp không thấm nước) Mỗi bản sao kế hoạch phải có thông tin về nơi cất các bản sao khác Quan trọng hơn cả là kế hoạch này phải được cập nhật theo định kỳ, lý do là tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại và nhân sự thường xuyên thay đổi, thiết bị cũng luôn đổi mới Nếu một bản kế hoạch không được cập nhật... vật gì trước Tốt nhất là ở bước này, phải xác định rõ trong bản kế hoạch danh sách các hiện vật cần ưu tiên cứu trước Danh sách này phải được đính kèm vào kế hoạch đối phó với các thảm hoạ Nhưng cũng cần phải tính toán đến sự an toàn của những thông tin loại này.Tốt nhất là nên giới hạn chỉ những ngưòi có trách nhiệm mới được tiếp cận với những thông tin này trước khi xảy ra tình huống khẩn cấp thực... mẫu tài liệu ghi lại các hiện vật bị di chuyển trong quá trình cứu hộ và các quy trình cứu hộ chi tiết Duy trì kế hoạch Cho dù bạn có nỗ lực tạo ra một bản kế hoạch đối phó với thảm hoạ hoàn hảo đến đâu thì nó cũng trở nên vô ích nếu như các nhân viên khác không hiểu biết về nó, hoặc nó đã bị lỗi thời hay không thể tìm được nó khi thảm hoạ xảy ra Do vậy, cần phải tập trung giáo dục và đào tạo cho nhân... Issue.” (Hoạch định kế hoạch đối phó với thảm hoạ ở các thư viện và cơ quan lưu trữ : Nhận thức những vấn đề mấu chốt.” Provenance: The Electronic Magazine 1.2 (March 1996) (Provenance: Tạp chí điện tử số 1.2 (Tháng 3 năm 1996) Truy cập: http://www.nla.gov.au/nla/staffpaper/lyall.html O’Connell, Mildred “ Disaster Planning: Writing and Implementing Plans for Collections – Holding Institutions.” ( Hoạch . không thể có tác dụng hỗ trợ một cách có hiệu quả khi đối phó với thiên tai. Việc hoạch định kế hoạch đối phó với thiên tai có ý nghĩa thiết yếu với mọi cơ quan nhằm bảo vệ tốt nhất các bộ sưu. phòng. Việc hoạch định kế hoạch để đối phó với các thảm hoạ là rất phức tạp, kế hoạch này phải được thể hiện bằng văn bản, và nó phải là kết quả của nhiều hoạt động khảo sát đa dạng. Kế hoạch hoàn. giao phó cho một người nào đó với tư cách là người hoạch định kế hoạch để đối phó với thảm hoạ của cơ quan. Giám đốc của cơ quan có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch

Ngày đăng: 25/03/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan