CÁCH DẠY NGÔN NGỮ ỨNG XỬ CHO TRẺ TỰ KỶ VÀ CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN doc

32 1K 6
CÁCH DẠY NGÔN NGỮ ỨNG XỬ CHO TRẺ TỰ KỶ VÀ CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GHI CHÉP TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH BÉ YÊU - BÉ GIỎI TỪ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI TRẺ BẠI NÃO (Dr. Glenn Doman) VÀ TỪ CHƯƠNG TRÌNH CÁCH DẠY NGÔN NGỮ ỨNG XỬ CHO TRẺ TỰ KỶ CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN (Dr. Vincent carbone) Bài 1 NÃO CỦA CHÚNG TA I. CẤU TẠO. - Bộ não của một người bình thường đã trưởng thành nặng khoảng 1,5kg; đây là một mô mền phức tạp nhất dễ bị tổn thương nhất của cơ thể. - Nào làm nhiệm vụ của một trung ương thần kinh: Phân tích thông tin chỉ đạo tất cả các chức năng (từ cơ bản đến cao cấp) cùng các hoạt động của cơ thể. - Não gồm hai phần chính: • Phần chất trắng: Điều khiển các chức năng cơ bản như vận động nghe, nhìn, ăn, uống, biết đau v.v… duy sơ cấp. • Phần chất xám: Điều khiển duy các hoạt động cao cấp như suy nghĩ, đọc, viết… 1 - Mỗi chức năng riêng biệt có thể được điều khiển bởi một phần của não nhưng tất cả các chức năng của chúng ta cùng đoàn kết trong công việc một cách rất hài hoà vì não là một khối thống nhất. - Dẫu các chức năng hoạt động tương đối độc lập nhưng khi một chức năng bị tổn thương thì hoạt động của các chức năng khác ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. II. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA NÃO. 1. Không tái sinh tế bào: Não chỉ sinh ra tế bào mới khi bé còn ở trong bụng mẹ. Giây phút bé được sinh ra đời là giây phút quy trình sinh sản tế bào não chấm dứt. Nếu tế bào chết đi, sẽ không có tế bào mới thay thế. Đây là một đặc tính cực kì bất lợi duy nhất của não mà các bộ phận khác của cơ thể hầu như không gặp phải. 2. Học để thay thế chức năng: Đây là một khả năng mà các bộ phận khác của cơ thể không có. Khi một phần não nào đó bị tổn thương sẽ dẫn đến việc mất chức năng cơ thể (mất một phần hoặc toàn phần) thì phần não láng giềng – hoặc tương ứng – có thể học cách tiếp nhận thông tin chỉ đạo cơ thể để phục hồi lại chức năng đã mất nếu phần não láng giềng ấy được kích thích huấn luyện đúng cách. 3. Không có khả năng dự trữ oxy dưỡng chất: Não là một mô “quí tộc” của cơ thể. Nó sử dụng rất gấp rất nhiều O 2 cùng dưỡng chất nhưng lại không thể dự trữ chúng. Chỉ cần cắt nguồn cung cấp 2 O 2 trong 30 giây là não bị đặt vào tình trạng báo động nếu là hai phút thì não bắt đầu bị tổn thương (bắt đầu có tế bào chết). 4. Não là một dụng cụ chứa đặc biệt: Khi bạn bỏ vào càng nhiều thì sức chứa của nó càng tăng lên (xã hội thường có thành kiến rằng trẻ sẽ gặp rắc rối khi học nhiều thứ ngôn ngữ cùng một lúc: Sai! Vấn đề nằm ở chỗ phương pháp dạy chứ không phải khả năng tiếp nhận thông tin của não). III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG. 1. Phát triển. Khi bé lọt lòng mẹ toàn bộ não đã được cấu tạo hoàn chỉnh nhưng phần lớn hầu như vẫn ở trạng thái nghỉ (trừ trường hợp bé quá sinh non); những hoạt động của các chức năng cơ bản chỉ mới bắt đầu, lúc này bé có thể thực hiện được những việc như: thở, chớp mắt, biết đau, bú, nuốt, uống, giật mình… Do lúc này não hoạt động chưa nhiều nên nhu cầu về O 2 não cũng chưa cấp bách lắm. Sau đó, thông qua quá trình tiếp xúc v ới môi trường, bé sẽ nhận được những kích thích cần thiết dùng đánh thức những phần não cao cấp hơn để thể hiện ra những chức năng cao hơn. Các chức năng ấy sẽ lần lượt được thể hiện từ thấp tới cao: nghe, nhìn theo tiếng động ánh sáng; đập tay chân, lật, khóc khi bị đau, bị ướt, bò… khi các chức năng thể hiện ra thì các hoạt động của nó sẽ củng cố sự hoàn thiện của phần não phụ trách nó; đó là mối quan hệ tương hỗ. Khi phần não đã được đánh thức hoạt động hoàn hảo, nó sẽ truyền tín hiệu thông 3 tin bằng những xung động thần kinh (truyền lên theo mạng tựa như mạng nhện) đem những kích thích của môi trường bên ngoài đánh thức phần não cao hơn kế tiếp. Quá trình đánh thức này diễn ra liên tục cho đến khi toàn bộ khối não hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng hiệu quả (khi bé khoảng 8 tuổi). 2. Vận động. Cũng như các bộ phận cơ thể khác, não cần được vận động – theo cách riêng của nó - để tồn tại. Não càng được vận động nhiều thì nó càng khoẻ mạnh và sức làm việc của nó càng tăng lên. Vì nhiệm vụ của não là xử lý thông tin từ môi trường truyền vào thông qua các giác quan rồi chỉ đạo cơ thể phản ứng để hồi đáp lại môi trường bên ngoài nên cách duy nhất để vận động não là tạo thật nhiều cơ hội cho não nhận được các kích thích, các thông tin từ môi trường thông qua 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác khứu giác (trong đó thị giác, thính giác xúc giác đóng vai trò rất quan trọng). Đó là năm con đường vào của thông tin (hay còn gọi là dẫn truyền kích thích) đi tới não. Khi đó não sẽ xử lý lượng thông tin trên chỉ đạo cơ thể cho ra câu trả lời => lúc ấy chức năng sẽ xuất hiện. Có đầu vào thì sẽ thấy có đầu ra. IV. BẠI NÃO LÀ GÌ? Là khi một hay nhiều tế bào, một cụm hay nhiều cụm tế bào bị chết (do nhiều nguyên nhân như: tai nạn, xung đột gen cha – mẹ, rối loạn nhiễm sắc thể, dùng thuốc bất lợi khi mang thai…và còn rất nhiều nguyên nhân chưa xác định được). 4 Khi đó bệnh nhân sẽ mất một phần hay toàn phần của một hoặc nhiều chức năng. Ví dụ: liệt, mù, câm, điếc bẩm sinh, hội chứng down, rối loạn duy. V. CÁC DẠNG BẠI NÃO (từ năng tới nhẹ). • Trẻ hôn mê • Trẻ sống đời thực vật • Trẻ thiểu năng trí tuệ, hội chứng down • Trẻ tự kỷ (tự bế), rối loạn hành vi • Trẻ quá hiếu động (hoặc quá ngoan!) => đây là loại trẻ thường bị ngộ nhận là phá phách, lì lợm, lười biếng hoặc ngu si. * Các trường hợp khó phục hồi: bại não do xung đột gen cha – mẹ; nhiễm chất độc hoá học hoặc hoá chất làm ảnh hưởng tới cấu trúc gen. VI. KẾT THÚC PHẦN TÌM HIỂU VỀ NÃO BẠI NÃO. Việc của chúng ta sẽ làm là huấn luyện phần não cón khoẻ mạnh làm thay nhiệm vụ của các phần đã chết bằng cách tác động tối đa lên các cơ quan truyền thông tin lên não là thính giác + thị giác + xúc giác cùng các cơ quan có liên quan (Ví dụ: cơ quan phát âm) dạy cho não phản ứng với những kích thích đó. Nguyên tắc huấn luyện não bất kỳ kích thích nào lên não cũng phải hội đủ 2 yếu tố: (1) (2) 5 Tôi làm thế này + để làm gì => chức năng Bài 2. CẢI THIỆN KHẢ NĂNG HÔ HẤP I. OXY NÃO. Tất cả bé bại não đều ở trong tình trạng thiếu O 2 não hô hấp không hoàn hảo cho dù có những bé trông có vẻ bình thường như bé tự bế (tự kỉ) chẳng hạn. Rõ nét nhất ở bé bại não nặng như bé sống thực vật, thiểu năng… ở những bé này, khả năng cung cấp O 2 não của cơ thể yếu tới rất yếu vì số lượng mạch máu lên não không bằng trẻ thường. Điều đó khiến cho sự thiếu O 2 não – vốn đã là một rắc rối lớn nhất ở trẻ bại não – lại càng trở nên trầm trọng vì khi những phần não còn sống dần dần được đánh thức bắt đầu làm việc thì não cần O 2 ngày càng nhiều hơn để đủ sức tồn tại hoạt động. II. HIỆN TƯỢNG THIẾU OXY NÃO. - Nặng: Bé co giật từ ít tới nhiều, gồng cứng, có khi sùi bọt mép (gọi là động kinh). - Nhẹ: Có khi bé chỉ thoáng rùng mình như bị lạnh. Có rất nhiều trường hợp không nhận thấy bằng mắt thường (gọi là động kinh dưới lâm sàng). III. CÁCH GIẢI QUYẾT. 1. Phương pháp mặt nạ. Nhu cầu O 2 não là một trong hai yếu tố cần thiết hàng đầu để một bộ não tồn tại hoạt động. Do đó cung cấp đủ O 2 cho não là công việc đặc biệt quan trọng trong việc phục hồi chức năng trẻ bại não. Tuy nhiên cho thở O 2 không 6 phải biện pháp khả thi về lâu dài vì nếu tăng nồng độ O 2 trong máu (quá 21%) sẽ gây ra dự co mạch thay đổi cơ cấu hoạt động của phổi theo hướng bất lợi. Để giải quyết việc cung cấp O 2 não, ta sử dụng phương pháp “MẶT NẠ” và thở bằng đai. Phương pháp mặt nạ sử dụng phản ứng hoá học tự nhiên của cơ thể dựa trên đặc tính làm giãn mạch của khí CO 2 ; khi ta làm tăng nồng độ CO 2 trong máu (tới một mức cơ thể vẫn còn chấp nhận được, tuỳ theo cơ thể) sẽ gây ra hai hiện tượng: Thứ nhất, Phổi sẽ phải thở mạnh hơn sâu hơn. Khối lượng khí ta hít vào nhiều CO 2 bình thường không đủ lượng O 2 cần thiết, trung khu hô hấp (là phần não điều khiển hô hấp) sẽ ra lệnh cho phổi thở mạnh hơn sâu hơn nhằm tìm đủ lượng O 2 cần thiết -> phổi liên tục được kích thích như vậy sẽ tăng dần sức làm việc. Thứ hai, Các mạch máu phần đầu – cổ sẽ nở ra đôi chút: Ngoài việc chỉ đạo cho phổi thở mạnh hơn, khi lượng CO 2 trong máu tăng cao thì trung khu hô hấp còn tác động làm cho các mạch máu giãn ra để nhận thêm máu lên đầu nhiều hơn nhằm tìm thêm CO 2 => khi bé đeo mặt nạ vào, lượng CO 2 mà bé vừa thải ra không thoát đi được, bé hít lượng CO 2 đó trở lại phổi nghĩa là nồng độ CO 2 trong máu sẽ tăng lên (chú ý theo dõi liều lượng đúng theo chỉ định; nếu không nồng độ CO 2 trong máu cao quá mức cho phép sẽ làm ngộ độc thân khí, dễ tử vong). Lượng CO 2 này sẽ kích thích lên 7 trung khu hô hấp. Qua thời gian dài luyện tập; phổi sẽ có thói quen thở sâu, thở mạnh; các mạch máu sẽ rộng hơn nghĩa là khả năng tự cung cấp đủ O 2 của não sẽ dần dần hồi phục não sẽ có đu lượng O 2 mà nó yêu cầu. * Lưu ý: Đây là quy trình nhằm làm tăng CO 2 trong máu chứ không phải ngưng cung cấp O 2 => nghĩa là trong suốt quá trình tập phải bảo đảm rằng nguồn O 2 không bị cắt đứt hoàn toàn. Không sử dụng “mặt nạ” trong các trường hợp sau: • Bé dị tật tim, phổi, các cơ quan hô hấp (ví dụ: mũi, khí quản, phế quản…). • Bị bệnh về hô hấp (hen suyễn…) • Hội chứng down • Bé nhỏ hơn 12 tháng • Bé đang bị ốm: cảm, sốt, ho, sổ mũi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng… 2. Phương pháp tập thở bằng đai. Bé thở sâu hơn bình thường -> tăng khả năng làm việc của phổi (15 – 20 lần/phút) IV. LỢ ÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH CẢI THIỆN KHẢ NĂNG HÔ HẤP. - Trẻ yếu sức, thở khó, di chuyển khó sẽ tăng khả năng hô hấp rõ rệt. 8 - Phổi tiết ra nhiều chất nhờn hơn: sẽ ít bị viêm nhiễm (viêm hô hấp trên) hơn. - Dần dần não sẽ nhận được nhiều O 2 hơn: việc vận động não sẽ dễ dàng hơn -> bé sẽ học nhanh hơn. - Hiện tượng động kinh hay co cứng sẽ giảm. - Về lâu dài: Sức khoẻ được tăng cường -> bé càng nặng thì sự tiến triển càng dễ nhận ra. * Các mức độ tập mặt nạ: • Sơ cấp (1,0’): mặt nạ có ống. (loại túi 1 / 2 kg) • Trung cấp (1,5’): mặt nạ kín. (loại túi 1.5 – 2kg) • Cao cấp (2,5’): mặt nạ có một lỗ to bằng miệng ly được đan lại bằng lớp lưới dày. 9 Bài 3 TỰ BẾ (TỰ KỶ - AUTISM) I. TRIỆU CHỨNG. 1- Không biết chỉ khi đã được một tuổi. 2- Về ngôn ngữ thoại: • Không biết nói tiếng gió khi đã một tuổi. • Không nói được từ đơn khi đã 16 tháng. • Không nói được từ đôi khi đã 2 tuổi. • Nói khó khăn hoặc rất ghét nói. • Đã nói được nhưng có thể mất ngôn ngữ bất kì lúc nào. • Có khi bé nói suôn sẻ nhưng nội dung không liên quan gì đến môi trường – hoàn cảnh xung quanh (ngôn ngữ không có chức năng). • Thích độc thoại mà không đối thoại. 3- Không chấp nhận giao tiếp, không kết bạn. 4- Sự tập trung chú ý cực kỳ ngắn hoặc không có. 5- Không hồi đáp khi được gọi tên. 10 [...]... tìm cách làm cho giáo viên trở nên hấp dẫn hơn để kêu gọi bé tự quay lại với bàn học 6 Chỉnh ứng xử Không chấp nhận bé la hét trong mọi trường hợp * Hầu hết các ứng xử kỳ quái rơi vào 3 trường hợp: - Bé ứng xử xấu để loại bỏ cái bé không muốn - Ứng xử xấu để đòi cái mình muốn - Bé ứng xử xấu hoặc có hành vi kỳ quái vì khi làm như vậy bé cảm thấy dễ chịu hơn (gọi là tự kích thích-stimulus) * Bất kỳ ứng. .. thời gian chết quá lâu vì trẻ sẽ bị lo ra sẽ có thói quen đòi được thưởng 11.Làm giảm bớt sức ép khi vào bài mới hoặc bài khó: bắt đầu bằng những bài trẻ đã khá đưa dần bài mới vào, tăng dần bài mới vào khi trẻ đã quen tăng tuỳ theo khả năng tiếp thu của trẻ 12 Dập tắt những ứng xử xấu: (Khi giáo viên có lầm lẫn): ứng xử xấu của trẻ là kết quả của sai lầm trong khi dạy( ví dụ: bài tập khó hoặc... trả →Cô: Viết! 5 Cách sửa lỗi cho trẻ: Khi trả lời sai, lập tức cho câu trả lời đúng (đừng nói “ không” hoặc “sai”) 6 Rải đều bài dễ khó: 80% bài đã thuộc làu +20% bài mới : dễ trước khó sau; trộn lẫn bài dễ vào bài khó 27 7 Giảm bớt lỗi cho trẻ bằng phương pháp 5 6 8 Dạy trẻ đến nhuần nhuyễn: Các bài sẽ được dạy đến khi trẻ thực sự nhuần nhuyễn, nếu trẻ không làm nổi thì gác lại thay đổi bài... thứ tự Ví dụ: “Xếp chotừ 2-6” “Xếp chotừ 5-9” (Giáo viên để trên bàn từ 2-6, bé xếp đúng thứ tự 5- Tự chọn ra (trong 10 số) một đoạn số bất kỳ theo lệnh xếp đúng thứ tự Ví dụ: Cô để trên bàn số từ 1-10 ra lệnh “xếp chotừ 3-8” > bé sẽ chọn ra từ 3-8 xếp đúng thứ tự 6- Xếp theo thứ tự từ lớn tới nhỏ hoặc từ nhỏ tới lớn theo lệnh 17 Ví dụ: Đưa bé số từ 1-10 ra lệnh “Xếp cho cô... bày tỏ của trẻ - Không đem bé ra biểu diễn 7.2 Nhiệm vụ của kỹ thuật viên - Yêu hiểu trẻ, làm trẻ mến - Có ý thức rèn luyện ý chí tập luyện cho trẻ - Linh động sáng tạo trong bài tập - Luôn tìm cách giới thiệu cho bé điều mới 24 - Nghiêm khắc dũng cảm xử lý khi trẻ quấy phá 7.3 Những điều nên làm - Phòng học: không bố trí những thứ làm bé lo ra, mất tập trung Phòng học phải đủ sáng đủ lạnh... được kích thích khiến cho bé tiếp tục lặp lại ứng xử xấu để mong lại nhận được sự phản ứng từ bạn Cách ứng xử này của bạn đối với bé gọi là kích thích tiêu cực, nghĩa là những kích thích làm nảy sinh hoặc làm tăng sự tiêu cực của bé - Bé yêu cầu bằng ứng xử xấu mà giáo viên không hiểu là gì?: quay đi > đếm > cố gắng tìm hiểu gợi ý cho bé để biết bé muốn gì, sau đó có thể đáp ứng nhu cầu của bé (với... cầu đối thoại – ngôn ngữ thoại trong ứng xử – mức đơn giản nhất bao giờ cũng là một vòng tròn khép kín -> do đó phải luôn cùng bé khép kín trong vòng tròn Trong cuộc sống giao tiếp bằng ngôn ngữ thoại thường là vòng tròn xoắn ốc (cho ví dụ) 7- Dạy cho bé biết yêu cầu (đòi hỏi những thứ bé muốn với thái độ đúng mực): đây là một trong những phần chủ chốt trong quá trình phục hồi trẻ tự bế vì nó kích... lập cho bé trong phần xây móng - Dùng những câu có tác dụng ngược - Thưởng ngay sau khi bé vừa chấm dứt ứng xử xấu Bài 5 PHƯƠNG PHÁP DẠY 1 Gắn kết giáo viên với một vài sự khuyến khích hoặc phần thưởng hấp dẫn Dùng phần thưởng tích cực để “cạnh tranh” với ý muốn trốn chạy của trẻ , ví dụ: Nhạc, chơi đùa, nhảy nhót, bánh, kẹo, ôn hôn Đừng cố gắng lôi trẻ ra khỏi cái mà trẻ đang thích hoặc yêu mến và. .. năng cao nhu cầu giao tiếp Nguyên tắc để dạy bé yêu cầu là không cung cấp cho bé những gì bé thích một cách vô điều kiện nữa mà bắt bé phải nêu ra yêu cầu rồi mới đáp ứng (bé có thể yêu cầu bằng lời nói, ngôn ngữ tín hiệu, chữ viết, chỉ…) Sau đó ta năng cao số lượng những yêu cầu của bé bằng cách 13 “đặt chướng ngại vật” => đâycách làm tăng ý muốn giao tiếp nuôi dưỡng ý muốn đó thông qua những... (bằng lời hoặc tín hiệu) > đáp ứng yêu cầu của bé - Bé yêu cầu bằng ứng xử xấu câu trả lời là “KHÔNG”: nói “Không!” > Quay đi + Im lặng (hoặc bỏ đi) nhưng phải đảm bảo rằng bé không lấy được thứ bé đòi không tự gây nguy hiểm > bé dịu bớt > bé hướng sang một thứ khác mà bé có thể chấp nhận được > Đối với bé đang có ứng xử xấu trong trường hợp này, nếu ta phản ứng ở dạng la mắng hay có vẻ mặt . YÊU - BÉ GIỎI TỪ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI TRẺ BẠI NÃO (Dr. Glenn Doman) VÀ TỪ CHƯƠNG TRÌNH CÁCH DẠY NGÔN NGỮ ỨNG XỬ CHO TRẺ TỰ KỶ VÀ CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN (Dr. Vincent carbone) Bài 1 NÃO CỦA. tới nhẹ). • Trẻ hôn mê • Trẻ sống đời thực vật • Trẻ thiểu năng trí tuệ, hội chứng down • Trẻ tự kỷ (tự bế), rối loạn hành vi • Trẻ quá hiếu động (hoặc quá ngoan!) => đây là loại trẻ thường. rằng trẻ sẽ gặp rắc rối khi học nhiều thứ ngôn ngữ cùng một lúc: Sai! Vấn đề nằm ở chỗ phương pháp dạy chứ không phải khả năng tiếp nhận thông tin của não). III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ VẬN

Ngày đăng: 24/03/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • GHI CHÉP TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH BÉ YÊU - BÉ GIỎI

  • TỪ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI TRẺ BẠI NÃO

    • Bài 1

    • NÃO CỦA CHÚNG TA

    • Bài 5

    • PHƯƠNG PHÁP DẠY

      • Ví dụ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan